Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình...

Tài liệu Luận văn tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình

.PDF
215
18
144

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ HỒNG DUNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG HÒA BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ HỒNG DUNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG HÒA BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62.22.03.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà 2. PGS, TS Hoàng Thị Kim Thanh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lắp, sao chép của bất cứ ai. Các số liệu, kết luận trong luận án đảm bảo tính khách quan, trung thực, có nguồn rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thị Hồng Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..............................................7 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã giới thiệu và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết ............................................................31 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ THỰC HIỆN KHẢ NĂNG HOÀ BÌNH TỪ THÁNG 9 - 1945 ĐẾN HẾT NĂM 1949 .................34 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo tranh thủ thực hiện khả năng hoà bình của Đảng .....................................................................................................34 2.2. Chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình của Đảng từ tháng 9 - 1945 đến hết năm 1949 ....................................................................................42 2.3. Đảng chỉ đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình từ tháng 9 - 1945 đến hết năm 1949 ................................................................................................59 Chương 3: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG HOÀ BÌNH TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954 .....................................................................................80 3.1. Chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình của Đảng từ năm 1950 đến năm 1954.............................................................................................80 3.2. Đảng chỉ đạo tranh thủ tạo khả năng hoà bình từ năm 1950 đến năm 1954 ......94 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................... 119 4.1. Nhận xét .......................................................................................................... 119 4.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................................ 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................................... 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 166 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 179 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lẽ tự nhiên, con người sinh ra luôn mong muốn được sống hoà bình, tự do, tránh xa chiến tranh. Bởi dù bất kể lý do gì, chiến tranh luôn phản ánh mối quan hệ, mâu thuẫn không thể điều hoà được giữa các bên, là giải pháp cuối cùng, hình thức cao nhất, tàn khốc nhất để giải quyết mâu thuẫn và hy vọng xác lập nên trật tự quan hệ mới mà mỗi bên có thể chấp nhận được. Trong mỗi cuộc chiến tranh, đều tiềm ẩn các khả năng kết thúc cuộc chiến và việc kết thúc nhanh hay chậm, bằng giải pháp chính trị hay quân sự, tùy thuộc vào ý chí, khả năng đánh giá, nhận định tình hình của các bên tham chiến. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là một ví dụ. Xuyên suốt cuộc kháng chiến là nỗ lực của Việt Nam tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược chính là cố gắng tận dụng, thực hiện một cách hiệu quả các khả năng có lợi đối với cuộc kháng chiến, được xét trên hai bình diện: một là tranh thủ thực hiện các khả năng do khách quan đem lại; hai là chủ động làm xuất hiện các khả năng để nhanh chóng đi đến kết thúc chiến tranh. Bởi khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định, nó khác với cơ hội là cái nhìn thấy rõ ràng, là dịp thuận lợi xảy ra đúng lúc để có thể thực hiện mục đích thành công. Còn tranh thủ nghĩa là cố gắng tận dụng một cách tích cực cái bình thường có thể không sử dụng đến và thực hiện chính là làm cho thành sự thật bằng việc làm, hành động cụ thể. Vì thế, nhận định được các khả năng sẽ xảy ra để có chủ trương, sách lược cụ thể, phù hợp là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đưa đến thắng lợi cuối cùng. Có nhiều nguyên nhân làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình là một trong những nguyên nhân có vai trò quyết định quan trọng. Dù dưới hình thức đấu tranh nào thì tìm kiếm hòa bình luôn là đích hướng tới của nhân loại, cũng là mục đích của mỗi quốc gia - dân tộc trên con đường đấu 2 tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và hòa bình cho nhân dân. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trên thế giới, hiếm có quốc gia nào trong mấy nghìn năm lịch sử lại phải thường xuyên, liên tục chống lại nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, đô hộ của ngoại bang có sức mạnh hơn gấp nhiều lần như Việt Nam. Bởi thế, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam hiểu rõ sự khốc liệt, tàn phá của chiến tranh và giá trị của hòa bình, độc lập. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: nước được độc lập mà dân không được tự do, đồng bào không có cơm ăn, áo mặc thì độc lập không có ý nghĩa gì. Thế nên, xét đến cùng, mục tiêu của độc lập chính là hòa bình. Hòa bình vừa là mục tiêu cần đạt tới, vừa là chủ trương, sách lược mềm dẻo, linh hoạt để giành độc lập dân tộc. Độc lập là tiền đề, điều kiện tiên quyết để có hòa bình. Hòa bình, độc lập trở thành mục tiêu hướng tới, khát vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chủ trương tranh thủ mọi khả năng hòa bình dù là nhỏ nhất, cũng như tìm mọi cách, làm hết sức mình, để làm xuất hiện khả năng hòa bình có thể tranh thủ nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại độc lập, hòa bình và thực tế điều đó đã được thực hiện trong suốt cuộc kháng chiến. Đây là một hoạt động quan trọng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp quyết tâm dùng mọi thủ đoạn áp đặt trở lại sự thống trị lên Việt Nam. Xuyên suốt cuộc kháng chiến, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng nhận thức, phát hiện, lãnh đạo thực hiện các khả năng hòa bình với phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, đề cao chủ quyền dân tộc, nhân nhượng có nguyên tắc và đã đạt được những kết quả cụ thể, có ý nghĩa to lớn. Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là một nội dung quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng, nhưng còn ít được nghiên cứu và chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống, chuyên sâu. Nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ góp phần làm rõ sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao, đó là tranh thủ những khả năng hòa bình do 3 thực tế khách quan đem lại và cả quá trình chủ động tìm cách thúc đẩy, tác động để tạo ra các khả năng hòa bình có thể tranh thủ nhằm đưa thắng lợi đến sớm nhất; bối cảnh quan hệ quốc tế liên quan đến vấn đề đó; rút ra những nhận xét, kinh nghiệm về sự lãnh đạo đó của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; làm cơ sở tham khảo, gợi mở cho hoạt động đối ngoại hiện nay; góp phần đấu tranh chống lại các quan điểm xuyên tạc, bóp méo lịch sử, cho rằng Việt Nam hiếu chiến, chỉ muốn chiến tranh; khẳng định rõ chủ trương, mong muốn, khát vọng hòa bình của Việt Nam. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình h - ng h ng h n h ng hự n )”, làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành ịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mụ đí h ngh ên ứu àm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), từ đó, rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào hiện tại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). - Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3. . Đ ượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chủ trương, quá trình Đảng chỉ đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các nội dung chủ yếu về chủ trương, quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình ở một số thời điểm 1945-1946, 1950, 1954 trên hai phương diện: tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình do điều kiện khách quan thuận lợi đem đến và tìm cách tác động, thúc đẩy nhằm tạo ra các khả năng hòa bình để tranh thủ; những nhận xét, kinh nghiệm về sự lãnh đạo đó của Đảng. - Về không gian: Chủ yếu ở Việt Nam và một số nước có liên quan - ề th i gian: từ khi thực dân Pháp quay trở lại nổ súng đánh chiếm Nam Bộ ngày 23-9-1945 đến khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết tại Hội nghị Giơnevơ ngày 21-7-1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 4. Cơ . . ận ng ồn tư iệ và hương h l l nghi n cứ n uận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, về chiến tranh cách mạng, về độc lập dân tộc và hòa bình. . . hư ng h ngh ên ứ Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử và lôgíc. Phương pháp lịch sử nhằm trình bày quá trình Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập trung vào các mốc lịch sử chủ yếu: 1945-1946; 1950 và 1954. Phương pháp lôgíc: Từ thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình, khái quát lại những kết quả chủ yếu, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo đó của Đảng. Ngoài việc sử dụng độc lập và kết hợp khoa học hai phương pháp lịch sử và lôgíc, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác như: thống kê, so sánh; khảo sát tư liệu; phân tích và tổng hợp; các phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử Đảng là căn 5 cứ vào các văn bản nghị quyết, chỉ thị của Đảng, soi chiếu vào thực tiễn diễn ra của những sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc ngược lại... để phân tích, đánh giá, tổng hợp và rút ra những nhận xét, kinh nghiệm. 4.3. Nguồn ư l ệu, tài liệu tham khảo - Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng, đã được công bố trong ăn kiện Đảng Toàn tập. - Các bài viết, phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố trong Hồ Chí Minh Toàn tập. - Các tư liệu, tài liệu của các bộ, ngành liên quan được lưu giữ tại Cục ưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Thư viện Quốc gia, Thư viện Trung ương Quân đội, Phòng Tư liệu - Phương pháp Viện Lịch sử Đảng... - Các công trình nghiên cứu, tổng kết, các sách, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học; các luận án, luận văn có nội dung liên quan đến đề tài luận án của các cơ quan, nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế. - Hồi ký của các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh, chính khách, nhân chứng lịch sử ở trong nước và quốc tế trực tiếp, gián tiếp tham gia vào sự kiện lịch sử trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954. 5. Đ ng g ới về khoa học và thực tiễn của ận n 5.1. Đóng góp về khoa học - Góp phần hệ thống hóa tư liệu, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh về tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). - Bước đầu nêu lên các nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, làm rõ một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến là biết tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình và thúc đẩy làm xuất hiện các khả năng hòa bình để sớm kết thúc chiến tranh. Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, sự độc lập, kiên định, mềm dẻo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 6 xâm lược (1945-1954). Nêu lên ý nghĩa lý luận, thực tiễn của những kinh nghiệm đó đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt am xã hội chủ nghĩa ngày nay. - Cung cấp những cứ liệu khoa học góp phần làm sáng tỏ hơn vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của chủ trương đối ngoại hòa bình, mặt trận ngoại giao do Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). . . Đóng gó về thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển đất nước nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng nhằm tranh thủ mọi khả năng, thời gian hòa bình tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. - à tài liệu tham khảo đối với việc nghiên cứu, giảng dạy về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt am và một số môn học lý luận chính trị khác. 6. ết cấ của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Chương 2: Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện khả năng hoà bình từ tháng 91945 đến hết năm 1949 Chương 3: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình từ năm 1950 đến năm 1954 Chương 4: hận xét và kinh nghiệm 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của cơ quan, tổ chức, các cá nhân, ở cả trong nước và ngoài nước về các nội dung liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học [4], có kết cấu gồm: Phần mở đầu, trình bày bối cảnh lịch sử, nguồn gốc chiến tranh và tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh; Phần thứ nhất, viết về quá trình phát triển của cuộc kháng chiến qua từng giai đoạn và sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng; Phần thứ hai, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Công trình đã kế thừa những kết quả của các công trình tổng kết trước, đồng thời thể hiện quá trình hoàn thiện nhận thức, bước phát triển về tư duy chính trị, quân sự của Đảng đối với cuộc kháng chiến. Công trình tổng kết, phân tích, đánh giá về những nguyên nhân thắng lợi và nêu lên 6 bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trong đó, dành nhiều trang đề cập tới chủ trương, đường lối đối ngoại hòa bình của Đảng và những hoạt động ngoại giao cụ thể tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, nỗ lực tìm các giải pháp đàm phán, thương lượng với Pháp, nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là những năm 1945-1946. Cuốn sách Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học [5] là công trình tổng kết cơ bản nhất về sự lãnh đạo của Đảng đối với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược trong suốt 30 năm. goài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, công trình gồm hai phần chính. Phần thứ nhất: Cuộc đụng đầu lịch sử mang tính th i đại; Phần thứ hai: Những bài học chủ yếu về lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng, bằng phương pháp trình bày khoa học, logic, không tách biệt mà lồng ghép hai cuộc kháng chiến chống Pháp và 8 chống Mỹ trong khoảng thời gian liên tục từ năm 1945 đến năm 1975 với những sự kiện lịch sử sinh động, tập thể tác giả đã trình bày khái quát bối cảnh tình hình thế giới, nguyên nhân cơ bản, những diễn biến chính và sự lãnh đạo của Đảng trong suốt 30 năm chiến tranh cách mạng và rút ra sáu bài học kinh nghiệm Đảng lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng từ 1945 đến 1975. Trong đó, bài học kinh nghiệm đầu tiên là: Nắm vững đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh cách mạng đúng đắn và sáng tạo theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. “... giương cao ngọn cờ hòa bình, tranh thủ các khả năng hòa bình trên cơ sở kiên định con đường cách mạng và các mục tiêu cơ bản của cách mạng” [5, tr.204]. Đây là một công trình tổng kết cơ bản, đã đúc rút ra một bài học quan trọng đề cập tới vấn đề hòa bình và tranh thủ các khả năng hòa bình mà luận án cần nghiên cứu, làm rõ. Là tài liệu hữu ích cho nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình triển khai luận án. Bộ sách: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng biên soạn, xuất bản gồm 7 tập, trong đó: Tập I [165], Chuẩn bị toàn quốc kháng chiến, tập trung trình bày những nội dung chủ yếu của cuộc kháng chiến từ sau Cách mạng Tháng Tám đến ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) trong bối cảnh đất nước khó khăn mọi bề và miền Bắc tạm thời có hòa bình, miền Nam phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Phân tích âm mưu, thủ đoạn, quyết tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, quá trình dẫn đến sự kiện ngày 19-12-1946. Đồng thời phân tích, làm rõ chủ trương, quá trình thực hiện sách lược ngoại giao hòa hoãn, tránh chiến tranh của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, và nguyện vọng hòa bình, độc lập của Việt Nam; Tập II [167] viết về cuộc kháng chiến từ 19-12-1946 đến hết năm 1947, trình bày quá trình chuyển cả đất nước vào thời chiến, những cố gắng ngoại giao với phía Pháp nhằm chấm dứt xung đột nhưng không mang lại kết quả; Tập III [168] với tựa đề Triển khai kháng chiến toàn diện, trong đó, chương 10 viết về quá trình đoàn kết chiến đấu với cách mạng Lào, Campuchia, Trung Quốc và tăng cường các hoạt động đối ngoại với phương châm thêm bạn, bớt thù, từng bước cô lập kẻ thù, phá vây, tạo chuyển biến có lợi cho cuộc kháng chiến; Tập IV [170] Bước ngoặt của cuộc kháng chiến, tập trung làm rõ những nỗ lực ngoại giao nhằm 9 tìm kiếm, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cho bạn bè quốc tế biết, hiểu rõ và ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam; Tập VI [174], Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 kháng chiến kết thúc thắng lợi, viết từ sự kiện mở đầu là Kế hoạch Na-va đến sự kiện kết thúc là Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21-7-1954). Trong đó, chương 23, trình bày quá trình kết hợp giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao với thắng lợi cuối cùng là việc ký kết Hiệp định Giơnevơ. Qua đó thể hiện rõ xu thế hòa hoãn, toan tính của các nước lớn, thái độ của Pháp... và thiện chí, nỗ lực kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình của Việt Nam trong suốt quá trình đàm phán. Kết quả Hội nghị Giơnevơ thể hiện chủ trương nhất quán, xuyên suốt giải quyết chiến tranh bằng giải pháp thương lượng hoà bình của Việt Nam. Tuy bộ sách không đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể hay chỉ rõ về các khả năng hòa bình, quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng đó, song, ở tập I và VI đã trình bày về chính sách đối ngoại thêm bạn bớt thù, những nỗ lực không ngừng mong tìm kiếm giải pháp hòa bình, tránh chiến tranh của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ sách có giá trị tham khảo quan trọng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cung cấp các cứ liệu khoa học để nghiên cứu sinh làm rõ hơn các vấn đề liên quan tới luận án. Cuốn sách Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 10 [172] do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng biên soạn, xuất bản, tựa đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nêu lên những nét khái quát nhất về bối cảnh lịch sử và những chặng đường phát triển của cuộc kháng chiến. Phần chủ yếu của tập sách thể hiện các nội dung của lịch sử quân sự như nghệ thuật quân sự, tổ chức quân sự, tư tưởng quân sự, hậu cần, kỹ thuật quân sự... Tuy là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử quân sự, nhưng cũng đã phân tích về nguồn gốc của cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp cố tình gây ra, đồng thời nêu lên những minh chứng xác thực khẳng định một “Sự thật lịch sử là Chính phủ và nhân dân Việt am đã làm hết mọi việc có thể để tránh chiến tranh” [172, tr.104]. Hai tập sách Lịch sử Việt Nam, tập 10 [162] và tập 11 [163], do Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, xuất bản nằm trong bộ 10 sách Lịch sử Việt Nam 15 tập, trình bày toàn bộ nội dung lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954 trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá-xã hội… Cả hai tập 10 và 11 đều đề cập tới các chủ trương, hoạt động ngoại giao của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc kháng chiến, nhất là giai đoạn 1945-1946, vừa kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa vận dụng sách lược mềm dẻo, linh hoạt “hòa để tiến” nhằm tranh thủ mọi thời gian, cơ hội hòa hoãn để chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến. Sách Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu [157] của tác giả Trần Trọng Trung, với những tư liệu sưu tầm được từ cả hai phía, trong đó có nhiều tư liệu nước ngoài, đặc biệt là từ phía Pháp, tác giả công trình dựng lại quá trình thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt am từ 1945 đến 1954. Trong đó, tập trung làm rõ các nội dung: lý do Pháp vội vã đem quân quay trở lại xâm lược Đông Dương; tại sao giới cầm quyền Pháp lại khước từ thiện chí hòa bình, hợp tác của nhân dân Việt am và tại sao Pháp lại thua Việt am? tại sao chỉ khi thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp mới chịu từ bỏ ý chí xâm lược Việt am, ký Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước?… Qua đó, thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính chính nghĩa, sự chiến đấu kiên cường, nguyên nhân thắng lợi của nhân dân Việt am và thất bại tất yếu của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt am mà không ít chính khách và tướng lĩnh Pháp đã phải cay đắng thú nhận rằng nước Pháp đã chọn lầm đối tượng, thực thi một đường lối chính trị lỗi thời, cố tình theo đuổi một “cuộc chiến tranh bẩn thỉu”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn sách Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1945-1954 và nguyên nhân thất bại [67] của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, đã đi sâu phân tích chính sách chính trị, quân sự của thực dân Pháp nhằm nhanh chóng áp đặt trở lại chế độ thống trị thực dân đối với Việt Nam, chỉ ra những nguyên nhân thất bại của chính sách chính trị, quân sự của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với phương pháp trình bày khoa học, lồng ghép các sự kiện chính trị, quân sự theo tiến trình thời gian của cả hai phía Pháp và Việt Nam, cuốn sách đưa 11 ra bức tranh tổng thể, khái quát và liên tục về toàn bộ cuộc chiến tranh. Trong đó, từ trang 24 đến trang 58, tác giả phân tích quá trình thực dân Pháp từng bước mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Việt Nam và mục tiêu, kết quả các cuộc đàm phán giữa Pháp với các lực lượng liên quan đến Việt Nam, Chính phủ Hồ Chí Minh. Từ đó, lý giải nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh là “… bộ ba D’Argenlieu, Valluy và Pignon đã thực hiện được âm mưu đề ra, đặt chính phủ Blum trước việc đã rồi ở Đông Dương. Họ đã thành công trong việc lái chính sách của Chính phủ từ chủ trương đàm phán sang sử dụng sức mạnh, bằng cách đổ lỗi cho phía Việt am đã gây ra chiến tranh” [67, tr.57]. Tác giả chỉ rõ chủ nghĩa đế quốc, thực dân, vì lợi ích của mình, không bao giờ tự nguyện trao trả độc lập cho các nước thuộc địa. Vì thế, để giành được hòa bình, độc lập là điều vô cùng khó khăn, phải mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược và kiên định mục tiêu đã lựa chọn. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Pháp đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam (1945 - 1954). Là một người nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả Nguyễn Mạnh Hà có nhiều bài viết xoay quanh các vấn đề của cuộc kháng chiến đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Một số bài tiêu biểu là: Pháp trở lại Đông Dương như thế nào [52], tác giả phân tích lý do khiến Pháp quyết tâm quay trở lại xâm lược Việt Nam, chỉ rõ chính sách của De Gaulle về Đông Dương và mối quan hệ Pháp - Nhật, quan điểm của Mỹ, Anh về việc Pháp trở lại Đông Dương, Việt Nam và những chuẩn bị về mặt quân sự, chính trị của Pháp cho việc trở lại đó trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến tháng 8-1945; Về sự bất đồng giữa Cao uỷ với Tổng chỉ huy quân Pháp trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) [55], tác giả điểm lại các cặp Cao ủy, Tổng chỉ huy qua các thời kỳ và chỉ ra điểm mâu thuẫn cơ bản giữa các cặp đó là việc chỉ đạo, điều hành hoạt động quân sự và theo đuổi giải pháp chính trị ở Việt Nam. Qua đó, bài viết cho thấy Chính phủ Pháp không có một đường lối cụ thể, nhất quán và xuyên suốt, không có sự phối hợp giữa đường lối chính trị và chiến lược quân sự đối với vấn đề Việt Nam, đó cũng là điều Việt Nam có thể lợi dụng, tranh thủ để tạo ra những khả năng thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Ngoài ra, còn có các bài: Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng đánh 12 thắng chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp [61]; Những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ [64]... đã đề cập tới chủ trương, sách lược cụ thể của Đảng để lãnh đạo kháng chiến giành thắng lợi cuối cùng. Bên cạnh đó, các bài viết: Hà Nội tháng 12-1946, những toan tính từ phía bên kia [128] của tác giả Vũ Dương inh; Quá trình dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp - Việt (1945-1954) [100] của tác giả Vũ hư Khôi; Vai trò của Anh trong quá trình Pháp tái chiếm Đông Dương (9-1945 đến 3-1946) [122] của tác giả Nguyễn Thị Trà My… đã khái quát quá trình, những toan tính chính trị, quân sự của Pháp để trở lại Việt am, đồng thời phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Pháp và thắng lợi của Việt Nam ở những mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khoa học, hữu ích đối với việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và đề cập đến các khả năng, cơ hội hòa bình. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (các học giả nước ngoài gọi là chiến tranh Đông Dương hay cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất) cũng là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của nhiều nhà khoa học, phóng viên chiến trường, tướng lĩnh Pháp, Mỹ theo các thế giới quan, phương pháp luận khác nhau. Cuốn sách Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương [50] dày hơn 1000 trang của tác giả Yves Gra, trong đó: Phần thứ nhất, Cuộc chiến tranh đang hình thành (tháng 9-1945 đến tháng 12-1946), tác giả tập trung trình bày chủ trương của Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến trước ngày 19-12-1946; tình hình nước Pháp, thái độ của các nước Đồng minh, Liên Xô, Trung Quốc... xung quanh vấn đề Pháp quay trở lại Đông Dương, diễn tiến các cuộc đàm phán thương lượng giữa Pháp với các lực lượng ở Việt am, đặc biệt với Chính phủ Hồ Chí Minh. Bằng các sự kiện lịch sử cụ thể, tác giả đề cập trách nhiệm của cả Pháp và Việt Nam trong sự kiện ngày 19-12-1946; Phần thứ hai: Cuộc chiến tranh thuộc địa (tháng 1-1947 đến 6-1950); Phần thứ ba: Cuộc chiến tranh nhằm chống chủ nghĩa cộng sản, tác giả khẳng định Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh giành độc lập với “lòng kiên nhẫn vô biên và một quyết tâm thầm lặng, họ theo đuổi việc thực hiện một kế hoạch chiến tranh, trong đó mọi phương tiện, mọi năng lực của một chính quyền chuyên chính, với một sự cố 13 gắng mãnh liệt, đều hướng về mục tiêu giành thắng lợi mà họ tin tưởng là chắc chắn” [50, tr.555-556]; Phần thứ tư: Cuộc đụng đầu cuối cùng, tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ (1954), phân tích rõ quan điểm, thái độ của các bên trực tiếp tham chiến và liên quan đến cuộc chiến (Anh, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc...), và khái quát toàn bộ tiến trình, diễn biến, kết quả ở Điện Biên Phủ, Giơnevơ, thiện chí đàm phán của Việt Nam. Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương là một công trình khoa học đồ sộ. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể theo tiến trình thời gian, toàn bộ cuộc chiến được tái hiện lại tương đối khách quan, trong đó có những nhìn nhận, đánh giá độc lập của tác giả, có những phân tích cụ thể về bối cảnh tình hình, nguồn gốc thực chất của cuộc chiến, nguyên nhân thất bại của Pháp và thắng lợi của Việt am. Đây là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Cuốn sách Sự mù quáng của tướng Đ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương [144] của tác giả Pierre Quatrepoint, luận giải vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Pháp ở trong tình trạng suy sụp, kiệt quệ, nhưng lại tiến hành cuộc chiến suốt chín năm ròng với Việt Nam - một dân tộc có truyền thống yêu độc lập, yêu tự do, hòa bình, hữu nghị, có sức sống mãnh liệt, có tinh thần đấu tranh liên tục giành quyền sống của mình. Với nguồn tư liệu phong phú từ kho tư liệu của nước Pháp, từ lời kể lại của những người trong cuộc, cách trình bày khoa học, trích dẫn có chọn lọc, lô gích các sự kiện lịch sử của cả hai phía, tập trung ở thời điểm những năm 1945-1946, tác giả đã chỉ ra, phê phán những quyết định sai lầm của De Gaulle - người từng một thời là cứu tinh, một thần tượng của cả nước Pháp. Tác giả cho rằng: “ hững sai lầm ngoài sức tưởng tượng của ông là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào ta (người Pháp), cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương...” [144, tr.188). Với những luận chứng phong phú, sát thực, tác giả đã không ngần ngại buộc tội, quy kết De Gaulle đã để xảy ra chiến tranh cùng những hậu quả nặng nề của nó, trách nhiệm làm bùng nổ cuộc chiến thuộc về những người Pháp. Cuốn sách đã góp phần luận giải khách quan nguồn gốc cuộc chiến tranh, bác bỏ luận điệu cho rằng cuộc chiến là do phía Việt Nam gây ra và có thể tránh được cuộc chiến tranh này. 14 Cuốn Việt Nam 1946, chiến tranh bắt đầu như thế nào? [148] của tác giả Stein Tonnesson người Na Uy, đi sâu phân tích, làm rõ các vấn đề dẫn đến sự kiện ngày 19-12-1946, dựng lại bức tranh khởi đầu cuộc chiến tranh đầy phức tạp và kịch tính. Trong đó: Chương 1: Sự va chạm giữa các nền Cộng hòa, tác giả Tonnesson lý giải nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam; giới thiệu về nước Pháp mới, thái độ, quan điểm của giới thực dân về Việt Nam, mà De Gaulle là người đóng vai trò chi phối quyết định kiến tạo nên cơ chế, chính sách của Pháp tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới hai. Tác gỉả đặt ra câu hỏi liệu Pháp có đủ mạnh để áp đặt trở lại sự thống trị lên Việt Nam khi mà phong trào cách mạng ở đây đang phát triển mạnh mẽ, Pháp vừa phải tìm cách đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với Trung Hoa Dân quốc vừa phải chuẩn bị và tiến hành các hoạt động quân sự; Chương 2, 3 và 5, tác giả tập trung phân tích xoay quanh các cuộc đàm phán, thương lượng giữa Việt Nam với Trung Hoa Dân quốc, Việt Nam với Pháp, Pháp với Trung Hoa Dân quốc và đi đến khẳng định chính Trung Hoa Dân quốc là nhân tố tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ Việt - Pháp, còn thái độ của Pháp là “Pháp luôn không chịu sử dụng từ “độc lập” hay trao cho Chính phủ Việt Nam chủ quyền dưới bất kỳ hình thức nào ở Nam Kỳ [148, tr.117], trong đó, thái độ của Việt Nam cho đến trước ngày 19-12-1946 vẫn là “rõ ràng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tìm mọi lý do để trì hoãn cuộc tiến công đã được chuẩn bị, để gười có thời gian xác định ý đồ của Blum như thế nào” [148, tr.375]. Chương 6: Ai đưa ra chân lý, từ những nguồn tư liệu, trong đó dẫn ra bức thư Hồ Chí Minh gửi Sainteny, Uỷ viên Cộng hoà Pháp ở miền Bắc Đông Dương, Tonnesson đặt vấn đề liệu đây có phải là “cách mà Hồ Chí Minh trì hoãn tấn công để chờ câu trả lời của Blum liên quan đến những yêu cầu của gười [148, tr.389]. Tiếp đó, xoay quanh sự kiện ngày 19-12, tác giả đi đến nhận định “ hững người đánh bẫy ở Sài Gòn (Pignon và d’Argenlieu) không chỉ chống lại Việt Nam, họ còn tìm cách đánh bẫy chính phủ của họ tại Pari. Đây là một cuộc đua chống lại thời gian để ngăn chặn Thủ tướng mới của Pháp cản trở tiến trình dẫn tới chiến tranh” [148, tr.424]; 15 Chương 7, với tựa đề Giá như..., tác giả đặt ra các giả thiết và câu hỏi từ các sự kiện đã diễn ra: liệu có tránh được cuộc chiến tranh này hay không và những con người nào có thể thay đổi được lịch sử? Phần kết của chương, tác giả kể lại lần cuối cùng được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp (10-2005), trong đó, Đại tướng cho rằng: “đã có những người trong Chính phủ Pháp nhìn thấy trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh tăm tối chống Việt am, nhưng lời của họ chỉ như nước đổ lá khoai: “Chủ nghĩa đế quốc đinh ninh rằng họ dễ dàng đánh bại các quốc gia nhỏ yếu bằng vũ lực” [148, tr.474] và “sau ngày 19 tháng Mười hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không từ bỏ hy vọng vãn hồi hòa bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào có thể giúp lập lại hòa bình, vì lợi ích của hai dân tộc” [148, tr.475]. Đây là công trình khảo cứu công phu của một học giả nước ngoài về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt am, đã góp phần lý giải tại sao chiến tranh toàn quốc bùng nổ tháng 12-1946, làm rõ trách nhiệm của Pháp, lột tả bản chất, thái độ, quyết tâm của quan chức Pháp tại Đông Dương và cung cấp nhiều tư liệu quý khi nghiên cứu về sự bùng nổ chiến tranh Đông Dương 1945-1954. Ngoài ra, các công trình: “Tại sao Việt Nam” (Why Vietnam?) [136]; Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp [32]; Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung [152]; Th i điểm của những sự thật [124]; Đông Dương hấp hối [125]..., đã tái hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt am dưới nhiều chiều cạnh, góc độ tiếp cận khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án có được sự nhận thức, luận giải đa chiều về cuộc chiến tranh Đông Dương nói chung, những khả năng hoà bình của cuộc chiến mà Đảng có thể tranh thủ để tránh chiến tranh nói riêng. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung luận án Cuốn Tổng kết 50 năm đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam 1945-1995, tập I (1945-1975) [81] của Học viện Quan hệ quốc tế, là công trình mang tính chất tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học của đấu tranh ngoại giao. Công trình gồm hai phần: Phần I, Ngoại giao trong th i kỳ giữ vững và 16 củng cố chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, trực tiếp liên quan đến luận án. Phần I, có hai chương: Chương 1, Ngoại giao trong th i kỳ giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng: tháng 8-1945 - tháng 12-1946, trình bày khái quát bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt am, Đảng chủ trương chỉ đạo và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, theo phương châm “thêm bạn bớt thù”, tranh thủ thời cơ thuận lợi để tăng cường quan hệ với bên ngoài, lợi dụng mâu thuẫn giữa các lực lượng đế quốc, phe phái để tăng cường sức mạnh cho cách mạng. Cơ sở, mục tiêu của chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao là vì độc lập dân tộc, tự do của nhân dân; Chương 2, Ngoại giao trong th i kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phân tích khái quát đặc điểm tình hình quốc tế, tính chất cách mạng Việt Nam, từ đó Đảng chủ trương phát huy tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đẩy mạnh vận động quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phân hóa, ngăn chặn âm mưu tăng cường, mở rộng chiến tranh, thực hiện phương châm “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Cuốn sách không đi sâu phân tích từng sự kiện cụ thể hay quá trình thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, mà chủ yếu tổng hợp các sự kiện, rút ra nhận xét, đánh giá. Đây là công trình tổng kết, đánh giá chuyên biệt về hoạt động ngoại giao, là cơ sở tốt cho nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình viết luận án. Cuốn Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954) [83] của Học viện Quan hệ quốc tế, gồm hai phần, trong đó, từ trang 137 đến trang 296, trình bày chi tiết quan điểm, chủ trương, hoạt động đấu tranh ngoại giao của Đảng nhằm tìm kiếm cơ hội hoà bình, tránh chiến tranh xảy ra. Liên quan đến luận án, công trình phân tích quá trình đấu tranh duy trì và kéo dài khả năng hòa hoãn với Pháp, nhằm giành thời gian tích cực chuẩn bị cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, thể hiện rõ sự nỗ lực, thiện chí đàm phán, nhân nhượng của Việt Nam nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; Phần thứ hai, khái quát giai đoạn 1947-1954, trong đó, có nội dung đề cập tới các vấn đề tranh thủ khả năng hòa bình như: chương 1, phân tích rõ chủ trương, đường lối ngoại giao của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất