Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Miếu và hội quán của người hoa ở việt nam (từ cuối thế kỷ xvi đến cuối thế kỷ xi...

Tài liệu Miếu và hội quán của người hoa ở việt nam (từ cuối thế kỷ xvi đến cuối thế kỷ xix)

.PDF
29
134
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐÀO VĨNH HỢP MIẾU VÀ HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM (TỪ CUỐI THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại Mã số: 62.22.54.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQG TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ MAI 2. TS. HOÀNG ANH TUẤN Chủ tịch hội đồng:........................................................................ Phản biện độc lập 1:..................................................................... Phản biện độc lập 2...................................................................... Phản biện 1:..................................................................... Phản biện 2:..................................................................... Phản biện 3...................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường vào lúc ......giờ .....phút......ngày.....tháng......năm...... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2. Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3. Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM 4. Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ TRONG NƯỚC 1. 2015. “Kiến trúc cổ các hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam)”. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ – ĐHQG TP. HCM. X5/2015. tr.51 – 63. ISSN: 1859 – 0128. 2. 2018. “Cộng đồng người Hoa ven biển miền Trung trong giao lưu văn hóa. hội nhập và phát triển”. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ – ĐHQG TP. HCM. Tập 2. Số 4. 2018. tr.11 – 20. ISSN: 1859 – 0128. 3. 2016. “Hoành phi liễn đối tại hội quán Trung Hoa (Hội An) – giá trị tư liệu quý cần nghiên cứu bảo tồn”. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ – ĐHQG TP. HCM. X4/2016. tr.166 – 179. ISSN: 1859 – 0128. 4. 2016. “Miếu. hội quán của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh – Lịch sử hình thành. phát triển và hiện trạng”. Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. Số 21 (46) (10/2016). tr.91-98. ISSN: 1859 – 3208. 5. 2018. “Miếu và hội quán của người Hoa ở Đông Nam Bộ trước tác động của quá trình đô thị hóa”. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một. số 1(36) – 2018. tr.125-133. ISSN: 1859 – 4433. 6. 2018. “Tín ngưỡng thờ cúng Thiên Hậu của cộng đồng người Hoa ở ven biển miền Trung (trường hợp khu vực Trung Trung Bộ)”. Tạp chí phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng. Số 107 (11.2018). tr.53-59. ISSN: 1859 – 3437. II. BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ 7. 2014. “Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Hội An trong quá trình phát triển du lịch”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Lễ hội cộng đồng: truyền thống và biến đổi”. NXB. ĐHQG TP.HCM. ISBN: 978 – 604 – 73 – 2701 – 0. 8. 2017. “Tourism development in Hoi An ancient town – the world heritage (Quang Nam province) inherent in preservation and bringing into play the huiguans architecture of the Hoa people”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: “Critical issues for sustainable tourism development in South East Asia”. NXB. ĐH QG Hà Nội. ISBN: 987 – 604 – 62 – 9781 – 9. 9. 2018. “Triết lý nhân sinh của người Hoa ở Nam Bộ nhìn từ khía cạnh văn hóa tâm linh (nghiên cứu trường hợp người Hoa ở An Giang)”. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: “Triết lý nhân sinh của người dân Nam Bộ. Việt Nam”. NXB. ĐH Cần Thơ. ISBN: 978 – 604 – 965 – 094 – 9. 10. 2018. “Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc cổ các hội quán người Hoa ở Hội An (Quảng Nam) trong phát triển du lịch bền vững”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (có phản biện) chủ đề: Kết nối Việt Nam lần thứ 9 – Đối thoại liên ngành. NXB. ĐHQG TP.HCM. ISBN: 978 – 604 – 73 – 6621 – 7. 11. 2019. “Khai thác giá trị di sản văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch bền vững tại Hội An (Quảng Nam)”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Vesak LHQ 2019 “Cách tiếp cận của Phật giáo về lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Tiểu ban “Gia Đình hòa hợp và xã hội bền vững”. NXB. Tôn giáo. ISBN: 978 – 604 – 61 – 62701 – 4. III. BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN KỶ YẾU HỘI THẢO TRONG NƯỚC 12. 2014. “Tín ngưỡng thờ cúng Thiên Hậu trong các miếu. hội quán của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh (Qua khảo sát hiện trạng các miếu (hội quán)”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ – Bản sắc và giá trị”. NXB. Đại học QG TP. HCM. ISBN: 978 – 604 – 73 – 2530 – 6. 13. 2015. “Văn hóa gia đình. dòng họ của người Hoa. Minh Hương ở Hội An trong phát triển du lịch hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo cấp quốc gia “Văn hoá gia đình. dòng và gia phả Việt Nam”. NXB. ĐHQG TP.HCM. ISBN: 978 – 604 – 73 – 3839 – 3. 14. 2016. “Các miếu Hoa ở Bình Dương trong quá trình đô thị hóa hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo cấp quốc gia “20 năm đô thị hóa Bình Dương”. Hội thảo được tổ chức tại Đại học Thủ Dầu Một ngày 16.1.2016. 15. 2016. “Những cổ vật thờ tự gắn với ngôi miếu Hoa đầu tiên ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh”. Kỷ yếu Hội nghị thông báo khảo cổ toàn quốc học lần thứ 50. NXB. KHXH. ISBN: 978 – 604 – 73 – 3839 – 3. 16. 2016. “Các giá trị văn hóa truyền thống của người Hoa ở Bình Dương trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Bình Dương 20 năm hội nhập và phát triển 1997 – 2007”. Hội thảo do trường ĐH Thủ Dầu Một phối hợp với trường ĐH KHXHNV TP. HCM và Hội KHLS Bình Dương tổ chức. ngày 26/12/2016. 17. 2017. “Tín ngưỡng thờ nữ thần trong các miếu. hội quán của người Hoa ở Đồng Nai (qua khảo cứu hiện trạng các di tích tại Biên Hòa)”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành Bóng rỗi – Địa nàng ở Nam Bộ”. Hội thảo do Hội văn hóa dân gian TP. HCM. Hội KHLS tỉnh Đồng Nai và Sở VH – TT – DL Đồng Nai tổ chức ngày 23/5/2017. 18. 2017. “Điểm qua những nghiên cứu của người nước ngoài về người Hoa ở Nam Bộ từ sau năm 1698 đến nay”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nam Bộ từ năm 1698 đến nay qua nghiên cứu của người nước ngoài”. Hội thảo được tổ chức tại ĐH Thủ Dầu Một ngày 31/8/2017. 19. 2017. “Trang trí trên các lư hương cổ trong các Miếu – Hội quán của người Hoa ở TP. HCM”. Kỷ yếu Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 51/ năm 2016. NXB. KHXH. ISBN: 978 – 604 – 956 – 060 – 6. 20. 2017. “Liên hệ giữa miếu và Hội quán người Hoa ở TP. HCM và Hội An qua một số cổ vật thờ”. Kỷ yếu Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 51/ năm 2016. NXB. KHXH. ISBN: 978 – 604 – 956 – 060 – 6. 21. 2017. “Bảo tồn. phát huy giá trị kiến trúc tín ngưỡng. tôn giáo của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa: Thực trạng và giải pháp”. Kỷ yếu Hội thảo khoa hoc quốc gia “Đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững vùng Nam Bộ: Lý luận. thực tiễn và đối thoại chính sách”. NXB. KHXH. ISBN: 978 – 604 – 956 – 116 – 0. 22. 2018. “Phát triển du lịch Di sản văn hóa ở TP. HCM qua các kiến trúc tín ngưỡng. văn hóa của người Hoa”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Phát triển Du lịch Di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Hội thảo do Sở Du lịch TP. HCM phối hợp với Hội DSVH TP. HCM tổ chức ngày 22/11/2018. 23. 2018. “Một số di vật niên đại sớm ở Hội quán Triều Châu. phường Sơn Phong. thành phố Hội An. tỉnh Quảng Nam”. Kỷ yếu Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc năm 2017: Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2017. NXB. KHXH – HN. ISBN: 978 – 604 – 956396 – 6. 24. 2018. “Bộ lư hương ngũ sự ở miếu Thiên Hậu – hội quán Quỳnh Phủ tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc năm 2017: Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2017. NXB. KHXH – HN. ISBN: 978 – 604 – 956396 – 6. 25. 2018. “Kiến trúc cổ hội quán Quảng Triệu ở thành phố Hội An. tỉnh Quảng Nam”. Kỷ yếu Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc năm 2017: Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2017. NXB. KHXH – HN. ISBN: 978 – 604 – 956396 – 6. 26. 2018. “Đặc điểm lối sống quần cư và tương trợ lẫn nhau của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa”. Kỷ yếu Hội thảo khao học cấp quốc gia “ Phát triển xã hội học công ở Việt Nam”. Hội thảo do trường ĐHKHXHNV TP. HCM và Viện KHXH vùng Nam Bộ tổ chức ngày 21/12/2018 tại trường ĐH KHXHNV TP. HCM. 27. 2018. “Mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu qua hoạt động thờ cúng và lễ hội tại các di tích hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam)”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam”. Hội thảo do Viện nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH VN) và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) tổ chức ngày 16/12/2018. IV. SÁCH XUẤT BẢN TRONG NƯỚC 28. 2012. “Dấu ấn về một ngôi miếu cổ bên dòng kênh Tàu Hủ”. Nam Bộ Đất và Người. Tập 9. ĐHQGTP. HCM. tr. 134 – 142. NXB. ĐHQG TP. HCM. ISBN: 565 – 2013/CXB/04 – 31 29. 2014. “Người Hoa và các miếu Hoa ở An Giang”. Nam bộ Đất và Người. Tập 11. NXB. ĐHQG TP. HCM. tr.611 – 629. NXB. ĐHQG TP. HCM. ISBN: 978 – 604 – 73 – 4227 – 3. 30. 2016. “Tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Cần Thơ qua di sản miếu. hội quán của người Hoa”. Nam Bộ Đất và Người. Tập 12. NXB. ĐHQG TP. HCM. tr.676 – 689. NXB. ĐHQG TP. HCM. ISBN: 978 – 604 – 73 – 5518 – 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Khởi phát từ sự di cư khỏi Trung Quốc, rồi nhập cư và sinh sống trên đất Việt Nam, người Hoa đã dần dần xây dựng riêng cho mình các cơ sở kinh tế – xã hội và văn hóa để phục vụ nhu cầu sinh tồn, phát triển trên vùng đất mới. Ngoài những cơ sở vật chất căn bản như nhà cửa, nơi sản xuất, làm ăn buôn bán thì việc thiết lập các thiết chế mang tính chất cộng đồng là rất quan trọng. Các cơ sở như cảng, chợ, khu phố, hội quán, miếu, trường học, bệnh viện, nghĩa trang… và sự vận hành, hoạt động của chúng tạo thành các thiết chế xương sống của các khu định cư, hình thành nên đời sống cộng đồng đặc trưng của người Hoa. Trong số đó, miếu và hội quán là hai thiết chế ra đời sớm, tồn tại liên tục và có vai trò thiết yếu đối với cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trước đây về người Hoa ở Việt Nam dưới góc độ sử học đã tập trung làm rõ tiến trình thiết lập cộng đồng, các chính sách của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, các hoạt động thương mại của người Hoa,... tuy nhiên chưa có điều kiện đi sâu vào bên trong tổ chức cộng đồng và chưa đề cập đến thiết chế miếu, hội quán một cách có hệ thống. 1.2. Lý do thực tiễn Nghiên cứu miếu, hội quán, một loại hình di sản vật chất và tinh thần quan trọng của người Hoa thực chất nhằm hiểu rõ và ứng xử đúng đắn với cộng đồng người Hoa trong quá khứ và hiện tại, điều đó có tầm quan trọng nhiều mặt đối với sự phát triển của Việt Nam. Hiện nay, miếu và hội quán liên quan trực tiếp đến các vấn đề của xã hội Việt Nam nói chung và cộng đồng Hoa nói riêng, chủ yếu trên 3 lĩnh vực: phát triển kinh tế, vấn đề dân tộc và bảo tồn di sản văn hóa. Từ những căn cứ khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Miếu và hội quán của người Hoa ở Việt Nam (từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX)” làm đề tài Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án đặt mục đích làm rõ những vấn đề lịch sử liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động và phát triển thiết chế miếu và hội quán của người Hoa ở Việt Nam qua 3 thế kỷ (cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX). Đồng thời, từ những vấn đề khoa học được làm rõ, 2 luận án gợi mở những vấn đề của thực tiễn, chủ yếu trên ba lĩnh vực: vấn đề dân tộc, phát triển kinh tế và bảo tồn di sản đối với cộng đồng người Hoa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua nghiên cứu miếu và hội quán nhằm hiểu biết sâu sắc hơn, toàn diện hơn về lịch sử cộng đồng người Hoa ở Việt Nam; làm rõ những vấn đề lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI - XIX, đặc biệt về khía cạnh lịch sử kinh tế, văn hóa; tìm hiểu quá trình hình thành các đô thị ở Việt Nam thời trung đại; làm rõ hơn những đặc điểm về quá trình tiếp biến văn hóa giữa cộng đồng Hoa với các cộng đồng dân tộc khác trên đất nước Việt Nam và tính dung hợp văn hóa trong nền văn hóa Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thiết chế miếu và hội quán của người Hoa ở Việt Nam. Đối với miếu, đây là những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng có chức năng thờ tự các vị thần thánh dân gian của cư dân các vùng duyên hải phía Đông Nam Trung Hoa. Đối với hội quán, đây vừa là một tổ chức xã hội (có vai trò điều phối các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực sinh hoạt kinh tế), vừa là một nơi để gặp gỡ, hội họp của một cộng đồng Hoa vốn được tổ chức dựa trên những tiêu chuẩn về địa lý, phương ngữ hoặc các mối quan hệ dòng tộc. Qua thống kê, khảo sát, luận án đưa ra trường hợp 149 miếu, hội quán của người Hoa trên cả nước có niên đại xây dựng từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về thời gian Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài nằm trong giai đoạn: từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Luận án đi sâu giải quyết những vấn đề khoa học về lịch sử hình thành và phát triển các thiết chế miếu hội quán ở Việt Nam. Đây là thời kỳ người Hoa bắt đầu hiện diện, định hình nên các nhóm cộng đồng cư dân Hoa ngày càng hoàn chỉnh, đồng thời hòa nhập mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam. Mốc thời gian trên phản ánh các hiện tượng lịch sử phát triển khác nhau của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam qua 3 thời kỳ: từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII, từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX. 3.2.2. Về không gian Đề tài có phạm vi không gian bao quát trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình định cư dưới thời phong kiến, người Hoa chỉ tập trung trong một số đô thị cảng nhất định. 3 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của sử học đó là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Bên cạnh công việc nghiên cứu, tham khảo các công trình đi trước, một trong những phương pháp nghiên cứu đầu tiên được nghiên cứu sinh sử dụng là phương pháp điền dã lịch sử. Tác giả luận án cũng đã sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, kết hợp phương pháp nghiên cứu sử học với các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác như: dân tộc học, văn hoá học, khảo cổ học, Hán Nôm…Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để so sánh những đặc điểm của miếu, hội quán ở các vùng miền và giữa miếu, hội quán ở Việt Nam với miếu, hội quán ở nước ngoài. 4.2. Nguồn tư liệu Nhóm nguồn tư liệu thư tịch và các công trình nghiên cứu : Các bộ chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn, các công trình của các học giả thời phong kiến, các công trình du ký của các học giả nước ngoài; các công trình xuất bản gần đây bao gồm: các sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, luận văn, luận án nghiên cứu về người Hoa nói chung và miếu, hội quán nói riêng của các tác giả trong và ngoài nước. Nhóm nguồn tư liệu nghiên cứu, điền dã: Tư liệu điền dã tại các di tích miếu, hội quán ở những khu vực định cư của người Hoa hiện còn bảo tồn được các kiến trúc cổ có giá trị, thường cũng là những khu phố thương mại nổi tiếng trước đây. Ngoài ra, còn có tư liệu điền dã tại Đài Bắc, Đài Loan. Các tư liệu bao gồm các bản chụp ảnh di tích, văn bia, địa bạ, tài liệu thương mại, hành chính của các hội quán... 5. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án Luận án nghiên cứu làm rõ một số luận điểm khoa học sau đây: (1) Nghiên cứu miếu, hội quán một cách toàn diện trên phạm vi cả nước dưới góc độ sử học, từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện về đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng của di dân Hoa ở Việt Nam, làm rõ những đặc trưng, bản sắc riêng của từng cộng đồng Hoa trong mỗi giai đoạn lịch sử hoặc ở từng địa phương cụ thể, chỉ ra nguyên nhân, động lực và các bước phát triển, cũng như vị trí, vai trò của người Hoa trong tiến trình lịch sử Việt Nam. (2) Đóng góp những cứ liệu mới bổ sung tri thức lịch sử về thời kỳ phong kiến Việt Nam, đặc biệt liên quan đến tri thức lịch sử kinh tế và lịch sử văn hóa. (3) Đưa ra một số kết quả nghiên cứu cụ thể về những sự kiện lịch sử liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của người 4 Hoa mà các công trình đi trước chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở, lý giải một số quan điểm chưa thống nhất giữa các nhà khoa học khi nghiên cứu vấn đề người Hoa ở Việt Nam. (4) Những quan điểm, tư liệu và nhận thức khoa học rút ra từ luận án có thể làm căn cứ khoa học để kiến nghị những chính sách đối với cộng đồng người Hoa trên các phương diện: phát triển kinh tế – văn hóa, chính sách dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mục lục, mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 04 chương, 11 tiết và 30 tiểu tiết, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Bối cảnh và các yếu tố tác động đến sự phát triển của miếu, hội quán người Hoa ở Việt Nam thế Chương 3: Quá trình hình thành, phát triển và những biến đổi của miếu, hội quán người Hoa ở Việt Nam Chương 4: Miếu, hội quán của người Hoa ở Việt Nam: Đặc điểm phát triển, vai trò và những đóng góp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý luận và khái niệm 1.1.1. Về “người Hoa” Thực tế ở Việt Nam, cho đến những năm 1960, khi nghiên cứu về cộng đồng người Hoa, các nhà nghiên cứu trong nước vẫn chưa sử dụng khái niệm “người Hoa” một cách phổ biến. Trong sử sách thời phong kiến, đặc biệt dưới triều Nguyễn các nhà chép sử đã sử dụng phổ biến tên gọi “Đường nhân” (người Đường) để chỉ những người Trung Quốc sang tạm trú, làm ăn buôn bán ở nước ta (ngoài tên gọi Minh Hương dành cho khối cư dân thường trú đặc biệt). Từ thời Lê sơ đến đầu thời Minh Mạng nhà Nguyễn, thì tên gọi “Đường nhân” vẫn được dùng phổ biến cho bộ phận người Hoa tạm trú. Đến khoảng năm Minh Mạng thứ 10 (1829), trong sử sách ít thấy sử dụng tên gọi “người Đường” nữa, thay vào đó tên là gọi “người Thanh” hoặc “người nước Thanh”. Như vậy, ngoài tên gọi Minh Hương, thì “người Đường”, “người Thanh” là tên gọi dùng để chỉ bộ phận cư dân Hoa sang sinh sống ở nước ta. 5 Thuật ngữ “người Hoa” được sử dụng trong luận án gồm những tên gọi chính thống được sử dụng trong nước để chỉ các thành phần cư dân Hoa theo quan điểm của nhà nước Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Khái niệm “người Hoa” như vậy sẽ không bao hàm hết toàn bộ người Minh Hương nhưng cũng không giới hạn ở những lớp cư dân là những Đường nhân, Thanh nhân mà sẽ mở rộng đến một số thành phần cư dân Minh Hương (cựu phố, cựu thần và tân thuộc). Tuy nhiên, nhóm cư dân Minh Hương nguyên ngạch (tức thế hệ Minh Hương lai Việt – Hoa ) có những đặc điểm riêng trong sự phát triển bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình Việt hóa về huyết thống và văn hóa, do đo cần phải được phân biệt và tách bạch rõ ràng với khái niệm “người Hoa”. 1.1.1. Về “Miếu” Trong các từ điển Hán Việt hoặc từ điển tiếng Việt hiện đại đều cho biết thông tin giản lược về “miếu”: đó là một cái điện nằm trước cung vua, là nơi để thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên của nhà vua, là nơi thờ quỷ, thần,... (Thiều Chửu, 2004, tr.180) hay là nơi thờ thần thánh (hoặc những nhân vật đã được thần thánh hóa), một đền thờ nhỏ (Viện ngôn ngữ, 2003, tr.632). Các vị thần thánh dân gian của cư dân các tỉnh duyên hải phía Đông Nam Trung Quốc như Quan Thánh, Thiên Hậu, Ông Bổn là đối tượng thờ tự chính trong các công trình tín ngưỡng “miếu” của cộng đồng Hoa ở Việt Nam. Những nơi này gọi là “miếu” hoặc là “cung”, đó là 2 tên gọi chính thức. Thực tế, cung hay miếu đều chỉ về một nơi thờ tự nhưng sắc thái ý nghĩa của 2 tên gọi đó cũng có những khác nhau ở mức độ nhất định (Trần Hồng Liên, 2005, tr.10 – 11). 1.1.2. Về “Hội quán” Theo từ điển Hán Việt và từ điển tiếng Việt hiện đại thì “Hội quán” là ngôi nhà để những người cùng đoàn thể tới gặp gỡ nhau hay đơn giản hơn, hội quán là trụ sở của một hội (Viện ngôn ngữ, 2003, tr.459). Tuy nhiên, thực tế hội quán được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau: (1) Hội quán là trụ sở của một bang, hội (Huiguan = Assembly Hall): Với tư cách là trụ sở của một bang, hội, hội quán có 3 chức năng chính: một là trụ sở hội đồng hương, hai là trụ sở hành chính của bang và ba là trụ sở hội liên lạc công thương gia trong bang. Ba chức năng này đan xen vào nhau. Ở cách hiểu này, hội quán hoàn toàn khác biệt với đình, chùa, từ đường,… vì giữa chúng khác nhau về đặc điểm, chức năng và hội quán không có chức năng tín ngưỡng (Li Tana & Nguyễn Cẩm Thuý (Chủ biên), 1999, tr.63 – 81). (2) Hội quán là một tổ chức xã hội (Huiguan = Association): Với nghĩa này, hội quán là 1 tổ chức xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là trụ sở của hội đồng hương, hội công thương hay trụ sở hành chính của 6 một bang. Như bi ký Tuệ Thành hội quán kiến trí thổ phố thường nghiệp bi ký (Sài Gòn), lập vào các năm 1856, 1858, 1859, 1860 có đề cập. Ở đây, hội quán là một tổ chức xã hội, được “mua” và “sở hữu” các nhà đất. Nhưng thời điểm này (tức năm 1856) nó chưa hoàn toàn có thể thay thế cho tên gọi bang và hội quán được khẳng định vẫn chỉ là 1 tổ chức “ở trong” bang mà thôi. (3) Hội quán là một cơ sở văn hóa, tín ngưỡng (Huiguan = Temple): Nếu như các cách hiểu ở trên đã phân biệt rõ hội quán khác hoàn toàn với các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo như đền chùa, cung miếu thì cách hiểu thứ 3 này lại tạo ra một loại hội quán mà bao gồm thêm chức năng của miếu (điều này cũng có nguyên nhân khách quan vì trong các hội quán dần dần xuất hiện các hình thức thờ tự hoặc là được lập nên ở các ngôi miếu có sẵn): (4) Mối quan hệ giữa hội quán và tổ chức bang: Hội quán với tư cách là một tổ chức xã hội, có nhiều mối quan hệ với tổ chức bang cả về nguồn gốc, tiến trình lịch sử tổ chức cộng đồng người Hoa và những quan hệ giữa 2 tổ chức trong từng thời kỳ. Trước khi có tổ chức bang, hội quán là tổ chức quan trọng nhất của người Hoa ở Việt Nam, khi bang thành lập (đầu thế kỷ XIX) thì hội quán vẫn thực thi các chức năng của nó, như đã ghi nhận ở bi ký trong các hội quán. Sau khi tổ chức bang bị giải thể (do chính sách của chính quyền Pháp ở thuộc địa và được tiếp nối bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa) thì tên gọi hội quán dần dần thay thế cho bang, dần dần nhất thể hóa hội quán với bang. Tuy nhiên, so với bang thì vai trò của hội quán có những khác biệt nhất định. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Tình hình và kết quả nghiên cứu Cộng đồng người Hoa từ cuối thế kỷ XVI đã ít nhiều được phản ánh trong các biên chép của một số tác giả đương thời và sử sách nhà Nguyễn. Mặc dù những vấn đề kinh tế – xã hội của cộng đồng này ít được ghi chép đầy đủ, nhưng trên thực tế, khi đề cập về người Hoa, ít nhiều các nhà biên chép sử đều nói đến miếu và hội quán với vai trò làm biểu tượng sức mạnh, tinh thần đoàn kết và phương thức tổ chức cộng đồng của họ. Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, có sự xuất hiện các du ký của các tác giả nước ngoài đến Việt Nam. Đây là những du ký của các thương nhân, nhà truyền giáo, sĩ quan hàng hải đến từ phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản,… Họ đã có những ghi chép về đời sống cư dân Việt Nam, những sinh hoạt kinh tế – xã hội, phong tục, tập quán,... trong đó có một số tác phẩm đề cập đến người Hoa cùng những ghi chép về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong các đền miếu, hội quán. Sang thời Pháp thuộc trở về sau, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, có tính cách phát hiện, chọn lọc tư liệu theo phương pháp nghiên cứu mới của phương Tây. 7 Từ sau năm 1945, những nghiên cứu về người Hoa nói chung và về các thiết chế xã hội của họ được quan tâm hơn, với những khảo cứu công phu hơn, đặc biệt loạt bài khảo cứu của các tác giả Nguyễn Thiệu Lâu, Đào Duy Anh, Trần Kinh Hòa về các Minh Hương xã và các khu phố Tàu. Sau năm 1975, vấn đề người Hoa được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Về tác giả, có thể kể đến một số nhà nghiên cứu có nhiều năm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam như: Trần Khánh, Châu Thị Hải, Cao Tự Thanh, Nguyễn Cẩm Thúy, Mạc Đường, Huỳnh Lứa, Trần Hồng Liên, Phan An, Phan Xuân Biên, Huỳnh Ngọc Đáng, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng, Dương Văn Huy, Nguyễn Duy Bính, Nguyễn Đệ, Võ Thanh Bằng, Phạm Thúc Hồng, Tống Quốc Hưng,... Đặc biệt, trên phương diện nghiên cứu – đào tạo tại Việt Nam, vấn đề người Hoa và các miếu, hội quán đã thu được một số kết quả nhất định. Từ thập kỷ 1960 cho đến nay, nhiều công trình luận án chuyên ngành lịch sử, dân tộc học, văn hoá học, khảo cổ học,... được bảo vệ thành công cũng như một số khác đang tiếp tục được hoàn thành. Trong các luận án này, các tác giả đều đề cập đến các miếu và hội quán như là thành tố của thiết chế cộng đồng về mặt tổ chức xã hội hay về đời sống văn hóa, tín ngưỡng. Nhất là đối với các công trình liên quan đến văn hóa, tín ngưỡng thì miếu và hội quán được đi sâu khảo thuật bao gồm cả giá trị vật thể và phi vật thể.. 1.2.2 Những vấn đề khoa học luận án kế thừa Tính đến nay, các công trình nghiên cứu về người Hoa khá phong phú, do vậy tác giả luận án có nhiều thuận lợi trong quá trình nghiên cứu sâu hơn về thiết chế miếu và hội quán. Trong công trình luận án này, tác giả kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước trên hai phương diện chủ yếu, đó là: tư liệu nghiên cứu và hệ thống các quan điểm, khái niệm, thuật ngữ được sử dụng khi nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. 1.1.1.1. Về tư liệu nghiên cứu Đối với các tư liệu chính sử, các tác phẩm biên chép của sử gia thời phong kiến hay các du ký của các nhà truyền giáo, thương nhân nước ngoài: Thông tin về miếu, hội quán của người Hoa trong các tư liệu này tuy không nhiều nhưng là những nguồn thông tin quý hiếm và đáng tin cậy. Từ nửa cuối thế kỷ XVIII những tư liệu chính sử ngày càng phong phú hơn, giúp cho việc nghiên cứu người Hoa nói chung và nghiên cứu miếu, hội quán nói riêng có thêm cơ sở khoa học. Đối với những công trình nghiên cứu có liên quan đến khảo cứu văn bia, châu bản, địa bạ, minh văn từ cổ vật (gọi chung là tư liệu Hán Nôm): Đây là loại tư liệu rất quan trọng mà luận án đã kế thừa trên cơ sở khảo cứu lại cũng như khai thác thêm các thông tin mà các tác giả đi trước chưa đề cập. Qua bước đầu nghiên cứu, cho thấy tư liệu từ văn bia cụ thể hơn tư 8 liệu từ chính sử bởi nó phản ánh những thông tin từ chính cộng đồng người Hoa. Kết hợp với các tư liệu khác như châu bản, địa bạ, tư liệu dân tộc học, văn hóa dân gian,… nhiều vấn đề về lịch sử miếu và hội quán người Hoa ở thế kỷ XVII – XVIII đã được làm rõ hơn. Đối với các công trình luận án ở lĩnh vực sử học và khảo cổ học, tác giả kế thừa những thông tin, sự kiện có liên quan đến quá trình định cư, quá trình thiết lập các chính sách của nhà nước, các biến chuyển về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Hoa qua các giai đoạn lịch sử mà ít nhiều nói đến vai trò và ảnh hưởng của của các thiết chế miếu và hội quán. Đối với các luận án trên lĩnh vực dân tộc học, văn hóa học, tác giả kế thừa của những người đi trước những luận điểm, thông tin khoa học có thể bổ sung các khoảng trống về đời sống của cộng đồng người Hoa liên quan đến hoạt động xã hội, văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại các miếu và hội quán. 1.1.1.2. Về hệ thống các khái niệm, thuật ngữ Hệ thống khái niệm, thuật ngữ liên quan đến cộng đồng người Hoa vốn rất phong phú, đa dạng, có sự biến chuyển nội dung theo thời gian, do đó, việc kế thừa cũng như cân nhắc giữa các quan điểm khi sử dụng khái niệm là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng đến tính khách quan của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Để có thể có cái nhìn đầy đủ và hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, tác giả đã tham khảo các nhà nghiên cứu trong nước, bên cạnh đó còn tìm hiểu quan điểm của các học giả ngoài nước về vấn đề này. Trong công trình nổi lên các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề người Hoa, người Minh Hương; các tổ chức xã hội như: Minh Hương xã, Thanh Hà phố, Bang, hội,… hay các thiết chế văn hóa – xã hội như: miếu, hội quán,... 1.2.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Do những công trình trước đây phần lớn không đặt trọng tâm vào nghiên cứu thiết chế miếu và hội quán hoặc nếu có thì khu biệt vào một địa bàn hẹp, do đó chưa đưa ra được bức tranh tổng thể hay cái nhìn toàn diện trên bình diện cả nước. Trong khi đó, vấn đề định cư của người Hoa không chỉ xảy ra ở một địa phương mà là trên phạm vi cả nước, thậm chí có tính chất khu vực và quốc tế. Do đó vấn đề quan trọng mà luận án đặt ra để tiếp tục nghiên cứu đó là đưa ra được bức tranh tổng thể về sự phân bố trong không gian và theo thời gian của các cơ sở miếu và hội quán của người Hoa trên phạm vi cả nước. Đồng thời, trong bức tranh toàn diện mang tính hệ thống này, cũng cho thấy những sắc thái khác biệt do yếu tố hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ hoặc do ảnh hưởng bởi điều kiện văn hóa, xã hội từng vùng miền. Đây là 9 bức tranh toàn diện nhưng đa sắc màu, vừa mang tính hệ thống vừa có tính chất riêng biệt trong khoảng thời gian 3 thế kỷ (cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX). Tiểu kết chương I Đến nay, khái niệm “người Hoa”, “miếu”, “hội quán” cùng những vấn đề lý luận xoay quanh nó đã được các nhà nghiên cứu đưa ra và bàn luận khá nhiều. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, đặc biệt là sự kế thừa thành tựu nghiên cứu khoa học về “người Hoa”, “miếu” và “hội quán” của các học giả đi trước, luận án đã đặt ra nhiều vấn đề khoa học để nghiên cứu, giải quyết. CHƯƠNG II BỐI CẢNH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MIẾU VÀ HỘI QUÁN NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 2.1. Các trung tâm định cư của người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XVI – XIX 2.1.1. Bối cảnh người Hoa hiện diện tại các khu vực định cư 2.1.1.1. Quốc tế, khu vực Quá trình di dân của người Hoa đến Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XIX chịu ảnh hưởng từ bối cảnh quốc tế và khu vực, đặc biệt từ tác động tích cực của kỷ nguyên thương mại biển. Việt Nam trở thành điểm trung chuyển và cung ứng hàng hóa quan trọng. Chính thời điểm đó, sự có mặt của thương nhân Trung Hoa đông đảo hơn, thường xuyên hơn.Sự bành trướng của người châu Âu sang vùng Viễn Đông từ cuối thế kỷ XVI đã mang đến một động lực mới để phát triển mạng lưới kinh doanh và các khu định cư của người Hoa nước ngoài. Cho đến giữa thế kỷ XIX, đã có khoảng 1, 5 triệu người Hoa định cư ở ĐNA và hơn 2 triệu người Hoa cư trú ở Đài Loan (Trang Quốc Thổ, 2013, tr.33) 2.1.1.2. Bối cảnh tại đất nước Trung Hoa Triều Minh (1368 – 1644) gây chú ý vì các chính sách trái ngược mà chính quyền này áp dụng trong các thời điểm khác nhau đối với nền ngoại thương. Ngay sau khi thành lập triều đại đến thế kỷ XVI, nhà Minh thi hành chính sách bế môn tỏa cảng kéo dài gần hai trăm năm. Nhưng từ năm 1567, triều đình nhà Minh từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho phép thường dân xuất dương buôn bán. Đến giữa thế kỷ XVII, trước tình cảnh nhà Minh bước vào giai đoạn suy tàn, quan lại nhũng nhiễu khắp nơi, phong trào nông dân diễn ra liên tiếp, các tầng lớp nhân dân bao gồm cả thương nhân, thợ thủ công, nông dân đã “tha phương cầu thực” xuống phương Nam. Đặc biệt, là sự sụp đổ của nhà Minh vào năm 1644, người Mãn Châu 10 thiết lập triều Thanh. Một bộ phận quan binh và dân thường trung thành với nhà Minh tiếp tục bỏ nước ra đi. Nhà Thanh lúc mới thành lập cũng thi hành chính sách cấm xuất ngoại khắt khe nhằm ngăn chặn những nỗ lực ra đi của dân chúng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ họ gia nhập các lực lượng chống đối triều đình đang hoạt động ở vùng ven biển phía đông và đảo Đài Loan. Mặc dù triều đình tăng cường các đạo luật nghiêm ngặt đối với di dân Hoa, nhưng dân chúng ở vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc đã tìm phương kế sinh nhai ở nước ngoài qua nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX đánh dấu một quá trình phát triển mạnh mẽ của các cộng đồng người Hoa ở ĐNA. Cùng với đó, khi nhịp độ buôn bán của nước Tây Âu đến thị trường ĐNA nói chung được tăng cường mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XIX, thì số lượng thương nhân tìm đến vùng ĐNA và Việt Nam ngày càng gia tăng (Trang Quốc Thổ, 2013, tr.33). 2.1.1.3. Chính trị, xã hội Việt Nam Cuối thế kỷ XVI trở đi cũng là thời kỳ lịch sử Việt Nam có những biến động đặc biệt với cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh. Hai thế lực phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn thời kỳ này đang nổi lên rất mạnh, Đàng Ngoài do chúa Trịnh cai trị và Đàng Trong thuộc quyền kiểm soát của chúa Nguyễn. Cả hai thế lực Đàng Ngoài và Đàng Trong đều nhân danh bảo vệ triều đình nhà Lê đang suy yếu để giành quyền kiểm soát đất nước. Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có chính sách phát triển ngoại thương, nhất là với Trung Quốc để tranh thủ tiềm lực kinh tế, đồng thời thông qua quan hệ ngoại giao và buôn bán với nước ngoài để mua sắm vũ khí và đạn dược nhằm tăng cường tiềm lực quân sự chuẩn bị cho cuộc nội chiến lâu dài. Tính chất, qui mô của nền ngoại thương này hoàn toàn khác với những giai đoạn buôn bán qua biên giới hay quan phương (do các sứ đoàn đảm nhiệm) của hai nước Việt Nam, Trung Hoa trước đây. ❖ Chính sách của chính quyền Đàng Ngoài đối với người Hoa Chính quyền Đàng Ngoài (vua Lê – chúa Trịnh) luôn luôn theo đuổi chính sách thận trọng, cảnh giác đối với người Hoa. Nhưng thực tế lịch sử cũng cho thấy, triều đình Thăng Long từ Mạc đến Lê – Trịnh đã từng bước nới lỏng chính sách ngoại thương. Đầu thế kỷ XVII, triều đình Lê – Trịnh cho phép người nước ngoài định cư tại các cảng thị nội địa. Năm 1663, Trịnh Tạc đã ra lệnh khu biệt người Hoa không cho họ ở lẫn lộn với dân Việt. Năm 1696, Trịnh Căn lại bắt người Hoa phải theo “quốc tục” và nghiêm cấm nhân dân không được bắt chước theo y phục, phong tục, ngữ ngôn của họ. Sang thế kỷ XVIII, vẫn tiếp tục duy trì việc phân chia phạm vi cư trú đối với nội dân và ngoại kiều. Riêng đối với ngoại kiều, triều đình có chủ trương tách biệt giữa khu vực Thăng Long và các điểm cư trú khác ở ngoại vi. 11 Năm 1717, triều đình tiếp tục ban hành “chế độ khu xử” với khách buôn ngoại quốc một cách chặt chẽ hơn (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc Gia – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2011, tr.72). Theo đó, Vạn Lai Triều (Hưng Yên) một lần nữa được chính thức quy định là điểm tập trung của người nước ngoài (Ngô Cao Lãng, 1975, tr.269 – 270). ❖ Chính sách của chính quyền Đàng Trong và triều Nguyễn đối với người Hoa Sự nhập cư ồ ạt của người Hoa và sự hình thành các cộng đồng của họ như một thực thể dân cư tương đối ổn định trong cơ cấu dân cư, dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XVII, một phần là kết quả của chính sách đón tiếp “nồng hậu” của chúa Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn đối với những di dân Trung Hoa (Trần Khánh, 2000, tr.69). Người Hoa không những được phép cư trú vĩnh viễn tại Việt Nam mà còn được ghi vào sổ bộ của chính quyền (nếu có nguyện vọng sinh sống lâu dài), không phải làm nghĩa vụ quân dịch và lao động công ích, được trao quyền thu thuế đối với những người giỏi nghề buôn bán và giao dịch, họ còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khác trong lĩnh vực kinh tế,… 2.1.2. Tiến trình định cư của người Hoa 2.1.2.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII Ở Đàng Ngoài, một bộ phận người Hoa là thương nhân và cư dân phục vụ công việc buôn bán, có mặt ở Thăng Long và Phố Hiến, từ trước thế kỷ XVI. Ở các thế kỷ XVI, XVII, số lượng người Hoa tiếp tục tăng lên, đến cuối thế kỷ XVIII khoảng 5 – 6 vạn người (Châu Thị Hải, 1994, tr.204). Ở Đàng Trong, kể từ khi làm trấn thủ vùng Thuận Quảng, đến đầu thế kỷ XVII, với ý đồ cát cứ để chống lại họ Trịnh nên chúa Nguyễn Hoàng chú tâm mở mang buôn bán với nước ngoài nhằm xây dựng tiềm lực cho Đàng Trong. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), việc bang giao, buôn bán với nước ngoài tiếp tục phát triển mạnh hơn nhằm thu hút ngoại lực để xây dựng, phát triển kinh tế. Thuyền buôn các nước đã đến các cảng thị nổi tiếng xứ Đàng Trong. Việc hình thành các cảng thị Đàng Trong như Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Huế) và Nước Mặn (Bình Định) vào đầu thế kỷ XVII gắn liền với vai trò của các thương nhân Hoa. 2.1.2.2. Giai đoạn giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII Từ giữa thế kỷ XVII, cùng với phong trào di dân mạnh mẽ của người Hoa đến các nước ĐNA sau biến động lớn về chính trị ở đất nước Trung Hoa, các cảng biển, đô thị lớn của Việt Nam, nơi mà trước đây đã có người Hoa sinh sống, tiếp tục là điểm dừng chân của các đoàn người tị nạn này. Chính sách đón tiếp “nồng hậu” của chúa Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn đối với những di dân người Trung Hoa (Trần Khánh, 2000), từ nửa sau thế kỷ XVII, đã tạo 12 thuận lợi cho những kiều dân Trung Hoa được phép định cư ở những trung tâm kinh tế, đô thị, hải cảng của Việt Nam, thuộc miền Trung và Nam Bộ ngày nay. Bấy giờ, cộng đồng người Hoa đã dần hình thành nên những phố chợ, trung tâm kinh tế tại nhiều nơi như đặc biệt là các trung tâm kinh tế mang tính quốc tế như Phố Hiến, Hội An, Chợ Lớn, Gia Định, Hà Tiên, Mỹ Tho... 2.1.2.3. Giai đoạn thế kỷ XIX Nếu ở thế kỷ XVII, bộ phận người Hoa đến Việt Nam chủ yếu vì lý do chính trị, thì từ thế kỷ XVIII trở đi, đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XIX người Hoa nhập cư lại xuất phát từ lý do kinh tế. Đây là giai đoạn gia tăng nhanh chóng số lượng người Hoa ở Việt Nam, nhất là ở khu vực Nam Bộ. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn người Hoa vươn lên nắm giữ các hoạt động kinh tế thương mại gồm cả nội thương và ngoại thương. Chính trong giai đoạn này, miếu và hội quán của người Hoa đã được trùng tu, tôn tạo và xây mới với quy mô lớn và trải rộng ở nhiều khu vực trên cả nước. 2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 2.2.1. Đặc điểm cư trú, hoạt động kinh tế Di cư vào Việt Nam, người Hoa đã nhanh chóng lập nên những cộng đồng bền vững, họ thường cư trú đông hơn ở các đô thị, trung tâm thương mại, thành phố, thị trấn hay các cửa khẩu, là những nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,... Đa số họ chọn lối sống quần cư tập trung theo từng nhóm phương ngữ, nhưng đồng thời cũng xen kẽ với người Việt và các dân tộc khác. Do vậy, các miếu, hội quán cũng ra đời và phân bố gắn với từng nhóm cộng đồng cư dân Hoa. Người Hoa tôn trọng nét đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian, thờ cúng nhiều vị thần thánh của cộng đồng, trong đó đặc biệt đề cao các tín thần Thiên Hậu, Quan Thánh. 2.2.2. Tổ chức xã hội Những người Hoa (người “Đường”1, người Minh, người Thanh) lúc mới sang (từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII) họ cư trú trong các đơn vị khu phố có khuynh hướng cư trú tập trung thành phố (Bắc Hòa phố, Minh Hương khách phố, Minh Bột đại phố, Minh Bột tân phố… ). Một bộ phận cư trú tại các thôn, xã, nậu, thuộc, chung lẫn với người Việt, người Khmer, Chăm,... và được sự quản lý của các quan chức người Việt hoặc thủ lĩnh các sắc dân khác (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tr.275, 291). Còn bộ phận người Hoa đến Việt Nam Trong Đại Nam thực lục, sử nhà Nguyễn còn dùng tên gọi này phổ biến cho đến năm 1826. Đến năm 1829, bắt đầu dùng tên gọi “người Thanh” hoặc “người nước Thanh”, không dùng tên gọi “người Đường” nữa. 1 13 từ giữa thế kỷ XVIII, được chính quyền tổ chức thành các đơn vị cư trú với tên gọi “phủ”, muộn nhất là vào năm 1790 đã có đơn vị này (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tr.256). Việc tổ chức đơn vị phủ dựa theo nguyên tắc địa dư là theo mô hình “phủ” thời Thanh ở cố quốc của họ, có thể 4 phủ, 5 phủ, 7 phủ tuỳ theo điều kiện về số lượng, thành phần cư dân có mặt tại đơn vị dinh, trấn nào đó của Việt Nam. Năm 1810, vua Gia Long tổ chức quản lý người Hoa theo bang: “Sai bang trưởng Quảng Đông là Hà Đạt Hòa thuê 3 thợ làm ngói ở Quảng Đông…” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tr.801). 2.3. Những sự kiện tác động đến quá trình phát triển của các miếu, hội quán Với tư cách là thiết chế văn hóa, xã hội quan trọng của cộng đồng, trong lịch sử phát triển từ thế kỷ XVI – XIX, các miếu, hội quán đã chịu sự tác động từ những nguyên nhân khác nhau, trong đó chi phối mạnh mẽ nhất là từ những biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong, ngoài nước và sự kiện cụ thể ở từng địa phương. 2.3.1. Tình hình chính trị – xã hội của đất nước cuối thế kỷ XVIII và cuộc chiến chúa Nguyễn – Tây Sơn Đến cuối thế kỷ XVIII tình hình chính trị – xã hội ở Đàng Trong không được ổn định đã tác động đến người Hoa. Trong thời kỳ chiến tranh Tây Sơn và chúa Nguyễn, lực lượng người Hoa đã bị ảnh hưởng rất lớn vì chính họ là người ủng hộ các chúa Nguyễn chống lại quân Tây Sơn. Sự kiện đốt phá Cù Lao Phố năm 1776 và sự kiện thảm sát cầu Tham Lương (Phiên An) năm 1782 cho thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của cuộc chiến tranh này đối với cộng đồng người Hoa. Ba trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của Nam Bộ lúc đó là Mỹ Tho Đại Phố, Hà Tiên cùng với Cù Lao Phố được hình thành vào thập niên 80 của thế kỷ XVII, đều hưng thịnh vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (những năm 1750 đến 1760), nhưng sau đó gần như bị tàn phá vào cùng một lúc, Mỹ Tho và Hà Tiên vào năm 1771, Cù Lao Phố vào năm 1776 – 1777. Trong khi đó tại khu vực miền Bắc, tình hình tương tự cũng đã diễn ra, đặc biệt vùng Hiến doanh (phố Hiến) cũng bị tàn phá trong thời gian cuộc chiến giữa Tây Sơn và lực lượng quân đội nhà Lê Trịnh. 2.3.2. Sự tàn phá từ quân Xiêm và Chân Lạp ở miền Nam Trong thế kỷ XVIII, đã có những thời điểm (nổi bật như các năm 1715, 1739, 1748, 1771) quân Chân Lạp được sự hậu thuẫn của Xiêm La đến đánh phá Hà Tiên và Mỹ Tho. Những lần như vậy đều gây ra những những sự hủy hoại nghiêm trọng đến các cơ sở kinh tế, xã hội của các vùng đất này trong đó có sự đốt phá các khu phố của người Hoa. 2.3.3. Những cuộc nổi loạn trong nội bộ người Hoa 14 Từ rất sớm, nội bộ nhóm người Hoa cũng xảy ra tranh chấp mà hậu quả của nó là ở Mỹ Tho, viên phó tướng Hoàng Tiến nổi lên giết chủ tướng Dương Ngạn Địch vào năm 1688, nhằm thực hiện ý đồ cát cứ, liên kết với người Chân Lạp thân Xiêm đắp lũy, mộ quân, sắm chiến thuyền chống lại chúa Nguyễn. Cuộc nổi loạn này làm cho Mỹ Tho Đại phố bị tàn phá và cũng làm giảm tiến trình phát triển của Mỹ Tho một thời gian. Vào thời kỳ triều Nguyễn, đáng kể có cuộc binh biến của Lê Văn Khôi những năm 1833 – 1835 cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến người Hoa ở khu vực Nam Bộ. Trong cuộc binh biến này có sự tham gia của các lực lượng người Hoa. Trong lúc cuộc chiến đang diễn ra vào khoảng tháng 8 năm 1833 có nhiều trận đánh ngay trong khu vực phố Sài Gòn và An Thông Hà, tức là tại nơi tập trung đông người Hoa. Sau cuộc chiến, cũng có những sự nghi kỵ, trả thù của chính quyền triều Minh Mạng đối với nhóm người này (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007b, tr.725 – 728). 2.3.4. Cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Trong khoảng thời gian Pháp chiếm Nam kỳ từ 1858 đến 1867 đã diễn ra các cuộc càn quét của quân viễn chinh Pháp nhằm đánh bại quân triều đình nhưng chủ yếu là để tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa của nhân dân ta. Lúc đầu, những di tích của người Hoa hay người Việt thường bị phá hủy bởi ở đó cũng là căn cứ để nhân dân tập hợp và kháng cự lại quân xâm lược Pháp. Trong thời gian sau đó còn có hoạt động của các hội kín, tiêu biểu là Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ trong thời chống thực dân Pháp vốn xuất phát từ phong trào “Phản Thanh phục Minh”. Tiểu kết chương II Tiến trình định cư của người Hoa tại Việt Nam dưới thời phong kiến có thể chia thành ba giai đoạn: cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII; giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII; đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX. Người Hoa mà đặc biệt là các thương nhân dần dần đã có mặt tại các trung tâm kinh tế, đô thị, thương cảng,... của Việt Nam với số lượng lớn. Đồng thời, họ có thực lực kinh tế vững mạnh, có các mối quan hệ chặt chẽ qua việc thành lập các bang, miếu, hội quán. Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, các miếu, hội quán cũng chịu tác động bởi nhiều sự kiện lịch sử khác nhau, đặc biệt trong những thời kỳ xã hội có nhiều biến động xáo trộn, bao gồm cả những sự kiện ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài của cộng đồng này. 15 CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MIẾU, HỘI QUÁN NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển các miếu, hội quán 3.1.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII Tại Phố Hiến: với sự ghi nhận thông tin từ bia ký vào năm 1635 đã có Đông Đô Quảng hội ở phố Bắc Hòa trung thì có thể dự đoán niện đại khởi dựng của Hội quán này vào khoảng cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII. Tại Hội An: Cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII, đã có sự xuất hiện các cơ sở kinh tế – xã hội và văn hóa của người Hoa ở vùng Quảng Nam, đó là các ngôi miếu Quan Đế (làng Trà Nhiêu) và Cẩm Hải cung làng Thanh Hà (gồm có miếu Quan Thánh và Thiên Hậu cung) đều có trước năm 1653. 3.1.2. Giai đoạn giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII Từ khoảng giữa thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XVIII, những miếu và hội quán xuất hiện ở hầu hết các khu định cư của người Hoa. Có thể kể đến những miếu nổi tiếng như miếu Quan Đế ở Hội An (1653), miếu Quan Đế ở Trấn Biên (1684), miếu Quan Đế ở Mỹ Tho (1684), miếu Thiên Hậu ở Thanh Hà - Phú Xuân (1685), hội quán Phúc Kiến ở Hội An (1695), miếu Thiên Hậu và miếu Quan Công ở Phú Xuân (trước năm 1714), miếu Quan đế ở Thăng Long/Kẻ Chợ (trước 1715),… Đặc biệt, đến giữa thế kỷ XVIII, hàng loạt miếu và hội quán ra đời như: Hội quán Dương Thương ở Hội An (1741); hội quán Quảng Đông, Phúc Châu (Biên Hòa) trước 1776. Ở Sài Gòn có, miếu Nhị Phủ (1765), Thất Phủ Võ miếu, Thất Phủ Thiên Hậu cung (1775), Tuệ Thành hội quán (trước 1796). Ngoài ra, các miếu Quan đế và Thiên Hậu cung Hạ phố (Hưng Yên), miếu Quan đế và Thiên Hậu tại Nam Định, miếu Quan đế tại Vũng Lấm (Phú Yên), miếu Thiên Hậu và Quan Đế ở khu Nước Mặn (Bình Định, miếu Quan đế Thuận Phan (Phan Thiết), các hội quán: Chương Châu, Tam Sơn, Ôn Lăng (Sài Gòn), miếu Quan đế ở Hà Tiên cũng được xây dựng muộn nhất là vào trong thế kỷ XVIII. 3.1.3. Giai đoạn thế kỷ XIX Đến các thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt là kể từ sau khi kết thúc cục diện Tây Sơn – chúa Nguyễn, với chính sách ưu đãi của chính quyền họ Nguyễn đối với người Hoa, người Hoa đến định cư tại miền Nam và miền Trung ngày càng nhiều hơn. Bấy giờ người Hoa nhập cư khá dồn dập, chủ yếu vì lý do kinh tế. Họ gồm đủ mọi tầng lớp xã hội và ngành nghề, đặc biệt là lao động nghèo. Do vậy, trong thế kỷ XIX, các miếu, hội quán được dựng lên ở khắp cả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan