Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở việt nam ...

Tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở việt nam

.PDF
139
6
147

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ ****‡**** Ph¹M Anh B×nh Mèi quan hÖ gi÷a t¨ng tr-ëng kinh tÕ vµ c«ng b»ng x· héi ë ViÖt Nam Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ ChÝnh trÞ M· sè: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Lê Danh Tốn Hµ néi,2008 MỤC LỤC TRANG Mở đầu Chương 1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế ................................................................................ 7 1.1. Lý luận chung về quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ........ 7 1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế .................................................................................. 7 1.1.2 Công bằng xã hội .......................................................................................... 13 1.2. Quan điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội .................................................................................................................. 19 1.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội .. 19 1.2.2. Quan điểm lý thuyết về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội .............................................................. 23 1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ...................................................................... 26 1.3.1 Kinh nghiệm của các nƣớc ASEAN ........................................................ 26 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................ 30 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ............................................ 35 Chương 2: Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới............................................ 38 2.1. Sự hình thành và hoàn thiện tƣ duy lý luận của Đảng về kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới ................ 38 2.2. Tình hình tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay ............................................................................................... 42 2.2.1. Tổng quan về tăng trƣởng kinh tế ........................................................... 42 2.2.2. Thực hiện công bằng xã hội ................................................................... 67 2.3 Đánh giá chung về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới ........................................................................ 85 2.3.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc .................................................................. 85 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 91 2.3.3. Những vấn đề đặt ra ............................................................................. 105 Chương 3 : Quan điểm và giải pháp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới......... 108 3.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam ................................................. 108 1 3.1.1 Bối cảnh quốc tế................................................................................... 108 3.1.2 Bối cảnh trong nƣớc .............................................................................. 111 3.2 Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới .................................................................. 113 3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội .................................................................... 115 3.3.1. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nƣớc là điều kiện tiên quyết nhằm quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ....................................................................................... 115 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. ...... 119 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế và hệ thống chính sách xã hội. 121 3.3.4. Mở rộng và phát huy dân chủ ............................................................... 128 3.3.5. Phòng, chống tham nhũng và lãng phí ................................................. 129 3.3.6. Cải thiện và bảo vệ môi trƣờng ............................................................ 130 Kết luận ............................................................................................................... 133 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 135 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế giới ngày nay, thì sự tiến bộ mỗi quốc gia trong khoảng thời gian nhất định thƣờng đƣợc đánh giá ở hai mặt là sự tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội. Thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và nhà nƣớc ta rất chú trọng gắn mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc, từng chính sách phát triển là quan điểm lớn của Đảng. Chúng ta nhấn mạnh tính chất bền vững của phát triển, với ba chiều cạnh: tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội, giữ gìn môi trƣờng, đó cũng là cái đích hƣớng tới của thế giới ngày nay. Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội. Một số nƣớc đi theo quan điểm tăng trƣởng trƣớc thực hiện công bằng xã hội sau; một số nƣớc lại đi theo quan điểm ngƣợc lại. Thực tế cho thấy cả hai xu hƣớng trên đều vấp phải những trở ngại lớn. Do đó, quan điểm kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội đã hình thành đang trở thành sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở tất cả các quốc gia. Điều này càng trở nên cần thiết đối với Việt Nam. Sau hơn hai mƣơi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã vƣợt qua thời kỳ khủng hoảng và đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, nền kinh tế hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới… Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đã đạt đƣợc Việt Nam còn có rất nhiều vấn đề phức tạp và nan giải: vấn đề phân hóa giầu nghèo, sự chênh lệch về phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, bất bình đẳng trong thu nhập, còn hàng triệu hộ trong diện đói nghèo, sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng … Từ những thực tế trên thì việc nghiên cứu để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy, tôi 3 chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2.Tình hình nghiên cứu Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều qua các giai đoạn và góc độ khác nhau. Trong thời gian qua, có nhiều công trình của các tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến nhƣ: - Dƣơng Bá Phƣợng (chủ biên): “ Tổng Luận Phát triển kinh tế và công bằng xã hội” , Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Kinh tế học, năm 1995. - Lê Bộ Lĩnh (chủ biên): “ Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nƣớc Châu Á và Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc Gia, năm 1998. - Lê Văn Sang, Kim Ngọc (đồng chủ biên): “ Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “Thần kỳ” và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, NXB Chính trị Quốc Gia, 1999. - Phạm Hảo, Võ Xuân Tiên, Mai Đức Lộc (đồng chủ biên): “Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung”, Học viện chính trị Quốc Gia, năm 2001. - Chuyên đề của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng: “ Kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững ở Việt Nam”, CIEM - FES, thông tin chuyên đề số 7, 2004. - Đinh Văn Ân (chủ biên) “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, biền vững và chất lƣợng cao ở Việt Nam”, NXB Thống kê Hà Nội, 2005. - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) : “20 năm đổi mới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển văn hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, 2008. Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội, vấn đề thu nhập, mức sống của các tầng lớp xã hội, sự phân hóa giầu nghèo của dân cƣ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tạo ra sự công bằng trong xã hội. 4 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chƣa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống từ góc độ của khoa học kinh tế chính trị vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam ở Việt Nam trong những năm gần đây 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ của hai vấn đề này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội và mối quan hệ giữa chúng. - Nghiên cứu kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nƣớc trên thế giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp sử dụng các phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgíc kết hợp với lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội. - Phân tích và làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam. - Đƣa ra các giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng. Chương 1: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội -Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế Chương 2: Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chương 3: Quan điểm và giải pháp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 6 Chương 1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG Xà HỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1 Lý luận chung về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 1.1.1 Tăng trưởng kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm Việc nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc bắt đầu ngay từ khi khoa học kinh tế chính trị mới hình thành. Việc nghiên cứu về chủ đề này đã đƣợc đặt nền móng từ những nhà kinh tế học chính trị tƣ sản cổ điển Anh nhƣ A. Smith (1723 - 1790) và D. Recardo (1772 - 1823). Tăng trưởng kinh tế được hiểu một cách phổ quát theo quan điểm kinh tế học là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian (thường là một năm). Điều đó cũng có nghĩa là: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng,chất lượng các hàng hoá dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế là khái niệm phản ánh về sự gia tăng về lƣợng của một nền kinh tế, nó chƣa nói lên bản chất xã hội của nền kinh tế đó. Đây là kinh tế “tự thân”, kinh tế vì kinh tế. Để khắc phục tình trạng này các nhà kinh tế đã đƣa ra khái niệm Phát triển kinh tế để phản ánh cả mặt “chất” và mặt “lƣợng” của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là khái niệm có nội hàm rộng hơn Tăng trƣởng kinh tế, bao gồm cả sự tăng trƣởng kinh tế (sự tăng trƣởng về lƣợng) và sự đạt đƣợc các chỉ tiêu về chất - trƣớc hết là chất lƣợng cuộc sống (mức tiêu dùng vật chất; mức hƣởng thụ về tiêu dùng dịch vụ và phúc lợi xã hội; sự bình đẳng của con ngƣời...) Trong báo cáo về phát triển kinh tế thế giới năm 1992 Ngân hàng thế giới đã đƣa ra khái niệm về phát triển kinh tế nhƣ sau: “ Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là những thành phần cơ bản nhất của phát triển kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế là một cách cơ bản để có đƣợc phát triển kinh tế.” 7 1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: * Các nguồn lực kinh tế Sau khi nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển và các nƣớc phát triển, các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực phát triển kinh tế phải đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trƣởng kinh tế là vốn(tƣ bản), nguồn tài nguyên, công nghệ và nhân lực. Bốn nhân tố này khác nhau ở các quốc gia và cách kết hợp chúng cũng khác nhau đƣa đến những kết quả tƣơng ứng. - Vốn (tư bản): Vốn đƣợc hiểu là một bộ phận tài sản đƣợc sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vốn thƣờng tồn tại dƣới hai dạng: Vốn tài chính và vốn vật chất. Vốn tài chính là vốn tồn tại dƣới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán còn vốn vật chất là vốn tồn tại dƣới dạng nhà xƣởng, máy móc thiết bị...tham gia vào quá trình sản xuất. Vốn tài chính và vốn vật chất có mối quan hệ gắn bó với nhau và không ngừng chuyển hoá cho nhau. Đây là là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ vốn mà ngƣời lao động đƣợc sử dụng máy móc, thiết bị ... nhiều hay ít (tỷ lệ vốn trên một đơn vị lao động) và tạo ra sản lƣợng cao hay thấp. Để có đƣợc vốn phải thực hiện đầu tƣ, điều này rất quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có có tỷ lệ đầu tƣ lớn tính trên tổng GDP thƣờng tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững. Tuy nhiên, vốn không chỉ là máy móc, thiết bị do tƣ nhân đầu tƣ cho sản xuất mà nó cũng là tƣ bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho cho sản xuất và thƣơng mại phát triển. Tƣ bản cố định xã hội thƣờng là những dự án quy mô lớn, gần nhƣ không thể chia nhỏ đƣợc và có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đƣờng giao thông, mạng lƣới điện quốc gia...), thủy lợi... Vốn đầu tƣ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trƣởng và phát triển. Đầu tƣ ở Trung Quốc tăng từ 30,2% những năm 70 lên 35,7% những năm 80,tỷ lệ tăng trƣởng tăng lên tƣơng ứng từ 5,9% lên 9,0%. 8 Ngƣợc lại đầu tƣ của Đài Loan giảm từ 29,6% xuống 23,7% khiến tỷ lệ tăng trƣởng giảm từ 10% xuống 8%. - Tài nguyên thiên nhiên: Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển. Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng và nguồn nƣớc. Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Trƣớc đây, tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất của quá trình tăng trƣởng. Đặc biệt là tài nguyên đất đai trong nền kinh tế nông nghiệp. Ricardo đã từng cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trƣởng kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn tài nguyên bị khai thác và sử dụng ồ ạt nên ngày càng cạn kiệt, nhất là các loại tài nguyên không có khả năng tái sinh. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra vấn đề này qua việc phát hiện ra quy luật về sự khan hiếm của tài nguyên. Ngay cả tài nguyên trƣớc đây đƣợc coi là vô tận nhƣ nƣớc, cũng đang trở nên suy giảm bởi sự sử dụng và khai thác bừa bãi của con ngƣời. Vì vậy, vấn đề hàng đầu hiện nay của toàn cầu là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thế nào cho hợp lý. Công nghệ tiết kiệm tài nguyên và không làm tổn hại môi trƣờng đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc tiên tiến. Tuy nhiên, ở các nƣớc kém phát triển, do sự lạc hậu và yếu kém về kinh tế, vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên vẫn chƣa đƣợc quan tâm một cách hợp lý. - Khoa học - công nghệ: Tiến bộ công nghệ là nhân tố giữ vị trí quan trọng đối với quá trình tăng trƣởng. Sự phát triển của kĩ thuật - công nghệ là một trong các nhân tố chính tạo nên những đặc điểm của tăng trƣởng kinh tế hiện đại. Tiến bộ công nghệ dẫn đến việc dịch chuyển đƣờng giới hạn khả năng sản xuất ra phía ngoài, sản lƣợng tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển, khoa học và công nghệ giúp cho cùng một lƣợng lao động và tƣ bản có thể tạo ra sản lƣợng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… có những bƣớc tiến nhƣ vũ bão góp phần tăng hiệu quả sản xuất. - Tài nguyên con người: Ngày nay, lực lƣợng lao động và vấn đề con ngƣời đƣợc coi là nhân tố quan trọng nhất của quá trình tăng trƣởng. Hầu hết các yếu tố khác nhƣ tƣ bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay 9 mƣợn đƣợc nhƣng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tƣơng tự. Chính vì vậy vấn đề mà tất cả các quốc gia quan tâm hiện nay là vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. * Vai trò của chính phủ đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhà nƣớc cũng là một nhân tố đặc biệt có ảnh hƣởng rất lớn đến sự tăng trƣởng cũng nhƣ phát triển kinh tế của một quốc gia. Cho đến nay, mặc dù có rất nhiều dạng kinh tế thị trƣờng khác nhau, nhƣng trên thực tế, chƣa bao giờ tồn tại dạng kinh tế thị trƣờng không có nhà nƣớc, thoát ly khỏi nhà nƣớc, mặc dù về tƣ tƣởng và lý luận, những ngƣời theo trƣờng phái tự do cực đoan, hay theo phái vô chính phủ thƣờng phủ nhận vai trò của nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, tất cả các trƣờng phái kinh tế lớn đều đề cập đến vai trò của nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng, từ trƣờng phái Trọng nông đến các trào lƣu kinh tế học hiện đại. Thị trƣờng có các khuyết tật vốn có của nó và vì thế điều tiết của nhà nƣớc là tất yếu khách quan nhằm đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả của nền kinh tế. Trong báo cáo về tình hình phát triển kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới (Wold Bank) đã kết luận rằng: “Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế và xã hội; không phải với tư cách một người trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng; mà là một đối tác, là chất xúc tác và là người tạo điều kiện cho sự tăng trưởng đó”. * Đặc điểm dân tộc, tôn giáo, văn hóa của quốc gia - Đặc điểm dân tộc: các dân tộc sống chung trong một cộng đồng quốc gia thƣờng luôn có những đặc điểm khác nhau về văn hóa, kinh tế, tập quán sống và sản xuất. Nếu tăng trƣởng kinh tế đem lại lợi ích cho dân tộc này thì gây tổn hại lợi ích cho dân tộc khác mà cũng sẽ là lực cản cho sự tăng trƣởng và phát triển, sẽ khó tránh khỏi những xung đột về sắc tộc - Đặc điểm tôn giáo: Trong mỗi một quốc gia thƣờng có nhiều tôn giáo. Các tôn giáo thƣờng có quan niệm, triết lý, tƣ tƣởng riêng khó thay đổi. Các thiên kiến tôn giáo thƣờng tạo ra tâm lý xã hội biệt lập của tôn giáo mình. Nếu các 10 chính sách đúng đắn thì có thể tạo ra sự hòa hợp giữa các tôn giáo, đây sẽ là nhân tố tích cực tác động tới sự tăng trƣởng và phát triển - Đặc điểm văn hóa: Văn hóa dân tộc là phạm trù rộng lớn bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ thông, khoa học, văn hóa, nghệ thuật đến lối sống, tập quán, cách ứng xử và nó đƣợc hình thành và tích lũy trong suốt quá trình phát triển của dân tộc, đồng thời cũng gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Có thể nói trình độ văn hóa của một dân tộc là nhân tố cơ bản tạo ra chất lƣợng một đội ngũ lao động, nhân tố quyết định ảnh hƣởng tới chất lƣợng đội ngũ lao động. * Quan hệ kinh tế quốc tế Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là một đặc trƣng của quá trình tăng trƣởng hiện đại, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy sự tăng trƣởng đó. Ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ dừng lại ở phạm vi liên quốc gia hay khu vực mà mang tính toàn cầu. Các khối liên kết khu vực đƣợc hình thành và ngày càng mở rộng nhƣ Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức mậu dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA), Khối liên hợp chung châu Âu (EU)… Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu cũng phát triển mạnh và ngày càng giữ vai trò chi phối nền kinh tế quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)… Sự lan nhanh và sâu rộng của tính toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế các quốc gia chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Các quốc gia có thể phát huy lợi thế so sánh của mình cũng nhƣ có khả năng tận dụng lợi thế nhờ quy mô trong hoạt động ngoại thƣơng, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một cơ hội để các quốc gia đang phát triển khắc phục đƣợc yếu kém và lạc hậu về kinh tế; thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, viện trợ nƣớc ngoài, tạo ra nguồn lực lớn cho quá trình tăng trƣởng; từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp, đồng thời nó làm cho các nền kinh tế của các nƣớc kém phát triển phụ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng và nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài. 11 1.1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế  Tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc dân thuần tuý - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Dƣới dạng định nghĩa tổng quát, tổng sản phẩm quốc nội đƣợc hiểu là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất và cung ứng trên phạm vi một quốc gia hay lãnh thổ trong một thời gian xác định, thƣờng là một năm. GDP phản ánh năng lực sản xuất hay thu nhập trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mà không kể đến quyền sở hữu các thu nhập và các nguồn lực sản xuất thuộc về ai. GDP là một chỉ số kinh tế quan trọng, phản ánh quy mô hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia. Để tính GDP thƣờng có có ba cách tiếp cận cơ bản, tiếp cận từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối. - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Hiểu theo nghĩa tổng quát, đó chính là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các công dân của một nƣớc sản xuất và cung ứng trong một thời gian nhất định (thƣờng là trong một năm) ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. GNP = GDP + thu nhập ròng từ nƣớc ngoài Nhƣ vậy, GNP cho thấy năng lực sản xuất hoặc mức thu nhập thực sự của các công dân của một quốc gia, bất kể dịch vụ yếu tố sản xuất đƣợc cung cấp ở nƣớc nào. - Tổng sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP): Đó là phần giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định. Tổng sản phẩm quốc dân thuần túy hay còn đƣợc gọi là thu nhập quốc dân tính đến khối lƣợng tiền mà nền kinh tế có sẵn để chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ sau khi trừ ra một khoản tiền đủ để vốn của nó nguyên vẹn bằng cách tính khấu hao.  Thu nhập bình quân tính theo đầu người Chỉ số thu nhập bình quân/ đầu ngƣời phản ánh mức sống và thu nhập của dân cƣ, đƣợc tính bằng GNP, GDP thực tế chia cho tổng số dân của một quốc gia. 12 Chỉ số này cung cấp những căn cứ để có thể có đƣợc những kết luận tin cậy hơn về số lƣợng hàng hoá và dich vụ trung bình mà mỗi cá nhân đƣợc hƣởng. Tuy nhiên, cũng nhƣ các chỉ số trên, chỉ số thu nhập bình quân mới là thƣớc đo “trung bình” không phản ánh đƣợc phúc lợi xã hội. Các hàng hoá và dịch vụ mà mỗi cá nhân đƣợc hƣởng phụ thuộc vào việc phân phối thu nhập trong nền kinh tế. 1.1.2. Công bằng xã hội 1.1.2.1 Quan niệm về công bằng xã hội Công bằng xã hội (Social Justice) và bình đẳng xã hội (Social Equality) là hai khái niệm rất gần giống nhau, nhƣng là hai khái niệm khác nhau. Nói tới công bằng xã hội là nói tới sự ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về một phƣơng diện nào đấy hoàn toàn xác định, thƣờng là quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hƣởng thụ, gắn liền với quan hệ phân phối của cải làm ra của xã hội nhiều hơn. Nói tới bình đẳng xã hội, là nói tới sự ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về mọi phƣơng diện, thƣờng gắn liền với địa vị xã hội của những lớp ngƣời. Công bằng xã hội là một nội dung cụ thể của bình đẳng xã hội. Thực hiện công bằng xã hội là thực hiện một phần nội dung của bình đẳng xã hội, là một bƣớc tiến trong quá trình thực hiện bình đẳng xã hội hoàn toàn. Công bằng xã hội là một phạm trù chính trị - xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dựa trên nguyên tắc thống nhất ngang bằng giữa cống hiến và hƣởng thụ. Trong lịch sử nhân loại, quan niệm về công bằng xã hội biến đổi liên tục, đôi khi giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hội đƣợc đồng nhất làm một. Thời kỳ cổ đại, quan niệm về công bằng xã hội cũng trải qua những tiến triển nhất định. Các nhà triết học cổ đại giải thích công bằng là một cái cần thiết, tất yếu, phát sinh từ sự sắp xếp của vũ trụ, của trật tự tự nhiên (Héraclite), còn bất công là chống lại tự nhiên (Démocrite). Socrate cho rằng, công bằng có tính khách quan và khó đạt đƣợc đại đa số ngƣời. Đến Platon, thì phạm trù công bằng xã hội đƣợc xác định hoàn toàn có tính giai cấp. Aristote là ngƣời đầu tiên xem 13 xét tính công bằng nhƣ một hình thái đặc biệt có bản chất xã hội. Ở La Mã, do luật pháp phát triển, phạm trù công bằng thiên về khía cạnh pháp luật là chủ yếu. Các nhà khai sáng thế kỷ 17-18 quan niệm về công bằng trên cơ sở phải thừa nhận quyền tự do cá nhân, bác bỏ hệ thống đẳng cấp phong kiến. Kant xuất phát từ khái niệm tự do, nhƣng lại gắn chặt với công thức trừu tƣợng và mệnh lệnh. Hegel coi công bằng là hạt nhân của toàn bộ triết học pháp quyền. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cuộc cách mạng tƣ sản Pháp 1789 là đỉnh cao những tƣ tƣởng chính trị - xã hội và triết học tƣ sản về vấn đề công bằng, đặt ra việc thiết lập những quyền tự nhiên và không thể tƣớc đoạt của con ngƣời. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác về công bằng và bình đẳng xã hội đƣợc trình bày rõ trong tác phẩm "Phê phán cƣơng lĩnh Gotha". Sự công bằng trong Chủ nghĩa xã hội đƣợc thực hiện thông qua phân phối theo lao động: làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít, ai không làm không hƣởng. Nó là nguyên tắc ngang nhau giữa cống hiến và hƣởng thụ. Song, sự bất bình đẳng hoàn toàn vẫn chƣa đƣợc loại trừ, vẫn còn có kẻ giàu, ngƣời nghèo, kẻ lĩnh ít, ngƣời lĩnh nhiều, phải đến Chủ nghĩa Cộng sản mới có thể thanh toán đƣợc. Bình đẳng xã hội sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở mở rộng dần những điều kiện và lĩnh vực để thực hiện công bằng xã hội. Tiếp thu và phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác, các học giả thuộc các nƣớc XHCN đã đƣa vấn đề công bằng xã hội trở thành mục tiêu của xã hội XHCN và là một phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác - Lênin. Công bằng xã hội đƣợc giải quyết chủ yếu thông qua quan hệ phân phối theo nguyên tắc phân phối theo lao động, dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất. Các cƣơng lĩnh hành động của các Đảng Cộng sản và công nhân cầm quyền chỉ đạo chính quyền các nƣớc XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động khi định chế độ tiền lƣơng và phân phối thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Song, thực tế ở các nƣớc XHCN theo mô hình Xô - viết cho thấy khó khăn lớn vấp phải trong quá trình thực hiện là không thể đánh giá đƣợc chính xác mức độ đóng góp của từng thành viên vào "Quỹ tiêu dùng xã hội chung", không tìm đƣợc một thƣớc đo chung đánh giá chính xác mức độ về thời gian, năng suất và hiệu 14 quả lao động của từng cá nhân, để từ đó xác định đúng đắn mức độ hƣởng thụ tƣơng xứng. Rốt cuộc, nguyên tắc phân phối công bằng trên thực tế đã bị vi phạm, các yếu tố khuyến khích lợi ích bị thui chột, tài sản công cộng trở thành vô chủ, sử dụng lãng phí, tài nguyên bị tàn phá nặng nề, môi trƣờng sống bị huỷ hoại nghiêm trọng, động lực phát triển bị đình trệ. Trong những năm gần đây, nhiều học giả phƣơng Tây đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa phát triển và công bằng xã hội. Công bằng xã hội đƣợc xem xét thông qua mối quan hệ chủ yếu giữa "giàu" và "nghèo". Giàu và nghèo là hai thái cực đánh giá nấc thang phát triển kinh tế của một quốc gia, mức sống của các tầng lớp dân cƣ. Khoảng cách giữa giàu và nghèo càng lớn thì mức độ công bằng xã hội càng thấp và ngƣợc lại. Bởi vậy, thực hiện công bằng xã hội là thực hiện một quá trình rút ngắn mức độ chênh lệch, giảm bớt độ lớn về khoảng cách giữa nƣớc giàu và nƣớc nghèo, giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Ở đây khái niệm công bằng xã hội cũng phản ánh chủ yếu thông qua phân phối thu nhập, song họ đã gắn chặt với điều kiện và cơ chế rút ngắn khoảng cách giữa giàu và nghèo, là làm tăng trình độ phát triển kinh tế của nƣớc nghèo, là nâng cao mức sống của ngƣời nghèo. Nhìn chung, khác với khái niệm tăng trƣởng kinh tế là cái có thể xác định bằng những con số, công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào quan điểm của con ngƣời. Theo nghĩa rộng, công bằng xã hội là công bằng về các quyền của con người và về điều kiện thực hiện các quyền đó của các cá nhân con người ( hay rộng hơn, của các chủ thể xã hội). Trong kinh tế học ngƣời ta chia công bằng xã hội thành hai dạng là công bằng theo chiều dọc và công công bằng theo chiều ngang. Công bằng theo chiều ngang có nghĩa là đối xử nhƣ nhau đối với những ngƣời có đóng góp nhƣ nhau và công bằng theo chiều dọc là nghĩa là đối xử khác nhau đối với những ngƣời có khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện xã hội khác nhau. Nếu nhƣ công bằng theo chiều ngang đƣợc thực hiện bởi cơ chế thị trƣờng thì công bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của chính phủ. Việc nhận định và kết hợp công bằng theo chiều dọc và theo chiều ngang sẽ đảm bảo công bằng thực sự. Nhƣ vậy, công 15 bằng xã hội là khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa. Xét một cách tổng thể công bằng xã hội gắn với phát triển toàn diện con ngƣời và là kết quả của sự phát triển đó. 1.1.2.2. Các thước đo đánh giá sự bất bình đẳng và công bằng xã hội  Chỉ số phát triển con người (HDI) Báo cáo về phát triển con ngƣời, từ báo cáo đầu tiên năm 1990 đã công bố Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) nhƣ một đơn vị đo lƣờng sự phát triển con ngƣời. HDI đƣợc đo bằng ba tiêu chí: tuổi thọ trung bình, trình độ dân trí và GDP/ngƣời . Tuy nhiên, chỉ số HDI không phải là một chỉ số hoàn hảo về sự phát triển con ngƣời bởi còn nhiều yếu tố mà chỉ số này chƣa đề cập đến hoặc không thể tính toán đƣợc.  Thước đo bình đẳng về phân phối thu nhập Để đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập các nhà kinh tế và các nhà thống kê sử dụng nhiều trong phân tích và nghiên cứu kinh tế là đƣờng cong Lorenz và hệ số Gini và cơ cấu thu nhập theo nhóm. - Đường cong Lorenz : Đây là một biện pháp đƣợc phổ biến để phân tích các số liệu thống kê về thu nhập cá nhân. Biện pháp này do nhà thống kê ngƣời Mỹ Conrad Lorenz phát minh vào năm 1905. Đƣờng cong Lorenz cho thấy mối quan hệ định lƣợng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm số ngƣời có thu nhập và tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập mà họ thực sự nhận đƣợc. Đƣờng Lorenz càng nằm xa đƣờng chéo (đƣờng công bằng hoàn toàn) thì mức độ bất công càng lớn 16 Hình 1: Đường cong Lorenz 100% Thu nhập cộng dồn (%) Đƣờng 45o A Đƣờng Lorenz B 0 Dân số cộng dồn (%) 100% - Hệ số Gini: Hệ số này đƣợc đo bằng tỉ số của diện tích phần nằm giữa đƣờng chéo và đƣờng Lorenz so với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đƣờng cong đó. Lần đầu tiên hệ số này đƣợc phát minh và thực hiện bởi nhà thống kê ngƣời ý C. Gini vào năm 1912. Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất công trong phân phối thu nhập, giao động từ 0 (công bằng hoàn toàn) đến 1 (bất công hoàn toàn). RGini = SA SA  SB RGini : hệ số Gini SA : Diện tích hình A (Diện tích hình nằm giữa đƣờng 45% và đƣờng Lorenz) SB : Diện tích hình B (Diện tích tam giác nằm dƣới đƣờng 45% trừ đi diện tích hình A) Trên thực tế, hệ số Gini của các quốc gia thƣờng nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,7 và ngƣời ta cho rằng hệ số Gini khoảng từ 0,2 đến 0,5 đƣợc coi là phân phối thu nhập tƣơng đối công bằng. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đƣợc coi là cao nếu hệ số Gini lớn hơn 0,5, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là thấp nếu hệ số Gini nhỏ hơn 0,4. 17 - Cơ cấu thu nhập tính theo nhóm : Chỉ số này đƣợc tính bằng tỷ số thu nhập của 20% dân nghèo nhất so với thu nhập của 20% dân giàu nhất. Tỷ số này đƣợc sử dụng làm thƣớc đo mức độ bất công giữa hai thái cực rất giàu và rất nghèo trong một nƣớc. - Tiêu chuẩn “40” của Word Bank: đƣợc đề xuất vào năm 2002 nhằm đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp trong xã hội. Theo chỉ tiêu này, có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: + Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng thấp. + Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội có tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tƣơng đối. + Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.  Mức độ nghèo khổ Để xác định mức độ nghèo khổ, ngƣời ta phải đƣa ra đƣờng giới hạn nghèo khổ. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới đã đƣa ra khuyến nghị về chuẩn nghèo đói cho các quốc gia vào những năm cuối thế kỷ trƣớc: Đối với những nƣớc kém phát triển: các cá nhân đƣợc coi là nghèo khi có thu nhập dƣới 0,5 USD/ ngày; đối với những nƣớc đang phát triển là 1USD/ngày; đối với các nƣớc thuộc Châu Mỹ Latinh và Caribê là dƣới 2 USD/ngày; các nƣớc Đông Âu là dƣới 4 USD/ngày; các nƣớc công nghiệp phát triển là dƣới 14,4 USD/ngày. Tuy nhiên, các quốc gia thƣờng đƣa ra chuẩn riêng của mình và thông thƣờng là thấp hơn mức thang nghèo đói của WB khuyến nghị. 18 1.2. Quan điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 1.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Giữa tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội có mối quan hệ nhƣ thế nào và làm thế nào để giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội đang là vấn đề đƣợc lƣu tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay. Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội và việc giải quyết mối quan hệ này. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội. Quan điểm thứ nhất (Simon Kuznets - 1995) đã đƣa ra quan điểm lý thuyết “chữ U ngƣợc” về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng, nghĩa là mức độ bất bình đẳng về thu nhập có xu hƣớng tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi, khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển cao hơn. Không ít công trình nghiên cứu, khảo sát của nhiều học giả ở nhiều quốc gia đã chứng minh cho quan điểm này. Những ngƣời theo quan điểm này (Bigsten và Levin,2001) cho rằng bất bình đẳng có thể làm động lực cho tăng trƣởng tốt hơn, rồi từ đó tạo điều kiện và cơ hội để xóa đói giảm nghèo nhanh hơn, thì bất bình đẳng là điều chấp nhận đƣợc. Nhà nghiên cứu Ahlwalia (1976) đã sử dụng số liệu của phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia trên thế giới và đi đến những kết luận cụ thể hơn. Ông cho rằng bằng điều tra số liệu đã cho thấy bất bình đẳng gia tăng mạnh ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhƣ vậy theo quan điểm này thì trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra sự bất bình đẳng nhất định. Giống nhƣ Simon Kuznets, nhà kinh tế học W. Arthur Lewis trong tác phẩm kinh tế học :“Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế” đã cho rằng tăng trƣởng không chỉ đem lại bất công mà khi tăng trƣởng kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì nó lại là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội vì tăng trƣởng kinh tế làm tăng của cải xã hội từ đó mở rộng phạm vi lựa chọn của con ngƣời. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan