Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Marketing ve gia cam,trung...

Tài liệu Marketing ve gia cam,trung

.DOCX
24
540
66

Mô tả:

marketing ve gia cam va trung
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------------------------------------------------- TIỂU LUẬN Đề tài: “MARKETING VỀ GIA CẦM, TRỨNG” HÀ NỘI – 2018 I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm trên thế giới, và Việt Nam 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm trên thế giới. - Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Gia cầm được nuôi với số lượng lớn nhất là gà. Hơn 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm như một nguồn thực phẩm quan trọng, gà cho cả thịt và trứng. Tổng cộng, Chỉ riêng tại Anh tiêu thụ hơn 29 triệu quả trứng mỗi ngày. - Từ năm 2000, sản xuất thịt gia cầm liên tục tăng và tỷ lệ tăng cao hơn so với các loại thịt khác nên đến năm 2016, tổng sản lượng thịt gia cầm toàn cầu đã xấp xỉ tổng tống sản lượng thịt lợn (chỉ thấp hơn 200.000 tấn). - Châu Á sản xuất tới 34% tổng sản lượng thịt gia cầm thế giới. Các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Brazil đã sản xuất 68 triệu tấn, chiếm 58,56% sản lượng thịt gia cầm toàn cầu. - Theo thống kê của FAO ( tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc ) giai đoạn từ năm 2000 – 2014, tổng sản lượng trứng gia cầm toàn cầu đã tăng 36,5%, bình quân tăng 2,8%/ năm. Năm 2014, tổng số gà đẻ trứng thế giới là 7,2 tỷ con và sản xuất 1.320 tỷ quả trứng, tương đương 70 triệu tấn trứng. - Châu Á – Thái Bình Dương, vẫn là khu vực sản xuất nhiều trứng gà nhất toàn cầu. Năm 2014, châu lục này có 4,2 tỷ gà đẻ trứng, sản xuất 41 triệu tấn trứng chiếm tổng số 59% toàn cầu. Vị trí thứ hai là châu Âu, sản xuất 11 triệu tấn trứng, chiếm tỷ trọng 16% toàn cầu. Thứ ba là Bắc Mỹ, với sản lượng trứng là 6,2 triệu tấn và tỷ trọng là 9%. Lần lượt tiếp theo là Nam Mỹ với sản lượng 4,7 triệu tấn và tỷ trọng 6,75% và châu Phi sản xuất 3 triệu tấn và chiếm tỷ trọng 4,5% toàn cầu. - FAO, năm 2013, sản lượng trứng gia cầm sản xuất hàng năm vẫn tập trung ở nhóm 20 nước. Trong đó, Top 5 nước đứng đầu sản xuất 56%, Top 10 nước sản xuất 68%, Top 15 nước sản xuất 73% và Top 20 sản xuất 77,5% tổng sản lượng trứng toàn cầu. Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia dẫn đầu trong top 20. - Hai quốc gia có sản lượng trứng sản xuất tăng nhanh nhất là Mexicô và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản lượng trứng Mexicô sản xuất năm 2014 đạt 2,57 triệu tấn, tăng 47,4% so với năm 2000. Còn Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014, sản xuất 17,145 tỷ trứng, tăng 42,25% so với năm 2005. - Năm 2014, FAO thống kê bình quân tiêu thụ trứng/người toàn cầu đạt 179 quả. Châu Âu và Bắc Mỹ là khu vực ăn nhiều trứng nhất thế giới. Châu Phi tiêu thụ thấp nhất, chỉ bằng 25% bình quân toàn cầu. Châu Á tiêu thụ xấp xỉ bình quân toàn cầu. Các nước có truyền thống ăn nhiều trứng (trên 300 quả/người/năm) là Mexico, Nhật bản, Trung Quốc, Malaysia. 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm ở việt nam. - Việt Nam đang đứng ở vị trí 20 trên thế giới về sản lượng thịt gia cầm; đứng vị trí thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) vê số lượng đàn vịt, thuộc TOP 10 thế giới về sản lượng thịt vịt và trứng vịt. - Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%. - 11 tháng đầu năm 2016 đã nhập 2.062 triệu gia cầm 01 ngày tuổi các loại, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch: 9 triệu USD, tăng 33,2 % so với cùng kỳ năm 2015. Nhập thịt và phụ phẩm gà: 11 tháng đầu năm 2016 đã nhập 111.864 tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch 78,8 triệu USD, giảm 16,5 % vo với cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu trứng vịt muối: 11 tháng đầu năm 2016 đã xuất 30,12 triệu quả trứng vịt muối, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch thu về 3,7 triệu USD, giảm 17,66% so với cùng kỳ năm 2015. II. Marketing về sản phẩm gia cầm, trứng trong 4 chiến lược 2.1 Chiến lược về sản phẩm. + Xây dựng thương hiệu: sản phẩm có mã truy xuất nguồn gốc bằng smatphone, mang thương hiệu để tăng uy tín và sự tin cậy trên thị trường. Tạo thói quen sử dụng sản phẩm có thương hiệu cho người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng cho rằng họ muốn mua sản phẩm có thương hiệu vì lý do an toàn thực phẩm. ( Trứng sạch Ba Huân, các sản phẩm của C.P,..). + Đóng gói sản phẩm: Để sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao uy tín thương hiệu thì cần phải có đóng gói, đóng hộp nhãn mác. + Sản xuất gia cầm sạch chất lượng cao: chế biến và an toàn thực phẩm của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường bậc cao trong khu vực và thế giới. Chuỗi liên kết gia cầm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế Global Gap trong chăn nuôi và tiêu chuẩn HACCP trong chế biến gia cầm sạch , lô hàng Với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn gồm Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam); Tập đoàn Hoàng Gia De Heus (Hà Lan), công ty Bel Gà (Bỉ) và công ty Koyu & Unitek của Nhật Bản thịt gà đầu tiên của Việt Nam đã được tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản, đánh dấu thành công của chuỗi giá trị này. + Mở rộng chủng loại sản phẩm: để tạo điểm khác biệt và nâng cao chất lượng sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng như thịt tươi, thịt đông lạnh,trứng đóng hộp và không đóng hộp,.. Đối với thịt tươi sống có thể chế biến sẵn như một dạng thức ăn nhanh và tiện lợi hướng đến bộ phận tiêu dùng là giới trẻ. Thịt gia cầm chế biến thành các dạng xúc xích, thịt chà bông, sấy khô, trứng gà thuốc bắc,... có thời gian bảo quản lâu hơn. + Phát triển công nghệ chế biến hiện đại: đầu tư thiết bị tối tân, dây chuyền tự động hóa, khép kín để tăng năng suất giảm giá thành sản phẩm, trong khi đó vẫn đảm bảo được chất lượng tốt và đồng đều. VD: Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng của Công ty Thanh Ðức (ở ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc) được đầu tư bài bản theo hướng tự động hóa. Ở đây không một tiếng gà kêu ồn ào, không có mùi hôi đặc trưng của trại gà thường thấy. Thay vào đó là một hệ thống dây chuyền khép kín, từ chăm sóc gà đẻ, chuyển trứng từ chuồng nuôi tới thẳng khu vực sơ chế, đóng vỉ. Toàn bộ quy trình nuôi gà lấy trứng đều được tự động hóa, từ khâu cho gà ăn, uống, kiểm soát nhiệt độ, thu gom trứng tới xử lý chất thải. Diện tích chuồng nuôi cũng được tối ưu hóa, chỉ cần một nhà nuôi diện tích 10m x 100m với 4 tầng có thể nuôi được 46.000 con, nếu nuôi trên sàn nhà theo cách truyền thống thì cần diện tích gấp 9 lần. Với quy trình chăn nuôi hiện đại này, công ty chỉ cần 2 người là có thể điều khiển toàn bộ hệ thống, hiệu quả hơn nhiều so với 20 người làm việc vất vả theo cách nuôi truyền thống. Hiện trang trại Thanh Ðức có quy mô gần 200.000 gà đẻ cho năng suất 160.000 trứng sạch mỗi ngày. 2.2Chiến lược giá - Đối với người bán: giá cả là khoản tiền trù tính có thể nhận được từ phía người mua sau khi chuyển cho họ quyền sở hữu hay sử dụng hàng hóa và dịch vụ. - Đối với người mua: giá cả luôn là chỉ số đầu tiên để đánh giá phần được so với chi phí mà họ bỏ ra để được quyền sở hữu hay sử dụng hàng hóa đó. 2.2.1 Giá cạnh tranh - Giá trong nước: Gần đây giá gà ta giảm 15-20%, tương ứng 15.000-20.000 đồng/kg. Đồng thời, gà nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc cũng trong xu thế giảm và chỉ bằng 30-50% gà nội. + Khảo sát tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như chợ Thành Công, Nghĩa Tân, Cống Vị…, giá gà ta chưa làm thịt có giá 100.000-110.000 đồng/kg. Còn tại một số vùng ngoại thành như Đông Anh, Chương Mỹ…, giá gà thấp hơn đáng kể với từ 75.000-90.000 đồng/kg. Thậm chí tại các vùng nông thôn chuyên nuôi gà thịt, giá gà cao nhất cũng chỉ 70.000 đồng/kg.Tại một số siêu thị ở Hà Nội như BigC, Metro, cánh gà công nghiệp của Công ty CP Hà Nội giá 75.900 đồng/kg, đùi gà góc tư giá 75.800 đồng/kg. Gà thả vườn 105.500 đồng/kg; gà ta 123.000 đồng/kg; gà thả vườn nguyên con của Công ty TNHH MTV chăn nuôi Bình Minh (Đồng Nai) có giá từ 79.000-83.000 đồng/kg. + Trong khi đó, giá đùi gà nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc được bán đều thấp hơn giá gà ta, gà công nghiệp nuôi trong nước. Cụ thể, ghi nhận tại siêu thị Metro Hà Đông, ngày 17/11 đùi gà nhập khẩu Mỹ 27.900 đồng/kg, giảm 5.000 đồng so với 2 tháng trước; đùi rã đông xuất xứ Mỹ có giá 44.900 đồng/kg; gà nguyên con nhập khẩu Hàn Quốc giá 55.900 đồng/kg; cánh gà Brazil 74.900 đồng/kg. Còn tại siêu thị BigC Thăng Long, giá đùi tỏi gà đông lạnh xuất xứ Mỹ 38.900 đồng/kg; gà dai nguyên con nhập khẩu Hàn Quốc 56.000 đồng/kg. - Giá xuất khẩu: Theo đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản, chi phí đầu tư để xuất khẩu thành công thịt gà cao gấp 3 lần giá bán trong nước, nhưng lợi nhuận tăng thêm khoảng 20%. 2.2.2 Giá phân biệt - Theo nhóm khách hàng: Thịt gia cầm giá rẻ phục vụ cho đối tượng lao động ngoại tỉnh, sinh viên thường rẻ hơn giá trên thị trường 20.000đ-25.000đ/kg có giá 45.000đ -50.000đ/kg. - Theo địa điểm: Giá cả các sản phẩm thịt gia cầm, trứng giữa chợ, cửa hàng bán lẻ và siêu thị có chênh lệch nhau. Mặc dù giá cả tại siêu thị cao hơn nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn vì nơi bán sạch sẽ, đóng gói, nhãn mác, thuận tiện với cuộc sống hiện đại và không phải đôi co giá cả như ở chợ, chất lượng và uy tín là vô cùng quan trọng, khi đã có niềm tin của khách hàng thì việc định giá cao hơn mức bình quân là hoàn toàn có thể thực hiện được mà vẫn đảm về tăng trưởng thị phần đó. Kênh chợ vẫn là kênh truyền thống, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các kênh tiêu thụ, do thói quen của người tiêu dùng vẫn thường mua sản phẩm ở chợ và giá sản phẩm ở chợ thường rẻ hơn mức giá trung bình so với các kênh phân phối khác. - Giá đóng gói bao bì: giá tăng do qua các khâu dịch vụ trung gian, sản phẩm trứng, thịt tươi quy trình khép kín qua giết mổ, đóng gói, nhãn mác bao bì, chế biến sẵn giúp tăng giá trị sản phẩm. - Giá cao chất lượng cao: sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn, công nghệ xử lý vi khuẩn hiện đại, kiểm soát được nguồn gốc chất lượng với quy trình chặt chẽ từ lúc chăn nuôi, thu mua cho đến khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường bán có thể truy xuất được nguồn gốc và đóng hộp. Điển hình như công ty CP, trong khi hàng vạn quả trứng của các doanh nghiệp nội địa không bán được, thì sản phẩm của CP vẫn bán với giá cao. - Giá theo giờ cao điểm, giờ thấp điểm: tại các hệ thống bán lẻ, siêu thị thì những sản phẩm nông sản vào cuối ngày thường được giảm đến 50%. 2.2.3 Giá theo tâm lý khách hàng - Chiến lược làm tròn giá: Chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic.Ví dụ, thiết lập giá của 1 đùi gà là 19.000đ chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là 20.000đ, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. - Chiến lược giá combo: Tâm lý khách hàng thường thích mua rẻ, giữa lựa chọn mua một sản phẩm giá sẽ đắt hơn là mua nhiều sản phẩm trong một combo được chiết khấu, chắc chắn họ sẽ chọn phương án hai. Mặc dù người tiêu dùng không được quyền lựa chọn các sản phẩm một cách thoải mái, tuy nhiên ưu điểm khi mua theo combo thường có giá rẻ hơn so với việc mua lẻ nên khá nhiều người tiêu dùng tỏ ra thích thú. Không chỉ có ưu điểm về giá cả, mua theo combo còn giúp người tiêu dùng mua được nhiều món hàng, thậm chí có thể chia sẻ với nhau bằng cách cùng mua một combo. 2.3 Chiến lược phân phối. Trong vấn đề phân phối sản phẩm thì việc quyết định chọn địa điểm tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng tiêu thụ và linh hoạt lựa chọn nơi tiêu thụ sản phẩm. Vì thế để tăng tính linh hoạt trong phân phối sản phẩm đến tay mọi đối tượng người tiêu dùng thì cần mở rông mạng lưới phân phối, tiêu thụ trải rộng ở các vùng trọng điểm tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ mua sản phẩm. 2.3.1 Xây dựng các cửa hàng phân phối để trực tiếp tiêu thụ sản phẩm gia cầm, trứng. Lên kế hoạch cho các dự án xây cửa hàng phân phối tại các thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, tp HCM và các tỉnh thành. Nghiên cứu những cơ hội cho Trung Tâm Thương Mại khi tiến vào các thị trường có lượng tiêu thụ lớn. - C. P Fresh Mart là hệ thống cửa hàng phân phối thực phẩm cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm quen thuộc hàng ngày của bạn có thể tìm thấy tại CP Fresh Mart như thịt gà, thịt lợn, trứng tươi và nhiều thực phẩm tươi sống khác. - Công ty TNHH Ba Huân hiện có hơn 1.000 đại lí bán lẻ, bán luôn trứng sạch trên khắp các tỉnh, thành. Riêng tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, trứng sạch Ba Huân đã chiếm lĩnh hơn 40% thị phần. Vào các dịp lễ, tết, mỗi ngày Công ty Ba Huân cung ứng cho thị trường hơn một triệu trứng sạch các loại gồm trứng gà, trứng vịt, trứng lộn, trứng muối. - Các hộ gia đình, trang trại nuôi nhỏ lẻ thì trực tiếp cung cấp sản phẩm gia cầm như thịt gà tươi sống, trứng gà, trứng vịt… mà không cần qua trung gian, hình thức này diễn ra ở các chợ truyền thống. 2.3.2 Phân phối gián tiếp. Về mục tiêu: xây dựng mở rộng mạng lưới kênh phân phối thông qua các tổ chức trung gian nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm và sức cạnh tranh của các sản phẩm gia cầm, trứng tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị phần trên thị trường. - Các kênh tiêu thụ tại các chợ truyền thống: Là kênh phân phối hiện vẫn đang được sử dụng với đại đa số người tiêu dùng , đối tượng hướng tới là các tiểu thương ở chợ vì họ là những đối tượng mua sỉ với số lượng lớn nguồn nhập từ các địa lý phân phối, hoặc qua khu chế biến, lò mổ. - Các kênh siêu thị lớn nhỏ: Trong các kênh tiêu thụ trên thì những đối tượng mà các nhà phân phối gia cầm, trứng muốn hướng tới là các kênh siêu thị vì các kênh siêu thị có các hệ thống bảo quản và sức tiêu thụ hàng tiêu dùng tại các kênh siêu thị là một trong những kênh hoạt động rất mạnh và chiếm tỷ trọng rất lớn. + Các công ty, tập đoàn lớn như C.P Việt Nam hoặc CTY Ba Huân là những đơn vị cung cấp các sản phẩm gia cầm lớn nhất Việt Nam đã hợp tác với các trung tâm thương mại lớn nhỏ trên cả nước. vd: Coop.mart, Bigc, Lotte.mart,Aeon… hiện tại các trung tâm thương mại lớn hoặc các siêu thị hợp tác với C.P Việt Nam, CTY Ba Huân đang cung cấp các loại sản phẩm gia cầm, trứng gà,vịt, thịt gà, đùi gà… - Các tổ chức kinh doanh chuỗi cửa hàng ăn nhanh: Ngoài ra còn các tổ chức kinh doanh chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh là một trong những xu hướng kinh doanh ẩm thực trong thời điểm hiện tại trên thị trường các thành phố lớn như Tp HCM, Hà Nội. Sự xuất hiện của các thương hiệu lớn từ nước ngoài như KFC, Lotteria, jolobiee … có thể nhận thấy sự phát triển của các cửa hàng đồ ăn nhanh tại việt nam và đây sẽ là nhóm đối tượng khách hàng mua sỉ sản phẩm gia cầm, trứng. - Quán ăn- Nhà hàng- Khách sạn: Các lĩnh vực kinh doanh như nhà hàng, khách sạn cũng hoạt động kinh doanh khá tốt với tổng mức doanh thu 170.816.000.000 vnđ, với số lượng tổ chức kinh doanh ngày càng nhiều sự đầu tư trên thị trường nên đó cũng là một trong những khách hàng mua sỉ chiến lược của sản phẩm gia cầm, trứng. - Các bếp ăn/ căng tin các khu công nghiệp: Là nhóm đối tượng người mua tiềm năng nhất vì trong thời kì kinh tế phát triển đất nước đang theo hướng công nghiệp hóa thì đầu tư và xuất hiện các khu công nghiệp lớn, khu chế xuất nhiều. Họ xếp vào người mua sỉ với số lượng lớn cho nhu cầu tiêu dùng. - Mở rộng kênh phân phối qua cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm: Mở rộng hợp tác và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến đồ ăn từ thịt gia cầm, trứng. Điển hình như các thương hiệu có tiếng ( cơ sở bánh mỳ Hà Nội. cơ sở bánh mỳ Như Lan, Kinh Đô, Hữu Nghị…) họ là nguồn tiêu thụ khá lớn về các sản phẩm trứng hay thịt gia cầm. * Xuất khẩu: hiện nay các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm gia cầm, trứng dưới sự quản lý của cục thú ý Việt Nam triển khai, thực hiện kế hoạch xuất khẩu thịt gia cầm, trứng qua các nước, nhật, mỹ… bước đầu triển khai với quy mô thí điểm tiếp tới mở rộng ra các vùng sản xuất, cần đảm bảo chuỗi chăn nuôi, chế biến khép kín và đạt chuẩn quy định về dịch bệnh và an toàn thực phẩm. với sự tham gia của các tập đoàn lớn như tập đoàn Hùng Nhơn, tập đoàn Gia De Heus (Hà Lan). Xây dựng chuỗi liên kết gia cầm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế Global Gap trong chăn nuôi và tiêu chuẩn HACCP trong chế biến gia cầm sạch để đáp ứng chất lượng cho xuất khẩu. * Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm(vms): để đảm bảo chất lượng trong chăn nuôi và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm các doanh nghiệp liên kết với các trang trại chăn nuôi gà tham gia chuỗi chăn nuôi và tiêu thụ mang thương hiệu của doanh nghiệp các hộ tham gia sẽ lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền, các sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp quản lý. - Tháng 10/2006, chủ trang trại Đặng Đình Tiên đã tổ chức kênh tiêu thụ trứng gà của trang trại mình tới tay người tiêu dùng. Năm 2011, thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư (theo Quyết định 2801 của UBND TP Hà Nội), TP đã hỗ trợ mô hình trang trại Tiên Viên xây dựng chuỗi chăn nuôi - tiêu thụ trứng gà sạch Tiên Viên, liên kết các hộ chăn nuôi và lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Tiên Viên. Với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi. Đến nay, mô hình này cơ bản đã hoàn thành và đi vào phát triển ổn định, đã xây dựng được 8 trại chăn nuôi khép kín, thiết bị chăn nuôi hiện đại. Quy mô chăn nuôi hàng năm là 20.000 gà hậu bị, 25.000 gà đẻ, cung cấp cho chuỗi trên 20.000 trứng/ngày. 2.4Chiến lược xúc tiến hỗn hợp - Mục đích: tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ tạo niềm tin tưởng trước người tiêu dùng, về lâu dài sẽ tạo nên thương hiệu đặc trưng. - Sẽ có rất nhiều hình thức quảng cáo trong thời đại truyền thông ngày nay nên mỗi doanh nghiệp lựa chọn ra những hình thức phù hợp với nguồn lực tài chính hiện tại và phù hợp với đặc tính của ngành nghề của sản phẩm thì lúc đó mới tạo ra sự hiệu quả của quảng cáo. - Đề xây dựng được hình ảnh để thực hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp thì mỗi doanh nghiệp có kinh doanh, phân phối, tiêu thụ sản phẩm gia cầm, trứng thì cần có hình ảnh nhận dạng thương hiệu và slogan riêng biệt. - Sau đó kết hợp với những công cụ quảng bá tuyên truyền đã được chọn phù hợp với nguồn tài chính, phù hợp với tính chất của sản phẩm thì mới mang được mục đích và ý nghĩa của thương hiệu đến với người tiêu dùng thì sẽ có hiệu quả nhất định. - Để có thể tiếp cận được với đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gia cầm, trứng nhắm đến là người tiêu dùng và khách hàng mua sỉ thì sẽ lựa chọn các hình thức quảng cáo hợp lý. * Mạng trực tuyến (Internet): - Các doanh nghiệp hiện nay đã xây dựng trang webside riêng của mình để người mua có thêm thông tin chính thức trực tiếp từ công ty (ví dụ một số trang web: Gamiabavi.com hay phantom.com) mà không lo bị làm giá khi mua hàng, với hình thức trang web đối với mỗi loại sản phẩm ví dụ thịt gà thì có đầy đủ thông tin về giá bán, chủng loại sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, và có tên thương hiệu của công ty đó. Vừa kết hợp bán hàng trực tuyến, vừa quảng cáo được đến với khách hàng về thương hiệu của công ty. - Thực hiện các game show trên các kênh truyền hình VTV. Hiện tại công ty cổ phần C.P đã tài trợ cho chương trình “cùng vào bếp”, mục đích quảng bá các sản phẩm của mình tới người tiêu dùng trong đó có các sản phẩm gia cầm, trứng. - Đặt quảng cáo trên các kênh truyền hình lớn mà được đông đảo người tiêu dùng biết đến, VTV1,VTV2,VTV3,VTC16,... - Liên kết với nhà đài như VTV16, 3NTV, thực hiện các phóng sự thăm quan mô hình sản xuất khép kín, chế biến sản phẩm thịt gia cầm… để người tiêu dùng an tâm và lựa chọn sản phẩm. * Biển quảng cáo, pano, áp phích, tờ rơi: thường được áp dụng để quảng bá sản phẩm và đơn vị phân phối, ví dụ một kênh phân phối trứng gà Ba Huân chuẩn bị khai trương cơ sở mới tại thành phố Đồng Nai, thì hình thức quảng cáo này rất phù hợp, trên đó sẽ có đầy đủ thông tin về: công ty phân phối, chương trình khuyến mãi, hậu mãi, thông tin về sản phẩm, giá bán… * Báo chí hằng ngày Tạp chí chuyên ngành: Tạp chí chuyên ngành (Megazine) về thực phẩm, tạp chí tiếp thị gia đình, tạp chí sức khỏe gia đình…vv. Quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành về thực phẩm, ngành nông nghiệp ( tạp chí Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, tạp chí khoa học công nghệ và chăn nuôi… ) thì dễ dàng tiếp cận đến các khách hàng mua sỉ. Còn những tạp chí về sức khỏe, tạp chí tiếp thị và mua sắm hàng tiêu dùng thì sẽ dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng là nội trợ gia đình. * Tuyên truyền: tăng cường các hoạt động quần chúng, tuyên truyền nâng cao uy tín chất lượng của sản phẩm thông qua các tin tức các bài phát biểu của các doanh nghiệp về sản phẩm gia cầm, tăng cường hỗ trợ các trương trình học bổng ( VD: C.P Việt Nam nâng bước tới trường năm 2015 cho học sinh sinh viên nghèo vượt khó tại bến tre.) tham gia các hoạt động quần chúng ( C.P Việt Nam tham gia hội chợ tết dùng hàng việt, trưng bày, bày bán, giới thiệu các sản phẩm của công ty trong đó có các sản phẩm gia cầm, trứng … nhằm phổ biến rộng rãi tới người tiêu dùng. Ngoài ra C.P Việt Nam còn tài trợ các hoạt động từ thiện (hành trình đỏ, ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác( Nguồn C.P Việt Nam) - Qua đó bằng những hình thức quảng cáo phù hợp như trên sẽ tuyên truyền thương hiệu các nhà kinh doanh đến đúng đối tượng và kích thích được khách hàng có sự nhận diện về hình ảnh các sản phẩm gia cầm, trứng cũng như sử dụng sản phẩm. * Khuyến mại: Thực hiện các hoạt động góp phần khuếch trương khối lượng bán .Trưng bày các sản phẩm đẹp, hấp dẫn, phiếu thưởng, bớt giá, hoàn tiền, tặng kèm… - CP Việt Nam đồng loạt khuyến mãi kích cầu toàn quốc tham gia nhiều hội chợ với đa dạng hình thức khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng. + Tại “ Hội chợ thân thiện”, C.P sẽ giảm giá 10% tất cả sản phẩm nhằm hỗ trợ cho đối tượng công nhân được “mua hàng lẻ với giá sỉ” lại bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. “Tháng khuyến mãi 2009” khi khách hàng mua 100.000 đồng/lần các sản phẩm C.P sẽ được tham dự chương trình quay số với xác suất 100% trúng thưởng. C.P cũng giảm giá 10% một số sản phẩm trong suốt thời gian diễn ra hội chợ. C.P phối hợp cùng hệ thống siêu thị Metro, BigC, Maximart, Co.op Mart... giảm giá đồng loạt một số mặt hàng C.P Với sản phẩm trứng gà tươi C.P, giảm giá 2.000 đồng/vỉ cho 2 loại vỉ 10 trứng và 12 trứng. Mặt hàng thịt gà đang được tiêu thụ mạnh tại hệ thống siêu thị Metro, BigC và một số siêu thị khác cũng giảm từ 2.000 - 10.000 đồng/kg... như thịt phi lê giảm 10.000 đồng/kg, thịt đùi loại một góc tư giảm 3.000 đồng/kg, thịt má đùi giảm 2.000 đồng/kg. Riêng hệ thống Co.opMart giảm đồng loạt 2.000 đồng/kg hầu hết các sản phẩm thịt gà.(nguồn báo lao động) III. Phân tích các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho gia cầm và trứng. 3.1. Chính sách hỗ trợ về đất đai Theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2010 của chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn: - Điều 5. Miễn, giảm tiền sử dụng đất + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. - Điều 6. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước thì được thuê với mức giá thấp hất theo khung giá thuê của Ủy ban nhân dân tình quy định. + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. - Điều 7. Hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân + Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo khung giá đất, mặt nước của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản. + Khuyến khích doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thu hồi đất. 3.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn: * Điều 9. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: - Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng. Mức kinh phí đào tạo phải phù hợp với các quy định hiện hành. + Trường hợp nhà đầu tư tuyển dụng lao động dài hạn chưa qua đào tạo nghề, đang sinh sống trong rừng đặc dụng để đào tạo và sử dụng, góp phần bảo vệ rừng đặc dụng thì doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí đào tạo trực tiếp một lần tại doanh nghiệp cho mỗi lao động là 3 triệu đồng/3 tháng. - Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước. + Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi quyết toán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Các khoản hỗ trợ đối với các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt được lấy từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và từ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định này, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án. * Điều 10. Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. - Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ thấp nhất 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị. Đối với các dự án có công suất giết mổ lớn hơn so với quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì mức hỗ trợ được tăng tương ứng. + Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên. 3.3. Chính sách hỗ trợ đầu ra sản phẩm - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thực hiện xây dựng chuỗi tiêu thụ thịt trứng gia cầm để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hà Nội cũng tổ chức liên kết các hộ/trại chăn nuôi thành các tổ chức tập thể như Chi hội/HTX/Hội chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm để phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững. Từ năm 2012, Hà Nội đã xây dựng được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Nhiều nhãn hiệu tập thể như “Gà Mía Sơn Tây”, “Gà đồi Ba Vì” và “Gà đồi Sóc Sơn” đã được xây dựng thành công. - Quyết định số 4377/QĐ-BNN-TY của Bộ NN&PTNT về kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu cũng từng chỉ ra mục tiêu đến năm 2018 có ít nhất một DN xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản. Giai đoạn hai sẽ xuất khẩu thịt gà sang các thị trường tiềm năng như Singapore, Myanmar, Malaysia, Hong Kong, Hàn Quốc… Nay mục tiêu xâm nhập thị trường khó tính là Nhật Bản đã hoàn thành, điều này cho thấy cơ hội lớn của gà Việt khi được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích trong mở rộng thị trường. - Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn: Cục thú y việt nam đã nhận yêu cầu của công ty TNHH koyu&Unitek Đồng Nai thực hiện triển khai các thủ tục cần thiết để xuất khẩu thịt gà chế biến qua Nhật Bản, từ đó Cục đã có trao đổi với cơ quan thẩm quyền của Nhật bản để cung cấp các yêu cầu về vệ sinh thú y (VSTY), an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu. Đồng thời, chủ động thành lập đoàn công tác sang Nhật Bản trao đổi, thảo luận với các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản để thống nhất các yêu cầu VSTY, ATTP đối với sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, Cục Thú y đã tổ chức giám sát dịch bệnh gia cầm và giám sát an toàn thực phẩm; thực hiện các yêu cầu vệ sinh thú y đối với nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà xuất khẩu theo yêu cầu từ phía Nhật Bản. Kết quả vào tháng 2/2017, Cục Thú y Nhật Bản thông báo đã chấp thuận hồ sơ đăng ký xuất khẩu thịt gà chế biến của Công ty TNHH Koyu & Unitek của Việt Nam và sau đó là tổ chức đoàn thanh tra sang Việt Nam kiểm tra thực tế và đồng ý chính thức nhập khẩu thịt gà từ Việt Nam. 3.4. Chính sách hỗ trợ giống * Theo quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020: - Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị. Mức hỗ trợ bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50.000 đồng (năm mươi ngàn đồng)/1 con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị. * Theo nghị quyết 371-CP về phát triển chăn nuôi gà công nghiệp - Về con giống: Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch hoàn chỉnh hệ thống giống gà công nghiệp từ trung ương đến địa phương nhằm bảo đảm cung cấp đủ con giống tốt theo kế hoạch chăn nuôi hàng năm. + Ở trung ương: Phải nhanh chóng mở rộng hai trung tâm gà giống gốc Tam Đảo, Ba Vì và xí nghiệp gà giống trứng ở Lương Mỹ. Hoàn thành đúng thời hạn các công trình gà giống Tam Dương, Hồng Sanh và Minh Tâm. Xây dựng thêm hai trung tâm gà giống gốc ở Sông Bé để tiếp nhận hai bộ gà giống mới do Cu Ba viện trợ vào năm 1983; Xây dựng một xí nghiệp gà giống thịt và một xí nghiệp gà giống trứng ở thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp con giống cho các tỉnh Nam Bộ. + Ở các tỉnh:Tùy theo nhu cầu con giống, mỗi tỉnh xây dựng một, hai hoặc ba trại gà bố mẹ giống thịt và một số tỉnh gần nhau xây dựng một trại gà bố mẹ giống trứng; Những công trình gà giống nói trên phải được tập trung xây dựng dứt điểm và hoàn thành đúng thời gian quy định; Khi đưa vào sản xuất các công trình nói trên, phải bảo đảm cung ứng đủ gà giống cho các địa phương, đồng thời phải đặc biệt coi trọng việc bảo đảm các quy trình kỹ thuật để giữ gìn và nâng cao chất lượng gà giống, không được để cho các tiêu chuẩn gà giống bị giảm sút. 3.5. Chính sách hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi Theo quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020 : + Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ; + Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 hộ. 3.6. Chính sách hỗ trợ về thức ăn chăn nuôi Theo Nghị định về quản lý thức ăn chăn nuôi thủy sản (39/2017/NĐ-CP) Điều 5: Chính sách của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. - Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, xã hội đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản. - Ưu tiên đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước và các chính sách khác, trong đó có việc dành thêm quỹ đất và tín dụng ưu đãi cho việc trồng, thu hoạch, bảo quản, sản xuất, gia công, chế biến nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước. - Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản. 3.7. Bảo hiểm vật nuôi Theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ: - Mục đích bảo hiểm : Sản phẩm này được thiết kế nhằm hỗ trợ cho Người chăn nuôi gia súc/gia cầm chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bênh gây ra, góp phần đảm bảo ổn định, an sinh xã hội nông thôn, thúc đầy sản xuất/chăn nuôi. - Phạm vi bảo hiểm: Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường trong trường hợp vật nuôi bị chết do các nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi: - Thiên tai: Bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy theo công bố thiên tai của cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Dịch bệnh: Đối với gà, vịt:Bệnh cúm gia cầm, Niu-cát-xơn (Newcastle), gumboro, dịch tả (vịt). Các loại dịch bệnh trên được công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của cơ qua chức năng có thẩm quyền. + Tiêu hủy do dịch bệnh theo chỉ đạo của cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Thời hạn bảo hiểm: Nông dân sẽ được bồi thường nếu vật nuôi chết trong thời hạn bảo hiểm này với quy định cụ thể: + Gà thịt, vịt thịt: Từ 02 tuần tuổi đến hêt chu kỳ nuôi tùy theo từng loại. + Gà đẻ, vịt đẻ: từ 2 tuần tuổi đển 60 tuần tuổi. IV. Hệ thống bổ trợ cho sản phẩm gia cầm, trứng. 4.1. Thông tin thị trường: - Vài tuần trở lại đây, cùng với đà tăng giá của mặt hàng thịt lợn (heo), trứng gia cầm trên thị trường cũng tăng giá mạnh. Cụ thể, trứng vịt loại quả to giá từ 3.0003.200 đồng/quả, loại nhỏ hơn giá 2.500-2.800 đồng/quả; trứng gà ta từ 4.500-5.000 đồng/quả; trứng gà công nghiệp có giá từ 2.500-2.700 đồng/quả; trứng vịt lộn giá dao động từ 3.500-4.000 đồng/quả… - Giá trứng có chiều hướng tăng mạnh từ 2-3 tuần nay. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ tăng khá cao, trong khi nguồn cung khan hiếm. - Giá trứng tăng như hiện nay, giá bán buôn tại trang trại từ 2.500-2.700 đồng/quả, có nhiều hôm thương lái đến tận nhà thu mua mà không có đủ trứng bán. - Bên cạnh đó, các DN Việt Nam nhận thấy hiện tại chưa thể tiến hành XK trứng sang Hàn Quốc bởi Việt Nam vẫn chưa được Hàn Quốc công nhận là nước an toàn dịch bệnh với dịch cúm gia cầm và cơ quan chức năng 2 nước chưa có thỏa thuận về việc cho phép xuất khẩu trứng gia cầm từ Việt Nam sang Hàn Quốc. - Ngoài ra,thị trường TP.HCM tiêu thụ trung bình mỗi ngày 4 – 5 triệu quả trứng. Hiện nay chỉ có hai doanh nghiệp lớn có thương hiệu là công ty Ba Huân và công ty Vĩnh Thành Đạt kinh doanh. Việc VietFarm tham gia lĩnh vực kinh doanh trứng, với quy trình liên kết khép kín với các trại chăn nuôi, sẽ làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường và người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. 4.2. Hệ thống vận tải. - Phương thức vận tải chủ yếu là những xe chuyên trở được kiểm soát hoặc tự vận chuyển bởi chủ hàng. - Cấm vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện công cộng( xe chở hành khách, xe ô tô, xe mô tô, xe thô xơ). - Gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển ra khỏi huyện, tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của Trạm thú y cấp huyện, Chi cục thú y. Phương tiện vận chuyển gia cầm vào nội thành, nội thị phải có biển báo “xe chuyển gia cầm đã kiểm dịch”. - Các phương tiện vận chuyển phải êm sạch, khô và không có mùi lạ. Xe phải có mui che mưa, nắng, đồng thời phải thoáng khí. Khi bốc dỡ và vận chuyển phải tránh mọi va chạm mạnh gây dập vỡ. Dụng cụ đựng trứng phải chèn chặt để không xê dịch, va chạm vào nhau. Xung quanh thành xe phải chèn bằng chất đệm êm, dày 20-30 cm. - Các phương tiện bao gói (thùng giấy, khay hay dụng cụ chuyên dùng để đựng trứng) phải sạch, khô, không có mùi lạ và phải lót chất êm, xốp. 4.3. Bảo quản. * Đối với trứng: - Phương pháp bảo quản trứng tươi thương phẩm bằng dung dịch 0,5% CaO và 5% NaCl là phương pháp có thời gian bảo quản lâu nhất và phù hợp cho cả trứng gà và trứng vịt. - Bảo quản trứng trong môi trường kiềm Ca(OH) 2 sau 50 ngày bảo quản trứng vẫn đảm bảo chất lượng - Phải có kho riêng để bảo quản trứng. Nơi bảo quản phải khô, sạch, thoáng khí, tránh mưa hắt và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh chuột bọ xâm nhập. Không được để lẫn với các mặt hàng khác. - Trong vòng 24 giờ, trứng phải được đóng gói và vận chuyển đến các cơ sở bán lẻ. * Đối với thịt gia cầm: - Ướp muối khô: Sử dụng muối khô để ướp muối nguyên liệu ta gọi là phương pháp ướp muối khô. Muối khô được đem trộn đều với thịt theo tỷ lệ nhất định. Dưới đáy thùng được trải một lớp muối mỏng, giữa các lớp thịt nếu cần cho thêm các lớp muối, sau khi ướp xong trên cùng cho một lớp muối phủ mặt hơi dày. - Hun khói: Dựa vào nhiệt độ hun có thể chia làm hai phương pháp: Hun lạnh : nhiệt độ hun dưới 40oC. Hun nóng : nhiệt độ hun 40˚C. Trong đó lại chia ra : hun ấm (40 – 70˚C) và hun nóng (80 – 170˚C) Thời gian hun nóng khoảng 5 giờ, hàm lượng muối trong sản phẩm dưới 4% còn nhiều nước 60-70% và kết cấu tổ chức mềm mại. - Bảo quản thịt bằng phương pháp sấy khô hoặc phơi nắng: + Sấy ở nhiệt độ thấp <88°C. Chi phí thất nhưng thời gian dài. + Sấy ở nhiệt độ cao >168°C. VD: Món gà khô: thịt được thái mỏng, ướp gia vị rồi làm khô bằng nhiệt độ cao. - Bảo quản thịt bằng phương pháp bao gói: Bao gói là để bảo vệ thực phẩm trong suốt quá trình phân phối bao gồm cả tồn trữ và vận chuyển tránh sự nhiễm bụi bẩn, vi sinh vật, nấm men, nấm mốc, sinh vất ký sinh và những chất độc hại. Bao gói giúp ngăn chặn hư hỏng thực phẩm, tránh mất trọng lượng và nâng cao giá trị chấp nhận cho người tiêu dùng. Thường được kết hợp với các phương pháp bảo quản khác để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. - Bảo quản thịt bằng phương pháp bức xạ. Bức xạ từ trường có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật và cố gắng thử nghiệm trên thực phẩm trong việc tiệt trùng. - Phương pháp dùng nhiệt độ thấp để bảo quản là phổ biến nhất.Trong phương pháp dùng nhiệt độ thấp, người ta dùng phương pháp làm lạnh nhiều hơn làm lạnh đông với thịt gia cầm bảo quản nhiệt độ từ -18˚C đến -30˚C có thể bảo quản trong thời gian từ 12 đến 24 tháng. 4.4. Phân loại và tiêu chuẩn hóa gia cầm và trứng. * Phân loại: - Loại bỏ những gia cầm bị bệnh, sức đề kháng yếu và những gia cầm khuyết tật. Ví dụ: tiêu chí để chọn gà giống tốt như: mắt sáng, mỏ đều, lông mượt, chân mẫn, cánh ôm, cân đủ,… - Phân loại theo độ tuổi, khối lượng, độ lớn Bảng 1: Phân loại gà theo ngày tuổi Loại Gà dò Độ tuổi Từ 50 ngày tuổi đến 133 ngày tuổi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan