Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của ikea và bài học cho các doanh nghiệp bán...

Tài liệu Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của ikea và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam

.PDF
93
516
114

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --------***------- UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA IKEA VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Trịnh Thanh Hiếu Mã sinh viên : 1111110546 Lớp : Anh17- Khối 5 KT Khóa : 50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS Phạm Thu Hƣơng Hà Nội, tháng 5 năm 2015 i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ..............................................................v LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG DOANH NGHIỆP .....................................................................................4 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng .............................4 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng ................................4 1.1.2. Lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng .............................................................9 1.1.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ ................10 1.2. Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp ...............13 1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh.............13 1.2.2. Các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng xanh .............................................16 1.2.3. Khung pháp lý có ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng xanh ...............18 1.3. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh ...............................21 1.3.1. Thiết kế xanh ..............................................................................................21 1.3.2. Tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh .......................................................24 1.3.3. Sản xuất và vận hành xanh .........................................................................27 1.3.4. Hoạt động phân phối hàng hóa xanh và logistics xanh ..............................28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG XANH CỦA IKEA ...............................................................................................................31 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về IKEA .............................................................................31 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành của IKEA.................................................31 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của IKEA................................................................33 2.1.3. Tổng quan về chuỗi cung ứng và mô hình quản lý chuỗi cung ứng của IKEA .....................................................................................................................36 2.2. Thực trạng hoạt động thiết kế và sản xuất sản phẩm xanh tại IKEA ........37 2.2.1. Thiết kế sinh thái và quản lý vòng đời sản phẩm tại IKEA. .......................38 2.2.2. Sử dụng nguyên vật liệu xanh ....................................................................39 2.2.3. Các công cụ hỗ trợ thiết kế xanh ................................................................40 ii 2.3. Thực trạng hoạt động tìm nguồn cung ứng xanh và mua hàng xanh tại IKEA .........................................................................................................................42 2.3.1.Hoạt động khai thác nguồn hàng trên phạm vi toàn cầu và xu hướng giảm số lượng nhà cung cấp của IKEA .........................................................................42 2.3.2. Bộ quy tắc kiểm soát và quản lý hoạt động của nhà cung cấp của IKEA – IWAY....................................................................................................................43 UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo 2.3.3. Chuỗi cung ứng gỗ của IKEA – ví dụ điển hình về tìm nguồn cung ứng xanh trong doanh nghiệp bán lẻ ............................................................................45 2.4. Hoạt động phân phối bán lẻ và logistic xanh tại IKEA ................................49 2.4.1. Hoạt động phân phối bán lẻ theo hướng xanh hóa tại IKEA ......................49 2.4.2. Nâng cao hiệu quả trong vận tải hàng hóa ..................................................51 2.4.3. Kiểm soát lượng khí thải nhà kính ..............................................................52 2.4.4. Tổ chức hiệu quả logistics đảo ngược trong chuỗi cung ứng .....................56 2.5. Những đánh giá mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA ............56 CHƢƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM VỀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH TỪ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA IKEA ..........................................60 3.1. Bài học rút ra từ mô hình chuỗi cung ứng xanh của IKEA .........................60 3.1.1. Bài học về thiết kế và sản xuất sản phẩm ...................................................60 3.1.2. Bài học về hợp tác lâu dài và quản lý nhà cung cấp ...................................61 3.1.3. Bài học về logistics và vận tải xanh trong doanh nghiệp ...........................64 3.2. Phân tích SWOT về khả năng ứng dụng và cải tiến chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam .................................................................65 3.2.1. Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam .............................................66 3.2.2. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam ................................................66 3.2.3. Thách thức ..................................................................................................68 3.2.4. Cơ hội..........................................................................................................71 3.3. Một số đề xuất nhằm ứng dụng của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên cơ sở các bài học đƣợc rút ra từ chính sách quản lý chuỗi cung xanh của IKEA ...................................................73 3.3.1. Giải pháp đề xuất đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ...................73 3.3.2. Giải pháp đề xuất cho các cơ quan nhà nước .............................................78 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 CMG Tên tiếng Anh Compliance and Tổ chức tuân thủ và giám sát Monitoring Group Chain of Custody CoC Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm của Hội đồng quản UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo 2 Tên tiếng Việt lý rừng quốc tế 3 EMAS Eco-Management and Audit Scheme Tổ chức hợp tác và quản lý môi trường Liên minh Châu Âu 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 EMS Environmental management system Hệ thống quản lý môi trường ERP Enterprise resource planning Quản trị nguồn lực doanh nghiệp EU European Union Liên Minh châu Âu Euro Đồng Euro Fast moving comsumer good Hàng tiêu dùng nhanh Forest Stewardship Council Hội đồng quản lý rừng Forest Tracing System Hệ thống Kiểm soát nguồn gốc gỗ GHG Greenhouse gas Khí nhà kính GIS Geographic information system Hệ thống Thông tin Địa lý GSCM Green supply chain management Quản lý chuỗi cung ứng xanh International Chamber of Commerce Phòng Thương mại Quốc tế Intergovernmental Ủy ban Liên chính phủ về Panel on Climate Change Biến đổi Khí hậu EUR FMCG FSC FTS ICC IPCC iv 16 ISO International Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc Organization for tế Standardization 17 IWAY The IKEA Way on Purchasing Products, Cách thức áp dụng của IKEA đối với mua sắm hàng hóa, Materials and Services nguyên liệu và dịch vụ 19 UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo 18 JIT MRP Just-in-time Manufacturing Lập kế hoạch tài nguyên vật Requirements liệu Planning 20 21 22 23 24 25 26 27 28 OEM Original Equipment Nhà sản xuất thiết bị gốc Manufacture Registration, Evaluation, Authorisation and Quy định mới trong EU về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, Đăng ký, Đánh giá, Restriction of Chứng nhận và Hạn chế các Chemicals chất hóa học SDP Supplier Development Program Chương trình phát triển nhà cung cấp SRM Supplier Relationship Management Quản trị quan hệ hợp tác nhà cung cấp TQMS Total quality management system Hệ thống quản lý chất lượng tổng thể UNEP United Nations Environment Programme Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc USD US Dollar Đồng Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới WWF World Wide Fund For Nature Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên REACH v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Các vấn đề quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại .................8 Bảng 1.2: Lợi ích chung của quản lý chuỗi cung ứng với doanh nghiệp ...................9 Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của tập đoàn ikea giai đoạn 2010-2014 ................35 UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo Bảng 2.2: Bộ công cụ hướng dẫn áp dụng đối với từng giai đoạn thiết kế sản phẩm của ikea ......................................................................................................................41 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động giám sát nhà cung cấp gỗ của ikea trong giai đoạn từ năm 2010-2014..........................................................................................................46 Bảng 2.4: Lượng khí thải co2 phân chia theo các hoạt động của ikea trong giai đoạn 2010-2014..................................................................................................................53 Bảng 2.5: Hiệu quả giảm thiểu lượng khí thải carbon của ikea giai đoạn 2010-2014 và mục tiêu giảm khí thải năm 2015 .........................................................................54 Danh mục hình vẽ Hình 1.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình.................................................................5 Hình 1.2: Ảnh hưởng của các chiến lược tìm nguồn cung ứng của doanh nghiệp tới hành vi nhà cung cấp .................................................................................................26 Hình 2.1: Dòng sản phẩm bàn LACK của IKEA .....................................................39 Hình 2.2: Mô hình đánh giá bậc thang của IKEA ....................................................44 Hình 2.3: Mô hình bậc thang đánh giá nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng gỗ của IKEA .........................................................................................................................47 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm vừa qua, chứng kiến sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam dù còn đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực nhưng đang trên phát triển với mức tăng trưởng ổn định và hội nhập. Trong bối UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo cảnh đó, thị trường bán lẻ của Việt Nam không vì thế mà kém sôi động mà trái lại đang có dấu hiệu tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, một doanh nghiệp bán lẻ cần phải có một chiến lược phù hợp đưa ra con đường đi đúng đắn, cùng với đó là một sự chuẩn bị về hậu cần vững mạnh để doanh nghiệp có thể đáp ứng và thích nghi được với tốc độ biến đổi nhanh của thị trường. Giờ đây vượt xa ngoài việc tìm hiểu nhu cầu và cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt cho khách hàng nói chung, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những mong đợi thực sự của người khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ không chỉ về chất lượng, mẫu mã mà còn cả về nguồn gốc, tính bền vững và thân thiện với môi trường. Khi đã nắm bắt được điều này, doanh nghiệp phải quan tâm đến việc vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng và song song với đó là phát triển chuỗi cung ứng theo hướng bền vững, tức là kết hợp hoạt động của chuỗi cung đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. IKEA – một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển và cũng là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất trên thế giới hiện đang quản lý một mô hình chuỗi cung ứng được tổ chức theo hướng xanh hóa, đã tỏ ra có hiệu quả và trở thành một trong các chuỗi cung ứng bền vững thành công trên thế giới. Những thành công của IKEA về cách thức vận hành và ứng dụng những biện pháp đổi mới trong chuỗi cung ứng là bài học lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay, khi mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang bước đứng trước các thách thức về xây dựng tổ chức, quản lý để đứng vững trên thị trường nội địa. Nhận thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu sự thành công của IKEA trong tổ chức và quản lý chuỗi cung ứng xanh, tác giả bài khóa luận lựa chọn đề tài: “Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam”. 2 Mục đích đặt ra của bài khóa luận là đưa ra những phân tích khách quan về lợi ích thiết thực và các bài học cụ thể từ các nghiên cứu về chuỗi cung ứng xanh mà IKEA đang thực hiện để tìm ra những các thức phù hợp áp dụng cho việc quản lý chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam hiện nay, giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thích ứng với sự đổi mới, thu được lợi nhuận nhiều hơn mà vẫn phát triển bền vững, tạo ra các hiệu ứng xã hội tích cực và giảm các tác UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo động tiêu cực tới môi trường. 2. Mục tiêu của nghiên cứu: Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ sở về chuỗi cung ứng, quản lý chuỗi cung ứng, từ đó phát triển khái niệm mô hình chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp, chỉ ra những sự khác biệt giữa mô hình chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi cung ứng xanh và nêu lên tầm quan trọng của việc ứng dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng xanh trong tập đoàn IKEA thông qua các mảng hoạt động của chuỗi cung ứng, đưa ra các đánh giá về tính hiệu quả trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của IKEA. Thứ ba, đúc rút các bài học từ mô hình chuỗi cung ứng xanh của IKEA và đưa ra được những bài học xây dựng và cải tiến chuỗi cung ứng xanh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên cơ sở sử dụng phân tích SWOT để đánh giá năng lực doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và khả năng áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong tương lai. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, để làm sáng tỏ các khái niệm, vấn đề, tác giả bài khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, khái quát để rút ra nhận định, đánh giá và kết luận. 4. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận này là những vấn đề liên quan đến việc vận hành mô hình chuỗi cung ứng xanh của tập đoàn IKEA và những bài học rút ra từ kinh nghiệm của IKEA. 3 5. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Bài khóa luận xem xét hoạt động của doanh nghiệp IKEA tại các thị trường bán lẻ chủ lực và các vùng nguyên liệu chính trên thế giới. Về mặt thời gian: Bài khóa luận nghiên cứu hoạt động của IKEA trong suốt quá trình hoạt động của tập đoàn này, các kết quả phân tích từ hoạt động chuỗi cung ứng của IKEA được đánh giá và phân tích chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2010- UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo 2014, bài học kinh nghiệp rút ra từ hoạt động chuỗi cung ứng của IKEA đưa ra các giải pháp áp dụng cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới. 6. Bố cục đề tài: Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu bài khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng mô hình quản lý chuỗi cung xanh của IKEA Chƣơng 3: Bài học rút ra cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam về ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh từ mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của IKEA Bài khóa luận được thực hiện với mong muốn đưa ra được một phần giải pháp để giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cải tiến và hoàn thiện chuỗi cung ứng trong hiện tại và tương lai. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian, công sức của tác giả nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô có ý kiến đóng góp sửa chữa để tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội và đặc biệt người viết xin trân trọng cảm ơn PGS-TS Phạm Thu Hương, phó trưởng khoa Sau Đại học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện học phần tốt nghiệp này. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng 1.1.1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng và thành phần của chuỗi cung ứng UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo Định nghĩa về chuỗi cung ứng hiện nay được nhìn nhận dưới nhiều góc độ của các nhà nghiên cứu. Theo Chopra Sunil và Peter Meindl: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra Sunil và Peter Meindl, 2001, tr. 3). Định nghĩa này chỉ ra trong một tổ chức, cụ thể là một nhà sản xuất, chuỗi cung ứng chứa đựng tất cả các chức năng liên quan tới việc đón nhận và làm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Những thực thể chức năng này được kể đến bao gồm, nhưng không giới hạn, việc phát triển sản phẩm mới, marketing, vận hành, phân phối, tài chính, và dịch vụ khách hàng. Những doanh nghiệp cung cấp, lưu kho, bán lẻ đều là những doanh nghiệp có liên quan trực tiếp tới việc đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng. Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến khách hàng có thể kể đến, họ chính là những nhà cung cấp dịch vụ, công ty vận tải, nhà môi giới, các đại lý và các nhà tư vấn… Những doanh nghiệp liên quan gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự kết nối vật chất và thông tin một cách liền mạch, nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp. Sự liên kết của các tổ chức nói trên không chỉ theo một chuỗi mà trên thực tế là một mạng lưới, một nhà sản xuất có thể thu mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp, sau đó sản xuất và bán hàng cho nhiều nhà cung cấp, nhà bán lẻ để sản phẩm cuối cùng có thể đến được tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Hình 1.1 là mô hình đơn giản hóa tối đa một chuỗi cung ứng với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng là trung tâm. Các thành phần của chuỗi cung ứng có thể kể đến theo chiều từ trái qua phải như sau: 5 (1) Bắt đầu của chuỗi là các công ty khai thác và sản xuất các nguyên liệu thô (quặng sắt, dầu, gỗ, các loại thực phẩm). (2) Những nguyên liệu thô được bán cho các công ty cung ứng nguyên liệu, những công ty này thực hiện việc thu mua theo đơn hàng và theo các tiêu chuẩn UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo được đặt ra bởi các nhà sản xuất phụ kiện, linh kiện, lắp ráp phụ. (3) Sau khi nguyên liệu thô trở thành nguyên liệu cho các nhà sản xuất phụ kiện, linh kiện, lắp ráp phụ sản xuất tạo ra thành phẩm theo các đơn đặt hàng và tiêu chuẩn từ khách hàng của họ, những người sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. (4) Những người sản xuất sản phẩm cuối cùng lắp ráp, gia công để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện rồi bán những sản phẩm đó cho người phân phối. (5) Những người bán sỉ bán lại các thành phẩm cho những nhà bán lẻ theo các đơn đặt hàng. Những người bán sỉ còn được gọi là khách hàng cấp 1. (6) Nhà bán lẻ bán hàng hóa cho những người tiêu dùng và cũng là những khách hàng cuối cùng của chuỗi cung ứng. Những người bán lẻ còn được gọi là khách hàng cấp 2. (7) Khách hàng tiêu dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hay khách hàng cấp 3. Hình 1.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình Nguồn: J Wisner, KC Tan, G Leong, 2012, tr. 3 6 Các hoạt động dịch chuyển nguyên liệu qua các doanh nghiệp (1), (2), (3) ở phía bên trái doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng được gọi là dòng ngược (upstream), những doanh nghiệp (5), (6), nơi dòng sản phẩm hoàn thiện đi qua để đến tay người tiêu dùng cuối cùng được gọi là dòng xuôi (downstream). Ở dòng ngược, các doanh nghiệp cung cấp có thể được chia theo cấp 1, 2, 3 tùy theo mức độ gần với doanh nghiệp sản xuất cuối cùng. Tương tự ở dòng xuôi, sản phẩm cuối UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo cùng được bán cho các khách hàng cấp 1, khách hàng cấp 2 để đến tay khách hàng cấp 3 - người tiêu dùng. Khách hàng cấp 3 mua sản phẩm dựa trên sự kết hợp của chi phí, chất lượng, sự sẵn có, chế độ bảo hành và thương hiệu với hi vọng sản phẩm đó sẽ thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của họ. Cùng với đó, các khách hàng này cũng có nhu cầu trả lại sản phẩm hoặc yêu cầu sửa chữa, bảo hành hoặc vứt bỏ sản phẩm hoặc tái chế chúng. Các hoạt động thu hồi, tái chế sản phẩm từ tay người tiêu dùng cuối cùng cũng là một phần của chuỗi cung ứng và được gọi là các hoạt động logistic đảo ngược (reverse logistics). Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong kinh tế có mối liên hệ mật thiết. Theo Nagurney Anna (2006): “Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức, con người, các hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên tự nhiên, vật liệu thô, và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển tới khách hàng. Trong hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm người dùng có thể quay trở lại chuỗi cung ứng bất cứ chỗ nào mà giá trị còn lại có thể tái chế. Các chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.” (A.Nagurney, 2006, tr. 10) Định nghĩa này đã nêu lên sự liên kết giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Rõ ràng, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp tới khách hàng. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm có sự bổ sung lẫn nhau trong hệ thống chuỗi liên kết trong các doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng tập trung vào dòng ngược (upstream) tương tác giữa các tiến trình của nhà sản xuất và nhà cung cấp, nâng cao hiệu quả và giảm bớt hao phí, trong khi đó chuỗi giá trị tập trung vào dòng xuôi (downstream) về tạo ra giá trị trong con mắt của khách hàng vì khách hàng ở đây là khởi nguồn của giá trị và dòng giá trị bắt đầu từ khách hàng dưới dạng nhu cầu đối với nhà sản xuất. Chuỗi giá trị luôn có sự biến động lớn tùy theo thị hiếu và sở thích của khách hàng tiêu 7 dùng sản phẩm và dịch vụ. Để chuỗi cung ứng tạo ra giá trị lớn nhất trong môi trường cạnh tranh, phải có sự đồng bộ trong tương tác và phối hợp quản lý hiệu quả đồng thời giữa dòng cung ứng cung ứng và dòng giá trị từ khách hàng. 1.1.1.2. Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng Các chuỗi cung ứng được tạo ra phải đạt được mục đích tối đa hóa giá trị tổng thể trên cơ sở làm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Giá trị UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo này là sự chênh lệch giữa giá trị sản phẩm cuối cùng đến khách hàng và chi phí phát sinh chuỗi cung ứng để làm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Có thể nhận thấy để đạt được mục đích này, mục tiêu đặt ra là phải làm tăng giá trị sản phẩm cuối cùng đến với khách hàng bởi đó là nguồn thu duy nhất đối với bất kỳ một chuỗi cung ứng nào. Có rất nhiều các khái niệm về chuỗi cung ứng hiện hành của các tổ chức chuyên nghiệp, nhưng ba khái niệm sau đây được tin cậy sử dụng bởi tính thực tế trong quản lý chuỗi cung ứng (J Wisner, 2012, tr. 6): Định nghĩa 1: Quản lý chuỗi cung ứng là lên kế hoạch và quản trị tất cả các hoạt động tham gia vào tìm nguồn cung ứng, tìm nguồn hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị hậu cần (logistics). Quan trọng hơn cả, nó cũng bao gồm sự hợp tác và cộng tác với các kênh phân phối là các nhà cung cấp, trung gian, bên thứ ba cung cấp dịch vụ và khách hàng. (Hội đồng các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng) Định nghĩa 2: Quản lý chuỗi cung ứng là thiết kế và quản trị quá trình liên tục, gia tăng giá trị thông qua các phạm vi tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. (Học viện quản trị cung ứng (ISM) mô tả quản trị chuỗi cung ứng) Định nghĩa 3: Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống phối hợp các kỹ thuật lên kế hoạch và thực hiện tất cả các bước trong mạng lưới toàn cầu thu nhận nguyên liệu thô từ người bán, chuyển đổi chúng thành thành phẩm và vận chuyển hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng. (Hội Logistics & Supply Chain Management trụ sở Singapore) Sự thống nhất qua các khái niệm trên là ý tưởng về sự kết hợp và tương tác giữa một loạt các hoạt động liên quan đến hàng hóa và liên quan đến dịch vụ giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và dịch vụ khách hàng giữa các tổ chức hợp tác. Mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức trong chuỗi cung ứng hình thành dựa trên lợi ích, các thành phần trong chuỗi tự do gia 8 nhập và rời bỏ chuỗi tùy theo sự biến động của thị trường, từ đó dẫn tới sự linh động và tính dễ biến đổi của chuỗi cung ứng. Có thể xác định quản lý chuỗi cung ứng hiện đại được tạo dựng từ bốn thành tố chính: Cung ứng (Supply), Vận hành (Operations), Phân phối và Hậu cần (Distribution and Logistics) và Tích hợp hệ thống (Intergration) (Joel D. Wisner, 2012, tr. 15). Quản lý chuỗi cung ứng đang được các doanh nghiệp rất coi trọng và đặt lên mục tiêu hàng đầu trong chiến lược UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo phát triển. Một số công ty được quan tâm đến như là những ví dụ điển hình về quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng đó là: Procter & Gamble, Cisco, Wal-Mart, Apple computers, PepsiCo, IKEA và Toyota Motor… Bảng 1.1: Các vấn đề quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Vấn đề cung ứng (Supply) Vấn đề vận hành (Operations) CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG Giảm nguồn cung ứng Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Quản trị quan hệ hợp tác nhà cung cấp (SRM) Tìm nguồn cung ứng toàn cầu Tìm nguồn cung ứng bền vững Quản trị cầu Hợp tác lập kế hoạch, dự báo và bổ sung Quản trị tồn kho Lập kế hoạch tài nguyên vật liệu (MRP) Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Hệ thống vận hành leans, Tiêu chuẩn 6 sigma Vấn đề phân phối và hậu cần (Distribution & Logistics) Quản trị hậu cần Quản trị quan hệ khách hàng Thiết kế mạng lưới phân phối Chuỗi cung ứng toàn cầu Sự bền vững trong phân phối và hậu cần Logistics đảo ngược Vấn đề tích hợp hệ thống (Intergration) Rào cản của sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống Quản trị rủi ro và bảo mật Các thước đo tiêu chuẩn Quản trị chuỗi cung ứng xanh Nguồn: Joel D. Wisner, 2012, tr. 15 9 1.1.2. Lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của chuỗi các tổ chức mang lại hàng hóa và dịch vụ đến tay khách hàng (và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong một hoặc một vài chuỗi cung ứng) và không phải tất cả các chuỗi cung ứng đều được quản lý theo hướng đúng đắn. Nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên, đã vượt qua sự khó khan trong nền kinh tế và đang tạo ra những lợi ích giá trị gia tăng qua các nỗ lực UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo quản lý chuỗi cung ứng của họ. Những công ty có hệ thống tồn kho lớn, nhiều nhà cung cấp, lắp ráp sản phẩm phức tạp và khách hàng có giá trị cao với ngân sách mua lớn có nhiều thứ để đạt được từ việc thực hành quản lý chuỗi cung ứng. Với những doanh nghiệp thành công trong quản lý chuỗi cung ứng ở mức độ vừa phải có thể mua hàng chi phí thấp và giữ mức hàng tồn kho ở mức thấp, sản xuất và phân phối sản phẩm có chất lượng tốt hơn và cung ứng mức độ cao hơn dịch vụ khách hàng để tăng thêm doanh thu. Bảng 1.2: Lợi ích chung của quản lý chuỗi cung ứng với doanh nghiệp LỢI ÍCH CƠ BẢN Giảm rủi ro lưu kho Giảm hàng tồn kho Giảm chi phí nhà kho Giảm chi phí phân phối Giảm chi phí vận chuyển LỢI ÍCH TRUNG HẠN Duy trì/cắt giảm chi phí thông qua tăng năng suất và tối ưu quá trình kinh doanh trong thu mua và cung ứng, … Giao hàng đúng hạn Phát triển sản phẩm hiệu quả hơn LỢI ÍCH DÀI HẠN Tăng sự linh hoạt khi thay đổi các điều kiện trong thị trường Nâng cao vị thế xã hội của doanh nghiệp Nâng cao triệt để phản hồi khách hàng Sử dụng hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp Nâng cao dịch vụ khách hàng và sự hài lòng của khách hàng Giảm chi phí sản xuất hàng hóa Nâng cao nhận thức khách hàng Marketing hiệu quả hơn Nguồn: T. Mezher và M. Ajam, 2006. Trong thực tế, trong một khảo sát thực hiện bởi Đại học bang Michigan trên toàn cầu về tiến trình chuỗi cung ứng 2009, gần hai phần ba số người được hỏi ghi nhận sự tồn tại của một nhóm quản lý chuỗi cung ứng "chính thức" trong công ty có thẩm quyền với các hoạt động như hậu cần, tìm nguồn cung ứng và hiệu suất đo 10 lường. Ngoài ra, khoảng 70 phần trăm số người được hỏi cho biết sáng kiến chuỗi cung ứng của họ hoặc đã giảm chi phí hoặc cải thiện doanh thu. Trong một số trường hợp, có công ty thuê một công ty chuyên về quản lý chuỗi cung ứng để giúp các công ty phát triển các khả năng riêng của mình, và để có được những lợi ích nhanh hơn. Tính năng nhận thức toàn cầu mô tả về mặt hệ thống an ninh toàn cầu tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và cải tiến dịch vụ. Nhiều ví dụ cho thấy sự UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo thiếu sót trong quản lý chuỗi cung ứng và phối hợp đã dẫn đến những hậu quả trong sản xuất, kinh doanh và thậm chí còn liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là việc kiểm soát thành công dòng chảy vật chất và thông tin trong chuỗi, đảm bảo thu được các lợi ích về kinh tế, xã hội mà môi trường cho doanh nghiệp. 1.1.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ 1.1.3.1. Định nghĩa bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ Bán lẻ là quá trình mà theo đó hàng hóa và/hoặc dịch vụ tiêu dùng được chuyển tới khách hàng không có mục đích kinh doanh hay người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi cung ứng thông qua các kênh phân phối để doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận. Bán lẻ cũng bao gồm các dịch vụ cấp dưới, chẳng hạn như giao hàng, chăm sóc khách hàng sau khi mua. Thuật ngữ "nhà bán lẻ" hay “doanh nghiệp bán lẻ” là khái niệm dùng để nhắc đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng tới khách hàng, cũng như các nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của một số lượng lớn các cá nhân. Doanh nghiệp bán lẻ hiện nay không chỉ là doanh nghiệp chuyên về cung ứng sản phẩm mà còn xuất hiện các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa cung ứng hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng. Bán lẻ được chia ra làm 2 loại hình chính bao gồm loại hình bán lẻ truyền trống và loại hình bán lẻ hiện đại. Các loại hình bán lẻ truyền thống tại Việt Nam vẫn duy trì đó là các khu chợ, hiệu tạp hóa, phố mua sắm, đây cũng là kênh mua sắm chủ yếu của đại bộ phận dân cư tại Việt Nam. Đi cùng với đó là sự phát triển mạnh của loại hình bán lẻ hiện đại với các siêu thị, đại siêu thi, trung tâm thương mai, trung tâm mua sắm, các cửa hàng tiện ích, các cửa hàng chuyên doanh đang xuất hiện ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi các doanh nghiệp này thực hiện bốn hoạt động giao dịch chủ yếu mà theo đó doanh nghiệp chuyên môn về sản xuất sản phẩm khó có các lợi thế để thực hiện tốt. Thứ 11 nhất, các nhà bán lẻ cung cấp một số lượng lớn các loại và chủng loại hàng hóa để người tiêu dùng có thể lựa chọn và cân nhắc. Chính điều này tạo ra sự tiện lợi cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mà không phải mất thiều thời gian công sức, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn để phù hợp với nhu cầu. Thứ hai, nhà bán lẻ cũng là khách hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối khác, đặt mua hàng hóa với khối lượng lớn rồi chia nhỏ để đáp ứng UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc đặt hàng với khối lượng lớn giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ đạt được tính kinh tế theo quy mô, tạo điều kiện để phân phối hiệu quả hơn hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Thứ ba, vai trò trung gian của nhà bán lẻ giúp cho hàng hóa gần hơn và thuận tiện hơn đối với khách hàng, làm giảm lượng tồn kho cho doanh nghiệp sản xuất. Cuối cùng, ngoài việc cung cấp hàng hóa tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ còn cung cấp các dịch vụ kèm theo nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm tới khách hàng. Những yếu tố này cho thấy vai trò của nhà bán lẻ trong nền kinh tế nói chung và trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng nói riêng. Một doanh nghiệp bán lẻ thành công cần phải thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược về lựa chọn thị trường, phát triển chuỗi cung ứng và định hình được các lợi thế cạnh tranh bền vững cho riêng mình. Nhà bán lẻ cần xác định được thị trường phù hợp với cách thức cung ứng và kinh doanh trong các thị trường hoạt động, cùng với đó là xác định các mục tiêu thị trường. Tiếp đó, nhà bán lẻ phải thiết kế và xây dựng một cấu trúc phân phối phù hợp và hiệu quả đối với các mục tiêu đã đặt ra. Cuối cùng, việc tạo lập các giá trị kinh doanh là tài sản chiến lược cho các doanh nghiệp bán lẻ đứng vững trên thị trường cạnh trạnh. 1.1.3.2. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp bán lẻ Mỗi doanh nghiệp bán lẻ là thành tố quan trọng của các chuỗi cung bán lẻ. Chuỗi cung ứng bán lẻ trên thế giới hiện nay được xây dựng từ 7 nhân tố chính, đó là khách hàng hay người tiêu dùng cuối cùng đối với sản phẩm dịch vụ; doanh nghiệp bán lẻ với các chuỗi bán lẻ phục vụ khách hàng; các nhà phân phối; các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm; các nhà cung cấp cấp một cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm; các nhà cung cấp cấp hai và các công ty dịch vụ gián tiếp như công ty kho vận, các công ty môi giới, thương mại. Nhìn chung, chuỗi cung ứng bán lẻ có thể rất dài do sự liên kết giữa các thành tố với các giao dịch B2C (giữa doanh nghiệp bán lẻ và khách hàng cá nhân) và các giao dịch B2B (ví dụ giữa doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất, giữa doanh 12 nghiệp sản xuất và các nhà cung cấp, giữa các nhà cung cấp với nhau). Dòng nguyên vật liệu, hàng hóa, đi qua các thành tố của chuỗi cung ứng cần phải trải qua các quá trình được tối ưu hóa nhằm giảm thiểu chi phí, giảm lượng tồn kho và thời gian trống giữa các giai đoạn. Nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng các chiến lược xóa bỏ các trung giảm để trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng mà không phải trải qua các kênh bán lẻ truyền thống. UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo Gần đây, một số lượng lớn các doanh nghiệp bán lẻ đang thực hiện các phương thức mới về việc tạo ra các thương hiệu bán lẻ riêng. Những doanh nghiệp này có thể được coi là hội tụ theo chiều doc, kiểm soát hầu hết chuỗi cung ứng từ khởi đầu cho tới kết thúc. Một doanh nghiệp sản xuất tham gia vào các hoạt động bán lẻ được gọi là hội tụ trước, một doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào các hoạt động sản xuất được gọi là hội tụ sau. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thường cung ứng các sản phẩm có thương hiệu riêng tới các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, nhận diện thương hiệu có thể được xây dựng thông qua các nhà bản lẻ với các nhãn hiệu riêng được thiết kế cho chính các nhà bán lẻ này. Mặc dù chính các các doanh nghiệp bán lẻ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng sự nhận diện thương hiệu từ phía khách hàng có thể được xác định nhờ các đặc điểm mở rộng của sản phẩm. Đây chính yếu tố thành công cho các chuỗi cung ứng bán lẻ lớn hiện nay. Trên cơ sở định nghĩa về chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải thiết kế, duy trì và vận hành các quá trình trong chuỗi cung ứng cùng với sản phẩm gốc và các tính năng sử dụng để đạt được mục đích làm thỏa mãn khách hàng, vì vậy, có thể nói quản trị chuỗi cung ứng là một thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay. Một chuỗi cung ứng được quản lý hiệu quả phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau đây. Một là, thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp với các chiến lược. Nhiệm vụ này đặt ra các mô hình kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có các định hướng cơ bản để cạnh tranh. Hai là, trong chuỗi cung ứng phải tạo ra các mối quan hệ liên kết trong nội bộ tổ chức. Sự chuyên môn hóa đối với từng phòng ban hoặc bộ phận của doanh nghiệp có vai trò tối ưu hóa sản xuất sản phẩm và mang lại lợi nhuận cho toàn thể chuỗi cung ứng. Ba là, chuỗi cung ứng phải tạo lập các mối quan hệ đối tác thương mại trong toàn thể chuỗi cung ứng. Mỗi quan hệ đối tác thương mại có thể kể đến bao gồm các hoạt động của doanh Đây là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có thể đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bốn là, thông tin trong chuỗi cung ứng phải được kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả. Thông tin là một bộ 13 phận quan trọng cùng với các dòng vật chất và kiến thức trong chuỗi cung ứng. Sự liền mạch của thông tin đảm bảo cho chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả thông suốt. Năm là, chuỗi cung ứng phải sinh ra lợi nhuận thực tế cho doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ mang tính thực hiện và rất quan trọng để đảm bảo các tiến trình mà từng bộ phận của doanh nghiệp cũng như cả hệ thống doanh nghiệp cần chú trọng. Sự liên kết là yếu tố chia khóa để có thể tạo ra lợi nhuận và vận hành hiệu quả hệ UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo thống. 1.2. Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh 1.2.1.1. Chuỗi cung ứng xanh Chuỗi cung ứng xanh (green supply chain), chuỗi cung ứng môi trường (environmental suppy chain) hay chuỗi cung ứng bền vững (sustainable supply chain) là các tên gọi khác nhau của một khái niệm mới về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong đó có đề cập đến các vấn đề về môi trường. Khái niệm này được phân tích bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trong đó có 4 hướng chính như sau: Chuỗi cung ứng xanh hướng đến cách thức mà theo đó đổi mới chuỗi cung ứng và purchasing có thể được quan tâm như là một vấn đề môi trường (Chen, C.C., Shih, H.S., Wu, K.S. & H.J Spyur, 2008) Chuỗi cung ứng xanh bao gồm sự phát triển việc thu mua hàng hóa nguyên liệu trong các hoạt động như giảm thiểu, tái chế, tái sự dụng và thay thế nguyên liệu. (M. Harris, I. & Naim, 2006 , tr. 1–6) Chuỗi cung ứng xanh chú trọng và nâng cao việc bảo vệ môi trường trong chuỗi cung ứng. (Nones, B.T, Morques, S. & Evgenio, 2004) Chuỗi cung ứng xanh thống nhất các sáng kiến về môi trường trong quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc thiết kế sản phẩm, chọn lọc và thu mua nguyên vật liệu, tiến trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm cuối cùng đến người tiêu cùng cũng như xử lý sản phẩm sau khi sử dụng. (M.P. & Vander Laan, E.A, 2010 , tr. 859– 870) 14 Thông qua các khái niệm trên đây, có thể thấy chuỗi cung ứng xanh hay chuỗi cung ứng môi trường dù được phân tích ở các khía cạnh nào cũng mang 3 đặc điểm chính: Thứ nhất, chuỗi cung ứng bao gồm một tập hợp các khía cạnh môi trường trong quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Các yếu tố về môi trường được xem xét trong từng cấp độ của chuỗi cung ứng, từ thu mua nguyên vật liệu, sản xuất UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo UU FFTT SSuu aann i iCC HHoo sản phẩm, vận chuyển sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng, thậm chí kể cả việc xử lý sản phẩm sau khi đã hết vòng đời sử dụng. Thứ hai, chuỗi cung ứng xanh áp dụng các thành tựu đổi mới công nghệ môi trường đối với toàn chuỗi cung ứng. Các công nghệ về sản xuất, vận hành và phân phối xanh, sạch hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn trong kinh doanh, các doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng các cải tiến sẽ tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường cũng như tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Thứ ba, chuỗi cung ứng xanh có sự tham gia của một loạt các nhân tố về quản lý môi trường đối với sản xuất để nâng cao năng lực vận hành doanh nghiệp. Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của chính phủ, các tổ chức quốc tế để đưa ra một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết hiện nay. Khung pháp lý này cần phải được nghiên cứu để vừa giúp doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo vệ môi trường mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần có chiến lược phù hợp để có thể thích ứng và đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. 1.2.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng xanh Dù còn là một lĩnh vực khá mới mẻ trên thế giới hiện nay, tuy nhiên, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào quản trị chuỗi cung ứng xanh và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp cũng như các ứng dụng thực tiễn và phân tích thực tế trong nhiều doanh nghiệp. Năm 1996, Robert Handfield tại Tập đoàn nghiên cứu sản xuất tại Đại học bang Michigan đã lần đầu tiên sử dụng khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh. Bước đầu, Handfield đưa ra ý tưởng cơ bản về những tác động môi trường của việc tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực trong chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp sản xuất, cụ thể là công nghiệp sản xuất đồ gia dụng. Theo đó, xanh hóa chuỗi cung ứng là quá trình cụ thể hóa các tiêu chí môi trường hoặc các mối quan tâm về các quyết định mua hàng của tổ chức và các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp (Gilbert, 2000). Xanh hóa chuỗi cung ứng được mở rộng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất