Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phó...

Tài liệu Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1960 1975)

.PDF
185
334
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1960-1975) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1960-1975) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Tung Hà Nội - 2014 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT BCHTƯĐ Ban Chấp hành Trung ương Đảng BCT Bộ Chính trị CPCMLTCHMNVN Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ĐCS Đảng Cộng sản LĐVN (Đảng) Lao động Việt Nam MTDTGPMNVN Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nxb Nhà xuất bản TBCN Tư bản chủ nghĩa Tr. Trang VNCH Việt Nam Cộng hòa VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa XHCN Xã hội chủ nghĩa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Hồng Tung. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014 HỌC VIÊN Trần Thị Lan Phương LỜI CẢM ƠN Luận văn này không thể hoàn thành nếu không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt thành của nhiều người. Trước hết, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hồng Tung, người Thầy tận tâm đã chỉ dạy và hướng dẫn học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn. Sự biết ơn sâu sắc của bản thân học viên dành cho Thầy giáo hướng dẫn về thời gian, sự kiên nhẫn, sự động viên về tinh thần và lý tưởng khoa học cũng như những lời khuyên quý báu mà Thầy đã truyền thụ. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc biệt là tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền thụ những nguồn kiến thức, tinh thần, thái độ, và lý tưởng khoa học cần thiết và quý báu cho thế hệ sinh viên, học viên chúng em trong suốt những năm tháng học tập, trưởng thành. Học viên cũng gửi lời cảm ơn tới Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã ủng hộ, cung cấp những nguồn sử liệu quý giá cho bản thân học viên trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt học viên gửi lời cám ơn chân thành tới ông Đỗ Phượng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Đức Giáp - nguyên Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã cung cấp những tư liệu quý báu liên quan đến một phần đề tài. Cuối cùng, học viên cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và gia đình, những người đã khuyến khích, động viên và ủng hộ học viên trong suốt chặng đường học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014 HỌC VIÊN Trần Thị Lan Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 NỘI DUNG ..........................................................................................................13 Chương 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960).....................................................................13 1.1. Từ đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 đến Đồng khởi 1960...........13 1.1.1. Quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam...............13 1.1.2. Phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam (1954 - 1960) .........................................................................................21 1.2. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời..............................27 1.2.1. Quá trình hình thành chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất mới ở miền Nam Việt Nam.....................................................................................27 1.2.2. Hội nghị thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam..36 Chương 2. HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 1960 - 1975 ................45 2.1. Hoạt động và đóng góp của MTDTGPMNVN trong thời kỳ 1960 - 1968.....45 2.1.1. Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1960 - 1965) ...........................................................45 2.1.2. Động viên toàn dân giành thắng lợi trong “Chiến tranh cục bộ” và sự ra đời Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (1965 1968) ..................................................................................................................66 2.2. Hoạt động và đóng góp của MTDTGPMNVN trong thời kỳ 1969 - 1975.....97 2.2.1. Đoàn kết toàn dân, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1969 - 1973) .......................................97 2.2.2. Phát huy thế thắng của khối đại đoàn kết toàn dân tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) .........................120 KẾT LUẬN........................................................................................................131 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152 PHỤ LỤC...........................................................................................................160 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, truyền thống đó được hun đúc trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tổng kết lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa I) họp tháng 5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) khi quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh: “Sử dạy ta rằng khi nào dân ta đoàn kết thì nước ta độc lập, khi nào dân ta chia rẽ thì nước ta bị nước ngoài đô hộ”. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại nên đã giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lịch sử và truyền thống của Mặt trận Dân tộc Thống nhất luôn luôn gắn liền với lịch sử và truyền thống của Đảng, của dân tộc Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, sau thống nhất thành Mặt trận Liên Việt đã tập hợp sức mạnh dân tộc về một khối, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi. Trong bối cảnh sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị xã hội khác nhau, với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau song đều nhằm mục tiêu chung là thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Đảng ta quyết định thành lập ở mỗi miền một Mặt trận riêng, ở miền Bắc là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ra đời năm 1955), ở miền Nam là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng 1 miền Nam Việt Nam (20/12/1960). Mặt trận cùng giương cao ngọn cờ như một biểu tượng sáng ngời của ý chí vì độc lập tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam, trở thành trung tâm đoàn kết, ngọn cờ quy tụ các lực lượng yêu nước và tiến bộ tại miền Nam Việt Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đối với cách mạng miền Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi đã chọn đề tài “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1960 - 1975)” làm đề tài luận văn Thạc sỹ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề Mặt trận trong lịch sử Việt Nam cận hiện đại thu hút được đông đảo sự quan tâm nghiên cứu của các học giả từ trước tới nay. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu được chia thành các nhóm tài liệu như sau: Các công trình nghiên cứu trong nước Sách tham khảo, chuyên khảo Trước hết là tác phẩm ra đời trong thời gian hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như: Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: từ sau Đại hội I đến tháng 9/1962, từ năm 1962 đến tháng 11/1963, từ tháng 12/1963 đến tháng 10/1964,… công bố tư liệu về hoạt động của Mặt trận trong từng thời kỳ; hay cuốn Cương lĩnh Chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cho thấy sự hoàn chỉnh về đường lối chiến lược của Mặt trận. Bên cạnh đó còn phải kể đến công trình nghiên cứu của Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng gồm 5 tập, cung cấp một cái nhìn toàn diện về lược sử đấu tranh của đồng bào miền Nam Việt Nam. Năm 1943, Trần Văn Giàu được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, đóng vai trò lớn trong việc tổ chức đấu tranh và thành lập chính quyền nhân dân, góp công lao lớn trong thành công của cuộc nổi dậy giành chính quyền tại Sài Gòn ngày 25/8/1945. Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Văn Giàu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm 2 thời Nam Bộ. Pháp quay lại tái chiếm Nam Bộ, Trần Văn Giàu được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ, đóng vai trò lớn trong việc kiến tạo đường lối kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Trên chiến trường, ông là một chiến sĩ kiên cường, một nhà lãnh đạo cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Bộ sách đồ sộ Miền Nam giữ vững thành đồng do giáo sư Trần Văn Giàu một mình biên soạn. Bộ sách gồm 5 tập dày 2500 trang là đóng góp lớn của giáo sư thể hiện chủ nghĩa anh hùng và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Bộ sách toát ra một niềm tin mãnh liệt đối với tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam và dự báo một cách sáng suốt và vững chắc sự sụp đổ của Mỹ ngụy và sự toàn thắng của nhân dân ta. Bộ sách đầy tâm huyết này của giáo sư Trần Văn Giàu có tác động lớn đối với xã hội Việt Nam mà không bộ sách nào lúc đó có thể so sánh được [105]. Những bài viết, những cuốn sách xuất bản cùng thời đó là những nguồn tư liệu vô cùng quan trọng và quý giá để chúng ta khai thác. Với độ lùi thời gian, những công trình có liên quan về vấn đề đang đặt ra có độ tăng về số lượng và cả chất lượng. Công trình của Hồ Sỹ Thành và Trần Thị Nhung: Bộ Tư lệnh miền, NXB. Trẻ, 2005. Hai tác giả của công trình đồng thời cũng là cán bộ nghiên cứu lịch sử: Thượng tá Nhà văn Lam Giang (Hồ Sĩ Thành) và Trung tá Tiến sĩ Trần Thị Nhung đã cung cấp dung lượng lớn của công trình để giúp bạn đọc phần nào hình dung được xuất xứ, quá trình hình thành và hoạt động của Bộ Tư lệnh Miền - Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1961-1976), Bộ Tư lệnh Miền đã lãnh đạo chỉ huy các lực lượng vũ trang vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn, lập nên những kỳ tích chiến công, góp phần cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Chứa đựng một kho thông tin sống động về một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của 30 năm ròng rã kháng chiến chống Mỹ, cùng việc trình bày theo dạng câu hỏi - đáp, qua đây, những tư liệu về MTDTGPMNVN cũng được cập nhật. 3 Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho ấn hành cuốn “Chung một bóng cờ” (về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) của tập thể tác giả do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ đạo, biên soạn. Công trình này là một tuyển tập hồi ký dày dặn với dung lượng lên tới gần 1000 trang sách, ghi chép lại những hồi ức về quá trình hoạt động của hơn 100 nhân vật thuộc thế hệ đảng viên quan trọng ở miền Nam như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Văn Trà, Trần Nam Chung, Trần Bạch Đằng, Ung Ngọc Kỳ,... Với dày đặc những sự kiện chi tiết và cả khái quát, nhiều tư liệu quý giá được chia sẻ, đối với vấn đề đang nghiên cứu, công trình này có ý nghĩa tương đương như một niên giám về MTDTGPMNVN. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập MTDTGPMNVN (20/12/2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã ra mắt cuốn “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam” của tập thể tác giả, do đồng chí Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN chỉ đạo biên soạn. Cuốn sách là tập hợp các bài viết, hồi ức, suy nghĩ của những người đã từng tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh đàm phán trên bàn Hội nghị Paris, cung cấp cho chúng ta nguồn tư liệu quan trọng về hoạt động đối ngoại của Mặt trận. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày ký Hiệp định Paris, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris”, trong đó đáng chú ý có công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Bá Thành về “Phong trào đô thị và lực lượng chính trị thứ ba với đàm phán Paris”, khẳng định những đóng góp quan trọng trên mặt trận chính trị ở các đô thị miền Nam và tại Hội nghị Paris. Mặc dù lực lượng thứ ba đóng một vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng cho đến nay, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này vấn còn khá ít và đây vẫn là một khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề tập hợp lực lượng để xây dựng khối đoàn kết toàn dân chống Mỹ, cứu nước. 4 Đặc biệt cuốn Tham luận Hội thảo khoa học Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam những chặng đường vẻ vang là công trình tập hợp hơn 40 bài tham luận trình bày tại Hội thảo đã làm sâu sắc các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Ðảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận trong các giai đoạn của cách mạng; chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ðồng thời nêu bật những bài học lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, khẳng định sự ra đời, quá trình phát triển, vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Mặt trận đối với cách mạng Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong việc hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các biện pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Đáng chú ý là các bài: Vai trò của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc; Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam - một thành công của Đảng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc chống đế quốc Mỹ và tay sai của TS. Nguyễn Bình và Nghiên cứu sinh Dương Minh Huệ. Và công trình “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (19601977)” của tác giả Hà Minh Hồng - Trần Nam Tiến là một chuyên khảo ngắn gọn và đầy đủ về Mặt trận giải phóng với những nội dung cơ bản về quá trình ra đời, hoạt động và vai trò hết sức to lớn của MTDTGPMNVN. Qua 4 chương sách, công trình đã cung cấp những tư liệu về lịch sử và hoạt động Mặt trận, phân tích và khẳng định tính tất yếu “sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhằm đoàn kết tập hợp các lực lượng, tầng lớp yêu nước ở miền Nam, tiếp tục thực hiện chuyển thế chiến lược cho cách mạng miền Nam. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã phất cao trên các chiến trường miền Nam, hướng dẫn nhân dân đấu tranh trong cuộc chiến đấu một mất một còn với chiến tranh thực dân mới của Mỹ và chế độ tay sai. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng giương cao như một biểu tượng sáng ngời của ý chí vì độc lập 5 tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam trên nhiều nơi của thế giới những người lao động yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã theo các đoàn quân giải phóng và lực lượng tiến công và nổi dậy vào chiếm lĩnh dinh lũy cuối cùng của chế độ thực dân mới ở Sài Gòn, báo hiệu niềm vui chiến thắng vẻ vang của quân và dân cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc” [48; tr.5] đem lại Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử. Một số sách của các bộ, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền: Thông tấn xã Việt Nam - 50 năm một chặng đường; 55 năm Thông tấn xã Việt Nam; Hồi ức Thông tấn xã Giải phóng; Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Đài Phát thanh Giải phóng; Lịch sử nhiếp ảnh,... Các bài báo và tạp chí Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai ở miền Nam nước ta hiện nay của Trần Huy Liệu (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 69, tháng 12/1964); Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam - ngọn cờ đoàn kết, ngọn cờ tất thắng của Nguyễn Công Bình (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 57, tháng 12/1963); Ba mũi giáp công trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ và tay sai ở miền Nam của M.N (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 86, tháng 5/1966); Mấy nét về phong trào nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam của Quỳnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 91, tháng 10/1966); Từ Chương trình mười điểm đến Cương lĩnh chính trị của MTDTGPMNVN của Bùi Đình Thanh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 116, tháng 11/1968),... Những bài viết trên đây đã đi sâu nghiên cứu về vai trò, hoạt động đối nội, đối ngoại, chủ trương, chính sách của Mặt trận trong việc thu hút, tập hợp lực lượng xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Tạp chí Mặt trận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải chuyên đề cho những công trình mới về vấn đề nghiên cứu. Tiêu biểu có các bài của các tác giả: 6 Tác giả Trần Trọng Tân với bài MTDTGPMNVN với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, số 86 (12 - 2010). Tác giả Trần Trọng Tân nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất được điểm lại từ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam từ khi có MTDTGPMNVN ra đời, lãnh đạo cho tới ngày toàn thắng, tác giả đã đi tới tổng kết mang tính tầm vóc về vai trò của Mặt trận: “Thắng lợi đó cho thấy rõ vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được thực hiện theo mưu lược của Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng to lớn” [108]. Tác giả Phạm Phúc Vĩnh với bài MTDTGPMNVN với mục tiêu đại đoàn kết dân tộc. Bằng phương pháp phân tích thực chứng những đóng góp của Mặt trận trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh, giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả một lần nữa nhấn mạnh: “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn đấu tranh cách mạng ở miền Nam và kế thừa truyền thống yêu nước, đại đoàn kết của dân tộc. Trong 17 năm tồn tại, trong đó đặc biệt là 15 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, MTDTGPMNVN đã liên tục giương cao ngọn cờ dân tộc, nhờ vậy đã động viên được một cách cao nhất tinh thần yêu nước ở mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết được, tạo ra khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của MTDTGPMNVN do Đảng lãnh đạo cộng với sự chi viện của miền Bắc và sự ủng hộ của bè bạn quốc tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đưa sự nghiệp cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi này một lần nữa khẳng định sức mạnh to lớn của truyền thống đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam, đồng thời thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng” [108]. Tác giả Nguyễn Quý Tỵ, với tiêu đề Mãi mãi còn đó sự nghiệp vẻ vang của MTDTGPMNVN. Tác giả đã đóng góp vào việc tổng kết vai trò to lớn của tổ chức mặt trận tiêu biểu này trong công cuộc kháng chiến 20 năm của dân tộc 7 chống Mỹ. Từ đó, liên hệ với sứ mệnh tiếp nối của cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay trong công cuộc dựng xây đất nước của dân tộc. Các công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài Đây là nguồn tư liệu hoặc bằng tiếng nước ngoài hoặc đã được dịch ra tiếng Việt, bao gồm những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu từ các nước khác nhau trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Nga,... Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: Viet Nam, The Ten Thousand Day War (Việt Nam, cuộc chiến tranh mười ngàn ngày) của Micheal Maclear, Nxb Sự thật Hà Nội, 1990; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ của G.C Herring, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Những bài học của chiến tranh Việt Nam của Shingo Shibata do Viện Thông tin Khoa học xã hội dịch và phát hành, Hà Nội, 1976; J.Pimlott: Việt Nam những trận đánh quyết định (Trung tâm Thông tin Khoa học công nghệ môi trường, Bộ Quốc phòng, 1997),... Nổi bật là cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh của Gabriel Kolko (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003). Tác giả đã đi sâu phân tích lí do “tại sao Đảng Cộng sản đã thắng ở Việt Nam và Mỹ lại đã thua”, “Đảng có thể dung hòa như thế nào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954 với những xu hướng và những cuộc đấu tranh liên tục ở miền Nam?”, “Đảng Cộng sản cũng phải luôn luôn giải quyết chiến lược chính trị của mình đối với những người ngoài hàng ngũ của Đảng. Đảng có thể xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi gồm nhiều giai cấp như thế nào… Khó khăn trong việc thực hiện liên minh giai cấp bên cạnh đấu tranh giai cấp luôn luôn đứng trước Đảng trong hàng thập kỷ, trở thành một đề tài cho toàn bộ lịch sử của Đảng” [52; tr.30]. Bên cạnh đó phải kể đến Hồi ký của R.Mc.Namara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ra đời sau 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). Tác giả đã phân tích 11 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của Mỹ ở Việt Nam và cho rằng việc “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa 8 dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó” của phía Mỹ là một trong những nguyên nhân thất bại quan trọng. I.V.Gaiduk viết cuốn Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam. Tác giả là nhà sử học đồng thời là chuyên gia về quan hệ Xô - Mỹ, ông đã phân tích các nhân tố, các sự kiện chính và động cơ hành động ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Liên Xô trong những năm 1964 - 1973 đối với Việt Nam. Tác giả cũng đề cập nhiều đến quan hệ Xô - Mỹ, quan hệ Xô - Trung và đường lối chiến lược của mỗi nước trong từng giai đoạn liên quan đến các mặt quân sự, ngoại giao của cuộc chiến tranh Việt Nam. Tất cả những tìm kiếm, liên quan, khảo lược bước đầu này về nhóm sử liệu nước ngoài cho đề tài nghiên cứu đã giúp học viên có thêm những góc nhìn, phương pháp nghiên cứu toàn diện, cũng như cảm hứng say mê với đề tài thực hiện. Nhìn chung lại, những công trình nghiên cứu trên đã đi vào những góc độ nghiên cứu khác nhau của vấn đề, song chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện về vai trò, hoạt động của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất Tổ quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ vai trò của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975). Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận văn có nhiệm vụ kế thừa thành quả của nhừng nhà nghiên cứu đi trước, thu thập, xử lý tư liệu mới nhằm: - Hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung những tư liệu mới, góp phần khôi phục một cách khách quan quá trình hoạt động và đóng góp của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua hai giai đoạn: 1960 - 1969 và 1969 - 1975. - Đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Trung ương Cục miền Nam với quá trình tập hợp lực lượng, xây 9 dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện chủ quan và khách quan, học viên mới chỉ tập trung vào trình bày những đóng góp chủ yếu của MTDTGPMNVN trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao mà chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ càng về những đóng góp của Mặt trận trên lĩnh vực quân sự. - Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về vai trò của MTDTGPMNVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm vận động quần chúng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới. 4. Nguồn tài liệu - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và thời đại. - Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, sắc lệnh,… của Đảng về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; các báo cáo, cương lĩnh, kế hoạch, chương trình hành động của MTDTGPMNVN; thư, điện, bài phát biểu,… của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,… - Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Sử học, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử,… - Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử quân sự Việt Nam,… là nguồn tài liệu bổ trợ dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. - Những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu là các tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt) đã được khai thác nhưng còn một số hạn chế do yếu tố chủ quan và khách quan của tác giả. 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân, về dân tộc và giai cấp, về tập hợp lực lượng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc Thống nhất,… Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hoạt động của Mặt trận thông qua tư liệu, báo chí, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của Mặt trận, thông qua hồi ký các nhân chứng lịch sử. Phương pháp logic được sử dụng để nghiên cứu vai trò của Mặt trận đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam nói riêng và đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê, so sánh lịch đại và đồng đại, phân tích, tổng hợp, hệ thống,… 6. Đóng góp của Luận văn Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, Luận văn có những đóng góp sau: - Sự ra đời của MTDTGPMNVN đã khẳng định sự phát triển và sức mạnh tổ chức của phong trào yêu nước và cách mạng miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương Cục miền Nam, MTDTGPMNVN đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam, được sự chi viện sức người sức của của nhân dân miền Bắc đã bền bỉ và kiên cường đấu tranh, lần lượt đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Với phương thức tổ chức và hoạt động đúng đắn mà cốt lõi là đoàn kết toàn dân phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Mặt trận coi trọng cả hoạt động đối nội và đối ngoại. Về đối nội, trước khi 11 CPCMLTCHMNVN được thành lập (06/6/1969), Ủy ban Trung ương Mặt trận và Ủy ban Mặt trận các cấp cùng Ủy ban nhân dân cách mạng cùng cấp là người tổ chức, quản lí mọi mặt đời sống nhân dân ở vùng giải phóng, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng. Về đối ngoại, Mặt trận nêu cao sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân, các dân tộc, các lực lượng hòa bình tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. - Bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về vai trò của Mặt trận, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc phát huy vai trò của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm hai chương và những tiết cụ thể. Chương 1: Quá trình hình thành Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1954 - 1960) Chương 2: Hoạt động và đóng góp của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1960 - 1975 12 NỘI DUNG Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960) 1.1. Từ đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 đến Đồng khởi 1960 1.1.1. Quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới ngày càng vững mạnh, hệ thống XHCN thế giới được hình thành. Đặc biệt, sau khi cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi, tuyên bố đi lên CNXH, làm cho so sánh lực lượng đã ngả hẳn về phía cách mạng. Hệ thống XHCN lớn mạnh đã trở thành đồng minh và hậu phương quốc tế vững chắc của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các nước XHCN, nhất là Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học, công nghệ, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng hạt nhân và chinh phục vũ trụ. So sánh lực lượng giữa hai phe có sự thay đổi lớn. Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô, của phe XHCN tăng lên rất nhanh và có mặt áp đảo phe TBCN trong những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH, trở thành một thành viên trong đại gia đình các nước XHCN. Sức mạnh của hệ thống XHCN được tạo bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là chính sách chung, mà chung nhất là các nước XHCN đều mạnh mẽ chống chủ nghĩa đế quốc, chống Mỹ, bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân lao động các nước vì hòa bình, dân sinh, dân chủ. Cùng với chiến thắng của Việt Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, phong trào giải phóng dân tộc có bước phát triển vượt bậc, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Chỉ trong vòng 5 năm từ năm 1956 đến năm 1960 đã có 26 nước giành được độc độc lập. Riêng trong năm 1960 có 19 nước được giải phóng, trong đó có 18 nước châu Phi, cho nên năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” [47; tr. 21]. 13 Khi cuộc chiến tranh Việt Nam nổ ra, thì cũng là thời điểm đỉnh cao của chiến tranh Lạnh giữa hai hệ thống xã hội TBCN và XHCN, biểu hiện thông qua sự gia tăng nhanh chóng về chi phí quân sự và thành lập liên tiếp các khối, liên minh quân sự trên nhiều khu vực thế giới. Ngày 4/4/1949, Mỹ đứng ra thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến ngày 8/9/1954 lại lôi kéo đồng minh thành lập tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Bước sang năm 1955, Mỹ - Anh thành lập khối Bátđa ở Trung Đông (CENTO), cũng trong năm này, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thành lập khối quân sự Vácsava. Nhìn chung, tuy trong nội bộ khối XHCN đã xuất hiện những mâu thuẫn nội tại và những hạn chế nhất định, nhưng “ba dòng thác cách mạng” trên thế giới (phong trào XHCN, phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ ở các nước TBCN, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới) đang ở thế tiến công mạnh mẽ vào CNTB. Trong khi tình thế đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN diễn ra gay gắt, phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục ngày càng sôi nổi, xu hướng chống Mỹ phát triển mạnh, thì xu thế trung lập và không liên kết được nhiều nước dân tộc chủ nghĩa hưởng ứng. Ở khu vực châu Á, có ba xu thế chính trị khác nhau. Trước hết là xu thế XHCN của các nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Các nước còn nằm trong quỹ đạo của Mỹ, chủ trương chống cộng triệt để, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và các thuộc địa cũ của Mỹ, Anh, Pháp (như Philippines, Pakistan, Mã Lai, Singapore,...). Từ năm 1955, xuất hiện một khuynh hướng chính trị mới: các nước mới giành được độc lập không muốn bị lôi kéo vào cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Liên Xô và Mỹ, tự tìm con đường trung lập, không liên kết về mặt quân sự với bất cứ khối nào, dẫn đến sự ra đời của “Phong trào không liên kết”. Phong trào này quy tụ được đông đảo các quốc gia mới giành được độc lập, do đó cùng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan