Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận vănnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách t...

Tài liệu Luận vănnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

.PDF
107
142
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG HƯƠNG GIANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG HƯƠNG GIANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn! Học viên Đặng Hương Giang ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thày, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt là PGS.TS. Lê Quốc Hội - Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế và QTKD đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, cùng các đồng nghiệp tại Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Đặng Hương Giang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................ viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................. 3 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ............................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .......................... 5 1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức ................................... 5 1.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ............................................... 10 1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ................. 13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ...................................................................................................... 21 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................................................................... 23 1.2.1. Kinh nghiệm của Tỉnh ủy Tuyên Quang............................................. 24 1.2.2. Kinh nghiệm của Tỉnh ủy Quảng Bình ............................................... 25 1.2.3. Kinh nghiệm của Tỉnh ủy Bắc Giang.................................................. 29 1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 30 iv Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 32 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 32 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 32 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................. 34 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 35 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 36 2.3.1. Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên ......................................... 36 2.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên ..................................................................... 37 Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY THÁI NGUYÊN .................................................. 40 3.1. Khái quát chung về cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ............................................................................................ 40 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 40 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ............................................................................ 41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 44 3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ........................................ 46 3.2.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ................................................. 46 3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên .......................................................... 49 3.2.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan thuộc chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ........... 54 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ............................................................................................ 67 v 3.4.1. Nhân tố khách quan ............................................................................. 68 3.4.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................ 69 3.5. Đánh giá chung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ................................................................................................. 71 3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 71 3.5.2. Một số hạn chế .................................................................................. 72 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................... 73 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY THÁI NGUYÊN......................... 75 4.1. Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên............. 75 4.1.1. Định hướng.......................................................................................... 75 4.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 77 4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ..... 78 4.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng cán bộ, công chức ........ 78 4.2.2. Hoàn thiện quy chế, quy trình; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá đội ngũ CBCC ................................................ 79 4.2.3. Sử dụng cán bộ, công chức gắn với bố trí, sắp xếp phù hợp với năng lực, sở trường ...................................................................................... 82 4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Ủy, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, nhất là cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ .............................................................................. 83 4.2.5. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo dựng môi trường và động lực làm việc đối với đội ngũ CBCC ............................................ 85 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên ........................ 87 KẾT LUẬN .................................................................................................. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 91 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 93 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá HDI : Chỉ số phát triển con người KT - XH : Kinh tế - Xã hội STT : Số thứ tự TB : Trung bình UBND : Uỷ ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng số cán bộ công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 ............. 46 Bảng 3.2. Cơ cấu cán bộ công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ................................................ 47 Bảng 3.3. Trình độ ngoại ngữ đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ............................. 50 Bảng 3.4. Trình độ tin học của đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên .................... 51 Bảng 3.5: Số lượng CBCC được quy hoạch, luân chuyển, tuyển dụng tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 .................................................... 55 Bảng 3.6: Đánh giá về công tác quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên....................................................................................... 56 Bảng 3.7: Đánh giá về việc sử dụng, phân công công việc đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ........................................................................ 59 Bảng 3.8: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên....................................................................................... 62 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về công tác đánh giá CBCC tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ......... 64 Bảng 3.10: Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên .... 65 Bảng 3.11: Đánh giá về việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ....................................................... 67 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên...................................................................... 44 Hình 3.2: Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ..... 49 Hình 3.3: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên năm 2016 .......52 Hình 3.4: Mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ CBCC của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên ..............................................................................................53 Hình 3.5: Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo hàng năm tại Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên............61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phát triển đất nước ta thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Cán bộ, công chức là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối, chính sách. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động, vận hành của nền hành chính công. Thực tế đã cho thấy, ở cơ quan, đơn vị hoặc địa phương nào có đội ngũ cán bộ, công chức làm việc năng nổ, tận tụy, có trách nhiệm từ cấp trên đến cấp dưới thì hiệu suất công việc thường đạt cao. Ngược lại, nếu còn tồn tại người thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân, thậm chí, lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để tư lợi thì sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của cơ quan, đơn vị. Do đó, việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt 2 động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ, công chức còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Một trong các nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế trên là do công tác quản lý cán bộ, công chức còn có bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan, vừa mang tính cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cải cách trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan. Sau thời gian thực hiện đơn vị bước đầu đã đạt được kết quả đáng mừng theo chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp phải không ít khó khăn và cũng bộc lộ nhiều vấn đề còn hạn chế cần khắc phục như về đánh giá chất lượng, cán bộ công chức, như về đào tạo, như về chức năng nhiệm vụ, như về tổ chức bộ máy và biên chế, dẫn tới bộ máy còn cồng kềnh, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa chuyên sâu, hiệu quả công tác chưa cao. Đây cũng là vấn đề mà cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên cần tập trung nghiên cứu tìm giải pháp nhằm quyết liệt hơn nữa không ngừng nâng cao chất lượng đối ngũ cán bộ công chức trong những năm tiếp theo. Xuất phát từ yều cầu thực tế trên, tôi lựa chọn chủ đề: "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của mình. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên có năng lực, trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. - Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên trong giai đoạn 20142016, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên trên các khía cạnh trình độ chuyên môn, tuổi tác, trình độ chính trị, trình độ quản lý nhà nước, phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng cũng như đánh giá về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan trong thời gian tới. 4 - Giới hạn về không gian: Đề tài thực hiện tại cơ quan cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên - Giới hạn về thời gian: Đề tài được nghiên cứu thông qua số liệu thứ cấp giai đoạn 2014-2016 và được số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan tham mưu giúp việc. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đánh giá được thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế để từ đó xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ CBCC tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên đến năm 2025 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng CBCC tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức 1.1.1.1. Khái niệm - Khái niệm Cán bộ Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. [20] - Khái niệm Công chức Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức [20] quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. - Phân biệt cán bộ và công chức Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, 6 quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). [20] Bên cạnh đó , giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành. + Tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc quản lý cán bộ phải thực hiện theo các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng điều chỉnh hoặc theo Điều lệ. Do đó, căn cứ vào các tiêu chí do Luật Cán bộ, công chức quy định, những ai là cán bộ trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể. Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan. [20] + Tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự 7 nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức. Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao [20]. Việc quy định công chức trong phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Đây là điểm đặc thù của Việt Nam so với một số nước trên thế giới nhưng lại hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính trị ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quy định công chức có trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập vừa phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam, thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ công thiết yếu và cơ bản cho người dân, bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các vùng, lãnh thổ có mức sống chênh lệch, thực hiện mục tiêu dân chủ và công bằng xã hội. Hiện nay, khi vai trò của Nhà nước đang được nhấn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, nhằm khắc phục ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tác động đến sự ổn định đời sống xã hội thì việc quy định công chức c trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập lại càng có ý nghĩa và thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Luật cán bộ, công chức. 1.1.1.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức - Đội ngũ CBCC đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, là lực lượng nòng cốt, lãnh đạo, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. - Là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn, tiếp thu nguyện vọng của nhân dần, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ánh kịp thời với cấp trên, giúp Đảng và Nhà nước đề ra được những chủ trương chính sách sát 8 với thực tiễn. - Là nguồn nhần lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nầng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, là một trong những nguốn lực quan trọng trong việc thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. - Là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển KT - XH, tổ chức quản lý nhà nước và kiểm tra; là những người trực tiếp tạo môi trường, điều kiện về sử dụng công cụ kinh tế, thực lực kinh tế để tác động, quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường [8]. 1.1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Xuất phát từ vị trí, vai trò của cán bộ, công chức: Chủ tịch Hồ Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì đội ngũ cán bộ, công chức là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng. Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hóa. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [11]. Do đó , Người luôn chú trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ này, thông qua các việc làm cụ thể: Tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng và bãi nhiệm, kỷ luật; chính sách đối với cán bộ, công chức. - Xuất phát từ những hạn chế trong chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: + Một bộ phận cán bộ, công chức giảm sút ý chí chiến đấu; có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, dao động về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tác phong làm việc quan liêu; có biểu hiện lơ là, mất cảnh giác trước “diễn biến Tuyên Quang” của các thế lực thù địch; một số khác thoái hóa, biến chất 9 về đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm, thức tổ chức kỷ luật còn kém; không nghiêm túc tự phê bình và phê bình; thiếu dân chủ trong sinh hoạt; một số cán bộ, công chức lười học tập, rèn luyện, bộc lộ những yếu kém so với yêu cầu nhiệm vụ được giao; giải quyết công việc còn lúng túng, thiếu chủ động. + Cơ cấu cán bộ không đồng bộ, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu công việc. + Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. - Xuất phát từ những yêu cầu đối với cán bộ, công chức thời kỳ mới: Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển và đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay rất cần hội tụ những yếu tố cơ bản sau: + Đội ngũ cán bộ, công chức phải có trình độ, năng lực. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng của cán bộ, công chức trong mọi thời kỳ. Có trình độ chuyên môn tốt mới bảo đảm cho cán bộ hoàn thành công việc được giao. Trình độ của cán bộ, công chức được đánh giá là tốt khi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, người cán bộ phải có trình độ về công nghệ, làm chủkhoa học - công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. + Cán bộ, công chức phải có văn hóa làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân. Công cuộc cải cách hành chính đã được đẩy mạnh từ nhiều năm nay cũng là nhằm mục tiêu này. Lối làm việc tùy tiện, nặng về hành chính, quan liêu, cửa quyền, hách dịch của một bộ phận cán bộ tồn tại khá lâu đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền, làm giảm hiệu quả công việc trong các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa làm việc chuyên 10 nghiệp, có tính kế hoạch cao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm là cần thiết. + Cán bộ, công chức phải có bản lĩnh vững vàng. Trong tình hình hiệnnay, đây được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Bản lĩnh mà trước hết là bản lĩnh chính trị của người cán bộ chính là yếu tố quan trọng, có bản lĩnh người cán bộ sẽ không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực. Đó là những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến Tuyên Quang” của các thế lực thù địch. 1.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 1.1.2.1. Khái niệm Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có thể hiểu như sau: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là tập hợp các yếu tố về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc, trình độ chính trị, giá trị đạo đức và lối sống của cơ quan nơi đội ngũ cán bộ, công chức công tác.” [12] Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trạng thái nhất định của đội ngũ công chức nhà nước thể hiện mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các yếu tố và các thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ cán bộ, công chức. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ quản lý kinh tế - xã hội của một đơn vị [12]. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phụ thuộc vào chất lượng của từng thành viên trong tổ chức đó, cũng như sự phối kết hợp giữa các thành viên trong tổ chức. Chất lượng này thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị - xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với hoàn cảnh kinh tế - xã hội mới v.v... Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. 1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức a. Tiêu chí về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan