Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý giải từ góc độ xã hội học hoạt động tương trợ của cư dân vùng đông bắc nhật b...

Tài liệu Lý giải từ góc độ xã hội học hoạt động tương trợ của cư dân vùng đông bắc nhật bản trong thảm họa kép tháng 3 2011

.PDF
122
70
50

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ..................................................................... 2 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 Lý do lựa chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ....................................................... 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 7 Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 13 CHƯƠNG 1: THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011 VÀ CUỘC ĐIỀU TRA TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN ............................................................................ 15 1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011 .......................................................................... 16 1.2. Cuộc điều tra tại vùng Đông Bắc Nhật Bản .................................................. 31 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TRONG THẢM HỌA CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN ............................................................................ 38 2.1. Tóm lược hoạt động cứu trợ của chính phủ và chính quyền địa phương ...... 38 2.2. Hoạt động tương trợ có tổ chức trong cộng đồng khu vực ............................ 41 2.3. Hành động tương trợ tự phát giữa các cá nhân .............................................. 48 CHƯƠNG 3: LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TRONG THẢM HỌA CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN ........................................................... 58 3.1. Một số quan điểm nghiên cứu về hoạt động tương trợ .................................. 58 3.2. Lý giải hoạt động tương trợ trong thảm họa kép tháng 3/2011 của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản .............................................................................................. 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN ........................................................... 82 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 86 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Số bảng Tên bảng biểu biểu Số trang Phân bố cấp độ động đất từ 5 yếu trở lên do động đất ngoài Bảng 1-1 khơi Thái Bình Dương vùng Đông Bắc Nhật Bản ngày 18 11/3/2011 Bảng 1-2 Quá trình điều tra lần 1 (11-12/3/2014) 34 Bảng 1-3 Quá trình điều tra lần 2 (18-21/9/2014) 35 Biểu đồ Số người chết và mất tích do thảm họa tự nhiên tại Nhật Bản 1-1 Sơ đồ 1-1 sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Đơn vị: người) Khu vực tâm chấn và phân bố cấp độ động đất của Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương khu vực Đông Bắc Sơ đồ 1-2 Các khu vực tiến hành điều tra (3&9/2014) 2 22 16 36 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Thảm họa kép động đất – sóng thần xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất tại Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thảm họa này bắt nguồn từ một cơn địa chấn ngoài khơi Thái Bình Dương, kéo theo sóng thần và một loạt các dư chấn sau đó, gây ra nhiều thiệt hại to lớn về cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng của nhiều người, cũng như để lại nhiều di chứng nặng nề và lâu dài với đời sống của người dân ở nhiều khu vực của Nhật Bản. Trong hoàn cảnh hỗn loạn sau khi cơn địa chấn xảy ra, nhiều phương tiện truyền thông của thế giới và Việt Nam đã đưa tin về việc người dân Nhật Bản bình tĩnh ứng phó với thiên tai. Tình trạng hoảng loạn, cướp giật, hôi của… hầu như không xảy ra. Không những vậy, giữa hoàn cảnh khó khăn đó, nhiều nghĩa cử tương trợ và quan tâm lẫn nhau đã được ghi nhận. Điều này đã khiến nhiều người nước ngoài hết sức thán phục và kính trọng người dân Nhật Bản, ca ngợi đây là biểu hiện của truyền thống Nhật Bản. Mặc dù vậy, với kinh nghiệm tiếp xúc với người dân và xã hội Nhật Bản, tác giả đề tài cảm nhận thấy cần phải lý giải hành động tương trợ này một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Tác giả luận văn, một mặt đồng cảm với những thông điệp trên, mặt khác, cho rằng xã hội công nghiệp phát triển cao độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang làm mờ nhạt mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội Nhật Bản, nên hành động tương trợ trên cần được lý giải từ cấu trúc và đặc trưng của xã hội Nhật Bản hiện đại. Xuất phát từ suy nghĩ này, tác giả muốn tìm hiểu bản chất của các hành động tương trợ giữa các cư dân trong thảm họa kép tháng 3/2011 tại Nhật Bản. Những tình huống bất thường như thảm họa (bao gồm cả thảm họa do thiên tai và con người mang lại) thường đẩy con người vào ranh giới làm bộc lộ bản chất ẩn giấu bên trong. Thảm họa cũng đẩy những vấn đề tiềm ẩn của xã hội thành các hiện tượng hiện hữu thông qua chính những hành động và phản ứng của con người. Do đó, nghiên cứu thảm họa là một cách gián tiếp để tìm hiểu về những vấn đề, những đặc trưng ẩn chứa sâu trong tiềm thức xã hội. Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài Lý 3 giải từ góc độ xã hội học hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011 làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ của mình. Thông qua nghiên cứu hành động tương trợ của người Nhật trong thảm họa kép, tác giả muốn kiểm chứng dạng thức cố kết cộng đồng của xã hội Nhật Bản hiện đại với tư cách là một dân tộc châu Á, một xã hội công nghiệp phát triển cao độ. Quá trình cận đại hóa, toàn cầu hóa đã làm biến đổi những mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản như thế nào, và nó mang lại những ý nghĩa mới nào cho quan hệ cộng đồng trong một xã hội châu Á như Nhật Bản? Thêm vào đó, trong một vụ thảm họa, con người sẽ có những phản ứng như thế nào trước những thách thức chung phải đối diện, sự bình tĩnh ứng phó cũng như những nghĩa cử tương trợ cao đẹp của người dân Nhật Bản, điều nhận được sự thán phục của nhiều người trên toàn thế giới, có phải là một đặc trưng riêng biệt mang “tính cách dân tộc Nhật Bản” hay không? Tóm lại, mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu sự biến đổi trong cấu trúc quan hệ xã hội của người Nhật thông qua hoạt động tương trợ trong thảm họa và trả lời câu hỏi vì sao trong những tình huống khó khăn, các cư dân vùng thảm họa vẫn có thể tương trợ và quan tâm lẫn nhau như vậy. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thảm họa kép tháng 3/2011 là một sự kiện gây chấn động không những ở Nhật Bản mà còn trên cả thế giới. Đây không phải là một trận động đất qui mô lớn mà là một chuỗi các thảm họa liên tiếp gồm động đất, sóng thần, dư chấn, kéo theo hỏa hoạn, vụ nổ lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, làm biến đổi cấu trúc kinh tế xã hội và định hướng tái thiết khu vực của Nhật Bản. Trong quá trình nghiên cứu thực tế từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2015, tác giả nhận thấy những ảnh hưởng của sự kiện này vẫn đang tiếp diễn, hoạt động tương trợ, hỗ trợ tái thiết vẫn đang diễn ra và còn kéo dài đến tương lai. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự kiện này là nghiên cứu một “quá trình” lịch sử – xã hội đang tiếp diễn, chứ không phải là một sự kiện đã chấm dứt trong quá khứ. Động đất – sóng thần là thiên tai do tự nhiên gây ra, sau khi thảm họa qua đi, quá trình tái thiết tại khu vực thảm họa sẽ được bắt đầu. Trong khi đó, hỏa hoạn và 4 sự cố hạt nhân có thể coi là thảm họa do con người gây ra, để lại hậu quả lâu dài khiến cho những cư dân trong vùng thảm họa phải dời đi và khó có thể trở lại quê hương trong tương lai gần. Trong luận văn này, tác giả muốn giới hạn tên gọi “thảm họa kép tháng 3/2011” trong phạm vi thảm họa thiên tai kép gồm động đất và sóng thần. Tất nhiên, trong phần giới thiệu khái quát về thảm họa kép tháng 3/2011, tác giả vẫn giới thiệu tóm lược những nét căn bản về các chuỗi các sự kiện, bao gồm cả vụ nổ nhà máy hạt nhân, nhằm giúp độc giả có một cái nhìn tổng quát về tình trạng vùng Đông Bắc đương thời. Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các hoạt động tương trợ lẫn nhau giữa các cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản. Thông qua quá trình điều tra, tác giả nhận thấy bên cạnh các hoạt động mang tính “tổ chức” như các hoạt động giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở các quy phạm trong xã hội như tập quán hay luật pháp, còn có những “hành động” tương trợ mang tính bột phát nhất thời giữa các cá nhân. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả phân chia hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011 làm hai loại chính: 1) các hoạt động tương trợ có tổ chức trong cộng đồng khu vực; 2) hành động tương trợ tự phát giữa các cá nhân. Hoạt động tự cứu trợ không nằm trong đối tượng của nghiên cứu này do không mang tính quan hệ xã hội. Các hoạt động cứu trợ công của chính phủ và hoạt động tương trợ cộng đồng ngoài khu vực như hoạt động quyên góp, tình nguyện thông qua Hội đồng Phúc lợi xã hội Nhật Bản, do đã được báo cáo tương đối cụ thể trong Sách trắng Phòng chống thiên tai của Nội các Nhật Bản nên tác giả chỉ tóm tắt lại ngắn gọn. Về giới hạn không gian nghiên cứu, như đã giải thích ở trên, thảm họa kép tháng 3/2011 bao gồm hai thiên tai nối tiếp là động đất và sóng thần, có ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau của Nhật Bản, trong đó 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất là Miyagi, Iwate và Fukushima. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và nguồn lực nghiên cứu, tác giả xin giới hạn khu vực điều tra tại hai tỉnh Miyagi và Iwate, cụ thể là các thành phố Sendai, thị trấn Matsushima, thành phố Kesennuma (tỉnh Miyagi), và thị trấn Rikuzentakata (tỉnh Iwate) thuộc vùng Đông Bắc của Nhật Bản. Đây là 5 một trong các thành phố chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề nhất từ ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần. Về giới hạn thời gian nghiên cứu, như đã chỉ ra ở trên, hoạt động tương trợ giữa các cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011 không chỉ diễn ra trong một thời điểm ngắn, mà đó là một quá trình kéo dài ngay sau thảm họa cho đến cả giai đoạn tái thiết hiện tại. Do đó, thời gian nghiên cứu được tính từ thời điểm trận động đất xảy ra ngày 11/3/2011 đến hết thời điểm tiến hành điều tra, tức là tháng 3/2015. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp trường qui của khoa học xã hội là tổng hợp và phân tích tư liệu, luận văn sử dụng hai cách tiếp cận cơ bản là khu vực học (cụ thể là Nhật Bản học) và xã hội học. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả luận văn cố gắng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thực địa (sử dụng ngôn ngữ và trải nghiệm đời sống bản địa), nghiên cứu so sánh, nghiên cứu trường hợp của Nhật Bản học, với các phương pháp nghiên cứu xã hội học hiện đại. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh đến phương pháp quan sát, phỏng vấn và phân tích từ góc độ xã hội học. Trên thực tế, đối với vấn đề thảm họa kép tháng 3/2011” có thể tiếp cận theo nhiều hướng như tôn giáo, tư tưởng, đạo đức học, luật học… song, với mục đích nghiên cứu về “hoạt động tương trợ” thì cách tiếp cận theo hướng xã hội học được cho là phù hợp hơn cả. Các hoạt động cứu trợ, chi viện của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phương chủ yếu được nắm bắt thông qua Sách trắng Phòng chống thiên tai của Nội các Nhật Bản, báo cáo của các địa phương và các tài liệu kiểm chứng công tác phòng chống thiên tai khác. Ở khu vực “cứu trợ công” này, có ba không gian nghiên cứu cần được phân định rạch ròi: 1) Kế hoạch phòng chống thiên tai có quy định các chính sách đối phó và tổ chức cứu trợ của chính phủ và chính quyền địa phương vốn đã được xác lập trong thể chế pháp luật của Nhật Bản trước khi thảm họa kép tháng 3/2011 xảy ra. 2) Những hoạt động “cứu trợ công” được ghi nhận trong các sách trắng về phòng chống thiên tai, các báo cáo hoạt động, các tin tức truyền thông. 6 3) Các hoạt động “cứu trợ công” đã diễn ra trong thực tế. Về căn bản, có thể coi các hoạt động “cứu trợ công” được báo cáo đầy đủ và tương đối chính xác trong các tài liệu chính thống được cung cấp. Nhưng trong quá trình thực hiện điều tra phỏng vấn đối với những người dân khu vực thảm họa, tác giả nhận thấy những hoạt động cứu trợ “công” này không phải đã hoàn toàn đáp ứng được việc bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân cũng như cứu giúp được tất cả các trường hợp. Vì thế, trên thực tế nảy sinh trường hợp cứu trợ công không đạt hiệu quả tối ưu hay không được người bị nạn lựa chọn khi thảm họa xảy ra. Tất nhiên, không thể phủ nhận giá trị to lớn của các hoạt động cứu trợ công trong việc giúp đỡ số lượng lớn người bị nạn trong thảm họa. Ở đây tác giả muốn bổ sung vào những thông tin chính thống vai trò của các hành động tương trợ giữa các “cá nhân” trong “cộng đồng”, nhằm phân tích bản chất các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Những hành động tương trợ theo hình thức này có thể được tiếp cận qua các ghi chép, các câu chuyện kể, nhật ký cá nhân hoặc trực tiếp điều tra phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Trên cơ sở dữ liệu ghi âm các câu chuyện kể của chính các nhân chứng, tác giả tiến hành phân tích và đối chiếu với một số lý thuyết xã hội học phù hợp. Phương pháp cụ thể của cuộc điều tra sẽ được trình bày rõ hơn trong mục 2 của chương 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước hết, tác giả xin điểm lại một số nghiên cứu đặt cơ sở lý thuyết cho việc phân tích về hoạt động tương trợ của cư dân Nhật Bản trong thời kỳ thảm họa nói chung. Nhà nghiên cứu Yamamoto Hiroyuki (2015), trong Tái thiết sau thảm họa bắt nguồn từ khu vực – Hướng đến dòng chủ lưu trong Nghiên cứu khu vực ứng phó thảm họa cho rằng: “cho tới nay, nghiên cứu ứng phó thảm họa đã được thực hiện lâu dài với trọng tâm là các ngành tự nhiên”, nhưng trong những năm gần đây, “trong việc giảm thiểu thiệt hại thảm họa, sự đóng góp từ phương diện mang tính xã hội là cần thiết và những hiểu biết của nhóm ngành xã hội nhân văn là không thể thiếu” [6, tr.30]. Ông chỉ ra 4 nhóm vấn đề được tiến hành trong “nghiên cứu khu vực ứng phó thảm họa”, bao gồm 1) thông tin và truyền thông, 2) hỗ trợ và tái thiết, 3) tái cấu trúc xã 7 hội, 4) kí ức và hoài niệm [6, tr. 33]. Theo đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn này, tức các hoạt động tương trợ, có thể xếp vào chủ đề “hỗ trợ và tái thiết”. Vấn đề tương trợ trong thảm họa ở Nhật Bản còn được phân tích từ góc độ cơ cấu của tổ chức phòng chống thiên tai. Takanashi Nariko (2007) trong Các tổ chức liên quan trong thời kỳ thảm họa đã chia các tổ chức phòng chống thiên tai của Nhật Bản thành 3 nhóm, bao gồm: 1) jijo (自助) (tự cứu trợ: việc tự bảo vệ chính bản thân mình và người trong gia đình); 2) kyojo (共助) (tương trợ cộng đồng: việc thực hiện các hoạt động giúp đỡ lẫn nhau, cứu trợ, cứu viện dựa vào các lực lượng như những người hàng xóm, các tổ chức tư nhân hoặc các đoàn tình nguyện viên…); 3) kojo (公 助) (cứu trợ công: hoạt động cứu trợ, cứu viện từ các cơ quan công quyền như các tổ chức liên quan đến nhà nước hay chính quyền địa phương đô, đạo, phủ, huyện, thị, đinh, thôn) [14, tr.86]. Các hoạt động cứu trợ của chính quyền trung ương và địa phương, cũng như hoạt động tương trợ cộng đồng trong thảm họa được quy định bởi Luật Cơ bản về đối phó thảm họa1 do quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1961. Luật này thường xuyên được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế sau mỗi lần có thiên tai lớn xảy ra. Lần sửa đổi gần đây nhất là ngày 21/6/2013, sau thảm họa kép tháng 3/2011. Trên cơ sở luật định, chính quyền trung ương và địa phương các cấp định kì đề ra kế hoạch phòng chống thiên tai trong đó qui định về hoạt động tương trợ cộng đồng. Từ trước khi thảm họa kép tháng 3/2011 xảy ra, trong lĩnh vực phúc lợi xã hội cũng đã tồn tại các thuật ngữ jijo, kyojo và kojo để mô tả vai trò của các mối quan hệ trợ giúp này trong xã hội già hóa của Nhật Bản. Bên cạnh đó còn có thuật ngữ gojo (互助, hay sogofujo 相互扶助) để chỉ các hoạt động tương trợ tự phát, giúp đỡ lẫn nhau ở cấp độ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Mặc dù vậy, sự phân biệt giữa gojo và kyojo nói chung vẫn còn khá mới mẻ. Theo Từ điển tiếng Nhật Kojien (Kojien, 広辞苑) của tác giả Shinmura Izuru (新村出) thì 1) jijo (tạm dịch là tự cứu trợ) có Luật Cơ bản về đối phó thảm họa được Quốc hội Nhật Bản ban hành ngày 15/11/1961 trong bối cảnh Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề của trận bão vịnh Ise năm 1959. Luật này quy định việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, quy định các biện pháp ứng phó khi có thảm họa với đối tượng chính quyền và các đoàn thể từ trung ương đến các địa phương. 1 8 nghĩa là: “việc tự mình cứu lấy bản thân mình. việc đạt được sự cải thiện, phát triển bản thân bằng chính sức lực của mình mà không dựa dẫm vào người khác2; 2) gojo (tạm dịch là hỗ trợ) có nghĩa là “việc giúp đỡ lẫn nhau”3; 3) kyojo (tạm dịch là cộng trợ) cũng được từ điển này định nghĩa là “việc giúp đỡ lẫn nhau”4. Kojo (tạm dịch là cứu trợ công) không có mục từ trong từ điển kể trên. Từ này được định nghĩa trong Từ điển tiếng Nhật Daijisen bản điện tử (Dejitaru Daijisen, デジタル大辞泉) của Nhà xuất bản Shogakukan (小学館) là “việc trợ giúp của các cơ quan công quyền, đặc biệt đối với các vấn đề mà cá nhân hay xã hội khu vực không thể giải quyết được sẽ được giúp đỡ bởi nhà nước và các tổ chức tự trị”5. Các khái niệm này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực phúc lợi xã hội nhưng nội hàm của chúng cũng không được phân định rõ ràng và thống nhất. Ví dụ trong Đề án Quy hoạch phúc lợi xã hội Thành phố Sakura (2014), jijo (自助) mang ý nghĩa là bản thân đóng vai trò chủ thể trong các mặt đời sống, tự làm việc, tự sinh hoạt với tư cách chủ thể trong khả năng có thể ở mọi mặt của đời sống; gojo (互助) dùng để chỉ việc những người ở gần xung quanh đương sự ra tay giúp đỡ xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, thể hiện mối quan hệ tự phát giữa những người trong gia đình, bạn bè hay những người hàng xóm láng giềng; kyojo (共助) là hoạt động trợ giúp lẫn nhau trong cấp độ khu vực hay cấp độ nhân dân, đó là những hoạt động tương trợ lẫn nhau xuất phát từ trong truyền thống từ xưa, gần đây các hoạt động này tương ứng với sự giúp đỡ không chính thức từ các tình nguyện viên, hoặc các pháp nhân phi lợi nhuận, phi chính phủ NPO… (nhằm phân biệt với sự trợ giúp chính thức từ các chuyên gia); cuối cùng, việc hỗ trợ cho các hoạt động jijo, gojo, kyojo cũng như các vấn đề không giải quyết được trong đời sống cá nhân hay xã hội khu vực sẽ được các cấp chính quyền thực hiện gọi là kojo (公助) [11, tr.6]. Dựa trên đặc điểm tính chất của các hoạt động giúp đỡ, cứu trợ, trong luận văn này, tác giả tạm Việt hóa các khái niệm jijo, gojo, kyojo, kojo tương ứng là: hành động tự Shinmura Izuru chủ biên (1998) Từ điển tiếng Nhật Kojien (Tái bản lần thứ 5), NXB. Iwanami Shoten, tr. 1167. 3 Shinmura Izuru, tr. 965, sđd. 4 Shinmura Izuru, tr. 695, sđd. 5 https://kotobank.jp/word/公助-16331 2 9 cứu trợ, hành động tương trợ tự phát giữa các cá nhân trong cộng đồng khu vực, hoạt động tương trợ cộng đồng có tổ chức, hoạt động cứu trợ công. Nghiên cứu này tập trung vào gojo và kyojo, tức các hành động tương trợ tự phát và hoạt động tương trợ có tổ chức. Trên đây là những tiền đề lý luận cho nghiên cứu hoạt động tương trợ trong thảm họa ở Nhật Bản nói chung. Tiếp theo, tác giả xin điểm qua một số nghiên cứu cụ thể về hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011. Trước hết, ở Nhật Bản, ngay sau thảm họa, đã xuất hiện một số nghiên cứu chuyên sâu về hành động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc. Tiêu biểu là nghiên cứu của nhóm Mugikura Tetsu, Īzaka Tadahiro, Kajiwara Shōgo, Īzuka Kaoru (2013) trong Văn hóa cứu trợ, tương trợ nhìn từ khu vực thảm họa trong thảm họa kép Miền Đông Nhật Bản – Điều tra phỏng vấn đại diện vận hành các cơ sở lánh nạn tại thị trấn Ōtsuchi tỉnh Iwate. Các nhà nghiên cứu đã dựa trên kết quả điều tra phỏng vấn các đại diện của 43 cơ sở lánh nạn ở thị trấn Ōtsuchi tỉnh Iwate để phân tích hành động tương trợ diễn ra trong thời gian thảm họa. Họ cho rằng các hành động này vốn bắt nguồn từ “văn hóa” tương trợ của cư dân địa phương. Nhóm nghiên cứu phân tích rằng nguồn gốc của tình cảm tương hữu là mối quan hệ gắn bó giữa các cư dân, đặt trong bối cảnh lối sống gắn kết với môi trường thiên nhiên và ít chịu ảnh hưởng của văn minh đô thị. Một nghiên cứu về lí thuyết tính công cộng của Tanaka Shigeyoshi (2010) trong Tính công cộng sinh ra từ khu vực lại cho rằng hành động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc có thể được xem như một hình thức “tương trợ cộng đồng” mang tính thiết chế trong cộng đồng khu vực. Bên cạnh đó, Điều tra bảng hỏi về hoạt động cứu trợ trong thảm họa kép miền Đông Nhật Bản do Nội các Nhật Bản (2013) tiến hành đã đưa ra những thông tin cụ thể về tình hình vùng thảm họa. Các học giả Nishizawa Masamichi và Tsutsui Satoshi (2014) trong Kế hoạch phòng chống thiên tai trong cộng đồng khu vực và doanh nghiệp có tính đến thảm họa kép Miền Đông Nhật Bản – Về CDMP (Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp cơ sở) ứng dụng ICT và Nhập môn chế độ kế hoạch phòng chống thiên tai khu vực đã tiến hành 10 nghiên cứu về những hạn chế của hoạt động “cứu trợ từ chính quyền” và tầm quan trọng của hoạt động “tương trợ cộng đồng”. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế. Điều tra phỏng vấn của nhóm Mugikura chỉ được thực hiện trong một phạm vi giới hạn là thị trấn Ōtsuchi nên chưa đề cập đến những đặc trưng riêng biệt của các vùng bị thiệt hại khác trong thảm họa. Trong khi đó, các nghiên cứu về “tương trợ cộng đồng” của Nội các Nhật Bản hay các tác giả Nishizawa và Tsutsui bị đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật cơ bản về ứng phó thảm họa nên mặc dù có đề cập đến hiện trạng của hành vi tương trợ giữa các cư dân vùng bị thiệt hại ở một mức độ nào đó, nhưng chưa giải thích rõ động cơ hay ý nghĩa của các hành động này. Các hành động tương trợ tự phát giữa các cư dân trong thảm họa có thể coi là vấn đề bị bỏ ngỏ bởi mặc dù trên bình diện pháp luật, chúng được xếp vào các hoạt động tương trợ cộng đồng nhưng trên thực tế, các hành động này thường bị xem là bột phát và nằm ngoài cấu trúc xã hội. Giới học giả phương Tây cũng có một số nghiên cứu đáng chú ý về thảm họa nói chung và thảm họa kép tháng 3/2011 tại Nhật Bản nói riêng. Rebecca Solnit (2009) trong tác phẩm A Paradise built in hell – The Extraordinary Communities That Arise in Disaster (Thiên đường xây nên từ địa ngục – Các cộng đồng bất thường nảy sinh trong thảm họa) đã phân tích các phản ứng của con người trong một số thảm họa lớn chủ yếu ở Mỹ, và đưa ra kết luận về sự hình thành những cộng đồng tương trợ bất thường từ tình trạng khủng hoảng, căng thẳng trong các sự kiện thảm họa. Hiện tượng này, như đã được Rebecca đưa ra trong tác phẩm của mình, đi ngược lại những suy nghĩ thông thường về tình trạng bạo lực, cướp bóc, thù địch sau mỗi thảm họa và đã được chứng minh qua những điều tra nghiêm mật về phản ứng của con người trong nhiều thảm họa qua nhiều năm. Đây có thể coi là một quan điểm hợp lý nhằm giải thích các hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép, sẽ được tác giả phân tích trong chương 3 của luận văn. Bên cạnh đó, tác phẩm 3.11: Disaster and Change in Japan (3.11: Thảm họa và Thay đổi ở Nhật Bản) của Richard J. Samuels (2013) lại đưa ra một cái nhìn tổng quan về những xu hướng biến đổi trong chính trị và xã hội Nhật Bản thời kỳ hậu thảm họa kép tháng 3/2011 thông 11 qua những phân tích sâu sắc về chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với 3 khía cạnh an ninh quốc gia, chính sách năng lượng và quản trị địa phương. Thảm họa kép tháng 3/2011 diễn ra sau hai thập kỷ bất ổn về xã hội và kinh tế của Nhật Bản, được trông đợi như một tia hi vọng nhằm vực dậy và giải cứu tình trạng bất ổn này. Những biến đổi trong cộng đồng khu vực là một khía cạnh quan trọng khi nói về các hoạt động tương trợ diễn ra trong và sau thời kỳ thảm họa đã được Samuels nhắc đến trong tác phẩm của mình. Mặc dù vậy, những phân tích trên bình diện chính sách đã không đi sâu vào vấn đề hoạt động tương trợ trong thảm họa. Bối cảnh quan hệ cộng đồng khu vực sẽ được tác giả nhắc lại trong phân tích về tính công cộng mới hình thành ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngoài giới nghiên cứu Nhật Bản và một số học giả phương Tây, ngay sau khi trận động đất xảy ra, các phương tiện truyền thông quốc tế và Việt Nam liên tục đưa tin về diễn biến, thiệt hại và phản ứng của Nhật Bản. Nhiều bài báo ca ngợi sự bình tĩnh đối phó, cách ứng xử lịch sự, sự đoàn kết, kiên cường, nhẫn nại chịu đựng và quan tâm lẫn nhau của người Nhật trước thảm họa. Một số bài báo của các cơ quan truyền thông phương Tây tỏ ra ngạc nhiên vì ngay trong thời kỳ thảm họa, ở Nhật Bản hầu như không có các hiện tượng cướp giật thực phẩm, hôi của… xảy ra. Tuy nhiên, ngay sau đó, một số bài báo khác cũng đã lên tiếng dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết, một vài trường hợp trộm tiền từ máy rút tiền, xăng từ ô tô khác và đồ thực phẩm trong các cửa hàng bị phá hủy cũng đã xảy ra6. Các bài báo tập trung mô tả phản ứng và cách hành xử của người Nhật trong thảm họa và gắn kết chúng với văn hóa và tính cách dân tộc Nhật Bản. Trong số các phản ứng, ứng xử được chỉ ra cũng có nhắc đến việc người Nhật quan tâm, chia sẻ lẫn nhau trong thảm họa. Ta có thể thấy một ví dụ tiêu biểu như bài viết của Ngô Hương Lan, Nguyễn Thu Phương (2012) với nhan đề Sức mạnh tinh thần của người Nhật Bản: Qua trường hợp đối phó với thảm họa 11-3-2011 có đoạn: Một số đơn vị truyền thông đưa tin về vấn đề này như The Global and Mail, NBCSandiego, News1130, The Australian, Los Angeles Times, The Daily Telegraph, VnExpress, VTV, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á… có thể tham khảo tại phần phụ lục của luận văn. 6 12 …Trong các cửa hàng bị hư hại, hàng hóa đổ ngổn ngang nhưng không hề có kẻ trộm đồ hay hôi của, mà ngược lại, nhiều người mua hàng đã giúp sắp xếp lại đồ đạc lên giá, và để lại tiền mua hàng tại quầy bán không người thu tiền. Một số chủ quầy bán nước tự động đã phát miễn phí các chai nước uống. Mọi người giúp đỡ nhau để cùng tồn tại… Ở khách sạn Monterey, thuộc thành phố Sendai, nơi xảy ra động đất và sóng thần, hai đầu bếp đứng ra mời những người đi qua bát súp nóng cho bữa sáng. Đối với nhiều người, đây là bữa ăn đầu tiên sau trận sóng thần hôm 11/3. Mọi người xếp hàng chỉ để lấy một cốc súp. Không ai lấy sang cốc thứ hai… Tất cả những điều này trái ngược với cảnh tưởng hỗn độn sau cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 mà hậu quả về mặt xã hội của nó đến giờ vẫn chưa thể khắc phục được…7 Các bài báo này đã nhanh chóng truyền tải đến người đọc các tin tức mới nhất tại hiện trường vùng thảm họa, cung cấp cho người đọc một góc nhìn về các phản ứng cũng như văn hóa, tính cách của người Nhật trong thảm họa. Mặc dù vậy, đặc điểm chung của các bài viết này là chỉ mô tả các trường hợp cá biệt và không làm rõ bối cảnh cũng như ý nghĩa của hoạt động tương trợ. Do đó, người đọc không định hướng được các hành vi tương trợ này là các hành vi hợp lý hóa lợi ích hay các hành vi cảm tính. Ngoài các bài báo trên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhằm lý giải từ góc độ xã hội học hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011. Trên cơ sở tham khảo các công trình lý thuyết và nghiên cứu thực tế, dựa trên tài liệu điều tra của mình, với luận văn này, tác giả muốn tìm hiểu và phân tích từ góc độ xã hội học để đánh giá rõ hơn ý nghĩa của các hoạt động tương trợ của người dân Nhật Bản trong thảm họa. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương chính. Chương 1 trình bày khái quát về thảm họa kép tháng 3/2011 và cuộc điều tra của tác Ngô Hương Lan, Nguyễn Thu Phương (2012), Sức mạnh tinh thần của người Nhật Bản: Qua trường hợp đối phó với thảm họa 11-3-2011, Website Nghiên cứu Đông Bắc Á, đăng ngày 20/7/2012. 7 13 giả tại vùng Đông Bắc Nhật Bản. Chương này sẽ tóm lược cơ chế phát sinh thảm họa, thiệt hại về người và vật chất, các thảm họa và thiệt hại phái sinh, các biện pháp ứng phó ban đầu của chính phủ Nhật Bản. Sau đó, tác giả sẽ giới thiệu về cuộc điều tra đã thực hiện tại vùng Đông Bắc, bao gồm mục đích, phương pháp, tiến trình điều tra, sau đó trình bày sơ lược về địa lý, xã hội của khu vực điều tra cũng như những ảnh hưởng của thảm họa đối với khu vực. Chương 2 tập trung giới thiệu và phân tích các hoạt động tương trợ trong thảm họa kép. Các hoạt động cứu trợ từ chính quyền sẽ được tóm lược thông qua các báo cáo của Nội các Nhật Bản. Các hoạt động tương trợ cộng đồng được phân tích thông qua kết quả của chuyến điền dã thực địa và các tư liệu thu thập được. Trong chương 3, tác giả thử lý giải các hoạt động tương trợ đã được phân tích trong chương 2 bằng các lý thuyết xã hội học. Sự biến đổi tính công cộng trong xã hội Nhật Bản sau chiến tranh cũng làm biến đổi ý nghĩa của các hoạt động tương trợ cộng đồng. Thêm vào đó, tác giả cũng dự định sử dụng một vài lý thuyết xã hội học hiện đại như lý thuyết thể cộng đồng tương trợ không tưởng trong thảm họa, lý thuyết phản cấu trúc… để giải thích hành động tương trợ nảy sinh tự phát, nhất thời trong thời kỳ thảm họa giữa các cá nhân. Phần Phụ lục của Luận văn giới thiệu một số bài báo thể hiện phản ứng của truyền thông trước hành động ứng xử và tương trợ của người Nhật ngay sau thảm họa, các bước tiến hành điều tra, hình ảnh hiện trường điều tra và dữ liệu phỏng vấn nhân chứng tại địa phương. 14 CHƯƠNG 1: THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011 VÀ CUỘC ĐIỀU TRA TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN Nhật Bản là một đảo quốc Thái Bình Dương, nằm trên khu vực bất ổn định của vỏ trái đất nên hàng năm, các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần… thường xuyên xảy ra. Trong thời kỳ hiện đại, trước thảm họa kép tháng 3/2011, Nhật Bản đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề bởi hai trận động đất lịch sử là động đất Kanto năm 1923 và động đất Hanshin – Awaji năm 1995 (động đất Kobe). Chính vì thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các thiên tai nên người dân Nhật Bản đã có nếp sinh hoạt thích ứng thường trực với thảm họa. Nhật Bản cũng sớm có các cơ chế phòng vệ và phản ứng tích cực với thảm họa, điển hình là Luật Cơ bản về đối phó thảm họa (1961). Tuy nhiên, thảm họa kép tháng 3/2011 được xem là thảm họa khủng khiếp “chưa từng có” trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xét về quy mô và mức độ thiệt hại. Quy mô và mức độ thiệt hại lớn “chưa từng có” đã khiến cho những phản ứng của người dân và chính phủ Nhật Bản bị đặt vào tình huống “bất thường”, điều có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề “tương trợ” được xem xét trong nghiên cứu này. Tức là, nếu chỉ là những trận động đất hay mưa bão bình thường khác thì hàng năm ở Nhật Bản có rất nhiều thiên tai như vậy, và Nhật Bản đã có sẵn cơ chế để mọi người dân phản ứng, những hành động tương trợ như trong thảm họa kép này chưa chắc đã được diễn ra. Đứng ở vị trí “người ngoài cuộc”, các con số về quy mô, mức độ thương vong, thiệt hại được chúng ta chú ý, hơn là cảm nhận thực sự của những người trong cuộc. Thực tế điều tra cho nhận thấy những khu vực khác nhau của Nhật Bản chịu những ảnh hưởng hết sức khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tính chất căng thẳng, nguy kịch trong cảm nhận chủ quan của các nạn nhân thảm họa. Không phải tất cả người dân Nhật Bản đều cho mình là nạn nhân của thảm họa này. Trong phần dưới đây, bằng việc khái quát các đặc trưng của thảm họa kép tháng 3/2011 thông qua các tư liệu và điều tra quan sát thực tế của tác giả, ta sẽ cùng nhìn nhận lại về mức độ tính chất căng thẳng, nguy kịch “khác nhau” của sự kiện tùy theo cảm nhận chủ quan của các đối tượng. 15 1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011 1.1.1. Cơ chế phát sinh thảm họa 1) Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Đông Bắc Nhật Bản Ngày 11/3/2011, lúc 14 giờ 46 phút, một trận động đất với cường độ 9.0 độ M8 phát sinh với tâm chấn sâu 24km tại khu vực ngoài khơi Sanriku (38.6 độ Vĩ Bắc, 142.52 độ Kinh Đông), cách bán đảo Oshika (Đông Bắc tỉnh Miyagi) 130km về phía Đông Đông Nam. Theo Cục Khí tượng Nhật Bản, khu vực tâm chấn vào khoảng 450 ×200km trải dài trên vùng biển từ tỉnh Iwate đến Ibaraki. Đây là trận động đất lớn thứ 4 trên thế giới trong các trận động đất tính từ năm 1900 trở lại đây. Sơ đồ 1-1. Khu vực tâm chấn và phân bố cấp độ động đất của Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương khu vực Đông Bắc Nguồn: Cục Khí tượng Nhật Bản (2015) Độ M: Thang độ lớn mô-men (Momen Magnitude Scale). Đây là thang đo độ lớn năng lượng một cơn động đất sinh ra, được đưa ra từ năm 1979 bởi Tom Hanks và Kanamori Hiroo, thường được các phương tiện truyền thông đưa tin là “độ Richter” (được đưa ra bởi Charles Richter vào năm 1935), mặc dù thông số đưa ra được hiểu là độ mô-men. 8 16 Theo đánh giá dài hạn của Ủy ban điều tra động đất Nhật Bản, có 6 khu vực ngoài khơi có nguy cơ cao xảy ra động đất, bao gồm: khu vực trung bộ ngoài khơi Sanriku, khu vực ngoài khơi tỉnh Miyagi, khu vực biển phía Nam ngoài khơi Sanriku, khu vực ngoài khơi tỉnh Fukushima, khu vực ngoài khơi tỉnh Ibaraki, và khu vực từ phía bắc vùng biển Sanriku đến vùng ngoài khơi bán đảo Boso (tỉnh Chiba). Mặc dù vậy, trong thảm họa tháng 3/2011, sự kiện cả 6 khu vực này có động đất phát sinh liên đới nằm ngoài dự báo của ủy ban này [17, tr. 2-3]. Theo Từ điển Thảm họa Lịch sử Nhật Bản, động đất tại khu vực ngoài khơi tỉnh Miyagi với cường độ 7.5 ~ 8 độ M đã từng diễn ra với chu kỳ 40 năm. Lần gần đây nhất là trận động đất năm 1978, tỉ lệ xác suất diễn ra sau đó trong vòng 30 năm (tức là khoảng năm 2010) là 99%. Trong bối cảnh đó, động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Đông Bắc với cường độ 9.0 độ M và phạm vi rộng lớn như vậy là một điều chưa từng có trong lịch sử quan trắc của Nhật Bản. Khu vực vùng biển ngoài khơi vùng Đông Bắc cũng được cho là ít có khả năng xuất hiện động đất cực mạnh, và sau sự kiện năm 2011, điều này cũng đang được đánh giá lại [8, tr.1]. Ngay sau khi động đất ngoài khơi phát sinh, những rung chấn mạnh đã ngay lập tức cảm nhận được ở khu vực bán đảo Oshika (tỉnh Miyagi) và lan rộng ra các tỉnh từ Iwate đến Ibaraki trong 60 giây sau đó. Sau khi cơn động đất xảy ra 110 giây, Miyagi đón nhận đợt rung chấn mạnh thứ hai, sau 160 giây, khu vực lân cận ranh giới giữa tỉnh Fukushima và Ibaraki đón tiếp đợt rung chấn mạnh thứ ba. Theo đó, toàn bộ các khu vực các tỉnh từ vùng Đông Bắc đến Kanto chịu một vài đợt rung chấn mạnh, các đợt rung chấn diễn ra kéo dài trong khoảng vài phút [8, tr.1-2]. Cơn động đất gây ra rung chấn mạnh nhất cấp độ 7 trên đất liền ở khu vực tỉnh Miyagi, cấp độ 6 ở các tỉnh từ Iwate đến Chiba. Điều đáng lưu ý là rung chấn mạnh kéo dài gây ra hiện tượng sạt lở đất và hóa lỏng đất9, là nguyên nhân chính gây ra Hóa lỏng đất là hiện tượng xảy ra khi đất bão hòa với nước ngầm, do sự gia tăng áp lực nước trong các lỗ rỗng của đất. Nền đất là một tập hợp hàng tỷ các hạt đất riêng rẽ, tiếp xúc với nhau. Trọng lượng của các hạt nằm trên tạo ra lực liên kết giữa chúng, nhờ đó, nền đất có được kết cấu vững chắc. Thông thường, áp lực nước ngầm trong đất tương đối thấp. Khi động đất xảy ra, chấn động mạnh trong thời gian cực ngắn làm áp lực nước tăng vọt. Nước không đủ thời gian thoát ra, “mắc kẹt” trong lòng đất, lấp đầy khoảng không gian giữa các hạt đất, ngăn cản sự tiếp xúc của chúng với nhau. Do ma sát giữa các hạt đất giảm đột ngột nên nền đất mất đi sự liên kết và hoạt động như một chất lỏng nhớt. Khi đó, nước trào ngược lên trên cùng với bùn và cát mịn. Cát 9 17 những thiệt hại về nhà cửa mà không phải trực tiếp do các rung chấn mạnh gây ra. Các ngôi nhà bị đổ do rung chấn mạnh tương đối ít và cũng chỉ giới hạn ở một số khu vực [8, tr.2]. Các cơn rung chấn từ cấp độ 1 có thể cảm nhận trên hầu hết toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản10, nhưng các rung chấn mạnh chủ yếu là từ cấp độ 5 yếu trở lên trong thang cấp độ động đất của Nhật Bản được Nội các Nhật Bản công bố như Bảng 1-1. Bảng 1-1. Phân bố cấp độ động đất từ 5 yếu11 trở lên do động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Đông Bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011 Cấp độ 7 6 mạnh 6 yếu 5 mạnh Khu vực Bắc Miyagi Bắc và trung bộ Miyagi, Đông và trung bộ Fukushima, Bắc và Nam Ibaraki, Bắc và Nam Tochigi Nam duyên hải, Bắc và Nam trong đất liền của Iwate, Tây Fukushima, Nam Gunma, Bắc Saitama, Tây Nam Chiba Đông Nam và Bắc Aomori, Bắc duyên hải Iwate, Nam duyên hải và Nam trong đất liền của Akita, Đông Nam và Nam Yamagata, Bắc Gunma, Bắc Saitama, Đông Bắc và Nam Chiba, 23 quận trong Tokyo, Niigata, Đông và Tây Kanagawa, Trung bộ và Tây Yamanashi, Đông và Đông Nam Yamanashi Nguồn: Sách trắng Phòng chống thiên tai của Nhật Bản (2011), tr.3 Cùng với hiện tượng rung lắc mạnh do rung chấn chu kỳ ngắn ở khu vực Đông Bắc, các khu vực Tokyo – Nagoya – Osaka cũng chịu ảnh hưởng của các rung chấn chu kỳ dài. Hiện tượng rung lắc ở các khu vực này khiến các tòa nhà siêu cao tầng cùng bị chao đảo rất mạnh trong khoảng thời gian dài hơn mười phút. Các tòa nhà siêu cao tầng từ 30 đến 50 tầng ở Shinjuku (Tokyo) được ghi nhận mức độ rung lắc thô và đá nặng hơn nên lún xuống, khiến bề mặt đất dịch chuyển, có thể tạo thành dòng xoáy với sức mạnh tương tự như bão lốc hoặc hình thành những đụn cát (trông như các hố thiên thạch của núi lửa). Khi đất bị hoá lỏng sẽ mất hết ma sát gây giảm đáng kể sức chịu tải của cọc hoặc biến dạng lớn cho công trình. 10 Theo quan sát bản đồ phân bố cấp độ động đất trong Sách trắng Phòng chống thiên tai của Nội các Nhật Bản, năm 2011. 11 Cấp độ động đất: chỉ số biểu thị thang bậc độ lớn của rung chấn gây ra do động đất theo thang cấp độ động đất của Cục Khí tượng Nhật Bản, bao gồm các bậc từ 1 đến 7, riêng cấp độ 5 và 6 được phân chia thành 2 bậc là 5 mạnh, 5 yếu và 6 mạnh, 6 yếu. 18 lớn nhất khoảng 30cm. Các rung lắc con người cảm nhận được diễn ra liên tục kéo dài trong khoảng thời gian hơn mười phút. Ở xa tâm chấn hơn, tòa nhà siêu cao tầng 55 tầng ở bờ vịnh Osaka cũng rung lắc đến 137cm [8, tr.2]. Do ảnh hưởng của động đất ngày 11/3/2011, trong vài tháng sau đó, một loạt các dư chấn đã xảy ra bao gồm khoảng hơn 500 trận động đất cường độ từ 5 độ M trở lên ở tâm chấn. Theo thống kê của Cục Khí tượng Nhật Bản, cho đến ngày 31/5/2011, có 2 trận động đất cấp độ 6 mạnh, 2 trận cấp độ 6 yếu, 6 trận cấp độ 5 mạnh, 23 trận cấp độ 5 yếu, 135 trận cấp độ 4 đã xảy ra [17, tr.8]. Tại các tỉnh Akita, Nagano, Shizuoka, động đất phái sinh cường độ 6 độ M cũng đã xảy ra khiến hoạt động địa chất xung quanh 13 ngọn núi lửa tăng cao tạm thời, hoạt động địa chất từ Hokkaido đến miền Trung Nhật Bản cũng tăng cao đáng kể. Trận động đất cực mạnh này cũng làm biến động mạnh lớp vỏ trái đất ở khu vực biển Nhật Bản, các khu vực tỉnh Iwate, Aomori và khu vực Kanto và những ảnh hưởng của nó vẫn sẽ còn tiếp diễn trong hơn mười năm tới [8, tr.3]. 2) Cơ chế phát sinh sóng thần Trận động đất ngoài khơi vùng Đông Bắc Nhật Bản diễn ra gần ranh giới giữa mảng kiến tạo Thái Bình Dương và mảng kiến tạo lục địa (mảng kiến tạo Bắc Mỹ). Theo điều tra của Cục An ninh trên biển của Nhật Bản, vào thời điểm xảy ra trận động đất, đáy biển ở khu vực tâm chấn trượt theo chiều ngang khoảng 24m, sụt xuống theo chiều dọc khoảng 3m, gây phát sinh sóng thần cường độ lớn [8, tr.2]. Theo Từ điển Thảm họa Lịch sử Nhật Bản, máy đo sóng thần trong cáp đáy biển do Trung tâm nghiên cứu động đất Đại học Tokyo và Đại học Tohoku đặt tại vị trí 50km và 80km ngoài khơi Kamaishi đã đo được mực nước biển dâng lên sau động đất 2m, và sau đó tăng đột ngột lên 5m (bằng tòa nhà 2 tầng) [8, tr.1]. Cục Khí tượng Nhật Bản đã phát đi cảnh báo sóng thần đầu tiên vào lúc 14 giờ 49 phút. Trong đó, cảnh báo đại sóng thần được đưa ra ở 3 tỉnh Iwate (3m), Miyagi (6m) và Fukushima (3m). Cảnh báo sóng thần và lưu ý sóng thần ở các khu vực khác từ 0.5 đến 2m. Sau đó, cảnh báo sóng thần (hầu hết là cảnh báo đại sóng thần) còn được phát đi 10 lần khác vào ngày 11/3 (15:14, 15:30, 16:08, 18:47, 21:35, 22:53), 19 ngày 12/3 (03:20, 13:50, 20:20) ngày 13/3 (07:30). Đến 17 giờ 58 phút ngày 13/3/2011, toàn bộ các cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ [17, tr.6]. Sóng thần quan trắc được tại nhiều khu vực của Nhật Bản. Theo dữ liệu quan trắc trong ngày 11/3 của Cục Khí tượng Nhật Bản, chiều cao sóng thần (mức nước biển, chiều cao sóng thần đạt được tại bờ biển) đo được ở khu vực Shoya thị trấn Erimo (Hokkaido) lúc 15 giờ 44 phút là 3.5m; ở Miyako (tỉnh Iwate) lúc 15 giờ 26 phút là trên 8.5m; ở Ofunato (tỉnh Iwate) lúc 15 giờ 18 phút là trên 8.0m; ở Kamaishi (tỉnh Iwate) lúc 15 giờ 21 phút là trên 4.2m; ở Ishinomaki (tỉnh Miyagi) lúc 15 giờ 26 phút là trên 8.6m; ở Oarai (tỉnh Ibaraki) lúc 16 giờ 52 phút là 4.1m [17, tr.6]. Mức sóng thần dâng cao nhất đo được tại thành phố Soma (tỉnh Fukushima) lúc 15 giờ 51 phút là trên 9.3m. Theo nhóm hợp tác điều tra sóng thần trên toàn Nhật Bản, sóng thần đánh ngược vào đất liền cao nhất đến độ cao 40.5m, đạt kỷ lục trong lịch sử quan trắc của Nhật Bản [17, tr.2]. Không như động đất hay gây ra các đợt dư chấn và động đất phái sinh trong khoảng thời gian dài sau đó, hoạt động của sóng thần diễn ra ngắn hơn do những biến động địa chất dưới lòng đại dương, trong trường hợp thảm họa kép tháng 3/2011 là do sự trượt lún của mảng kiến tạo lục địa. Các cảnh báo đại sóng thần cũng đã được dỡ bỏ hoàn toàn vào chiều ngày 13/3/2011, tức là chỉ hai ngày sau thiên tai động đất. Mặc dù vậy, qua những báo cáo về tình trạng thiệt hại dưới đây, cũng như điều tra thực địa của tác giả, ta có thể thấy rằng mức độ ảnh hưởng của sóng thần là vô cùng to lớn. Có thể nói rằng, phần lớn những thiệt hại về người và nhà cửa trong thảm họa kép động đất – sóng thần ngày 11/3/2011 chủ yếu gây ra bởi sóng thần. Mức độ, quy mô của động đất, sóng thần có thể thấy là khác nhau và giảm dần từ tâm chấn. Điều này là một trong các yếu tố tác động đến mức độ của tình trạng căng thẳng trong thảm họa, và theo đó cũng tác động đến các hành động tương trợ của cư dân các khu vực khác nhau của Nhật Bản – đối tượng mà đang được xét đến trong nghiên cứu này. Tuy vậy, trong những phần kế tiếp, bằng những điều tra thực tế trên thực địa, tác giả sẽ xem xét thêm những yếu tố tác động khác đến hành động tương trợ có thể đề cập trong nghiên cứu này. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan