Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn xây dựng quân đội nhân dân việt nam...

Tài liệu Luận văn xây dựng quân đội nhân dân việt nam

.PDF
195
81
77

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN NAM XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Hà Nội, 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGYỄN VĂN NAM XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM HỒNG CHƢƠNG 2. PGS.TS KIM NGỌC ĐẠI Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Nguyễn Văn Nam MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 19 Chƣơng 2. LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 23 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 23 2.2. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 36 2.3. Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ 58 Chƣơng 3. THỰC TIỄN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ 65 CHÍ MINH (2006-2018) 3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ TỪ GÓC NHÌN TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 65 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 88 Chƣơng 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 99 4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN 99 QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 4.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH 118 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CẤC BÀI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 163 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BVTQ : Bảo vệ Tổ quốc BQP : Bộ Quốc phòng CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐLDT : Độc lập dân tộc QUTƢ : Quân ủy trung ƣơng QĐNDVN : Quân đội nhân dân Việt Nam TTNV : Tƣ tƣởng nhân văn TTNVQS : Tƣ tƣởng nhân văn quân sự TTQS : Tƣ tƣởng quân sự TCCT : Tổng cục Chính trị XDQĐ : Xây dựng quân đội XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, ngƣời cha thân yêu của các lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của quân đội…, và TTNVQS Hồ Chí Minh là một bộ phận của nền tảng tƣ tƣởng ấy. Nghiên cứu TTNVQS Hồ Chí Minh không những khẳng định sự đóng góp về mặt thế giới quan và phƣơng pháp luận mác-xít đối với nền quân sự cách mạng mang bản chất nhân văn mà còn góp phần khẳng định tính hiện thực của TTNVQS Hồ Chí Minh đối với văn hoá quân sự Việt Nam. Trong mối quan hệ với xây dựng QĐNDVN về chính trị, ý nghĩa, vai trò, của TTNVQS Hồ Chí Minh đƣợc xem xét hƣớng tới mục tiêu xây dựng và củng cố sự vững chắc mặt chính trị của quân đội. Theo đó, TTNVQS Hồ Chí Minh góp phần củng cố, tăng cƣờng hệ tƣ tƣởng của quân đội theo định hƣớng lý tƣởng nhân văn của Đảng, điều đó làm cho hoạt động chính trị, quân sự của quân đội ngày càng tiệm cận với các giá trị văn hóa, nhân văn; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể quân đội tiếp thu và thấm nhuần hệ tƣ tƣởng của Đảng. TTNVQS Hồ Chí Minh bảo đảm cho cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội đƣợc thực thi hiệu quả, Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội, đến từng đơn vị, trên mọi lĩnh vực công tác, ở mọi nơi có hoạt động của quân đội và quân nhân, quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. TTNVQS Hồ Chí Minh là động lực tinh thần cho quân đội thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, nó cũng thúc đẩy các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và các hoạt động quân sự của quân đội theo hƣớng nhân văn, tránh bị sơ cứng, đơn điệu, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong xây dựng QĐNDVN về chính trị. Nhận thức đầy đủ và vận dụng sáng tạo TTNVQS Hồ Chí Minh là phát huy sức mạnh đặc biệt của văn hoá, nhân văn với tính chất đặc thù của nó để không ngừng củng cố trận địa tƣ tƣởng của Đảng trong quân đội, góp phần trực tiếp vào quá trình XDQĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại. 2 Trong XDQĐ, Đảng ta luôn đặt lên hàng đầu vấn đề chính trị của quân đội và thành tựu nổi bật nhất hơn tám thập kỷ qua cũng chính là XDQĐ vững mạnh về chính trị - nền tảng và là nhân tố quyết định sức mạnh, sự trƣởng thành và chiến thắng của quân đội. Nhờ vậy, quân đội ta thật sự là lực lƣợng chính trị, lực lƣợng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, của nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững môi trƣờng hòa bình để phát triển đất nƣớc. Sự vững vàng về chính trị của quân đội còn thể hiện xuất sắc trên mặt trận tƣ tƣởng lý luận, thƣờng xuyên tiên phong đấu tranh chống chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, âm mƣu “phi chính trị hóa quân đội” góp phần quan trọng làm thất bại các thủ đoạn, phƣơng thức chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, của quân đội. Mặt khác, quân đội còn hoàn thành tốt chức năng đội quân công tác, cùng toàn dân xóa đói, giảm nghèo, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn… Tuy nhiên, XDQĐ về chính trị từ góc nhìn nhân văn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hiệu quả học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chƣa cao, tính lan tỏa chƣa thật sâu rộng. Nhận thức TTNVQS Hồ Chí Minh của các đối tƣợng chủ thể khác nhau, ở các đơn vị khác nhau trong quân đội chƣa thực sự đồng đều và chƣa mang tính vững chắc. Tình cảm gắn bó, yêu thƣơng giữa cán bộ với chiến sĩ ở một số đơn vị chƣa tốt; quan hệ đồng chí đồng đội có biểu hiện thực dụng, thiếu sự cảm thông chia sẻ; có trƣờng hợp cán bộ quân phiệt, chiến sĩ đánh nhau, thậm chí gây chết ngƣời. Cá biệt, còn có hành vi lệch chuẩn văn hóa, thậm chí vi phạm pháp luật, kỷ luật nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, trong đó có cả cán bộ cấp cao. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, thiếu nhiệt huyết trong công tác, ngại vất vả, thử thách, băn khoăn, lo ngại về nơi, và cƣơng vị công tác; còn có tƣ tƣởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, chƣa tự giác trong tu dƣỡng đạo đức và rèn luyện kỷ luật dẫn tới có vụ việc vi phạm đặc biệt nghiêm trọng làm ảnh hƣởng đến bản chất, truyền thống của quân đội và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Măt khác, tính cấp bách của vấn đề còn xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ BVTQ và XDQĐ trong bối cảnh mới với những biến động khó lƣờng của tình hình thế giới, khu vực và ở nƣớc ta hiện nay. Tƣ duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện 3 nay gắn mục tiêu BVTQ với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, nhân dân và bảo vệ chế độ XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh sinh tồn và an ninh phát triển của Tổ quốc. Theo đó, BVTQ không chỉ bảo vệ ĐLDT, thống nhất đất nƣớc và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, mà còn là bảo vệ nhân dân, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng; chống kẻ thù xâm lƣợc từ bên ngoài và bọn phản động bên trong cấu kết với nhau; chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Mặt trái của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với âm mƣu “phi chính trị hoá” lực lƣợng vũ trang và quân đội của các thế lực thù địch, sự chống phá trên lĩnh vực tƣ tƣởng văn hóa nhằm phủ nhận, làm phai nhạt những giá trị văn hóa, nhân văn, nhân văn quân sự Hồ Chí Minh; tác động làm cho cán bộ, chiến sĩ thiếu hiểu biết, mơ hồ về các giá trị văn hóa dân tộc, quay lƣng lại với truyền thống dẫn đến xa rời hệ tƣ tƣởng của Đảng, của quân đội. Sự chống phá này nếu không đƣợc đấu tranh, đẩy lùi kịp thời sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực và nguy hại đến chính trị của quân đội và XDQĐ về chính trị hiện nay. Từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Đây là hƣớng nghiên cứu có tính khả thi cao, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ nội dung TTNVQS Hồ Chí Minh, thực tiễn XDQĐ về chính trị từ góc nhìn nhân văn để cung cấp cơ sở khoa học nhằm nghiên cứu, đề xuất yêu cầu, giải pháp cho quá trình xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ nội dung cơ bản trong TTNVQS Hồ Chí Minh, ý nghĩa đối với XDQĐ về chính trị; quan niệm xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh. 4 - Đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố mới tác động đến xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh. - Đề xuất yêu cầu, giải pháp xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những nội dung cơ bản và ý nghĩa của TTNVQS Hồ Chí Minh đối với XDQĐ về chính trị; thực tiễn xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay từ góc nhìn TTNVQS Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu TTNVQS Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay từ góc nhìn TTNVQS Hồ Chí Minh. Về không gian: Phạm vi khảo cứu ở một số học viện, nhà trƣờng và đơn vị cơ sở trong quân đội khu vực phía Bắc. Về thời gian: Khảo cứu từ năm 2006 - 2018 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, nhân văn và XDQĐ. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào thực tế quá trình kế thừa, vận dụng giá trị văn hóa quân sự nói chung, TTNVQS Hồ Chí Minh nói riêng trong xây dựng QĐNDVN về chính trị. Đồng thời, dựa vào kết quả điều tra, khảo sát của TCCT - BQP và của tác giả ở một số đơn vị cơ sở, nhà trƣờng trong quân đội. 4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phƣơng pháp luận nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu, luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở các phƣơng pháp khoa học chung nhƣ: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa và phƣơng pháp tiếp cận thực tiễn trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ 5 tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam. Tiếp cận liên ngành, trong đó lấy triết học làm nền tảng, sử dụng Hồ Chí Minh học và khoa học lịch sử để phân tích và luận chứng, làm rõ những vấn đề liên quan đến TTNVQS Hồ Chí Minh và xây dựng QĐNDVN về chính trị. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nhƣ: điều tra xã hội học, tiếp cận giá trị, phỏng vấn chuyên gia, v.v. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án chỉ ra khái niệm, nội dung cơ bản của TTNVQS Hồ Chí Minh; quan niệm xây dựng QĐNDVN về chính trị theo TTNVQS Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực thực tiễn và đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn TTNVQS Hồ Chí Minh trong di sản tƣ tƣởng của Ngƣời, một nội dung còn ít đƣợc đề cập đến hoặc đề cập chƣa xứng đáng với vai trò của nó. Khái quát về mặt lý luận và giải pháp xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay theo TTNVQS Hồ Chí Minh. - Luận án cung cấp cơ sở lý luận để cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp, trong quân đội tham khảo trong chỉ đạo hoạt động giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá, nhân văn quân sự và trong xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay. - Có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập những nội dung có liên quan ở các nhà trƣờng quân đội hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án cấu trúc gồm 4 chƣơng, 9 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến tƣ tƣởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh Cho đến thời điểm hiện tại, chƣa có nhiều công trình chuyên biệt nghiên cứu một cách trực tiếp, có tính hệ thống về TTNVQS Hồ Chí Minh mà thƣờng bàn ở các khía cạnh về nhân văn, giá trị và TTNV Hồ Chí Minh, về nhân văn quân sự truyền thống dân tộc, hoặc đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ là một giá trị đặc trƣng đƣợc biểu hiện trong TTQS Hồ Chí Minh. Do vậy, chỉ có thể khảo sát những công trình có liên quan đề tài ở các góc độ khác nhau do mục tiêu, nội dung, đối tƣợng, phạm vị nghiên cứu của các công trình khoa học đó quy định. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là đề tài đã đƣợc nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Đài Trang, trong công trình “Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển” [125] đã trình bày những nội dung cơ bản và ý nghĩa của TTNV Hồ Chí Minh thông qua việc đi sâu tìm hiểu lý tƣởng của Ngƣời trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; về chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” và ham muốn tột bậc của Ngƣời là đem lại hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho nhân dân... Thông qua cuốn sách, tác giả khẳng định giá trị nhân văn mà Hồ Chí Minh hƣớng tới là những mục tiêu cao cả nhất mà nhân loại hiện nay đang theo đuổi, đó là đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, cho con ngƣời - mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, trong sách “Đồng chí Hồ Chí Minh”, E. Côbêlép [16] xác định Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, một con ngƣời suốt đời phấn đấu, hi sinh vì nền độc lập, tƣ do của Tổ quốc, cho cuộc sống tốt đẹp của nhân dân. Tác giả cũng nhấn mạnh đến lòng yêu thƣơng vô hạn đối với con ngƣời của Hồ Chí Minh dành cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Khi viết về bản Di chúc của Hồ Chí Minh, tác giả nhắc lại những lời Ngƣời đã căn dặn Đảng và nhà 7 nƣớc cần phải chú ý chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Trong cuốn “TTHCM và con đường cách mạng Việt Nam” của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (chủ biên) [34], tƣ tƣởng nhân văn đƣợc đề cập đến trong chƣơng VII “Tƣ tƣởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh”. Trong đó, tác giả chỉ ra TTNV Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại mà trực tiếp là chủ nghĩa nhân đạo Mác-Lênin. Nội dung của TTNV Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện ở lòng yêu thƣơng con ngƣời, yêu thƣơng nhân dân, trƣớc hết là những ngƣời lao động, ngƣời nghèo khổ; lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh, khả năng chủ động, sáng tạo to lớn của nhân dân, có dân là có tất cả; lòng tôn trọng, kính yêu nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, dân là chủ, chính phủ, cán bộ là đầy tớ; lòng yêu thƣơng con ngƣời gắn với lòng căm ghét, lên án mọi chế độ bất công, lên án chủ nghĩa đế quốc thực dân, kiên quyết tìm ra con đƣờng giải phóng; yêu thƣơng con ngƣời gắn với chăm lo bồi dƣỡng, phát huy sức mạnh của con ngƣời (của nhân dân, của cộng đồng và của mỗi cá nhân). Từ đó, tác giả đi đến khẳng định cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Cuốn sách “Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất” của tác giả Song Thành [116] đã dành một chƣơng để nói về văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh và chỉ rõ, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại, đồng thời cũng là sự kế thừa, tiếp biến tinh thần khoan dung của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới. Từ việc chỉ rõ các biểu hiện của tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh là khoan dung đối với kẻ thù, với các tôn giáo và với nhân dân, tác giả luận giải sự cần thiết phải giáo dục văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh cho con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hiện nay. Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “TTNV Hồ Chí Minh”, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh [39], các tham luận khoa học làm rõ từng khái niệm TTNV Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, tính nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh...Chỉ ra sự giống và khác nhau của các khái niệm, cần hiểu thế nào, sử dụng ra sao cho đúng với từng khái niệm; tập trung 8 làm sáng tỏ những nội dung TTNV Hồ Chí Minh ở các bình diện tiếp cận khác nhau nhƣ tƣ tƣởng dân chủ, tƣ tƣởng về xây dựng Đảng, tƣ tƣởng về chính trị, ngoại giao, kinh tế..., và cách ứng xử đầy tình nghĩa của Hồ Chí Minh đối với các tầng lớp nhân dân, đồng thời cũng làm rõ những vấn đề trong TTNV Hồ Chí Minh cần phải vận dụng vào trong sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc hiện nay. Trong các luận án tiến sĩ nghiên cứu về TTNV Hồ Chí Minh có các công trình tiêu biểu nhƣ: “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay” của Lê Quý Đức [33]; “Vấn đề giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trong TTNV Hồ Chí Minh” của Đoàn Thị Minh Oanh [78]; “Giáo dục TTNV Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” của Lê Cao Vinh [138]; “Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIV - nội dung và phương hướng kế thừa” của Nguyễn Thị Hƣơng [48], vv... Với những góc độ tiếp cận khác nhau, nhƣng các tác giả của những công trình này đều thống nhất về các nội dung cơ bản trong TTNV Hồ Chí Minh nhƣ sau: (1) Làm rõ các khái niệm tƣ tƣởng nhân văn, TTNV Hồ Chí Minh và cho rằng nội dung TTNV Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm, quan niệm, triết lý nhân sinh về con ngƣời, hƣớng con ngƣời vƣơn tới khát vọng ấm no, hạnh phúc, đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con ngƣời, của nhân dân lao động. (2) Cơ sở hình thành TTNV Hồ Chí Minh là các giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn trong nền văn minh của nhân loại; tiếp thu tƣ tƣởng nhân văn mác xít với mục tiêu hƣớng tới là đấu tranh để giải phóng triệt để con ngƣời. (3) TTNV Hồ Chí Minh là tƣ tƣởng nhân văn cách mạng với đặc trƣng cốt lõi: vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời. (4) Những nội dung TTNV Hồ Chí Minh: là lòng yêu thƣơng và quý trọng con ngƣời, tin tƣởng con ngƣời gắn với lòng yêu thƣơng nhân dân, yêu nƣớc nồng nàn; TTNV Hồ Chí Minh đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con ngƣời; TTNV Hồ Chí Minh nhằm vào hành động đấu tranh để giải phóng con ngƣời, tạo mọi điều kiện để con ngƣời phát triển toàn diện. 9 (5) Khẳng định mối quan hệ giữa TTNV Hồ Chí Minh với văn hóa, với quân sự và chỉ ra những biểu hiện của TTNV Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của văn hóa và lĩnh vực quân sự. Bên cạnh các công trình lớn nhƣ các kỷ yếu hội thảo, đề tài khoa học, các cuốn sách, luận án tiến sĩ,... TTNV Hồ Chí Minh còn đƣợc các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu trong các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Tiêu biểu nhƣ các bài viết: “Một số vấn đề về TTNV Hồ Chí Minh” của Mạch Quang Thắng [117]; “Học tập TTNV Hồ Chí Minh” của Lê Doãn Tá [92],“Suy nghĩ về TTNV Hồ Chí Minh” của Nguyễn Sinh Kế [52], “Giá trị trường tồn của TTNV Hồ Chí Minh” của Nguyễn Hùng Oanh [80], “Tính nhân văn trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh” của Cao Thị Hải Yến [140], “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh” của Thành Duy [22], “Di chúc – tác phẩm kết tinh chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh” của Lại Quốc Khánh [28], “Giá trị nhân văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Đinh Xuân Lâm [55], … Trong nội dung của các bài viết này, tuy nghiên cứu TTNV Hồ Chí Minh với nhiều cách tiếp cận khác nhau, song các tác giả đều nhấn mạnh: TTNV Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự tiếp biến tinh hoa nhân văn nhân loại và truyền thống văn hóa, nhân văn Việt Nam. Nội dung TTNV Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện ở tình yêu thƣơng dành cho những con ngƣời mà trƣớc hết đó là những ngƣời lao động, ngƣời bị áp bức bóc lột; tƣ tƣởng đề cao vai trò của con ngƣời, coi con ngƣời là mục tiêu là động lực của sự phát triển; kiên quyết đấu tranh để giải phóng con ngƣời, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con ngƣời; khoan dung, độ lƣợng với con ngƣời đặc biệt là đối với những ngƣời đã từng lầm lỗi. Nhƣ vậy, trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá và đã chỉ ra nguồn gốc và những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhân văn, về con ngƣời và xây dựng, phát triển con ngƣời toàn diện. Nhân văn là một yếu tố cốt lõi thuộc hệ giá trị văn hóa. Do vậy, việc tham khảo các công trình thuộc phạm vi văn hóa, văn hóa quân sự có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu về TTNVQS Hồ Chí Minh. 10 Trong công trình của mình“Nhân tố văn hóa trong truyền thống quân sự Việt Nam” [139], tác giả Nguyễn Thế Vỵ đã luận giải về những giá trị nhân văn trong TTQS Việt Nam, TTQS Hồ Chí Minh. Theo tác giả, giá trị nhân văn quân sự Việt Nam chính là sự “Thấm nhuần tƣ tƣởng nhân nghĩa, lòng khát khao yêu hòa bình, đấu tranh giữ mối giao hảo, cùng tồn tại và mở rộng bang giao thân thiện với các quốc gia láng giềng, đƣợc coi là kế sách giữ nƣớc lâu dài của dân tộc Việt Nam” [139, tr.161]. Tác giả cũng khẳng định “Dụng binh là việc nhân nghĩa” [139, tr.162] là một giá trị văn hóa xuyên suốt trong TTQS Hồ Chí Minh và trong tƣ tƣởng của Ngƣời, hòa bình và bạo lực là thống nhất, nhƣng hòa bình là mục đích, bạo lực chỉ là phƣơng tiện, phƣơng pháp. Tác giả cho rằng: “Ngay cả khi dùng bạo lực cách mạng, chiến tranh cách mạng để chống lại chiến tranh xâm lƣợc, Hồ Chí Minh vẫn muốn tránh chiến tranh, vẫn muốn hòa bình” [139, tr.199]. Khi phân tích tƣ tƣởng “đánh chắc thắng”, tác giả nhấn mạnh, để giành thắng lợi, cần có sự tính toán khôn khéo sao cho tốn ít xƣơng máu nhất, chứ không phải giành thắng lợi bằng bất cứ giá nào, điều đó cũng thể hiện tình thƣơng yêu binh sĩ, yêu thƣơng cán bộ. Giá trị nhân văn của chiến dịch Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ trên không cũng thể hiện trong công tác binh vận, địch vận và sự khoan dung trong cách ứng xử đối với tù, hàng binh địch. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh cho các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc áp bức, bóc lột “đã tìm thấy ở Điện Biên Phủ giá trị nhân văn mà cách mạng đem lại: giải phóng dân tộc, giải phóng ngƣời dân, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội” [139, tr.207-208]. Tác giả Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh và Nguyễn Văn Tài với các công trình “Văn hoá quân sự Việt Nam” [113]; “Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở” [111]; “Tiếp cận những khía cạnh bản chất của văn hoá quân sự Việt Nam” [112] đã nghiên cứu nhân văn quân sự ở góc độ là một đặc trƣng của hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở, phƣơng pháp luận khoa học để tiếp cận những vấn đề thuộc về đặc điểm riêng của hoạt động quân sự làm nên giá trị văn hóa quân sự độc đáo Việt Nam, trong đó nhân văn quân sự là một đặc trƣng cơ bản. Tác giả Phạm Bá Toàn, trong “Giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ” [95], bàn về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam thông qua việc khái quát các tƣ 11 liệu lịch sử rất sinh động trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, của quân đội để chứng minh giá trị nhân văn quân sự của dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu “Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954” [50], “Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” (do Nguyễn Văn Hữu làm chủ nhiệm) [51], bằng dữ liệu lịch sử tin cậy, các tác giả phân tích sâu sắc bản chất nhân văn của của hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; làm rõ bối cảnh lịch sử hình thành và phát triển TTNVQS Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975; luận giải những nội dung cơ bản, chỉ ra giá trị lý luận và thực tiễn của của TTNVQS Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh. Tuy không đƣa ra và bàn luận về khái niệm TTNVQS Việt Nam nhƣng cách tiếp cận TTNVQS của công trình là định hƣớng quan trọng cho tác giả luận giải nội dung TTNVQS Hồ Chí Minh. Bàn về mối quan hệ giữa nhân văn và quân sự, trong công trình “Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự Hồ Chí Minh” [9], tác giả Trần Đình Châu đã khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa TTNV Hồ Chí Minh với tƣ tƣởng bạo lực cách mạng của Ngƣời và xác định đó là sự thống nhất biện chứng giữa mục đích và phƣơng tiện, giữa chính trị và nhân văn. Biểu hiện cụ thể của tƣ tƣởng nhân văn trong lĩnh vực quân sự đƣợc tác giả phân tích trong các mục: Mục đích chính trị của khởi nghĩa vũ trang nhân dân và chiến tranh cách mạng; phương pháp khởi nghĩa vũ trang và tiến hành chiến tranh nhân dân ở Việt Nam; chức năng chính trị - xã hội của các lực lượng vũ trang và quân đội... Nói chung, phƣơng pháp tiếp cận tƣ tƣởng nhân văn trong quân sự của các tác giả đi từ mục tiêu (mục đích) của chiến tranh, phƣơng thức tiến hành chiến tranh và cách thức ứng xử các mối quan hệ trong chiến tranh (với nhân dân, với đồng đội, với địch), đã gợi ý một cách thức tiếp cận hợp lý cho nghiên cứu sinh nghiên cứu các nội dung TTNVQS Hồ Chí Minh. Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “TTNVQS Hồ Chí Minh” (2015) của Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự [130], nhiều tác giả đã bàn luận ở các góc độ về TTNVQS Hồ Chí Minh và khẳng định giá trị và ý nghĩa trong sự nghiệp BVTQ hiện nay. Trong đó, các tác giả đã tập trung làm rõ: TTNVQS Hồ Chí Minh là bộ 12 phận cấu thành TTQS của Ngƣời, phản ánh sâu sắc quan điểm về con ngƣời, vì con ngƣời trong hoạt động quân sự, nhất là trong khởi nghĩa vũ trang và tiến hành chiến tranh cách mạng, giải phóng con ngƣời, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; TTNVQS Hồ Chí Minh là kết quả nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quân sự, quốc phòng và đấu tranh cách mạng của Ngƣời trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, phát triển TTNVQS của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa quân sự nhân loại; TTNVQS Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng hòa bình, giải phóng dân tộc, vì con ngƣời; Những giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tiễn của TTNVQS Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh ở nƣớc ta trong thời kỳ mới. Các tác giả cũng nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, kế thừa, vận dụng và phát triển TTNVQS Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, xây dựng và BVTQ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ nhƣ cách tiếp cận, quan niệm, bản chất và nội dung TTNVQS Hồ Chí Minh, để từ đó, khẳng định giá trị và ý nghĩa TTNVQS của Ngƣời và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay. Ngoài ra, còn nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung TTNVQS nhƣ “Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN” [131], “Hồ Chí Minh nhà chiến lược quân sự thiên tài” [132] của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, “Sự thống nhất tính chính trị và tính nhân văn trong lý tưởng chiến đấu của QĐNDVN” [89] của Nguyễn Tiến Sĩ. Các bài tạp chí khoa học nhƣ: “Tính nhân văn trong tư tưởng bạo lực cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Lê Văn Quang [87], “Giá trị nhân văn trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong [82], “Trung thành và sáng tạo vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng QĐNDVN về chính trị hiện nay” của Lê Minh Vụ [134], “Nét đặc sắc của nghệ thuật chiến tranh nhân dân ở Việt Nam trong TTNVQS Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Chính [10], vv… Nhƣ vậy, TTNV Hồ Chí Minh đã đƣợc nhiều học giả, nhà khoa học, các cá nhân trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau. 13 Tuy chƣa công trình nào bàn đến TTNVQS Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, nhƣng kết quả nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận trên đây sẽ là tài liệu quý, làm cơ sở cho nghiên cứu sinh tham khảo và học tập. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng quân đội về chính trị theo tƣ tƣởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh. Xây dựng quân đội về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong XDQĐ kiểu mới của giai cấp vô sản. Vấn đề này đƣợc quan tâm nghiên cứu, tổng kết và thƣờng xuyên bổ sung, phát triển nên đã có rất nhiều công trình đề cập đến ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự với công trình: "Xây dựng QĐNDVN về chính trị", Nguyễn Vĩnh Thắng (Chủ biên) [118], đã tập trung làm rõ lịch sử xây dựng QĐNDVN về chính trị từ khi thành lập đến nay; khái quát và phân tích những bài học kinh nghiệm, dự báo những nhân tố mới tác động đến XDQĐ về chính trị hiện nay để trên cơ sở đó đề xuất những những định hƣớng và giải pháp cơ bản XDQĐ vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới: “Một là, XDQĐ về chính trị phải đảm bảo quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhà nƣớc và nhân dân; có đủ sức mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; Hai là, tăng cƣờng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; Bà là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; Bốn là, phát huy sức mạnh của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị trong XDQĐ về chính trị; Năm là, chủ động và kiên quyết đấu tranh chống âm mƣu "phi chính trị hoá" quân đội ta của các thế lực thù địch.” [118, tr.255-291]. Trong các công trình khác của TCCT, QĐNDVN nhƣ:“Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng QĐNDVN về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới” [96]; “70 năm với sự nghiệp XDQĐ vững mạnh về chính trị” [105]; v.v…, các tác giả đã 14 đề cập hệ thống lý luận, thực tiễn chuyên sâu, toàn diện, từ khi quân đội ra đời, trong đó nhấn mạnh những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: XDQĐ về chính trị là vấn đề có tính nguyên tắc; xây dựng bản chất giai cấp công nhân, nâng cao giác ngộ mục tiêu lý tƣởng chiến đấu là vấn đề cơ bản cốt lõi; giáo dục tình đoàn kết, kỷ luật, gắn bó máu thịt với nhân dân, đoàn kết quốc tế; giữ vững nguyên tắc giai cấp trong xây dựng, phát triển lực lƣợng nhất là đội ngũ cán bộ; giữ vững tăng cƣờng sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, thiết lập chế độ chính ủy, chính trị viên... Các tác giả cũng khái quát thực tiễn hoạt động, vai trò của XDQĐ về chính trị qua thời kỳ từ khi quân đội ta ra đời và rút ra những bài học kinh nghiệm. Tác giả Lê Minh Vụ và Nguyễn Bá Dƣơng (đồng chủ biên) trong công trình “Xây dựng QĐNDVN cách mạng trong thời kỳ mới” [137] đã tiếp cận XDQĐ cách mạng từ góc độ chủ thể lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc, mặc dù về bản chất là XDQĐ về chính trị, lấy xây dựng chính trị là cơ sở, nhƣng đƣợc đặt trong quan hệ rộng hơn và trong tƣơng quan với các mặt khác của XDQĐ nói chung. Công trình cũng đề cập tới khía cạnh khác nhƣ đƣa ra nội dung XDQĐ về văn hóa – tinh thần, XDQĐ chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại v.v… Bởi vậy, chủ thể XDQĐ cũng đƣợc mở rộng và đề cập sâu hơn. Trong công trình khoa học “Chuẩn bị và động viên chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội nhằm đánh thắng chiến tranh kiểu mới của địch” [135] (Lê Minh Vụ chủ biên), các tác giả quan niệm tinh thần luôn gắn liền với “yếu tố chính trị, chế độ chính trị, lợi ích giai cấp và tập đoàn lãnh đạo chi phối chiến tranh” [135, tr.8]. Trong mối quan hệ đó thì bản chất chính trị quyết định tinh thần của các bên tham chiến. Các tác giả cho rằng, chiến tranh BVTQ XHCN thì tinh thần của nhân dân ta và quân đội cũng khác về chất với tinh thần quân đội xâm lƣợc và đi tới khẳng định, dù chiến tranh xâm lƣợc kiểu mới có sử dụng vũ khí công nghệ tối tân nhƣ thế nào thì “nhân tố quyết định thắng lợi chiến tranh vẫn thuộc về nhân tố chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội” [135, tr.8]. Phùng Khắc Đăng (chủ biên) với công trình,“Xây dựng nền tảng chính trị - xã hội của lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới” [10] đã bàn về mục tiêu 15 bảo vệ Tổ quốc XHCN, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết, phân tích nội dung và đƣa ra các giải pháp cơ bản xây dựng nền tảng chính trị - xã hội của lực lƣợng vũ trang nhân dân. Trong công trình “Xây dựng bản chất chính trị - xã hội của QĐNDVN trong tình hình hiện nay” [114], từ việc luận giải về bản chất của QĐNDVN, tác giả Nguyễn Xuân Thành cho rằng bản chất của quân đội là tổng hợp những thuộc tính, đặc trƣng cơ bản ở góc độ chính trị - xã hội. Bản chất ấy phản ánh những mối liên hệ cơ bản giữa quân đội với giai cấp và nhà nƣớc, dân tộc và cộng đồng xã hội đã xây dựng, nuôi dƣỡng và sử dụng quân đội đó để đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp, nhà nƣớc và dân tộc. Theo đó bản chất của quân đội có thể đƣợc quy giản về các mối quan hệ chính trị - xã hội, trong đó, mối liên hệ giữa quân đội với giai cấp và nhà nƣớc là mối liên hệ cơ bản nhất. Phùng Văn Thiết, tác giả của công trình “Những biến động cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến xây dựng QĐNDVN về chính trị” [121], quan niệm và chứng minh rằng xây dựng QĐNDVN về chính trị thực chất là sự quán triệt và cụ thể hoá, hiện thực hóa đƣờng lối, quan điểm, tƣ tƣởng của Đảng vào quá trình chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả những điều kiện, hoàn cảnh chính trị để làm cho quân đội ta luôn là một đội quân cách mạng, là lực lƣợng chính trị, lực lƣợng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Tác giả khẳng định những ảnh hƣởng của sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp đến xây dựng QĐNDVN về chính trị là một tất yếu khách quan, đồng thời, dự báo những nhân tố tác động đến quá trình này, kết hợp với nghiên cứu thực trạng của biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp. Từ đó, tác giả xác định các nhóm giải pháp xây dựng môi trƣờng chính trị trong quân đội nhằm nâng cao văn hoá chính trị cho bộ đội và tập thể quân nhân. Xây dựng quân đội về chính trị theo TTNVQS Hồ Chí Minh. Đã có nhiều công trình cung cấp nội dung liên quan và hƣớng tiếp cận đề tài của luận án. Đề cập đến nhân văn quân sự và sự cần thiết của nó trong XDQĐ, các tác giả Lê Văn Quang “Sự phát triển bền vững các giá trị truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ” [86]; Tác giả Nguyễn Hoàng Lân chủ nhiệm đề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất