Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1968...

Tài liệu Lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1968 – 1975)

.PDF
114
1
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN THÀNH LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƢỚC (1968 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Đà Nẵng - Năm 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN THÀNH LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƢỚC (1968 – 1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY PHƢƠNG Đà Nẵng - Năm 2021 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................. iii RESEARCH RESULTS OF THE THESIS ............................................................... iv MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 3 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4 7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1968 – 1975 .............................................................................................................................. 5 1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 5 1.2. Truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Nẵng .................... 7 1.3. Lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trước năm 1968 .................................... 11 1.3.1. Định nghĩa về lực lượng Biệt động............................................................. 11 1.3.2. Sự ra đời của lực lượng Biệt động ở Đà Nẵng ........................................... 11 1.4. Chính sách của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với thành phố Đà Nẵng (1968-1975).......................................................................................................... 22 1.5. Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ Đà Nẵng về việc xây dựng lực lượng Biệt động (1968 – 1975) ..................................................................................... 26 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1968-1975) ...................................................................... 29 2.1. Tổ chức chiến đấu của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng (1968-1973) ..... 29 2.2. Tổ chức chiến đấu của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng (1973-1975) ..... 50 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 63 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM 1968-1975 .............................................. 64 vi 3.1. Đặc điểm ................................................................................................................. 64 3.2. Vai trò ..................................................................................................................... 73 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 76 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 83 NHÂN CHỨNG ĐÃ PHỎNG VẤN ........................................................................... 87 PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Km : Ki lô mét mm Nxb : Mi li mét : Nhà xuất bản PL TS Tr : Phụ lục : Tiến sĩ : Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thành công chung của công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, có sự đóng góp của nhiều lực lượng (Bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích …), trong đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng vũ trang thành phố Đà Nẵng nói riêng, đội Biệt động nói riêng, tuy không phải là yếu tố quyết định đi đến thắng lợi, nhưng lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng đã góp phần tiêu hao sinh lực địch, làm hư hỏng và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của đế quốc Mĩ, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho chúng… làm tiền đề cho các lực lượng khác của ta chiến đấu và tấn công địch ở Đà Nẵng, mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, tuy chưa làm chủ được tình hình nhưng cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là một đòn giáng mạnh vào âm mưu xâm lược của đế quốc Mĩ trên đất nước ta, là hồi chuông cảnh tỉnh nói lên rằng đế quốc Mĩ có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào và bất cứ đâu trên đất nước ta. Sự ra đời của lực lượng Biệt động như một yếu tố tất yếu trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một sáng kiến mới, cách đánh mới và thực tế lực lượng này đã phát huy được hiệu quả và sức mạnh, nhất là trên địa bàn các đô thị. Ở các đô thị, Mĩ bố trí lực lượng mạnh, kiểm soát khắt gao, nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ, chúng ta không thể sử dụng lực lượng vũ trang chính quy để tấn công được, mà phải có lực lượng Biệt động bí mật, dựa vào nhân dân, bám địa bàn của địch để tác chiến, linh hoạt, cùng với nhân dân đấu tranh chính trị yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi nước ta. Nghiên cứu lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1968-1975 đã có nhiều công trình, nhiều hội thảo khoa học, nhưng để tìm hiểu sâu và dựng lại bối cảnh chi tiết thì rất ít, đặc biệt hiện nay ở thành phố Đà Nẵng vẫn còn có một số người là nhân chứng sống, là cựu lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, họ sẽ kể cho chúng ta nghe những trận đánh, và những suy nghĩ của mình về cuộc kháng chiến này. Việc ra đời, tổ chức và tác chiến của lực lượng Biệt động thành phố Nẵng có đặc thù về chiến thuật và tổ chức, vừa đánh vừa rút kinh nghiệm càng về sau tính tổ chức, kỷ luật và tác chiến càng chặt chẽ hơn, sự ra đời của lực lượng Biệt động để lại nhiều bài học quý giá, nhất là trong nghệ thuật quân sự hiện nay và tương lai của quân đội nhân dân Việt Nam. Từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước giai đoạn 1968-1975” làm đề tài luận văn 2 tốt nghiệp cao học, với hy vọng tái hiện lại quá trình phát triển và hoạt động tác chiến của lực lượng Biệt động và qua đó sẽ rút ra nhiều bài học cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hôm nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về lực lượng Biệt động cho đến nay đã có nhiều công trình đã dề cập đến để phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hôm nay, tiêu biểu như sách “Lịch sử tự vệ biệt động Đà Nẵng”, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005; “Một thời để nhớ”do ban liên lạc biệt động thành phố Đà Nẵng phát hành; „Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương chuyên đề: Chỉ đạo xây dựng và hoạt động tác chiến của tự vệ biệt động, du kích đặc công trong 30 năm chiến tranh giải phóng; Những cuộc khởi nghĩa, trận đánh, chiến dịch trên chiến trường Nam trung bộ (1945-1975) biên niên sự kiện và tư liệu; Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Đà Nẵng 1945-2000; “Khu V – 30 năm chiến tranh và giải phóng’ (Tập II); Đề tài cấp BQP “Tổng kết hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang biệt động quân khu V trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)”… Các công trình nói trên ít nhiều đều đề cập đến phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài. Sách Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mĩ về chiến tranh Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự sao lục, 2008; Giô dép Am – tơ, Lời phán quyết về Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1985; George C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mĩ. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Mai- cơn Mác –lia, Việt Nam – Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1990 Chiến công từ làn nước biếc, Nhà xuất bản, Đà Nẵng, 2010, Tác giả đã đề cập đến một lực lượng tinh nhuệ của Biệt động đó là “người nhái”, với lực lượng này đã tiêu diệt nhiều tàu chiến của Mĩ, làm tổn thất lớn về phương tiện chiến tranh của Mĩ tại các hải cảng. Năm 2018, luận văn thạc sĩ về “Lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, giai đoạn chiến lược chiến tranh cục bộ (19651968)”, của Nguyễn Duy Điệp, đã được bảo vệ thành công. Luận văn đã mô tả được sự hình thành có tính tất yếu và tổ chức của lực lượng Biệt động trong giai đoạn 19651968, đã khai thác tư liệu về tổ chức Biệt động tại thành phố Đà Nẵng, làm rõ và khẳng định lực lượng Biệt động là một lực lượng quan trọng trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời, tác giả cũng đã miêu tả được một số trận đánh tiêu biểu của lực lượng Biệt động làm tiêu hao sinh lực địch, phá nhiều phương tiện chiến tranh của Mĩ và gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho quân đội Mĩ. Tuy nhiên luận văn chỉ đề cập đến lực lượng Biệt động tại địa bàn thành phố Đà Nẵng mà không thấy mối liên hệ với lực lượng khác ở khu vực xung quanh. Thời gian nghiên cứu của luận văn cũng chỉ dừng 3 lại ở giai đoạn 1965 – 1969 chưa thấy được toàn bộ tiến trình phát triển của lực lượng Biệt động trong quá trình của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thể khẳng định, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về lực lượng Biệt động ở thành phố Đà Nẵng, nhưng các công trình này chưa đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống về lực lượng này, nhất là giai đoạn 1968 – 1975 hoàn toàn chưa được tìm hiểu, mặc dù vậy các công trình đã công bố có liên quan là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Luận văn nhằm tái hiện lại quá trình xây dựng lực lượng và tổ chức chiến đấu của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1968-1975, từ đó làm rõ đặc điểm, vai trò của lực lượng Biệt động thành phố trong giai đoạn này. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Khái quát những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của lực lượng Biệt động Thứ hai: Làm rõ quá trình xây dựng và tổ chức chiến đấu lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong những năm 1968-1975 Thứ ba: Khẳng định vai trò và tầm quan trọng, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang trong thời chiến cũng như trong thời bình để phát triển kinh tế cũng như giữ vững an ninh quốc phòng ngày nay 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, 1968 – 1975 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Thành phố Đà Nẵng - Thời gian: Từ năm 1968 đến năm 1975 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện luận văn, chúng tôi cố gắng khai thác sử dụng các nguồn tư liệu, gồm các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước, các chỉ thị và báo cáo của Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần. Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương nhân kỷ niệm 30 năm, 40 năm truyền thống của lực lượng Biệt động. Lời kể của nhân chứng những người đã từng tham gia, giúp đỡ lực lượng Biệt động của thành phố Đà Nẵng. 4 Đây là tài liệu rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên để sử dụng các số liệu, sự kiện chúng tôi phải tiến hành xác minh, đối chiếu. Các tài liệu đã cung cấp cho chúng tôi nhiều số liệu, sự kiện và cả cách nhìn, cách đánh giá khác nhau về mối quan hệ giữa số liệu và các sự kiện. Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng để kế thừa các thành quả nghiên cứu này trong thực hiện luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này chúng tôi vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng của Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp và sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học của lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. 6. Đóng góp của luận văn Tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển, chiến đấu của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1968-1975. Thấy được cách thức tổ chức, hợp đồng tác chiến khôn ngoan của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến. Bồi đắp và góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của ông cha ta đã trải qua. Rút ra một số bài học kinh nghiệm, nhận xét và đánh giá cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm có 3 chương: Chương 1: Những yếu tố tác động đến việc xây dựng và hoạt động của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1968 – 1975 Chương 2: Tổ chức chiến đấu của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng 19681975 Chương 3: Đặc điểm, vai trò của lực lượng Biệt động thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1968 – 1975 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1968 – 1975 1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Đà Nẵng nằm ở ven duyên hải, phía Bắc Trung phần; tọa độ phần đất liền vĩ tuyến 16 độ 40 Bắc và 108 độ 20 Đông cao trên mặt nước biển 5,8m. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Nam Hải. Ngày nay, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế phía Tây và Nam giáp Quảng Nam, Đông giáp biển Đông; cách thành phố Huế 107 km, cách Hội An 39 km. Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng hai ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực Phillippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan…đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại. Đồng thời, Đà Nẵng nằm ở trung tâm trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Camphuchia, Thái Lan và Myanma. Đà Nẵng được xem là “yết hầu” của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. - Địa chất, địa hình Về mặt địa chất, “Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn – nơi mà những biến dạng chính đã xẩy ra trong kỷ than đá sớm” [32, tr2]. Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có 5 đơn vị địa tầng chủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: Hệ tầng A vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Đệ Tứ. Trong đó các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ Tứ bao gồm các thành tạo sông - sông biển, biển, biển – đầm lầy có tuổi từ Plestocen sớm đến Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha... “Vỏ trái đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng nhất là tạo nên các đới 6 nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm họa trong khi xây dựng các công trình” [43, tr 4]. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 – 1.500 m, độ dốc lớn (40 độ), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. “Đồng bằng ven biển là vùng đất thấm chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố” [32, tr5]. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). “Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía Đông Bắc. Khoảng cách các đường thẳng sâu khá đều đặn” [32, tr7]. Bờ biển Đà Nẵng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phương thức cồn cát – Đầm Phá, các mõm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dải cồn. Biển sâu hải lưu chảy nhanh hơn, bùn sét do sông Vu Gia – Thu Bồn mang ra đã ít, lại bị cuốn trôi đi xa nên ven biển gồm toàn các trắng xám. Đà Nẵng được bao bọc bởi ba ngọn núi: núi Sơn Trà (cao 693m), Ngũ Hành Sơn và dãy Trường Sơn ăn lan ra tận biển ngăn cách Đà Nẵng với Huế bởi một ngọn đèo – đèo Hải Vân. Bờ biển dài 12 km nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tàu thuyền neo đậu trong các mùa mưa bão lớn. - Khí hậu Từ Hải Vân vào Nam là phạm vi của đới rừng á xích đạo. “Đà Nẵng không có mùa khô rõ rệt, do tác dụng bức chắn của khối núi bắc Kon Tum nên trong mùa gió Đông Bắc lượng mưa còn đáng kể. Hải Vân như một bức tường chắn làm giới hạn cuối cùng cho mùa đông gió bấc lạnh lùng của miền bắc nước ta” [43, tr6]. Nhiệt độ trung bình các tháng của Đà Nẵng đều trên 20 độ, mấy tháng đầu năm khí hậu mát nẻ, khô ráo; tháng 5 đến tháng 8, bầu trời xanh ngắt, nắng hắt xuống cồn cát trắng xóa, mặt biển thẫm lại. Mùa nắng lại không phải mùa mưa vì giải Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengale thổi tới. Mưa lệch pha với hai miền Bắc bộ và Nam bộ, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10 (mưa hội tụ nội chí tuyến và tiếp theo là mưa địa hình). “Gió bấc thổi mát từ biển vào, đưa tới Đà Nẵng những trận mưa kéo dài nhiều ngày ra rích. Đây là mùa thu của miền Trung và cũng là mùa bão lũ. Mưa giảm dần về cuối năm sang giêng thì kết thúc” [43, tr9]. - Thủy văn Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, 7 “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố. Hệ thống sông ngòi của Đà Nẵng ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài 204 km tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km lưu vực khoảng 426 km. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các con sông khác: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,... Các sông đều có hai mùa: Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa Hải – Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 5060m; khu Hòa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30-90m, các khu khác đang được thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước không xả nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Bên cạnh đó thành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặn hàng năm. Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bản nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ đạo là hướng Đông Nam với tốc độ trung bình khoảng 20-25 mét khối/giây. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với ngoài khu vực ngoài khơi một chút. Việc Đà Nẵng có điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú có cả rừng, cả biển và đồng bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và tổ chức chiến đấu của lực lượng Biệt động, rừng núi là nơi chúng ta ém quân, cất giữ vũ khí, hoạt động, khi có thời cơ chúng ta tiến xuống đồng bằng và đô thị để tiếp cận mục tiêu, đánh và tiêu diệt mục tiêu, xong nhiệm vụ chúng ta rút ra hậu cứ mà cụ thể là rút lên vùng rừng núi huyện Hòa Vang để trú ẩn và chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. Đà Nẵng có bờ biển dài và các hải cảng cũng là điều kiện cho chúng ta tấn công địch, lợi dụng các yếu tố tự nhiên ở các hải cảng, ban đêm chúng ta tổ chức ngụy trang, làm người nhái tiếp cận tàu của chúng đậu ở các hải cảng để đặt mìn và tiêu diệt các tàu chiến đấu của Mĩ. 1.2. Truyền thống yêu nƣớc, đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Nẵng Dưới thời chế độ phong kiến thực dân, mặc dù bị bóc lột nặng nề của tư sản và địa chủ, nhưng nhân dân Đà Nẵng đã đoàn kết, phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết phát huy sức mạnh của nhân dân xây dựng lực 8 lượng kháng chiến, xây dựng các công trình phòng thủ để bảo vệ đất nước lâm nguy, các công trình xây dựng lên gồm có đồn An Hải, Hòn Cổ Ngựa, hòn Cánh Diều, và xung quanh bán đảo Sơn Trà và lắp đặt kinh thiên lý ở đèo Hải Vân, đào đắp chiến lý giăng ở Đò Xu – Cẩm Lệ. Khi Thực dân pháp tiến hành xâm lược nước ta lần thứ nhất (1858 đến 1860) nhân dân Đã Nẵng đã anh dũng chiến đấu cho dù triều đình nhà Nguyễn có dấu hiệu đầu hàng địch thi nhân dân Đã Nẵng đã nhất tề đứng lên chống giặc đến cùng nhân dân Đà Nẵng không chỉ chống đế quốc mà còn chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn với khẩu hiệu là “Phản đế, phản phong”, trong cuộc kháng chiến này nổi lên một số anh hùng như Lê Đình Lý, Nguyễn Tri Phương, Phạm Gia Vĩnh. Trong hàng ngũ của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Chiến nhân dân đã tích cực ủng hộ con em mình tòng quân, nhiều người đã trở thành chỉ huy tài ba như con cháu Ông Ích Khiêm, Quản Diệu, Nguyễn Hanh, nghĩa quân đã anh dũng, lựa chọn cách đánh phù hợp với phương châm mưu trí, táo bạo, bất ngờ, đánh trong lòng địch đánh ra ngoài với bất kể vũ khi nào làm hoang mang và rối loạn đội ngũ của địch. Ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, chấm dứt khủng hoảng về đường lối lãnh đạo, nhân dân Đà Nẵng tiếp thu sự lãnh đạo của Đảng, thấm nhuần Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa từ nước ngoài về đã định hướng cho phong trào đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng, đang sôi sục ý chí đấu tranh giành lại độc lập cho thành phố và của cả nước, trên cở sở đó huy động tối đa nhân tài vật lực để xây dựng các cơ sở cách mạng, mà trước mắt là xây dựng cơ sở đảng trong quần chúng, lực lượng chính trị làm nòng cốt ngoài ra có các lực lượng khác như công nhân, trí thức làm cơ sở hạt nhân để chống lại thực dân phong kiến. Với tinh thần của người cộng sản, các cán bộ, đảng viên tiền bối của Đảng bộ Quảng Nam và Đà Nẵng ngày ấy đã bất chấp gông cùm, tù đày, tra tấn, đánh đập của thực dân, đế quốc, ngày đêm len lỏi hoạt động trong các xóm thợ nghèo, trong quần chúng lao khổ để tuyên truyền về cách mạng, về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc vạch ra. Chính từ những cố gắng đó mà tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc được in tại xóm Giếng Bộng (nay thuộc khuôn viên Trường mẫu giáo nh Hồng, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) để truyền bá trong nhân dân; nhiều hoạt động táo bạo, gan dạ của những người cộng sản được tổ chức thu hút quần chúng, gây thanh thế cách mạng, tạo nên các cao trào đấu tranh cách mạng năm 1930-1931 để ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, phong trào đòi dân sinh - dân chủ 1936-1939 và cuộc vận động giành chính quyền tại Đà Nẵng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong vô vàn gian lao, hy sinh, mất mát do thực dân Pháp và phong kiến Nam 9 triều đàn áp, đánh phá ác liệt, song Thị ủy Đà Nẵng đã vượt qua bao nỗi gian nguy, thách thức, vững niềm tin sắt son vào con đường thắng lợi của cách mạng, để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, vận động nhân dân, gây dựng cơ sở, phát triển đảng viên, với nhiều quyết sách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhằm tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt, tháng 5/1945, khi Thị ủy Đà Nẵng chuyển thành Thành ủy Đà Nẵng đã nhanh chóng tăng cường các hoạt động, xây dựng đội ngũ, vận động nhân dân chuẩn bị mọi mặt cho việc nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Sau 15 năm Đảng bộ Quảng Nam và Thị ủy Đà Nẵng ra đời, ngày 22/8/1945, huyện Hòa Vang giành chính quyền; ngày 26/8/1945, thành phố Đà Nẵng đã hoàn toàn thuộc về cách mạng. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng, là kết quả của công cuộc vận động nhân dân, hình thành đội ngũ đấu tranh trực tiếp với kẻ thù, đưa vị thế của người dân Đà Nẵng từ một kiếp nô lệ, đọa đày trở thành công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp nối vai trò là người dẫn đường, dấn thân vì sự nghiệp cách mạng, vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, suốt 09 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ Đà Nẵng đã anh dũng, kiên cường lãnh đạo nhân dân thành phố kiên trì, bền bỉ chiến đấu chống thực dân Pháp với tinh thần Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trong 09 năm “nằm gai, nếm mật”, vượt qua bao gian lao, thử thách, hy sinh, mất mát, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng xứng đáng là người chiến sĩ trên tuyến đầu của chiến trường trọng yếu, là địa đầu, là lá chắn bảo vệ vùng tự do của Khu 5 chạy suốt từ Nam sông Thu Bồn đến tỉnh Khánh Hòa; là cầu nối Liên khu 5 với Bình Trị Thiên; là căn cứ quan trọng của lực lượng cách mạng Hạ Lào; lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, bằng một “chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu”. Đầu năm 1945 phong trào cách mạng trong cả nước phát triển mạnh mẽ, Đà Nẵng cũng hưởng ứng gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, cơ sở đảng củng cố nhanh chóng phát triển các đại đội, trung đội Biệt động, trong các nhà máy, nhà ga các công sở của Pháp và tay sai như cảng Đà Nẵng, Đề-pô xe lửa. Đến đầu tháng, 8 năm 1945 đã có khoảng 1400 đội viên gồm các thành phần nông dân, trí thức, binh lính, công nhân và binh lính của quân Pháp nhật đã được giác ngộ cách mạng, được tổ chức biên chế thành 04 đại đội 03 trung đội 08 tiểu đội. Gần ngày tổng khởi nghĩa các lực lượng của ta ngày đêm huấn luyện đội ngũ, trang bị vũ khí, tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của mặt trận Việt Minh, vạch trần tội ác và thủ đoạn, âm mưu của bọn đế quốc thực dân, tuyên truyền các thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa trong cả nước, làm cho chúng hoang mang lo sợ. Buổi sáng ngày 26 tháng 08 năm 1945, đội tự vệ Đà Nẵng cùng với nhân dân 10 khởi nghĩa dành chính quyền trong thành phố. Cuộc khởi nghĩa diễn ra nhanh gọn, không gây tổn thất về lực lượng, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Đà Nẵng trở về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam không còn nhượng địa của Pháp. Cách mạng tháng Tám thành công lực lượng vũ trang và nhân dân ra sức để củng cố chính quyền cách mạng ra sức xây dựng thành phố sau thời gian chiếm đóng của chính quyền thực dân, ổn định đời sống, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ và tiến tới thống nhất đất nước. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954 và sau này là cuộc kháng chiến chống Mĩ từ năm 1954-1975 Đà Nẵng nằm trong vùng kiểm soát của địch, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng mà cụ thể là Khu ủy khu 5, tỉnh ủy Quảng Nam, Quảng Đà và sự góp sức của nhân dân địa bàn xung quanh cũng như của nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đã nâng cao truyền thống yêu nước, chí khí cách mạng, vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy tối đa nhân tài vật lực tiến hành cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh cho công cuộc giải phóng dân tộc, bằng nhiều cách đánh sáng tạo, linh hoạt, trong đó chủ yếu là công tác xây dựng lực lượng gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ngay trên địa bàn của địch. Trong xây dựng lực lượng vũ trang, cấp ủy và chỉ huy các cấp chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng Biệt động, xây dựng lực lượng trong hậu cứ của địch và tổ chức cách đánh du kích tạo cho lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội chủ lực tấn công ở quy mô lớn, gây hoang mang và mất nhiều cơ sở vật chất và sinh lực địch. Bên cạnh đó công tác đấu tranh chính trị cũng được đẩy mạnh từ đó giành quyền làm chủ từng bước, làm thất bại âm mưu, các thủ đoạn chiến thuật, chiến lược chiến tranh của bọn thực dân và tay sai, tiến lên giải phóng toàn thành phố chấm dứt 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, từng bước giành chính quyền trong cả nước giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Mảnh đất Đà Nẵng trải qua kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã nổi lên nhiều chiến sĩ cách mạng kiệt xuất như Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi, Hồ Nghinh, Lê Độ, Phan Châu Trinh…các anh hùng này đã có đóng góp nhiều cho cách mạng, tuy chưa thành công nhưng chiến công của các anh hùng này đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý giá về cách tổ chức về cách vận động nhân dân về cách đánh về truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất không sợ cái chết, tinh thần vì nước là trên hết như anh hùng Nguyễn Văn Trỗi bị chúng tử hình đã không cần bịt mắt hay như anh hùng Trần Thị Lý chúng tra tấn dã man nhưng một mực không khai, đó là bản lĩnh chính trị của người cộng sản, một người yêu nước chân chính. Ngoài các chiến sĩ cách mạng trên không thể không nhắc đến vai trò của quần 11 chúng nhân dân, nhân dân ta không chỉ làm ăn sinh sống bình thường mà khi có giặc tới thì họ cũng là một chiến sĩ cách mạng “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, trong lịch sử cũng như trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nhân dân ta đã hoàn thành xuất sắc vai trò giúp đỡ quân ta hoàn thành và chiến thắng giặc Pháp, Mĩ xâm lược, họ đã cung cấp cho quân ta lương thực thực phẩm, che chở và cho đào hầm chiến đấu trong nhà, không khai báo khi bị chúng tra tấn…nổi lên có mẹ Nhu, mẹ Nhu có tới 10 người con và chồng tham gia cách mạng nhưng họ đã lần lượt hy sinh, mẹ đã che chở và cho quân ta trú ẩn trong nhà, khi bị bắt mẹ đã không khai báo và Đảng ta đã phong cho mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng, tượng của mẹ cũng được xây dựng tại thành phố Tam Kỳ Quảng Nam nhằm tri ân những đóng góp và hy sinh lớn lao của mẹ. 1.3. Lực lƣợng Biệt động thành phố Đà Nẵng trƣớc năm 1968 1.3.1. Định nghĩa về lực lượng Biệt động Lực lượng Biệt động là lực lượng không có quân hàm, quân hiệu, được lấy từ nhiều thành phần khác nhau, tập hợp lại thành những tổ, đội, nhóm, hoạt động bí mật, vừa công khai vừa bán công khai, dưới sự giám sát và chỉ huy của thị ủy và quận ủy được chia 2 thành phần gồm lực lượng chiến đấu và lực lượng bảo đảm chiến đấu, được xây dựng, phát triển song song. Lực lượng chiến đấu gồm các tổ chức cơ bản và cơ sở đơn tuyến (hoạt động trong lòng địch, hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt). Tổ Biệt động độc lập, mỗi tổ gồm có 2 đến 3 đồng chí; Đội Biệt động gồm 2 đến 3 tổ. Đây là đơn vị cơ sở của lực lượng Biệt động Đà Nẵng, một thời gian sau, do yêu cầu nhiệm vụ, tính chất hoạt động nên tổ chức phát triển đến trung đội, đại đội (trong đại đội có lúc biên chế thành nhiều mũi). Lực lượng bảo đảm chiến đấu gồm lực lượng bảo đảm chỉ huy và lực lượng hậu cần kỹ thuật. Lực lượng này được tổ chức cả trong nội thành hoặc vùng ven, vùng hậu cứ phía trước, phía sau. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng đảm bảo ở nội thành là: Thực hiện trinh sát công khai, tình báo, thông tin liên lạc (giao liên), xây dựng các trạm giao liên, hành lang cở động, căn cứ, bàn đạp tiến công, hầm bí mật, buồng kín, gác xếp, làm giấy tờ giả để cán bộ chiến sĩ đi lại hoạt động trong nội thành và vùng ven, thực hiện hóa trang, nghi trang, bảo vệ vị trí chỉ huy trong hành quân, trú quân cả bên trong và bên ngoài. 1.3.2. Sự ra đời của lực lượng Biệt động ở Đà Nẵng Sau khi ra đời vào năm 1930, Đảng bộ Đà Nẵng đã chọn một số thanh niên khỏe mạnh, biết võ thuật, có tinh thần dũng cảm, mưu trí tham gia công tác bảo vệ, hoạt động theo phương thức bí mật. Đến năm 1941, Đảng bộ xây dựng một số tiểu, tổ tự vệ, du kích mật ở các địa bàn nội thị làm nhiệm vụ hỗ trợ nhân dân đấu tranh và chuẩn bị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất