Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn yếu tố biểu hiện trong tranh của lý trần quỳnh giang, đinh ý nhi và đin...

Tài liệu Luận văn yếu tố biểu hiện trong tranh của lý trần quỳnh giang, đinh ý nhi và đinh thị thắm poong

.PDF
108
123
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN NGỌC YẾU TỐ BIỂU HIỆN TRONG TRANH CỦA LÝ TRẦN QUỲNH GIANG, ĐINH Ý NHI VÀ ĐINH THỊ THẮM POONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015 – 2017) GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRANG THANH HIỀN Hà Nội – 2017 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Nxb TS PGS Tr. H Nhà xuất bản Tiến sĩ Phó giáo sư Trang Hình 1 MỤC LỤC Trang Bảng chữ cái viết tắt Mục lục ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .... 12 1.1. Khái niệm về “Yếu tố Biểu hiện trong tranh” ......................................... 12 1.2. Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hội họa và vai trò của nó trong khuynh hướng hội họa Biểu hiện ................................................................... 14 1.3. Khái quát về chủ nghĩa Biểu hiện trên thế giới và bối cảnh của sự xuất hiện phong cách hội họa Biểu hiển ở Việt Nam ........................................... 19 1.4. Khái quát về tạo hình nghệ thuật của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong ............................................................ 25 Tiểu kết ............................................................................................................ 28 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU YẾU TỐ BIỂU HIỆN TRONG TRANH CỦA LÝ TRẦN QUỲNH GIANG, ĐINH Ý NHI VÀ ĐINH THỊ THẮM POONG ......................................................................................................................... 30 2.1. Yếu tố biểu hiện trong tranh Lý Trần Quỳnh Giang ............................... 30 2.2. Yếu tố biểu hiện trong tranh Đinh Ý Nhi ................................................ 40 2.3. Yếu tố biểu hiện trong tranh Đinh Thị Thắm Poong ............................... 52 Tiểu kết ............................................................................................................ 59 CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU YẾU TỐ BIỂU HIỆN TRONG TRANH ...................................................................... 61 3.1. Sự tương đồng và khác biệt về yếu tố biểu hiện trong tranh của ba nữ họa sĩ ..................................................................................................................... 61 3.2. Giá trị của yếu tố biểu hiện trong tranh Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong.........................................................................67 3.3.Vai trò của giới tính trong việc bộc lộ ý tưởng ở tác phẩm của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong ................................... 68 3.4. Những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài ............................................ 70 Tiểu kết ........................................................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 75 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 78 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi đứng trước một tác phẩm hội họa, người xem thường nảy sinh tình cảm hoặc một cảm xúc nào đó, họ thấy hay, thấy được ý tưởng và nội dung của tác phẩm thông qua cách trình bày trên tranh. Hội họa ngoài khả năng tạo ra hiệu quả thị giác còn có thể nảy sinh được hiệu quả tâm lý đối với người xem tranh. Như vậy khi xem tranh, người thưởng thức bị tác động tâm lý bởi hình thức và nội dung bức tranh. Nghệ thuật hội họa là nghệ thuật của sự kết hợp các yếu tố như màu sắc, đường nét, hình mảng, không gian… , các họa sĩ dùng các yếu tố ấy để thể hiện ý tưởng của mình. Với vai trò của mình, ngôn ngữ của hội họa giúp cho họa sĩ biểu đạt ra được cảm xúc, nó được coi như là một yếu tố hình thành nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một khía cạnh khác làm nên giá trị nghệ thuật trong tác phẩm là sự biểu cảm của ngôn ngữ hội họa có được gọi là một yếu tố hay không, giá trị của nó như thế nào trong tác phẩm hội họa. Để trả lời cho câu hỏi này thì phải nghiên cứu tập trung vào hội họa Biểu hiện vì nó chỉ rõ ra được giá trị của yếu tố biểu cảm trong tranh. Song, để nhìn thấy được giá trị của yếu tố biểu hiện thì cần phải nghiên cứu những tác phẩm của họa sĩ cụ thể. Nếu như ở trên thế giới, các họa sĩ Biểu hiện sự lo lắng, bất an trước những vấn nạn của xã hội hiện đại thì các họa sĩ Biểu hiện Việt Nam cũng thể hiện thái độ của mình vào tranh với tính chất tương tự , các họa sĩ cũng thể hiện sự lo lắng của mình về thời đại mà họ đang sống. Lịch sử xuất hiện của hội họa Biểu hiện ở Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới, năm 1986, khi đất nước mở cửa để phát triển. Điều này làm cho nền mỹ thuật Việt Nam trở nên phong phú hơn . Ở giai đoạn từ 1990 – 1995, phong cách trong sáng tác hội họa của các họa sĩ Việt Nam chủ yếu là Biểu hiện – trừu tượng. Những họa sĩ vẽ theo 4 lối biểu hiện và đã có những thành công nhất định. Những họa sĩ yêu thích và tìm tòi, thể nghiệm theo khuynh hướng Biểu hiện hoặc có yếu tố Biểu hiện trong tranh ở Việt Nam giai đoạn sau Đổi mới như họa sĩ Lê Quảng Hà, Doãn Hoàng Lâm, Lê Anh Quân, Nguyễn Xuân Tiệp, Vũ Thăng… Trong đó ba nữ họa sĩ tiêu biểu là Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong và Lý Trần Quỳnh Giang. Điểm đặc biệt ở nghệ thuật của ba nữ họa sĩ này là đều sử dụng ngôn ngữ của hội họa Biểu hiện để nói lên vấn đề lo lắng hoặc khát vọng của con người trong thâm tâm của mình một cách mạnh mẽ nhất, trực tiếp nhất. Chính những cách sử dụng chất liệu, ngôn ngữ của hội họa biểu hiện của ba họa sĩ trong các tác phẩm là những dấu hiệu bộc lộ tình cảm, thái độ, cảm xúc trong nội tâm của mình, nó cũng được coi như là một yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật trong tranh của ba họa sĩ này. Đây cũng là lý do ba họa sĩ này được chọn cho đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu về các tác giả cũng đã có khá nhiều bài viết, bài báo giới thiệu về những sáng tác của họ, nêu lên phong cách vẽ biểu hiện của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên biệt về yếu tố biểu hiện trong tranh của ba họa sĩ Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong và Lý Trần Quỳnh Giang thì chưa có công trình nào đặt vấn đề sâu sắc và thấu đáo. Vì những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài Yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong làm đề tài nghiên cứu. 5 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Để nghiên cứu đề tài Yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong cần phải phân loại, phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu về nghệ thuật biểu hiện, những công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử mỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn sau đổi mới 1986 và các bài viết về ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong. Các bài viết về ba họa sĩ này đã có nhiều, tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên biệt. Cụ thể là về vấn đề Yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong. Về các công trình nghiên cứu bối cảnh lịch sử mỹ thuật Việt Nam giai đoạn sau đổi mới 1986: Lịch sử mỹ thuật luôn song hành với lịch sử xã hội. Ở Việt Nam giai đoạn sau đổi mới, mỹ thuật đã có những thay đổi, nhưng lý do nào đưa đến sự thay đổi này thì phải kể đến lịch sử đất nước trước và sau năm 1986. Điều này được thể hiện trong các cuốn sách Đổi mới để tiến lên của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh [6]; sách Đổi mới và chính sách xã hội văn hóa của tác giả Trần Độ[4]. Ở sách Đổi mới để tiến lên hay Đổi mới và chính sách xã hội văn hóa chỉ ra lý do nền mỹ thuật Việt Nam có sự thay đổi so với trước đó, có sự giao lưu trở lại với những nền mỹ thuật trên Thế giới. Với bối cảnh lịch sử như vậy thì cũng có một số công trình nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn sau đổi mới, nghiên cứu và chỉ ra sự thay đổi trong mỹ thuật giai đoạn này. Các cuốn sách đó như: Họa sĩ trẻ Việt Nam của tác giả Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng [10]. Cuốn sách này đã đưa ra được yếu tố quan trọng thúc đẩy Hội họa Việt Nam giai đoạn 1990 – 1995. Sách nói về xu hướng sáng tác của họa sĩ trẻ Việt Nam ở giai đoạn 1990 – 1995 là Biểu hiện – Trừu tượng, trong đó chỉ ra lối vẽ biểu hiện là một thủ pháp, giá trị của nghệ thuật tạo hình theo lối biểu hiện nằm ở giữa bút pháp và nội 6 dung, hoàn toàn xuất phát từ nội tâm của họa sĩ. Cũng trong sách này, họa sĩ Đinh Ý Nhi được nêu là ví dụ cho họa sĩ trẻ những năm 1990 – 1995 có phong cách sáng tác theo khuynh hướng biểu hiện. Cuốn Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 của tác giả Nguyễn Quân được xuất bản năm 2010 [11], đã đề cập đến sự phát triển về Hội Họa với phong cách mới, xu hướng làm việc độc lập của nghệ sĩ trong tình hình chung của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Thực chất, đây cũng chỉ là một cuốn sách khái quát chung về mỹ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 nên việc khảo cứu sâu riêng về hội họa biểu hiện là không thể. Nhưng công trình này đã đưa đến một cái nhìn tổng quan nhất về tiến trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam từ sự tác động của xã hội đến việc định hình phong cách. Về mặt những kiến thức liên quan đến hội họa biểu hiện và những yếu tố hội họa có những công trình sau: Cuốn Giáo trình lịch sử nghệ thuật của tác giả Trần Văn Tâm [12] giới thiệu sự ra đời của chủ nghĩa biểu hiện vào giai đoạn thế kỷ 20. Sách này nói đến trường phái biểu hiện với đặc điểm dùng bảng màu rực rỡ, nội dung tập trung sâu vào tình cảm, bút pháp bạo liệt, nội dung nói về sự bất bình và phản ánh xã hội, có phần đau thương, mất mát. Cuốn Giáo trình lịch sử nghệ thuật của tác giả Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đính [3] nói về chủ nghĩa Biểu hiện đề cao tính chủ quan của người nghệ sĩ, đề cao việc diễn tả tinh thần, tình cảm cá nhân. Trong đó việc mô tả lại sự vật ấn tượng trước mắt đều không quan trọng, chủ nghĩa Biểu hiện phải thể hiện một sự trần trụi của sự chân thực, phải thể hiện trạng thái chủ quan và được tự do phá vỡ cấu trúc của hình thể. Khuynh hướng hội họa biểu hiện tại Đức có hai nhóm đại diện tiêu biểu là nhóm Cây Cầu (được thành lập ở Dresden năm 1905 và giải thể năm 1913) và nhóm Kỵ Sĩ Lam. Qua cách phân tích tác phẩm cụ thể, sách chỉ rõ tư tưởng sáng tác trong khuynh hướng biểu hiện có sự thống nhất với nhau, nhưng cách thể hiện khác 7 nhau ở mỗi họa sĩ. Tư tưởng chung của khuynh hướng biểu hiện ở Đức là thể hiện tình cảm bên trong nội tâm của họa sĩ. Đó là thể hiện sự lo lắng hoặc sự khát khao, phải thể hiện bản chất của sự việc mà nó là sự thật theo đúng nghĩa. Ý đồ sáng tạo nghệ thuật và cách thể hiện hoàn toàn do sự chủ quan của người nghệ sĩ ấn định. Hai cuốn sách Giáo trình lịch sử nghệ thuật của tác giả Trần Văn Tâm và sách Giáo trình lịch sử nghệ thuật của tác giả Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đính đã chỉ ra được lịch sử hình thành của chủ nghĩa Biểu hiện cũng như một số đặc trưng của hội họa biểu hiện. Về sự xuất hiện của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong được nói đến trong các cuốn sách và bài viết: Cuốn Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 – 2010 [5], nói về các nghệ sĩ đương đại Việt Nam, trong đó có nói về ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong. Ba họa sĩ này được giới thiệu khái quát về nghệ thuật của họ và sự nghiệp sáng tác. Ở cuốn sách này, Lý Trần Quỳnh Giang được giới thiệu là một họa sĩ hướng nội, lấy hình ảnh bản thân để thể hiện trên tác phẩm, bất chấp những gì bên ngoài cuộc sống của mình nhưng lại thỏa mãn với thế giới riêng biệt của họa sĩ để rồi họa sĩ thể hiện lên những tác phẩm của mình với phong cách biểu hiện, bộc lộ ra cái tôi nguyên bản, bộc lộ sự cô độc, trống rỗng. Bên cạnh Lý Trần Quỳnh Giang, họa sĩ Đinh Ý Nhi được nói tới là một họa sĩ có lối vẽ ào ạt, tự nhiên, nhiều khi là sơ khai. Và hội họa của Đinh Ý Nhi là hội họa bản năng mà mang sức biểu cảm mãnh liệt, khẳng định về sự tồn tại của con người trong xã hội hiện đại, một xã hội tiến bộ về văn minh vật chất nhưng chẳng vì thế mà quyết được vấn đề tinh thần của con người, dường như con người vẫn đang chịu thương tổn, đau khổ, man dại, quay cuồng bức bối. Họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong vẽ tranh với cảm xúc con người sống hòa mình vào với tự nhiên, dày đặc các motif trang trí, đan lồng hình ảnh với những yếu tố siêu thực. Tranh của Đinh Thị Thắm 8 Poong có sự hồn nhiên cùng niềm vui sống của tộc người thiểu số ở bờ bên kia của xã hội hiện đại. Những luận văn và khóa luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: Khóa luận Cá tính qua sáng tác hội họa của ba nữ họa sĩ Việt Nam: Đinh Thị Thắm Poong, Đinh Ý Nhi, Lý Trần Quỳnh Giang của tác giả Trần Hương Ly [27]. Khóa luận này nghiên cứu về cá tính qua sáng tác hội họa của ba họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong, Đinh Ý Nhi, Lý Trần Quỳnh Giang, phần nội dung của khóa luận chỉ nói về biểu hiện cá tính của ba họa sĩ, cũng như phong cách của ba họa sĩ này mà không nói đến nghiên cứu yếu tố biểu hiện trên tranh của ba họa sĩ. Luận văn Tính Biểu hiện của hình thể trong hội họa của tác giả Đặng Đình Nguyên [28] nói về tính biểu hiện của hình thể trong hội họa, tuy không nói gì đến ba nữ họa sĩ này, nhưng đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản của biểu hiện, tính biểu hiện của hình thể trong hội họa, giúp cho người viết luận văn này có thêm sự hiểu biết về khả năng biểu đạt nội dung bằng hình thể trong hội họa, qua đó đối chiếu về tính biểu hiện trong tạo hình của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong. Ngoài những sách, luận văn, khóa luận như trên đã nêu còn có những bài viết trên một số tạp chí, trang web có uy tín như tạp chí Văn hóa nghệ thuật của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tạp chí Mỹ thuật của hội Mỹ thuật Việt Nam nói về yếu tố, biểu hiện cũng như giới thiệu về ba họa sĩ này. Trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật cũng có các bài viết về ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi. Trong bài viết Tranh Đinh Ý Nhi và câu chuyện hậu hiện đại được in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 299 tháng 5/2009 của nhà phê bình mỹ thuật Trang Thanh Hiền [26], họa sĩ Đinh Ý Nhi nói tới giá trị của con người bên trong cái vỏ ngoài và sự lo lắng nội tâm về quan hệ giữa những con người trong xã hội. Điều đó được nhận ra trong loạt tác phẩm Câu chuyện Châu Á Cũng ở tạp chí Văn hóa nghệ thuật , bài viết Lý Trần Quỳnh Giang, 9 độc thoại cùng thời gian của tác giả Bùi Như Hương, số 304, tháng 10 năm 2009 [28], giới thiệu về họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang như là một họa sĩ tạo ra bước ngoặt trong lĩnh vực tranh in khắc gỗ ở Việt Nam. Họa sĩ chọn ngôn ngữ nghệ thuật theo khuynh hướng Biểu hiện, chị sáng tác tranh từ những vấn đề nội tâm bên trong của chị, về những ám ảnh ốm đau bệnh tật, về sự sống và cái chết… có phần hoang tưởng, ảo giác và siêu thực. Trong bài viết Đinh Ý Nhi và những khoảng tĩnh lặng trên trang antgct.com.vn ngày 01/ 06/ 2015 [24] có ý nói đến cách vẽ của họa sĩ Đinh Ý Nhi vẫn luôn vẽ từ nội tâm của mình, vẫn biểu hiện những biểu cảm của cuộc sống, biểu hiện khát vọng bên trong con người mình, biểu hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cuộc sống và biểu hiện những thân phận người trong đời sống đương đại. Trong bài viết Đinh Thị Thắm Poong - người con của núi rừng trên báo nhandan.com.vn, ngày 22/8/2007 [27], họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong được giới thiệu là họa sĩ, người con của núi rừng, chị thể hiện tình yêu cuộc sống, gắn bó với núi rừng của con người vào trong tác phẩm của mình, chị thể hiện trong tác phẩm của mình không phải chỉ là cái nhìn về cuộc sống của con người dân tộc, mà đằng sau đó còn nói lên câu chuyện của đất nước. Qua những tác phẩm, Thắm Poong thể hiện thái độ, tình cảm của mình với thiên nhiên, với đất nước, với con người. Hội họa đã giúp cho chị biểu hiện ra những thái độ và tình cảm của cá nhân chị, chị cũng mong truyền cảm xúc của mình tới người xem. Bài Cảm nỗi buồn của Lý Trần Quỳnh Giang trong “Này, ốm à” trên báo hanoimoi.com ngày 27/12/ 2010 của tác giả Đào Vân [31] viết về triển lãm này của họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang. Vẽ về nỗi buồn trong tranh của họa sĩ một phần bị chi phối bởi cá tính bên trong con người chị: thích sống lặng lẽ và ẩn mình. Việc cô đơn của họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang khiến chị thoải mái, đặc biệt là trong sáng tác. Bài Đinh Thị Thắm Poong: lặng lẽ với thiên nhiên trên báo Thể thao & Văn hóa (thethaovanhoa.vn) ngày 25/04/2010 của tác giả Đỗ Tường Linh [29]. Bài viết này là một bài phỏng vấn với họa sĩ 10 Đinh Thị Thắm Poong nhân dịp họa sĩ triển lãm tranh chủ đề Hòa nhập với thiên nhiên, họa sĩ khẳng định đề tài chị ưa thích là thiên nhiên và cuộc sống, qua triển lãm này, chị muốn thể hiện quy luật của tự nhiên và phản ánh những vấn đề của môi trường hiện tại. Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật biểu hiện và nghiên cứu về các tác giả Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong đã có nhiều công trình nghiên cứu, song vấn đề nghiên cứu về Yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, điều này là cơ sở cũng như là sự gợi mở để tôi mạnh dạn đưa ra việc tìm hiểu nghiên cứu về nội dung này. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu yếu tố biểu hiện trong tranh của ba họa sỹ, Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong, thể hiện qua nội dung và hình thức của các tác phẩm. Từ những phân tích trên luận văn sẽ rút ra những nhận định về sự tương đồng và khác biệt về yếu tố biểu hiện trong tranh của nữ họa sĩ. Chỉ ra những đóng góp của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong trong mỹ thuật Việt Nam đương đại, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân từ việc nghiên cứu này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu yếu tố biểu hiện trong các sáng tác hội họa của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong. - Phạm vi nghiên cứu: Một số tác phẩm tiêu biểu có yếu tố biểu hiện của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong giai đoạn sau năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong, luận văn này sử dụng các phương pháp sau: 11 - Phương pháp nghiên cứu văn bản học: hệ thống, thống kê từ các nguồn tư liệu, phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu. Hệ thống, tổng hợp các tư liệu ảnh, văn bản về yếu tố, yếu tố biểu hiện, về các họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong, về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Phương pháp so sánh: So sánh hình thức thể hiện của các họa sĩ khác cũng vẽ biểu hiện để chỉ ra được ba họa sĩ này dùng hình thức nghệ thuật như thế nào, mục đích gì. - Phương pháp liên ngành: Để thấy rõ được yếu tố biểu hiện được bộc lộ ra như thế nào trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, mỹ học, tâm lý học. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn tổng hợp hệ thống các công trình, bài viết liên quan đến yếu tố biểu hiện trong nghệ thuật hội họa. - Luận văn làm sáng tỏ về những yếu tố Biểu hiện trong tranh của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong. - Luận văn đưa ra những nhận định sự tương đồng và khác biệt về yếu tố biểu hiện trong tranh của ba nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong. - Đóng góp của luận văn về mặt thực tiễn làm tài liệu nghiên cứu cho việc giảng dạy và sáng tác trong các trường đào tạo nghệ thuật ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu (09 trang), nội dung (56 trang), kết luận (02 trang). Phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (16 trang). Chương 2: Nghiên cứu yếu tố biểu hiện trong tranh của ba nữ họa sĩ (29 trang). Chương 3: Những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài (11 trang). Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo (02 trang), phụ lục ảnh minh họa (26 trang). 12 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm về “Yếu tố Biểu hiện trong tranh” Để xác định khái niệm “Yếu tố Biểu hiện trong tranh”, ta cần làm rõ khái niệm “Yếu tố”, “Biểu hiện”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học [10], “Yếu tố” là: “1. Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng. 2. Như nhân tố”. Theo định nghĩa này, yếu tố được hiểu là chi tiết, thành phần cấu tạo nên một sự vật, hiện tượng. Nói cách khác, yếu tố là một thành phần của một toàn thể. Yếu tố có thể hiểu là điều kiện để tạo nên một sự vật, hiện tượng bởi yếu tố còn được giải thích là nhân tố, yếu tố cần thiết gây ra, tạo ra. Trong nghệ thuật hội họa, đồ họa, tác phẩm được hợp thành bởi nhiều yếu tố như chất liệu tạo ra tác phẩm, kỹ thuật thể hiện, tâm trạng của chủ thể sáng tạo và sự phối hợp các đường nét, hình khối, màu sắc, sắc độ… Đây là những yếu tố cơ bản trong tác phẩm và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm được tạo nên từ việc sử dụng và kết hợp hài hòa giữa các yếu tố [32, Tr.4] Cũng theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Biểu hiện” có nghĩa là “tỏ ra, để lộ ra”. Còn trong Từ điển Thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, “Biểu hiện” có nghĩa là những dấu hiệu (cử chỉ, hành động bên ngoài hay trong nội tâm) thể hiện một tình cảm hay một sự xúc động nào đó [8, Tr 27]. Biểu hiện và biểu cảm thường mang ý nghĩa giống nhau. Trong hội họa, biểu hiện là họa sĩ bộc lộ, biểu đạt một dạng cảm xúc, nội dung tư tưởng nào đó thông qua (từ) hình thức của tác phẩm. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, phong cách biểu hiện là những thuật ngữ được dùng để chỉ những ý tưởng nghệ thuật sử dụng hình thể, đường nét thái quá hoặc màu sắc lạ thường, nhằm bộc lộ ngay được cảm xúc của họa sĩ với đối tượng. 13 “Yếu tố biểu hiện” là yếu tố tạo ra những dấu hiệu thể hiện về tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, trạng thái tâm lý của con người. Nó có vai trò to lớn, làm tăng thêm vẻ xúc động về sự vật, sự việc, trong mỹ thuật yếu tố biểu hiện được bộc lộ qua ngôn ngữ hội họa, sự kết hợp bút pháp và kỹ thuật thể hiện để tác phẩm nghệ thuật gây được xúc cảm tới người xem, tác động tới người thưởng thức. “Yếu tố biểu hiện trong tranh” được hiểu là những dấu hiệu bộc lộ tâm trạng, trạng thái tình cảm, cảm xúc trong tranh mà trong đó, người nghệ sĩ đã sử dụng tất cả những phương pháp, ngôn ngữ hội họa, kỹ thuật để thể hiện. Yếu tố biểu hiện được bộc lộ qua ngôn ngữ hội họa, sự kết hợp bút pháp và kỹ thuật thể hiện để tác phẩm nghệ thuật gây được xúc cảm tới người xem, tác động tới người thưởng thức. Một tác phẩm nghệ thuật hội họa là tổng hòa của sự kết hợp ý tưởng, nội dung và cách thể hiện ý tưởng trên tranh. Trong tác phẩm hội họa luôn có sự đồng hành của nội dung và hình thức. Ở phần hình thức, nghệ sĩ sử dụng những hiểu biết về mặt tạo hình và kỹ năng làm chủ chất liệu của mình để đem đến cho người xem sự hấp dẫn về mặt thị giác. Qua đó, người xem có thể cảm nhận được những cảm xúc, hiểu được những ý tứ sâu xa, tiếp nhận được những thông điệp được thể hiện bằng hình thể, màu sắc, không gian mà họa sĩ muốn bộc lộ, truyền tải. Những sự thể hiện ngôn ngữ của hội họa, kỹ thuật trên tranh là những dấu hiệu giúp người xem cảm nhận rõ hơn ý đồ của họa sĩ muốn trình bày. Cụ thể, trong khuynh hướng hội họa biểu hiện, sự vận dụng cách thể hiện ngôn ngữ hội họa cho phép họa sĩ truyền đạt trực tiếp cảm xúc, tình cảm, thái độ, ý tưởng tới người xem một cách chân thực nhất, nhanh nhất. Nếu như ở trường phái Ấn tượng, người xem cảm nhận được những ấn tượng của sự vật trước mắt mà họa sĩ đã trải nghiệm thì ở khuynh hướng hội họa biểu hiện, họa sĩ không đi sâu vào diễn tả cái Ấn tượng trước mắt mà muốn đưa người xem đến tiếp cận với những tình cảm bên trong con người, cảm xúc và thái độ của mình. Để đưa người xem chạm tới những cảm xúc sâu 14 sắc và chân thực nhất của mình, họa sĩ biểu hiện phải thể hiện ngôn ngữ hội họa một cách chọn lọc, cô đọng nhất, hình thể, đường nét, màu sắc phải mang tính tượng trưng, biểu tượng. Chẳng hạn, để cảnh báo một vấn đề giao thông thì con người phải cô đọng hình vẽ trên biển báo để ai cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất. Ví dụ trên tác phẩm The Scream – Tiếng Thét [H.1, Tr81] của họa sĩ Edvard Munch, sự sử dụng mảng màu đỏ, cam, xanh lam là mảng hình lớn chứa nhiều nét vận động xoắn vặn cộng với việc bóp méo hình thể, diễn tả một con người đang hét trên cầu nhằm biểu lộ ra cảm giác căng thẳng thần kinh trong con người. Chính cách thể hiện đó là dấu hiệu cho người thưởng thức biết được tâm trạng của họa sĩ, nội tâm của họa sĩ. Với tranh của ba nữ họa sĩ Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong, Lý Trần Quỳnh Giang, yếu tố biểu hiện được thể hiện qua cách tạo hình, kỹ thuật thể hiện, kỹ năng sử dụng chất liệu để giúp người xem cảm nhận được cảm nhận được cảm xúc bên trong nội tâm của tác giả, hiểu được ý đồ có trong nội dung của bức tranh. Cụ thể là những vấn đề về con người và cuộc sống được các họa sĩ quan tâm, hiểu được suy nghĩ, tình cảm của họa sĩ và vấn đề họa sĩ muốn nói. Như vậy trong tranh vẽ thuộc khuynh hướng biểu hiện, họa sĩ phải vận dụng tất cả những phương pháp thể hiện, kết hợp các ngôn ngữ của hội họa để bộc lộ ý tưởng cá nhân và sáng tạo ra những dấu hiệu mang tính biểu cảm nhất để người xem cảm nhận được ý tưởng, nội dung một cách dễ hiểu nhất, tác động tới người xem một cách hiệu quả nhất. 1.2. Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hội họa và vai trò của nó trong khuynh hướng hội họa biểu hiện Nghệ thuật tạo hình biểu thị và truyền đạt những cảm xúc thẩm mỹ trước hiện thực thông qua ngôn ngữ riêng. Các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hội họa là: đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm … Có thể nói những yếu tố này là phương tiện giúp họa sĩ truyền đạt được ý tưởng, cảm xúc của mình với người xem. 15 * Đường nét Đường nét là một yếu tố quen thuộc trong nghệ thuật tạo hình, nó là một dấu hiệu tượng trưng cho một tiết diện của của mảng hoặc khối, tách rời một sự vật với không gian xung quanh … Đường nét là một khái niệm được kết hợp bởi hai yếu tố “ đường” và “nét”. Đường nét là thủ pháp biểu hiện của hội họa, rất đa năng, do con người sáng tạo ra.Thị giác của con người đã kết hợp lại cảm quan hình thức của đường nét với tính năng của sự vật, từ đó dẫn tới muôn vàn liên tưởng, cho nên, có thể nói “đường nét là biểu hiện sự thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích” [8, Tr 57]. Như vậy tính năng của đường nét là đem đến khả năng liên tưởng. Ví dụ như “đường thẳng đứng” tạo cảm giác chắc chắn, cứng rắn, trang nghiêm…; “Đường thẳng ngang” tạo cảm giác tĩnh lặng, yên bình…; “Đường chéo, xiên” tạo cảm giác bất ngờ, sống động…; “Đường cong” cho thấy sự uyển chuyển, mềm mại, duyên dáng hay sự rung động về tình cảm…; “Đường gẫy, gấp khúc” tạo ra sự chuyển hướng, thay đổi, hỗn loạn hay rạn vỡ…. Những tính chất của đường nét có thể được mô tả bằng những từ thông thường của cảm giác như trên, nhưng cũng giống như tình cảm của con người đôi khi khó xác định rõ được đường nét ấy tạo cảm giác gì. Có nhiều sự thay đổi tinh tế được họa sĩ biểu đạt qua đường nét vì vậy nhiều khi người xem và họa sĩ cũng cần có những kinh nghiệm thị giác tương đồng ở một mức độ nào đó. Đường nét vừa giúp người xem phân biệt được ranh giới giữa các hình, vừa giúp người xem phân biệt được không gian trong tranh. Nếu sử dụng linh hoạt đường nét kết hợp với những diện mảng thích ứng sẽ làm tăng hiệu quả biểu hiện của hình thể trong tranh. * Hình và nền Hình và nền cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hành nghệ thuật tạo hình. Hình: có tính nhô nổi, mật độ cao, có cảm giác đầy, chặt, có hình dạng 16 rõ ràng, có đường bao hoặc đường ranh giới. Nền: có tính lùi sau, mật độ thấp, không có cảm giác đầy chặt, hình dạng tương đối rời rạc, không có đường ranh giới cố định. Tóm lại, hình có tính ngưng tụ, đem lại cho người ta ấn tượng mạnh; nền thì ngược lại [25, Tr 43]. Trong hội họa, còn có sự phân chia hình và mảng, hình mảng gợi ra hình thể của sự vật được thể hiện trên tranh. Hiệu quả của hình mảng là gợi ra sự liên tưởng đến sự vật với tính chất như thế nào, hình mảng trong tranh có thể gợi ra được ý nghĩa nhất trên cơ sở sử dụng ít thông tin nhất. * Màu sắc Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn luôn tiếp xúc với màu sắc, với sự đa dạng và phong phú của nó. Màu sắc cũng là một yếu tố phổ biến và rất được xem trọng trong hội họa. Khi đứng trước một bức tranh người ta thường bị lôi cuốn bởi màu sắc hơn là các yếu tố khác, nó có tính hấp dẫn và kích động ghê gớm đến thị giác của chúng ta. Sự nhận biết về màu thường gắn liền với các hiệu quả tâm lý, cảm xúc do màu tạo ra. Màu sắc tác động rất phức tạp, tinh vi và rất nhạy vào tâm lý tạo ra xúc cảm, liên tưởng, xây dựng nên tình cảm trong con người một cách mạnh mẽ. Tâm lý màu dựa trên những thói quen thị giác không ổn định của con người về màu. Mỗi dân tộc, trong quá trình lịch sử phát triển của mình, do điều kiện khí hậu, tự nhiên, tư tưởng, tập tục văn hóa… đã dần tạo nên một tâm lý màu riêng biệt , độc đáo, có tính bản sắc. Mỗi con người cũng vậy, tâm lý màu cũng được hình thành do kinh nghiệm màu trong quá trình cuộc sống. Nhưng có một số tác động tâm lý của màu mang tính quy luật được mọi người, mọi họa sĩ, các nhà nghiên cứu công nhận đó là: - Nóng – lạnh - Xa – gần - Nặng – nhẹ.. 17 Và màu sắc cũng được dùng phù hợp để tạo ra tâm trạng, tượng trưng cho ý tưởng và thể hiện cảm xúc cá nhân. Ngoài chức năng thẩm mỹ, màu sắc cũng là một ngôn ngữ tượng trưng. Màu sắc tạo ra tính liên tưởng tùy theo môi trường văn hóa và kinh nghiệm sống. Ví dụ màu đỏ cho cảm giác nóng, ấm, nồng nhiệt và kích động trong khi màu xanh gợi ra một tâm trạng buồn bã hoặc yên ả, nhưng cũng màu xanh mà cường độ màu của nó mạnh mẽ, chói gắt thì lại tạo ra sự liên tưởng tới sự phấn khích… Đậm nhạt: Một yếu tố quan trọng trong hội họa không thể không nói đến đó là đậm nhạt. Có nhiều lối dùng đậm nhạt trong hội họa tùy vào mục đích của tác giả.Ở lối dùng đậm nhạt có tính mô tả, họa sĩ thường quan tâm đến việc diễn tả ánh sáng tác động lên các sự vật, con người theo những quy luật vật lý trên trái đất và thường chỉ có một nguồn sáng nhất định. Theo đó thì cảm giác chiều sâu không gian trong tranh như thực với hiện thực trước mắt. Còn ở lối dùng đậm nhạt mang tính chủ quan thì họa sĩ thường chủ động dùng đậm nhạt với diện tích tỉ lệ rõ ràng tạo ra những cảm giác khác nhau như: một tác phẩm có nhiều vùng tối tạo không khí bí ẩn, rung rợn, kịch tính, đe dọa hoặc buồn thảm trong khi một tác phẩm chủ yếu là vùng sáng sẽ cho hiệu quả ngược lại. Dùng đậm nhạt chủ quan hơn nhằm để đẩy cao hơn nữa cung bậc cảm xúc nơi người thưởng thức. * Chất cảm Chất cảm thường được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình để chỉ khả năng cảm thụ bề mặt sự vật nói chung (bao gồm cả xúc giác và thị giác) của nghệ sĩ và hiệu quả cấu trúc bề mặt một tác phẩm mà họa sĩ đã xử lý… Bề mặt của tác phẩm có những độ gồ ghề, thô ráp hay láng mịn.. để tạo ra hiệu quả cảm xúc với người xem. Đây cũng là một yếu tố ngôn ngữ của hội họa nếu được kết hợp khéo léo với hình thể, màu sắc, đậm nhạt sẽ tạo hiệu quả biểu hiện trực tiếp và mạnh mẽ đến cảm xúc của người xem. 18 Bên cạnh những yếu tố đã nói ở trên, yếu tố bố cục và không gian cũng quan trọng trong nghệ thuật tạo hình. [31, Tr 30] *Không gian Không gian trong nghệ thuật tạo hình thực chất là không gian ảo. Những hệ thống không gian trong tranh bao gồm: Không giant rang trí, chứa đựng những hình ảnh có tính chất hình học, gọi chung là không gian hai chiều. Không gian mang lại cảm giác như thực gọi là không gian ba chiều. Sự kết hợp của không gian hai chiều và ba chiều tạo cảm giác vừa thực vừa hư, tạm gọi là không gian “hai chiều rưỡi”. Trong nghệ thuật tạo hình, không gian dù có là không gian tả thực hay không gian trang trí , nó cũng mang lại hiệu quả mang lại cảm xúc cho người xem về chiều sâu không gian, tạo cảm giác về không gian không thực sự tồn tại trên mặt phẳng hai chiều của bức tranh [31, Tr 30]. *Bố cục Bố cục là sự sắp xếp hài hòa giữa những hình mảng, màu sắc, đường nét, không gian trong tranh. Nói cách khác, bố cục là sự sắp xếp tất cả các yếu tố ngôn ngữ tạo hình để xây dựng một tác phẩm, làm nổi rõ ý đồ sáng tác của họa sĩ *Vai trò của yếu tố ngôn ngữ hội họa trong khuynh hướng hội họa Biểu hiện. Chủ nghĩa Biểu hiện với đặc trưng đề cao thế giới nội tâm con người, thể hiện tình cảm, cảm xúc cực đoan bên trong của họa sĩ , thể hiện sự lo lắng hay khát vọng của họa sĩ đối với xã hội. Cảm xúc chủ quan mạnh mẽ này sẽ quyết định hình thức của tác phẩm, nó cũng quyết định các yếu tố ngôn ngữ của hội họa được thể hiện như thế nào trong tranh. Do đó, người ta thường thấy hình thể con người trong tranh hay có vẻ bị biến dạng thái quá, màu sắc với cường độ mạnh, nét viền thường dày và đậm. Nét vẽ gãy góc tạo cảm giác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan