Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Mđ 8. ky thuat sua chua nguon atx

.DOC
185
338
90

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Tổng cục dạy nghề ......................................... TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG NGHỀ CHO GIÁO VIÊN DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Mô đun 8: Kỹ thuật sửa chữa nguồn ATX Nghề: Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính – 960h Đối tượng: Giáo viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật chuyên ngành công nghệ thông tin Hà nội, năm 2011 I. LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu Kỹ thuật sửa chữa nguồn ATX được biên soạn theo chương trình khung Nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao Động TB&XH. Nội dung biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ. Khi biên soạn tài liệu, nhóm tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức, những kỹ năng mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng học viên cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để tài liệu có tính thực tiễn. Nội dung tài liệu được biên soạn với thời lượng 60 giờ theo chương trình khung, gồm 6 bài: Bài 1. Sửa chữa nguồn AC Bài 2. Sửa chữa nguồn DC Bài 3. Sửa chữa Mạch Tạo Xung - ổn áp Bài 4. Sửa chữa Biến thế trong bộ nguồn Bài 5. Sửa chữa Mạch điều khiển Bài 6. Sửa chữa Mạch công suất Tài liệu được biên soạn cho đối tượng là Giáo viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật chuyên ngành công nghệ thông tin Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn! 1 II. NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA MÔĐUN Thời gian đào tạo: 60 giờ (Thời gian học: 55h, kiểm tra: 5h) 1. Vị trí, tính chất của mô-đun - Vị trí của mô-đun: mô-đun được bố trí sau khi học viên học xong các môđun: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 - Tính chất của mô-đun: Là mô-đun chuyên ngành 2. Mục tiêu của mô-đun Sau khi học xong mô-đun này học viên có khả năng: - Sử dụng được các công cụ chuẩn đoán khắc phục các hư hỏng của nguồn ATX - Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của bộ nguồn ATX 3. Nội dung mô-đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số TT 1 2 3 4 5 6 Tên bài học Sửa chữa nguồn AC Sửa chữa nguồn DC Sửa chữa mạch tạo xung - ổn áp Sửa chữa biến thế trong bộ nguồn Sửa chữa mạch điều khiển Sửa chữa mạch công suất Tổng cộng 2 Thời gian đào tạo (giờ) Tổng Trong đó Thời gian học Kiểm tra số 6 6 0 10 9 1 10 9 1 10 9 1 12 11 1 12 11 1 60 55 5 III. NỘI DUNG TÀI LIỆU Bài 1. Sửa chữa nguồn AC Thời gian đào tạo: 6 giờ (Thời gian học: 6h, kiểm tra: 0h) I. Mục tiêu - Phân tích được sơ đồ mạch phần nguồn AC - Xác định và khắc phục được các sự cố hư hỏng thường gặp của phần nguồn AC II. Nội dung 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư  Mỏ hàn Mỏ hàn và đế mỏ hàn Mỏ hàn bao gồm: Mỏ hàn và đế mỏ hàn. - Mỏ hàn là dụng cụ được sử dụng để nung nóng chảy thiếc, giúp hàn chặt chân linh kiện với bảng mạch, hay giữa các linh kiện với nhau. - Đế mỏ hàn: là nơi giữ mỏ hàn khi không dùng (vẫn còn nóng). Vì khi đang sử dụng mỏ hàn rất nóng và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng cũng như các vật dụng xung quanh nếu chạm phải. Ngoài ra đế mỏ hàn cũng là nơi giữ nhựa thông để thuận tiện hơn cho công việc hàn mạch. 3  Thiếc Thiếc được sử dụng để kết nối mối hàn. Thiếc Thiếc dùng trong quá trình lắp ráp các mạch điện tử là loại thiếc dễ nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy khoảng 60oC đến 80oC. Loại thiếc thường gặp trong thị trường Việt Nam ở dạng sợi ruột đặc (cuộn trong lõi trụ), đường kính sợi thiếc khoảng 1mm. Sợi thiếc này đã được bọc một lớp nhựa thông ở mặt ngoài (đối với một số thiếc của nước ngoài, thì lớp nhựa thông này thường nằm ở trong lõi của sợi thiếc). Lớp nhựa thông này dùng làm chất tẩy ngay trong quá trình nóng chảy chì tại điểm cần hàn. Đối với những loại thiếc có bọc sẵn một lớp nhựa thông thì màu sắc của nó sẽ bóng hơn là những sợ chì không có lớp nhựa thông bên ngoài.  Nhựa thông Nhựa thông có tên gọi là chloro-phyll, nó là một loại diệp lục tố lấy từ cây thông, thường thì nhựa thông ở dạng rắn, có màu vàng nhạt (khi không chứa tạp chất). Ta sử dụng nhựa thông vì có thể lớp nhựa thông trên chì hàn có thể không đủ dùng. 4 Ngoài việc sử dụng nhựa thông trong lúc hàn. Thì nhựa thông còn được pha với hỗn hợp xăng và dầu lửa để phủ lên mạch in, nhằm mục đích bảo vệ mạch in tránh bị oxy hóa, đồng thời giúp cho việc hàn mạch in sau này được dễ dàng hơn. Ngoài ra việc phủ một lớp nhựa thông trên mạch in còn tăng tính thẩm mỹ cho mạch in. Công dụng của nhựa thông: - Rửa sạch (chất tẩy) nơi cần hàn để chì dễ bám chặt. - Sau khi hàn thì nhựa thông sẽ phủ trên bề mặt của mối hàn làm cho mối hàn bóng đẹp, đồng thời nó sẽ cách ly mối hàn với môi trường xung quanh (tránh bị oxy hóa, bảo vệ mối hàn khỏi nhiệt độ, độ ẩm, …) - Giảm nhiệt độ nóng chảy của chì hàn. Nhựa thông  Kìm Trong quá trình lắp ráp, sửa chữa thông thường ta phải dùng đến hai loại kìm thông dụng đó là: kìm cắt và kìm mỏ nhọn (đầu nhọn). - Kìm cắt: có công dụng + Cắt chân linh kiện trong quá trình hàn mạch + Cắt các đoạn dây chì. 5 + Cắt dây dẫn nối mạch Kìm cắt Lưu ý: + Mỗi loại kìm cắt chỉ cắt được dây dẫn có đường kính tối đa thích hợp. + Nếu dùng các loại kìm cắt nhỏ để cắt các vật dụng có đường kính quá lớn có thể làm hư hỏng kìm. - Kìm mỏ nhọn Kìm mỏ nhọn 6 Kìm mỏ nhọn có công dụng: + Dùng để giữ các đoạn dây đồng (khi xi chì, vì lúc này dây đồng rất nóng). + Dùng để giữ các chân linh kiện khi hàn. + Dùng để giữ các đoạn dây. + Dùng để bóc vỏ dây dẫn. Lưu ý: + Không dùng kìm mỏ nhọn để bẻ các vật cứng vì nó có thể gây hỏng kìm (nên dùng kìm kẹp mỏ bằng để bẻ hay uốn các vật cứng) + Không dùng kìm này như búa. Vì điều này sẽ làm cho kìm mỏ nhọn bị cứng khi mở ra hay đóng lại, gây khó khăn khi sử dụng.  Đồ dùng hút thiếc Hút bớt thiếc trên chân linh kiện để việc tháo linh kiện ra khỏi board mạch dễ dàng hơn. Dụng cụ hút thiếc  Các dụng cụ khác Ngoài các dụng cụ thông thường đã được giới thiệu ở trên thì trong lúc thực hành, học viên cũng cần sử dụng thêm một vài loại dụng cụ khác: 7 - Dao: Sử dụng để cạo sạch lớp oxit bao quanh dây, đoạn chân linh kiện hay mối hàn. Dao còn sử dụng để gọt lớp nhựa bao quanh dây dẫn. - Giấy nhám: Sử dụng thay thế dao khi cần phải làm sạch lớp oxit. - Nhíp gắp linh kiện: sử dụng để tháo hoặc lắp linh kiện trên board mạch. 2. Phân tích mạch và xác định nguyên nhân hư hỏng của phần nguồn AC 2.1. Lý thuyết liên quan a. Chức năng của bộ nguồn Chức năng của bộ nguồn là biến đổi nguồn xoay chiều điện dân dụng (ở Việt Nam là 220V/50Hz) thành các điện áp một chiều cung cấp cho máy vi tính (PC). Các mức điện áp một chiều là: - Điện áp + 12V (đưa ra qua các dây mầu vàng) - Điện áp + 5V (đưa ra qua các dây mầu đỏ) - Điện áp + 3,3V (đưa ra qua các dây mầu cam) - Điện áp – 5V (đưa ra mầu xanh tắng) - Điện áp – 12V (đưa ra dây mầu xanh lơ) - Điện áp +5V STB (Standby - nguồn cấp trước) - Điện áp 4.5-5V PS-ON (Power Switch On - công tắc đóng/ngắt nguồn) - Điện áp 5V PG (Power Good - nguồn tốt, tín hiệu đồng bộ cho tất cả các mạch điện trong PC cùng khởi động. Bộ nguồn máy vi tính 8 Chức năng các khối : (1) Bảo vệ nguồn và tải khi bị sét đánh, khi điện áp vào tăng đột ngột. Lọc, loại bỏ hoặc giảm thiểu các xung nhiễu công nghiệp thông qua nguồn AC đi vào mạch nguồn ATX, nếu những nhiễu này không được loại bỏ có thể gây cháy nổ mạch nguồn, tải, giảm độ ổn định khi tải làm việc. (2) Ngắt mở theo xung kích thích, nhằm tạo ra dòng điện không liên tục trên biến áp chính để lợi dụng hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra điện áp cảm ứng trên thứ cấp. (3) Là tải của công suất chính, tạo điện áp ra thứ cấp, đồng thời cách ly giữa 2 khối sơ/thứ cấp để loại bỏ mass (điện áp cao) của sơ cấp bảo vệ tải và người sử dụng. (4) Là một mạch nghịch lưu công suất nhỏ, có thể dùng dao động riêng hoặc blocking (5) Là tải của công suất cấp trước, nhằm tạo ra điện áp cấp trước gồm 2 mức : 5V, 12-16V cung cấp cho dao động, PS-ON, STB và khuyếch đại kích thích. 9 (6) Nắn, lọc, ổn áp đưa ra các điện áp một chiều standby. (7) Là một mạch dao động RC nhằm tạo ra xung vuông có tần số cố định (các nguồn đời cũ có tần số 13KHz, nguồn đời mới là 19KHz). Xung này được gửi tới điều khiển công suất chính đóng/mở. Xung ra từ dao động có độ rộng xung (tx) biến đổi theo điện áp ra, nếu điện áp ra cao hơn thiết kế thì độ rộng xung giảm xuống. Ngược lại, nếu điện áp ra giảm thấp hơn thiết kế thì độ rộng xung tăng lên. Vì vậy IC thực hiện dao động có tên là PWM (Pulse Wide Modulation – điều khiển độ rộng xung) (8) Khuyếch đại tăng cường biên độ xung điều khiển. Đầu vào của mạch chính là xung vuông ra từ mạch dao động. (9) Là tải của mạch khuyếch đại dao động kích thích với mục đích ghép xung kích thích sang công suất chính, đồng thời không làm mất đi sự cách ly giữa phần sơ cấp, thứ cấp. (10) Bao gồm các mạch nắn, lọc, ổn áp. Đầu vào là điện áp xoay chiều lấy ra từ biến áp công suất chính, đầu ra là các mức áp một chiều ỏn định đưa đến jack ATX. (11) Mạch hồi tiếp ổn định điện áp hoặc ngắt dao động khi điện áp ra quá lớn, ngắt dao động khi có chập tải để bảo vệ mạch nguồn cũng như bảo vệ tải (tránh hư hỏng thêm) (12) Mạch khuyếch đại thuật toán, sẽ hoạt động sau khi máy được bật, tạo ra điện áp PG, thời điểm xuất hiện PG sẽ trễ hơn các điện áp chính khoảng 0.20.5 giây, nhằm chờ cho các điện áp ra đã ổn định. PG đưa vào main và kích thích tất cả các mạch trên main bắt đầu hoạt động ở cùng 1 thời điểm (đồng bộ thời điểm gốc) b. Sơ đồ khối của bộ nguồn Nguồn chính có các mạch cơ bản như:  Mạch tạo dao động. (sử dụng IC tạo dao động)  Biến áp đảo pha đưa các tín hiệu dao động đến điều khiển các đèn công suất.  Các đèn khuếch đại công suất. 10  Biến áp chính (lấy ra điện áp thứ cấp)  Các đi ốt chỉnh lưu đầu ra  Mạch lọc điện áp ra  Mạch bảo vệ Sơ đồ khối của bộ nguồn Sơ đồ khối của bộ nguồn được chia thành các phần chính sau:  Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu: - Mạch lọc nhiễu: có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn , các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp… - Mạch chỉnh lưu: có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng. 11 Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu  Nguồn cấp trước (Standby - STB): - Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính. - Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm. Nguồn cấp trước – Stanby - Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC-SIO và Chipset. 12 - Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh PS.ON (POWER SWITCH ON) có mức logic thấp (=0V).  Nguồn chính (Main Power): Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ. Mạch nguồn chính  Mạch bảo vệ (Protect): - Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho phép. 13 - Lệnh PS.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động, khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh PS.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt động. Mạch bảo vệ  Mạch công tắc (Còn gọi Power ON) Khi ta nhấn nút Power On trên thùng máy (Hoặc kich power on bằng cách chập dây xanh lá và dây đen) Transistor Q10 sẽ ngưng dẫn, kế đó Q1 cũng ngừng dẫn. Tụ C15 sẽ nạp thông qua R15. Chân số 4 của IC TL494 sẽ giảm xuống mức thấp thông qua R17. Theo qui định, chân 4 mức thấp IC TL494 sẽ chạy và ngược lại chân 4 ở mức cao IC TL494 sẽ không chạy. Đây là chổ cốt lõi để thực hiện mạch “công tắc” và mạch “bảo vệ”. 14  Hoạt động ổn áp: Mạch hồi tiếp (feedback) sẽ trích mẫu từ các đường 5V, -5V, 12V, -12V thông qua R25 và R26 để trở về chân số 1 (feedback) của IC TL494. Căn cứ vào tín hiệu này IC sẽ cấp xung ra mạnh hơn hay yếu hơn để cho điện áp ngã ra luôn ổn định ở mức 5V và 12V tương ứng.  Mạch Power Good: Mạch này sẽ tính toán các đường áp chính phụ rồi đưa ra kết luận là bộ nguồn có OK hay không. Mainboard sẽ lấy tín hiệu này làm chuẩn để hoạt động hay không hoạt động.  Mạch quá áp (overvoltage) Thành phần chính gồm Q5 và Q6 và các linh kiện xung quanh. Cũng trích mẫu từ các đường nguồn và tính toán nếu áp sai quy định sẽ cúp nguồn ngay. Ví dụ: Khi kết nối nhầm giữa 5V và -5V sẽ có điện áp đi qua D10, R28, D9 đến cực B của Q6. Transistor này sẽ dẫn và làm cho transistor Q5 dẫn. 5V từ chân 14 IC TL494 qua Diod D11 về chân 4 IC TL494 làm cho chân này ở mức cao, lập tức IC sẽ bị ngừng hoạt động Bốn nhóm chính của bộ nguồn ATX (trong các đường đứt nét) 15 Sơ đồ chi tiết của một bộ nguồn Phân tích các hoạt động của bộ nguồn : - Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC. 16 - Điện áp 300V DC đầu vào sẽ cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính, lúc này nguồn chính chưa hoạt động. - Ngay khi có điện áp 300V DC, nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra hai điện áp: + Điện áp 12V cấp cho IC dao động và mạch bảo vệ của nguồn chính. + Điện áp 8V sau đó được giảm áp qua IC- 7805 để lấy ra nguồn cấp trước 5V STB đưa xuống Mainboard - Khi bật công tắc PWR trên Mainboard, khi đó lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên điều khiển sẽ có mức Logic thấp (=0V), lệnh này chạy qua mạch bảo vệ sau đó đưa đến điều khiển IC dao động. - IC dao động hoạt động tạo ra hai xung dao động được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất. - Các đèn công suất hoạt động sẽ điều khiển dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp của biến áp chính, từ đó cảm ứng sang bên thứ cấp để lấy ra các điện áp đầu ra. - Các điện áp đầu ra sau biến áp sẽ được chỉnh lưu và lọc hết gợn cao tần thông qua các đi ốt và bộ lọc LC rồi đi theo dây cáp 20 pin hoặc 24pin xuống cấp nguồn cho Mainboard 17 - Mạch bảo vệ sẽ theo dõi điện áp đầu ra để kiểm soát lệnh P.ON, nếu điện áp đầu ra bình thường thì nó sẽ cho lệnh P.ON duy trì ở mức thấp đưa sang điều khiển IC dao động để duy trì hoạt động của bộ nguồn, nếu điện áp ra có biểu hiện quá cao hay quá thấp, mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON (bật lệnh P.ON lên mức logic cao) để ngắt dao động, từ đó bảo vệ được các đèn công suất không bị hỏng, đồng thời cũng bảo vệ được Mainboard trong các trường hợp nguồn ra tăng cao. Khi chập chân số 4 của IC dao động (494) xuống mass, IC sẽ hoạt động và cho ra hai xung điện tại các chân 8 và 11, sau đó được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi chuyền qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất, các đèn công suất hoạt động ngắt mở luân phiên để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên) - Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động. - Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard) - Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố. Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động. - Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp. - Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby. Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn: - Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất. 18 - Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần. - Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn. - IC tạo dao động - Thường có số là: AZ750 hoặc TL494 - IC bảo vệ nguồn - thường dùng IC có số là LM339 - Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn - Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp - Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan