Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn nữ quyền l...

Tài liệu Mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái

.DOC
87
17
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ THỊ HIÊN “MẪU THƯỢNG NGÀN” VÀ “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ THỊ HIÊN “MẪU THƯỢNG NGÀN” VÀ “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO KIM LAN HÀ NỘI, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Cao Kim Lan. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2020 HỌC VIÊN Tạ Thị Hiên LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Cao Kim Lan, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Văn học Việt Nam, trong khoa Văn học - Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại Học viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Tạ Thị Hiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................1 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH.............................7 1.1. Khái lược về nữ quyền luận sinh thái.......................................................................7 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh.................................12 Chương 2: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VÀ TỰ NHIÊN TRONG “MẪU THƯỢNG NGÀN” VÀ “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH.....................................................................................................................................18 2.1. Hình tượng người phụ nữ Việt và tiếng nói của tự nhiên trong Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa....................................................................................18 2.2. Thế giới tự nhiên và những chất vấn sinh thái trong Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh.............................................32 2.3. Đạo Mẫu, Phật giáo và sự chi phối với vấn đề giới và tự nhiên............39 Chương 3: MỘT SỐ BÌNH DIỆN TỰ SỰ NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI TRONG “MẪU THƯỢNG NGÀN” VÀ “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”.........................................................................................................................................................50 3.1. Người kể chuyện................................................................................................................50 3.2. Biểu tượng..............................................................................................................................62 KẾT LUẬN...............................................................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bước sang thế kỉ XXI, khi khoa học kĩ thuật – công nghệ và văn minh nhân loại đã đạt những thành tựu vượt bậc, con người trở thành “bá chủ” trên hành tinh Trái đất, thì cũng chính là lúc nhân loại phải đối mặt với một vấn nạn bức thiết: Sự hủy hoại môi trường sinh thái ngày càng tàn khốc. Kinh tế thế giới ngày càng phát triển kéo theo nó là các nhà máy, khu công nghiệp, xưởng sản xuất ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc mỗi ngày thải ra ngoài môi trường hàng triệu tấn khói bụi và chất thải độc hại. Môi trường toàn cầu đang mang trong nó bao nguy cơ tiềm ẩn của hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt. Những hiện tượng cực đoan ngày càng nặng nề và đáng lo ngại, mà nguyên nhân sâu xa là do thiên nhiên đang bị khai thác và xâm hại một cách nghiêm trọng. Xã hội tiến bộ, các đô thị, thành phố lớn với các tòa cao ốc dần thay thế cho các cánh rừng, làng mạc khiến cho nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng lên, con người tìm mọi cách để khai thác tự nhiên từ đất, nước và cả trong không gian. Thiên nhiên - món quà hữu hạn mà Thượng đế ban tặng cho con người, đang dần cạn kiệt, môi trường sống đang dần bị huỷ hoại. Loài người đã nhận thức được rằng, tất cả sự thịnh vượng và hạnh phúc trên hành tinh sẽ biến mất nếu như hệ thống tự nhiên không còn tồn tại. Vì thế, hiện nay sinh thái đã trở thành vấn đề nóng trên toàn cầu, một vấn đề được quan tâm bởi nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có cả văn học. Thực tế, hiện nay trong nghiên cứu văn chương có nhiều lí thuyết khác nhau và mỗi lí thuyết đều cung cấp một phương pháp tiếp cận nhất định hướng tới việc khám phá vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật nói riêng và những vấn đề của xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong xu thế liên ngành, mỗi phương pháp tiếp cận đều ẩn chứa trong đó nhiều hệ tư tưởng khác nhau, có thể tương tác và bổ sung cho nhau ở nhiều cấp độ khác nhau. Phê bình sinh thái và nữ quyền luận cũng vậy. Tồn tại như một nhánh của phê bình sinh thái, nữ quyền luận sinh thái thực chất là hợp lưu của nữ quyền luận và phê bình sinh thái. Ở đó các nhà sinh thái học đã nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa phụ nữ và tự nhiên, nhìn thấy khả năng cân bằng sinh thái trong vấn đề giới và nhiều vấn đề khác xâm lấn và tương tác lẫn nhau giữa hai vấn đề này. Nó mở ra một cách nhìn hoàn toàn mới về vấn đề giới cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường và sinh thái học. Vì thế, đọc tác phẩm văn chương từ nữ quyền luận sinh thái sẽ là một hướng nghiên cứu hứa hẹn có những kiến giải mới đối với những hiện tượng văn chương tưởng đã được khai thác đến cạn kiệt. 1 1.2. Nguyễn Xuân Khánh – một nhà văn có một sức sáng tác bền bỉ, khỏe khoắn, giàu sức sáng tạo với nhiều băn khoăn, trăn trở về thân phận con người nói chung và về người phụ nữ nói riêng. Có thể nói, ông là một hiện tượng khá đặc biệt khi xuất hiện trên văn đàn, khi được biết đến ở cái tuổi “xưa nay hiếm”. Bằng lối viết mang đậm chất truyền thống, kết hợp tài năng và vốn hiểu biết uyên bác của mình, ông đã khiến những người đọc phải ngưỡng phục. Khi phiêu lưu cùng tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, bằng ma lực đặc biệt, ông đã đưa người đọc vào thế giới cổ kính mang đậm những nét văn hoá cổ truyền, nhưng cũng đồng thời hướng người đọc tìm và khám phá vào những con đường mới trong không gian ấy. Bối cảnh lịch sử, không gian văn hoá, nhân vật, sự kiện dường như là một chỉnh thể đầy sống động, nói chuyện “xưa cũ” nhưng lại có sức gợi đến những vấn đề đương thời mang tính thời sự. Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã được tiếp cận từ nhiều góc độ và phạm vi khác nhau, tuy nhiên khảo sát và tìm hiểu chúng từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái thì chưa có công trình nào. Vì thế, đây sẽ là khoảng trống và cũng là cơ hội để đề tài có thể tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ một điểm nhìn mới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Về phê bình nữ quyền sinh thái Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (ecofeminism) là một phong trào chính trị - xã hội ở phương tây ra đời từ thập niên 70 của thế kỉ XX và nở rộ mạnh mẽ từ khoảng những năm 90. Đây là sự kết hợp của dòng chảy nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền và sinh thái học. Đặc biệt chủ nghĩa nữ quyền nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa phụ nữ với các phạm trù sinh thái, đó là cặp quan hệ thống trị và bị trị song song giữa nam giới với nữ giới; giữa con người với tự nhiên. Nền tảng cơ bản và mối quan tâm chủ yếu của lý thuyết này là sự tương đồng giữa phụ nữ với thiên nhiên, kết quả của nền văn hoá phụ quyền hình thành từ thời nguyên thuỷ và phát triển đến đỉnh cao trong chủ nghĩa nhị nguyên nhận thức và chủ nghĩa công cụ cấp tiến vào những cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong lịch sử nhân loại. Khuynh hướng nghiên cứu mới này đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới phê bình thế giới trong đó có cả ở Việt Nam. Năm 1974, nữ học giả Fracoise Eaubonne người Pháp lần đầu đưa ra thuật ngữ “nữ quyền sinh thái” trong cuốn Chủ nghĩa nữ quyền hay cái chết với mục đích nhấn mạnh khả năng của nữ giới trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái toàn cầu. Thêm nữa, Carolyn Merchant trong Cái chết của tự nhiên: Phụ nữ, sinh thái học và cách mạng khoa học đã miêu tả lại quá trình tiến hoá từ sự coi trọng đến sự thống trị tự 2 nhiên và phụ nữ như sau: Quan niệm tự nhiên như là một thể tự nhiên vốn có từ xa xưa, mà trung tâm mà đặt tự nhiên, đặc biệt là trái đất ngang hàng với hình tượng người mẹ. Trong khi đó, Cheryll Glotlty thì lại cho rằng, “chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một diễn ngôn lý thuyết. Tiền đề của nó là nối kết sự áp bức phụ nữ và sự thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền”. Ở Việt Nam, nữ quyền luận sinh thái và việc nghiên cứu phê bình văn học xuất phát từ quan điểm cũng như phương pháp tiếp cận này đã được đề cập ít nhiều. Chẳng hạn, có thể kể đến một số công trình dịch của các tác giả nước ngoài in trong cuốn Lý thuyết và ứng dụng trong các nghiên cứu văn học (do Trần Hải Yến tổ chức bản thảo và biên tập); Phê bình sinh thái là gì (Hoàng Tố Mai tổ chức biên soạn và dịch thuật); cuốn Kỉ yếu Hội thảo Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu (Nguyễn Đăng Điệp chủ biên, 2017). Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu khác như “Phê bình từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: sự kết hợp giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong nghiên cứu văn học của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy- trên tạp chí Sông Hương 2017; “Tìm về với mẹ thiên nhiên: Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái” của tác giả Phạm Ngọc Lan trên Văn hoá Nghệ An; “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hướng tới giải phóng đạo đức” tác giả Viên Linh Hồng trên Diễn đàn văn nghệ Việt Nam….vv. Có thể nhận thấy, khuynh hướng nghiên cứu văn học này đang dịch chuyển và có những thay đổi mạnh mẽ, tác động đến hầu hết các các quốc gia trên thế giới. Ở đây, song song với những tiêu chí của một nhà phê bình sinh thái thuần túy, các nhà phê bình nữ quyền luận sinh thái tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và sinh thái toàn cầu, song công việc này gắn chặt với bản chất nữ tính và các vấn đề nữ quyền, vấn đề giới và con người văn hóa. 2.2. Về các công trình nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Nguyễn Xuân Khánh và những tác phẩm của ông khi xuất hiện đã thu hút đông đảo dư luận, của bạn đọc và giới truyền thông và đặc biệt là từ giới nghiên cứu phê bình văn học. Ở mỗi khía cạnh và mức độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giá trị cũng như những nét độc đáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Trong bài nghiên cứu Ngôn ngữ thân thể trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, Trịnh Thị Lan cho rằng “hiện tượng độc đáo hợp quy luật phát triển của tư duy tiểu thuyết hiện đại …nó mang tính chất lưỡng tính, vừa là thân thể, vừa là tâm hồn”. Tác giả bài nghiên cứu muốn khẳng định, ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh toát lên một cái nhìn đầy tính nhân văn, tức nhà văn đã nhìn ra 3 vẻ đẹp trần gian nơi con người mà bấy lâu nó còn ẩn chìm trong bề sâu của nền văn hóa Việt tràn đầy sức sống. Đỗ Hải Ninh lại khai thác vấn đề này khá cụ thể qua bài nghiên cứu Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Bài nghiên cứu khai thác vấn đề trong mối tương quan giữa hai tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh là Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Bài viết “Tinh thần Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh” của tập thể ba tác giả Phùng Nga, Lưu Vân và Đoàn Đức Hải thì chỉ ra sự quan tâm tới Phật giáo của Nguyễn Xuân Khánh. Trong những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra nhiều lý giải thú vị, sâu sắc về cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Ngoài ra còn một số tiểu luận, luận văn chuyên sâu như : Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử (Phạm Xuân Thạch, 2006) Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (Đinh Công Vĩ, 2006), Đọc Hồ Quý Ly (Phạm Xuân Nguyên, 2006); bài phỏng vấn “Mẫu thượng ngàn – nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh” (2006); “Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt”(2006) của nhà văn Nguyên Ngọc…vv. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án tiến sĩ. Chẳng hạn, luận án tiến sĩ Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (2017) của Phùng Phương Nga; Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh và “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên ở Đại học khoa học xã hội và nhân văn; năm 2010 luận văn thạc sĩ Những đóng góp của Nguyễn Xuân khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua hai tác phẩm “Hồ Quý Ly” và “Mẫu thượng ngàn”) của Thống Thị Thanh trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn; năm 2011 với luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh của Ngô Thị Thuyết Nhung ở Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; năm 2012 với luận văn thạc sĩ Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh ở Đại học Vinh; Năm 2015 với luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ tâm thức Phật giáo của Nguyễn Danh Thực ở Đại học Quốc gia Hà Nội; năm 2016 với luận văn thạc sĩ Motif và biểu tượng trong “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh của Lê Thị Huế ở Đại học Khoa học xã hội và nhân văn… Hầu hết các công trình này đã có những phát hiện và đánh giá về tài năng của Nguyễn Xuân Khánh từ những góc nhìn khác nhau tạo nên cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn khi nhắc đến tiểu thuyết của ông. 4 Có thể thấy, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái thì chưa có luận văn, luận án hoặc bài viết nào đề cập đến. Vì vậy, ở luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung vào đề tài: “Mẫu Thượng ngàn” và “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái với mong muốn có những khám phá nhất định góp phần vào việc khẳng định tài năng cũng như đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh khi nhìn vào diện mạo văn học ở Việt Nam hiện đại. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng trọng tâm tìm hiểu những đặc điểm về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài này sẽ tập trung vào khảo sát hai tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh: - Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, NXB Phụ nữ. - Nguyễn Xuân Khánh (2012), Đội gạo lên chùa, NXB Phụ nữ 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu `Chỉ ra sự tương đồng giữa phụ nữ và tự nhiên trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Sự tương đồng này không chỉ giúp chúng ta nhận ra sợi dây kết nối giữa thế giới nhân loại và thế giới phi nhân, giữa vấn đề giới và tự nhiên, mà điều quan trọng, chính từ sự tương đồng và ngang hàng này sẽ minh chứng cho mối quan hệ ngang hàng, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và tự nhiên. Nó thay thế hoàn toàn cho mối quan hệ thống trị lấy con người làm trung tâm trước đây. Và đây chính là cơ sở để xây dựng một hệ thống sinh thái bền vững và lành mạnh giữa con người với các thực thể khác trong tự nhiên. Từ đó, luận văn có cơ sở để khẳng định tài năng cũng như những đóng góp thực sự của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn “Mẫu Thượng ngàn” và” Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái sử dụng nhiều phương pháp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, trong đó có thể kể đến những phương pháp nghiên cứu chính như sau: 5 Phương pháp nữ quyền luận: Đánh giá sự áp chế của nam với nữ giới, và sự phản ứng từ giới nữ để từ đó thiết lập nên tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Phương pháp phê bình sinh thái: Nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật với môi trường xung quanh, đặc biệt là tìm ra mối liên kết giữa giới nữ và giới tự nhiên trong việc chống lại những thế lực áp chế, thống trị họ. Phương pháp so sánh : So sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh để khái quát thành các luận điểm và so sánh Nguyễn Xuân Khánh với một số nhà văn khác để thấy được nét chung và riêng. Phương pháp cấu trúc: Xem xét, đánh giá các bình diện trong cấu trúc tổng thể của chúng. Phương pháp hệ thống : Thiết lập và sắp xếp các vấn đề một cách logic, khoa học. Phương pháp nghiên cứu liên ngành : Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các giai đoạn mà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh phản ánh ; nghiên cứu các tài liệu về văn hóa Việt Nam làm cơ sở tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Xuân Khánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn bước đầu nghiên cứu các vấn đề của phụ nữ và sinh thái trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh một cách có hệ thống. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái lược về nữ quyền luận sinh thái và hành trình sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh Chương 2: Vấn đề phụ nữ và tự nhiên trong Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh Chương 3: Một số bình diện tự sự nữ quyền luận sinh thái trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa 6 Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1. Khái lược về nữ quyền luận sinh thái 1.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nữ quyền luận sinh thái Chủ nghĩa nữ quyền luận sinh thái (ecofeminism) được biết đến như một phong trào chính trị - xã hội được ra đời ở phương Tây từ những năm 1970 và được phát triển mạnh mẽ từ những năm 1980 đến nay. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái tập trung nghiên cứu những trào lưu lý thuyết liên kết nữ quyền với những vấn đề sinh thái tự nhiên. Khuynh hướng này tìm hiểu về mối liên hệ giữa người phụ nữ với những vấn đề về môi trường tự nhiên và đặt ra câu hỏi: liệu rằng giữa những đứa con của Mẹ thiên nhiên như đất, nước, cây cối, muôn thú với những vấn đề của chúng như hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường… có liên quan gì đến phụ nữ? Có thể nói rằng đây chính là hợp lưu giữa hai dòng chảy sinh thái học và chủ nghĩa nữ quyền. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái được biết đến với hai cách gọi: Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (The feminism of ecology) và Sinh thái học chủ nghĩa nữ quyền (The ecology of feminism). Các đại biểu tiêu biểu là Karen J.Warren(1947- ), Francoise d’Eabonne (1920-2005), Vandana Shiva (1952-), Karolyn Mercant (1936-? ). Trong quá trình hình thành và phát triển ý thức nữ quyền thì nữ quyền luận sinh thái (Ecofeminism) có thể xem là nhân tố chủ yếu tạo nên bước ngoặt của phê bình nữ quyền. Thuật ngữ Ecofeminism do nhà văn, nhà triết học người Pháp Françoise d'Eaubonne đề cập đến lần đầu năm 1974, khi bà kêu gọi phụ nữ tổ chức một cuộc cách mạng sinh thái để cứu trái đất trong cuốn sách Le Féminisme ou la Mort ( Chủ nghĩa nữ quyền hay là chết). Trong cuốn sách này, bà đã lập luận và chỉ ra sự kết nối đặc biệt giữa phụ nữ và thiên nhiên, bởi lẽ phụ nữ và thiên nhiên đều có đặc điểm chung là họ phải chịu sự đàn áp, bóc lột, thống trị của một nền tảng xã hội gia trưởng phương Tây. Từ đó bà đã kêu gọi phụ nữ tham gia vào công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như việc xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa con người với thiên nhiên; giữa nam giới và nữ giới. Bởi lẽ hơn ai hết, phụ nữ phù hợp và có khả năng thực hiện tốt nhất trách nhiệm này. Qua đó Françoise d'Eaubonne khẳng định vị trí và tầm quan trọng cũng như khả năng của giới nữ trong vấn đề giải quyết những nguy cơ sinh thái mang tính chất toàn cầu. Mối quan hệ của nữ giới và sinh thái cũng được đề cập đến trong một số công trình như: Staying alive: women, ecology, and development(1988) - (Duy trì sự sống: phụ nữ, sinh thái và phát 7 triển) của tác giả Shiva Vandana. Trong tác phẩm của mình, Shiva Vandana khẳng định rằng phụ nữ và môi trường có mối quan hệ đặc biệt thông qua các tương tác hàng ngày giữa họ, đặc biệt trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Bà cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm tự nhiên và bóc lột với nữ giới, từ đó đề ra giải pháp giải quyết các vấn đề đó chính bằng con đường sinh thái hài hoà, bền vững và đa dạng. Trong cuốn Ecofeminism: Sociology and environementalism-(Nữ quyền luận sinh thái: Xã hội học và chủ nghĩa môi trường) của Kathryn Miles, tác giả cũng khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa nữ giới với thiên nhiên và vai trò sinh học đặc biệt của họ. Bà còn nhấn mạnh đến sự nhạy cảm của họ với sự thiêng liêng và xuống cấp của môi trường. Tác giả Carolyn Merchant trong công trình nghiên cứu The Death of Nature: Women, Ecology, and Scientific revolution(1990) (Cái chết của tự nhiên: Phụ nữ, sinh thái học và cách mạng khoa học) đã phân tích sâu sắc vấn đề “cái chết của tự nhiên” khi khoa học kỹ thuật phát triển đã làm nảy sinh “thuyết cơ giới” thay thế cho quan niệm tự nhiên của “thuyết hữu cơ”. Greta Gaard trong công trình nghiên cứu Ecofeminism: Women, animals, nauture( Nữ quyền sinh thái: Phụ nữ, động vật, thiên nhiên) đã nói rằng: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái kêu gọi chấm dứt tất cả các áp bức, lập luận rằng không một nỗ lực giải phóng phụ nữ (hoặc bất kỳ nhóm bị áp bức khác) có thể thành công nếu không có một nỗ lực bình đẳng để giải phóng tự nhiên” [28, tr.766-780] Cheryll Glotfelty trong Introduction: Literary Studies in an Age of Environmental Crisis (Dẫn luận nghiên cứu văn học trong thời kỳ khủng hoảng môi trường) cũng khẳng định chủ nghĩa nữ quyền luận sinh thái là một dấu mốc quan trọng trong sinh thái học: “chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một diễn ngôn lý thuyết. tiền đề của nó là sự nối kết sự áp bức phụ nữ và sự thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền”[44]. Theo S.B. Ortner trong công trình nghiên cứu Is female to male as nature is to culture? (Phải chăng quan hệ giữa nữ giới và nam giới cũng tương tự như quan hệ giữa tự nhiên và văn hoá”) đã chỉ ra: “nguyên nhân tình trạng phổ quát của sự bất bình đẳng, xem phụ nữ như một sinh vật hạng hai, Ortner lý giải rằng các tâm thức văn hoá nhân loại thường đồng nhất nữ giới với cái tự nhiên, đồng nhất nam giới với cái xã hội hoá, cái văn hoá và xem cái văn hoá, cái xã hội hoá, cái nhân sinh cao hơn, có giá trị hơn cái tự nhiên.” [33, tr.1316-1331]. 8 Còn theo tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy: “phê bình văn học chủ nghĩa nữ quyền hiểu theo nghĩa rộng là một diễn ngôn gắn với chính trị”, “phân tích những kết nối mang tính khái niệm giữa việc đối xử với phụ nữ và thế giới phi nhân”... Phê bình văn học chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sử dụng phương pháp phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái để nghiên cứu mối quan hệ giữa tự nhiên và nữ giới trong lĩnh vực văn học từ góc nhìn tự nhiên và nữ giới. Nó nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất giữa con người và tự nhiên, giải cấu trúc phương thức tư duy đối lập nhị nguyên giữa nam giới/nữ giới, văn hoá/tự nhiên, tinh thần/ thể xác, lý trí/ tình cảm…”[45,tr.51]. Nhìn các tác phẩm văn học dưới lăng kính phê bình nữ quyền luận sinh thái cho ta cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh song trùng đối với tự nhiên và phụ nữ, đào sâu giá trị sinh thái, đặc trung văn học và nội hàm thẩm mỹ mang trong nó. Tóm lại, không giống như các lý thuyết khác, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không bắt nguồn từ công thức đơn lẻ nào là sự hợp nhất của tư tưởng nữ quyền luận và phê bình sinh thái, trong đó phương pháp tiếp cận của nó được bắt đầu với nữ quyền luận. Trào lưu chính trị xã hội này đã góp phần lật đổ những giá trị truyền thống nhân loại về vấn đề sự thống trị tự nhiên và nữ giới tồn tại từ trước đến nay. 1.1.2. Nữ quyền luận sinh thái trong văn học Việt Nam hiện đại Nữ quyền luận sinh thái là một khuynh hướng nghiên cứu mới và đầy tính khả dụng. Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái – kết tinh của cuộc hôn phối giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong phê bình văn học. Đây là một sự kết hợp như là một sợi dây vô hình gắn bó chặt chẽ giữa thiên nhiên và giới nữ. Trong thời đại ngày nay, vấn đề môi trường và vấn đề về sự đấu tranh bảo vệ, đòi quyền bình đẳng cho nữ giới đang được đặt lên hàng đầu. Sản phẩm kết hợp với phê bình nữ quyền luận sinh thái đã tạo nên những tác phẩm văn học có giá trị nhân văn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc, là hướng đi mới nhằm giáo dục nhận thức về bình đẳng giới và vấn đề bao tồn tự nhiên của con người. Như vậy, phê bình sinh thái có sứ mệnh đặc biệt, nó “tác động đến nhận thức, văn hóa của con người hiện đại theo hướng kìm hãm những dục vọng cùng suy nghĩ và hành động phi lý của con người hiện đại trong quan hệ với tự nhiên” [39, tr. 138]. Văn học Việt Nam cũng có những tác phẩm tiêu biểu, có sức ảnh không nhỏ trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên với vẻ đẹp đầy nội lực, mang đậm thiên tính nữ. Trong truyện ngắn Xuân nữ của Dạ Ngân, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp căng tràn đầy sức sống của Xuânngười phụ nữ tuổi quá tứ tuần. Vẻ đẹp người đàn bà ấy lấn át đi mọi không khí ảm 9 đạm, chết chóc của chiến tranh và được hoà quyện, nâng đỡ cùng với vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ, mượt mà của rừng núi đại ngàn:“Một gương mặt có cạnh hàm hơi vuông nếu nhìn nghiêng… Du kích sống rải rác trong những căn chòi thấp phủ bằng những tàu lá chết, tất cả sự sống phải bị che đậy bằng cái chết của cả một biền lá để qua mắt lũ máy bay các loại quần thảo suốt ngày” [51,tr. 831-832]. Nếu như phụ nữ luôn hoà hợp với thiên nhiên, là sứ giả của tự nhiên, luôn bảo vệ, nuôi dưỡng thiên nhiên và ngược lại thì đàn ông luôn trong thế muốn “áp chế” cả hai vẻ đẹp đó. Beauvoir đã từng nhận định: “Đàn ông muốn tìm thấy ở sự chiếm đoạt phụ nữ một cái gì khác, ngoài yêu cầu thỏa mãn một bản năng: phụ nữ là một đối tượng đặc thù, qua đó đàn ông nô dịch Thiên nhiên” [37, tr.194]. Và rằng: “Trong lúc tạo ra các giá trị, hoạt động của đàn ông tạo nên bản thân cuộc sống với tư cách một giá trị; nó chiến thắng các lực lượng hỗn độn của cuộc sống; nó chinh phục Thiên nhiên và người Phụ nữ”[37, tr.85]. Người phụ nữ luôn mang trong mình thiên tính bảo vệ, nâng đỡ tự nhiên. Họ có thể lắng nghe, thấu hiểu và coi thiên nhiên như những người bạn tâm giao, họ yêu thiên nhiên, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên - nơi quê hương cội nguồn của mình. Nhà văn Quế Hương đã từng chia sẻ: “Tôi viết bằng những mẩu thời gian vun vặt nhặt được. Viết ít thôi khi có cảm xúc bởi còn có thời gian để làm vợ, làm mẹ, yêu thương cây cỏ, con chó đói, mèo hoang…” [28tr.766-780]. Tính nhân văn được thể hiện rõ nét qua sự kết nối giữa tự nhiên vô sinh cũng như hữu sinh mà chỉ có người phụ nữ với bản năng mới có được. Các câu chuyện của cô như bức thông điệp cảnh tỉnh về sự thống trị tự nhiên đã tồn tại từ lâu, con người và những chủng loại khác có mặt trên Trái đất này đều là những sinh mệnh bình đẳng, có sự gắn kết và ảnh hưởng lẫn nhau không phân chia cấp độ cao thấp. Đó là một tư tưởng cốt lõi trong nữ quyền luận sinh thái. Trong Tre nở hoa- Tú dành tình yêu cho những con vật “Tôi đi đâu chó mèo theo đó. Chúng nhận ra tôi” và được chúng bảo vệ trước kẻ thù. Trong khi đó, những người đàn ông lại coi con vật là đối tượng phục tùng, vụ lợi vì “nghề buôn chó sống bán chó chết” được “một vốn bốn lời”[53]. Như thế, ta có thể dễ dàng nhận ra giữa những người phụ nữ và tự nhiên luôn có sự đồng điệu trong cách ứng xử:“số phận người đàn bà là phục tùng, là bị chiếm hữu, bị khai thác như giới Tự nhiên mà mình là hiện thân của sự phì nhiêu huyền diệu bị khai thác” [37,tr.98]. Theo Beauvoir, vai trò của người mẹ rất quan trọng bởi phụ nữ cũng là một “giống loài” của tự nhiên, có chức năng y như Mẹ thiên nhiên với thiên chức không thể thay thế: “Người mẹ là cái rễ cắm sâu trong lòng vũ trụ, và hút nhựa của vũ trụ, là cái giếng 10 phun ra dòng nước sống vốn là một dòng sữa nuôi dưỡng, một dòng suối nóng, một lớp bùn làm bằng đất và nước, giàu những sức lực sinh sản” [37,tr.187]. Bởi vậy “người ta vẫn thừa nhận rằng phụ nữ có một vai trò quan trọng, che chở và nuôi dưỡng mầm giống. Bởi vậy, mọi người phải tôn kính đất, người mẹ” [37, tr.96]. Trong phương diện sự kết hợp giữa vai trò của tự nhiên với sinh mệnh của phụ nữ, Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng:“Trong văn hoá truyền thống, nhân loại luôn ví người mẹ với trái đất” [44]. Nếu người mẹ tảo tần, vất vả, “hao mòn” sức khỏe bởi những đứa con, thì thiên nhiên cũng đang dần suy kiệt khốc liệt bởi bàn tay tàn phá của con người. Dù vậy, người mẹ và thiên nhiên vẫn luôn dang rộng bàn tay đầy bao dung, vị tha cho những lỗi lầm về sự vô tâm, hờ hững và cả những sự ích kỷ cá nhân của con người: “Thậm chí tôi đã khai thác sức lực của bà một cách vô tư và tự nhiên như dòng nước vẫn vô tư và tự nhiên chảy trong dòng suối kia để đến một nơi nào đó? Tôi đã quen được mế chiều chuộng. Tôi đã dựa vào bà quá lâu” [47, tr.112]. Dường như phụ nữ luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc khi sống hài hoà và bảo vệ tự nhiên bởi trong nó là cả một sự tương đồng, cảm thông và thấu hiểu. Trong truyện ngắn Gốc gội xù xì của Hà Thị Cẩm Anh, chúng ta nhận thấy mối ràng buộc giữa tự nhiên và nữ giới: “Tôi chăm sóc cho cả khu rừng mà tôi đang phải sống nhờ. Rừng chính là ngôi làng của tôi. Cây cối là hàng xóm láng giềng, là bạn bè là cậu mợ, cô dì chú bác là người già đáng kính của tôi … Chúng tôi đã thật sự không thể tách rời nhau ra được nữa. Chúng tôi bao dung nhau, che chở cho nhau để cùng nhau mà tồn tại” [47, tr.358] Thiên nhiên chính là mối liên hệ gần gũi nhất để người phụ nữ thể hiện tất cả những vẻ đẹp hoang sơ đầy thiên tính nữ. Thiên nhiên luôn lắng nghe và thấu hiểu; luôn chở che, bảo vệ những người phụ nữ một cách trân trọng và đầy yêu thương. Thay vào đó, phụ nữ cũng thấy sự đồng cảm và thương yêu, cùng chung niềm đau, mất mát và cả những niềm hân hoan, hạnh phúc với mẹ tự nhiên. Nữ quyền luận sinh thái đã thể hiện vai trò quan trọng không thể thay thế của người phụ nữ bởi “người phụ nữ thâu tóm Thiên nhiên với tư cách người Mẹ, người Vợ và Khái niệm” [37, tr.185]. Đó cũng chính là lời kêu gọi con người cùng chung sức bảo vệ và gìn giữ môi trường sống: “con người hãy biết ứng xử thân thiện, hài hòa với thiên nhiên thì Mẹ thiên nhiên sẽ luôn mở rộng tấm lòng bao dung chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn con người” [47, tr.24]; Là lời cảnh tỉnh con người: “Tự nhiên luôn có những logic huyền bí của nó, nếu con người có cư xử ngỗ ngược thì sẽ bị trừng phạt thê thảm” 11 [32]. Tự nhiên và giới nữ là những thực thể bình đẳng, có sinh mệnh riêng nên nếu như nam giới hành xử với họ như “giới thứ hai” thì ắt sẽ phải nhận sự phản ứng của họ. Nữ quyền luận sinh thái chính là tiếng nói của việc “đưa ra những luận điểm phản tỉnh để thúc đẩy sự công bằng không chỉ với tự nhiên mà với cả những số phận gần gũi, bảo vệ, che chở cho tự nhiên, kêu gọi một sự công bằng xã hội” [32]. Lấy nền tảng từ phê bình văn học nữ quyền, nữ quyền luận sinh thái là xu hướng tất yếu của văn học. Nữ quyền luận sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới và việc gìn giữ các giá trị tốt đẹp của tự nhiên. Giải phóng giá trị tinh thần, đạo đức,tiếng nói bình đẳng giữa giới tự nhiên và con người, giữa nam giới và nữ giới. Phê bình văn học kết hợp với nữ quyền luận sinh thái đã tạo nên những tác phẩm truyện ngắn trong văn học Việt Nam những dấu ấn về giá trị nhân văn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giá trị thực tiễn cao, là hướng đi mới nhằm giáo dục nhận thức về việc gìn giữ, tôn tạo tự nhiên và bình đẳng giới. 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh 1.2.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 có bút danh là Đào Nguyễn. Để có nghiệp lớn ở dốc bên kia cuộc đời với một sự nghiệp văn chương gây lên tiếng vang lớn ở văn đàn trong nước, ông đã phải đánh đổi bằng cả máu và nước mắt. Nguyễn Xuân Khánh có một cuộc đời sóng gió và đầy rẫy những biến động. Ông lớn lên trong nỗi đau khi vừa lên 7 đã phải chứng kiến cái chết của cha khi mẹ mới 30 tuổi. Quanh ông là cả thế giới toàn phụ nữ, ông sống cùng ba người mẹ (bố ông có ba vợ),với bác gái và người dì. Sớm thấu hiểu những nỗi đau vô hình của họ: là sự cô đơn của người bác gái không lấy chồng ở vậy nuôi cháu; là nỗi buồn thấu tâm can của người dì có chồng mất sớm và đó cũng là nỗi đau của chính người mẹ. Tuổi thơ Nguyễn Xuân Khánh chìm vào thế giới trong những trang sách và những buổi theo mẹ đi hầu đồng nơi cửa Phật. Ngắm mẹ lên đồng cùng những bước nhảy mê đắm mà man dại nơi linh thiêng, ông đã lặng lẽ gặm nhấm một cách mặn chát nhất, rợn ngợp nhất và cũng hoàn chỉnh nhất về nỗi cô liêu của những người phụ nữ, hiểu thấu những khát vọng buồn bã và sâu thẳm của những người đàn bà xinh đẹp mà bất hạnh. Những cảm nhận sâu sắc từ trái tim đã làm cho tác phẩm của ông đến gần hơn với đạo Mẫu, với cõi thiền. Nó bao chứa một sự tĩnh tại triền miên, một thăng bằng vững chãi trong suốt cuộc đời mình. Với ông, viết văn là một cuộc vật lộn khổ ải, một sự giãy giụa như không thể khác để vượt lên chính mình. Sau này truyện ngắn Một đêm của ông đã giành được giải nhì một cách đầy tình 12 cờ trong cuộc thi truyện ngắn đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, điều này đã kéo ông đến gần hơn với nghiệp bút sách văn chương. Từ đó, ông gắn bó với văn học như duyên nghiệp mà tình cờ số phận với những ngã rẽ bất ngờ đã đặt nó vào lòng tay. Khoảng năm 1960, ông làm biên tập ở Tạp chí Văn Nghệ Quân đội cùng thời với Thanh Tịnh, Vũ Cao, Nguyễn Khải, Võ Minh Châu, Xuân Thiều, Xuân Sách... Năm 1965, ông được chuyển về làm phóng viên của Báo Thiếu niên Tiền phong. Đến năm 1969, ông về hưu non, sáng tác ít đi vì thời buổi đó ông phải lao vào vòng xoáy mưu sinh với gánh nặng cơm áo gạo tiền nuôi mẹ già, con nhỏ. Để trang trải cho cuộc sống, ông vật lộn với đủ nghề từ những nghề “cao sang” như dịch thuật, rồi làm thợ may, cho đến những nghề lao động chân tay nặng nhọc, ông cũng nuôi lợn, nhận gác nhà kho thuê, thậm chí có những khi ông phải bán máu để đổi lại vài hào bạc... tất cả vì miếng cơm manh áo cho gia đình nghèo với bảy miệng ăn. Văn chương đối với Nguyễn Xuân Khánh là “một khu đền đài linh thiêng”, mà khi đã lỡ bước chân vào đó thì khó mà quay trở lại. Nên dù bao năm vật lộn với cuộc sống mưu sinh nhưng với tình yêu và nhiệt huyết, ông vẫn chờ đợi, vẫn hoài thai cho những đứa con tinh thần. Bởi ông biết, cơ duyên của mình nằm trọn ở đó. Giờ đây cái tên Nguyễn Xuân Khánh đã lại được trả về nguyên vẹn dưới tác phẩm của chính ông sau bao nhiêu năm không được thừa nhận. Lúc này người đọc đã lại chào đón, lại chấp nhận và dành sự ưu ái và trân trọng những tác phẩm ông viết, với những thông điệp mà ông gửi gắm. Từ đó, người ta cũng dần ngộ ra chân lý về cuộc sống, đó là một chuỗi vận động và biến thiên, nó sẵn sàng sàng lọc và loại bỏ tất cả những cái trì trệ, cái ấu trĩ, bảo thủ và lạc hậu. Cái đích sẽ tới bao giờ cũng là nơi tươi đẹp hơn, sáng sủa hơn cũng như những cố gắng của Nguyễn Xuân Khánh đã được đền đáp một cách xứng đáng. Ở trong Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa, người đọc có thể dễ dàng nhận ra thông điệp về tình yêu mà ông nhắn nhủ. Dường như, tác phẩm của ông khiến người đọc bị cuốn vào dòng máu nóng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, ta thấy yêu hơn dân tộc mình, đất nước mình, gắn bó sâu sắc hơn với nền văn hóa Việt thuần khiết, và đặt mỗi người trước một trách nhiệm lớn lao là hãy giữ gìn văn hóa Việt trong thời đại ngày nay. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại nhiều tác tác phẩm với nhiều thể loại phong phú. Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ những năm năm mươi Làng nghèo (1958), nhưng tác phẩm đầu tay của ông không được in ấn và đón nhận. Vắng bóng trên văn đàn suốt 20 năm (1969 – 1989), đến năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh mới cho 13 ra đời cuốn tiểu thuyết Miền hoang tưởng; nhưng khi sách vừa in, tác giả bị phê phán kịch liệt. Ông viết tiếp cuốn tiểu thuyết Trư cuồng năm 2005. Biết bao nhiêu tâm huyết ở đó, nhưng đáng buồn là cuốn tiểu thuyết của ông không được xuất bản, đến nay vẫn chỉ có bản thảo trôi nổi trên internet. Nhưng đời không phụ người có tâm, bộ ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly năm 2000; Mẫu Thượng ngàn năm 2006, Đội gạo lên chùa năm 2011 ra đời đã được độc giả chào nồng nhiệt. Nó trở thành một hiện tượng văn học. Khi đó, các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư dành hết lời khen ngợi. Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội lần lượt tổ chức trao giải thưởng cho các tác phẩm này của ông. Hồ Quý Ly giành được 4 giải: – Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết (1998 – 2000) của Hội Nhà văn Việt Nam, – Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, 2001, – Giải thưởng Mai vàng của báo Người lao động, 2001, – Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2002. Mẫu thượng ngàn giành được 2 giải: – Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, 2006, – Giải thưởng văn hoá Doanh nhân, 2007. Đội gạo lên chùa xuất bản đầu năm 2011, đầu năm 2012 đã được trao ngay Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Cùng sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm dịch thuật nổi tiếng của ông như: Những quả vàng (tiểu thuyết của Nathalie Sarraute, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1996); Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất (tiểu thuyết của Taha Ben Jelloun, Trung tâm Văn hóa - Văn minh Pháp và Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1998); Bảy ngày trên khinh khí cầu (Jules Verne, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1998); Hoàng hậu Sicile (tiểu thuyết của Pamela Schoenewaldt, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1999); Tâm lý học đám đông (tiểu luận của Gustave le Bon, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 2006); Sự hình thành biểu tượng ở trẻ nhỏ (Jean Piaget).... cũng gây được nhiều tiếng vang lớn. 1.2.2. Quan niệm về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh Lý luận văn học truyền thống thường xem tác phẩm là tấm gương phản chiếu hiện thực, và giá trị của tác phẩm văn học là phải nói đúng sự thật đang diễn ra hoặc đã từng xảy ra trong đời sống. Nhà văn là “người thư ký trung thành của thời đại”. Cuộc sống là một quá trình vận động không ngừng nghỉ và nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lý luận văn học ở nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX, nhiệm vụ tất yếu của văn học vẫn có nhiệm vụ tất yếu là phản ánh chân thật lịch sử. Theo Lê Ngọc Trà những quan niệm này xuất phát từ tư tưởng văn nghệ Diên An (Trung Quốc), nhưng thật ra nó có cội nguồn từ trong “phản ánh luận” của lý luận mác xít mà người hoàn thiện là Lenin. 14 Bước sang thế kỷ XXI, quan niệm của giới nghiên cứu văn học, mà đặc biệt là của chính những nhà văn về vấn đề văn học phản ánh hiện thực và tái hiện chân thực lịch sử đã có sự thay đổi nhanh chóng, và khá toàn diện. Trương Đăng Dung nhận định: “Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật không phụ thuộc vào sự so sánh, đối chiếu tác phẩm với hiện thực khách quan để xem hiện thực đã “ngang tầm” với hiện thực bên ngoài chưa, mà chủ yếu là tác phẩm có giúp ta nhận thức về hiện thực, có tạo ta được tư tưởng gì mới mẻ để ta cải tạo hiện thực hay không?” [12 ,tr.150]. Trong những bài nghiên cứu của các nhà lý luận, phê bình đã không còn thấy xuất hiện nhiều những câu nói mang tính chất như “kim chỉ nam” của Lenin, Tolstoi hay Balzac nữa, thay vào đó là câu nói nổi tiếng của A.Dumas: “Lịch sử là gì? Đó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi thôi”. Hiểu đơn giản là họ xem những sự kiện, nhân vật lịch sử và sự thật lịch sử chỉ là cái cớ cho nhà văn sáng tạo nên tác phẩm của mình. Nguyễn Xuân Khánh sinh ra ở Cổ Nhuế là một vùng đất cổ với nhiều di tích tâm linh như đình thôn Viên (thờ thành hoàng Đông Chinh Vương), đền Bà Chúa, đình thờ công chúa Tả Minh Hiến (con thứ tư của vua Lý), chùa Sùng Quang (có xuất hiện lại trong Mẫu thượng ngàn)... Ông từng chia sẻ “Mẫu Thượng Ngàn là câu chuyện của làng quê tôi….Có những cuốn tiểu thuyết mà muốn viết thì mình phải trải nghiệm. Và đó hoàn toàn là mảng sống thật. Nhưng cũng có những cuốn tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu, nhưng cũng lại rất thật, y như đời sống.... Làm một nghề để cho tinh đã khó rồi, nữa là nghề tạo ra văn hóa - nghề viết văn. Viết văn có nghĩa là tổng hợp, nhìn từ đời sống mà rút những cái tinh túy từ đời sống ra thì mình phải có đào luyện và cẩn thận”[17]. Với. Ông đã dùng chính vốn sống cùng sự trải nghiệm về về văn hóa, phong tục tập quán, văn học cổ kim trong ngoài nước để viết. Những đứa con tinh thần của ông được công chúng đón nhận vì ngoài cái tôi bản ngã rất riêng còn là những phong vị, truyền thống dân tộc thấm đẫm trong mỗi trang sách. Người đọc đón nhận vì dường như họ thấy mình ẩn khuất đâu đó trong từng trang sách ấy. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Mẫu Thượng Ngàn; Đội gạo lên chùa lại mang trong mình nhiều tầng văn hoá đến thế. Nguyễn Xuân Khánh đã phải dày công tìm hiểu về những nền tảng của văn hóa làng của người Việt; về Nho giáo, đạo Mẫu, Phật giáo; hay đến tín ngưỡng đạo Mẫu là riêng của Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nguyễn Xuân Khánh viết không để cầu danh, cũng chẳng cầu vinh. Ông viết như một nhu cầu tự thân, viết để “di dưỡng tâm hồn”. Với ông, văn chương trước khi là vũ khí, là tiếng nói tố cáo, thì đó phải là nơi người viết có cảm xúc và người đọc có rung 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan