Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp khảo sát một số marker phân tử dùng trong chọn giống lúa khá...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp khảo sát một số marker phân tử dùng trong chọn giống lúa kháng rầy nâu

.PDF
49
12
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHẢO SÁT MỘT SỐ MARKER PHÂN TỬ DÙNG TRONG CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRẦN THỊ XUÂN MAI VIỆN NC&PT CNSH SINH VIÊN THỰC HIỆN LÝ TIẾN MSSV: 3064485 LỚP CÔNG NGHỆ SINH HỌC K32 Cần Thơ, Tháng 5/2010 PHẦN KÝ DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Trần Thị Xuân Mai Lý Tiến DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp bên cạnh sự nổ lực hết sức mình của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè cũng như người thân. Bởi vậy trên trang đầu tiên của luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: - Cô Trần Thị Xuân Mai là người đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài về mặt lý thuyết cũng như thực tập. - Cô Nguyễn Thị Liên và Cô Nguyễn Thị Pha đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn tôi trong thời gian làm đề tài ở phòng thí nghiệm. - Thầy Nguyễn Hữu Hiệp và quí thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường. - Toàn thể Ban giám đốc, cán bộ Viện NC & PT Công nghệ Sinh học đã hết lòng quan tâm và tạo đều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập và thực tập tại Viện. - Bên cạnh đó xin ơn chị Lê Thị Xã, anh Trang Minh Phương đã hướng dẫn tôi trong thời gian học việc tại phòng thí nghiệm. - Tất cả các bạn lớp Công nghệ Sinh học K32, đặc biệt các bạn trong phòng thí nghiệm Công nghệ gen Thực vật đã hỗ trợ tôi trong lúc thực hiện đề tài. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cha mẹ vì những gì cha mẹ đã cho tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! TÓM TẮT Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là côn trùng gây hại lớn nhất đối với cây lúa ở nước ta cũng như các nước khác. Do đó ứng dụng marker phân tử để xác định các gen kháng rầy nâu nhằm chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng rầy nâu nhằm làm đa dạng nguồn giống lúa trồng hiện nay. Khảo sát 6 marker phân tử RM13, RM190, RM270, B43, S4019A, 7312.T4 thông qua kỹ thuật PCR và phân tích sản phẩm PCR trên gel agarose. Kết quả cho thấy marker RM13, RM270, B43, S4019A, 712.T4 cho ra kết quả đơn hình (có kích thước bằng nhau). Đối với marker RM190 sau khi phân tích sản phẩm PCR trên gel agarose 3% cho thấy có sự đa hình giữa các mẫu. Điều đó chứng tỏ marker RM190 liên kết với gen kháng rầy nâu, có 13 giống lúa đã được kiểm tra với marker RM190, trong đó các giống OM6377, NV1, HĐ1, MTL645, MTL500, MTL480, MTL495 có kích thước khoảng 130bp là giống thể hiện tính kháng rầy và các giống TN1, MTL633, MTL567, MTL560, MTL547 và MTL110 có kích thước khoảng 120bp là mẫu thể hiện tính nhiễm rầy. Từ khóa: Rầy nâu, marker phân tử, BHP (Brown Plant Hopper). i MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. v DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. vi CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................. vii CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ........................................................................................1 CHƯƠNG 2 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................3 2.1. Sơ lược về cây lúa .............................................................................................3 2.1.1. Nguồn gốc...................................................................................................3 2.1.2. Phân loại......................................................................................................4 2.2. Sơ lược về rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)....................................................5 2.2.1. Tập quán sinh sống và cách gây hại .............................................................5 2.2.2. Đặc điểm gây hại.........................................................................................6 2.2.3. Tình hình gây hại.........................................................................................7 2.2.4. Biotype (loại hình sinh học).........................................................................7 2.3. Lúa kháng rầy....................................................................................................8 2.3.1. Các giống lúa kháng rầy nâu đã du nhập vào Việt Nam ...............................8 2.3.2. Các giống lúa kháng rầy trong nước ............................................................9 2.3.3. Đặc tính kháng rầy của lúa ........................................................................10 2.4. Gen kháng rầy nâu trong cây lúa......................................................................11 2.5. Kỹ thuật PCR ..................................................................................................13 2.5.1. Nguyên tắc của kỹ thuật PCR ....................................................................13 2.5.2. Thực nghiệm .............................................................................................14 ii 2.5.3. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến phản ứng PCR................................................14 2.6. Kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeats) .......................................................16 2.7. Kỹ thuật STS (Sequence-tagget site)................................................................16 2.8. Một số nghiên cứu sử dụng marker phân tử .....................................................16 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................19 3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................19 3.2. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................19 3.2.1. Dụng cụ.....................................................................................................19 3.2.2. Thiết bị......................................................................................................19 3.2.3. Hóa Chất ...................................................................................................19 3.2.4. Nguyên liệu ...............................................................................................19 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20 3.3.1. Trích DNA (Quy trình CTAB)...................................................................20 3.3.2. Xác định hàm lượng và độ tinh sạch của DNA bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ .........................................................................................................21 3.3.3 Kỹ thuật PCR .............................................................................................22 3.3.4. Điện di.......................................................................................................23 3.3.5. Gel Agarose...............................................................................................24 3.3.6. PCR đa thành phần. ...................................................................................24 3.4. Bố trí thí nghiệm..............................................................................................25 3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sự liên kết giữa các marker phân tử và gen kháng rầy nâu. ...............................................................................................................25 3.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự đa hình giữa các mẫu với 2 cặp primer (PCR đa thành phần) .........................................................................................................26 iii 3.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân tích sản phẩm PCR. ...................................................................................................................26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................29 4.1. Kết quả khảo sát tính liên kết giữa marker phân tử và gen kháng rầy nâu trên một số giống lúa ở ĐBSCL.....................................................................................29 4.1.1. Sử dụng marker RM13, RM190, RM270...................................................29 4.1.2. Sử dụng marker B43, S4019A, 7312.T4 ....................................................30 4.2. Khảo sát sự đa hình của các mẫu với 2 cặp primer (PCR đa thành phần) .........31 4.3. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân tích sản phẩm PCR ....................32 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................37 5.1. Kết luận ...........................................................................................................37 5.2. Kiến nghị.........................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................38 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Danh sách các giống lúa ...............................................................................20 Bảng 2. Trình tự của các Primer.................................................................................22 Bảng 3. Thành phần phản ứng PCR ...........................................................................23 Bảng 4. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR................................................................23 Bảng 5. Bảng mối liên hệ giữa nồng độ gel và kích thước phân tử DNA....................24 Bảng 6. Thành phần cho một phản ứng PCR đa thành phần .......................................25 Bảng 7. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR đa thành phần .........................................25 Bảng 8. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR ở nghiệm thức 1 .....................................27 Bảng 9. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR ở nghiệm thức 2 .....................................27 Bảng 10. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR ở nghiệm thức 3 ...................................28 v DANH SÁCH HÌNH Hình 1. Vòng đời của rầy nâu (A), Rầy nâu cánh dài (B), Rầy nâu cánh ngắn và ấu trùng rầy nâu (C)......................................................................................................... 5 Hình 2. Lúa bị bệnh VLLXL....................................................................................... 6 Hình 3. Nhiễm rầy mật độ cao .................................................................................... 6 Hình 4. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 3% ..................................... 30 Hình 5. Kết quả điện di sản phẩm PCR gel agarose 3% ............................................ 31 Hình 6. Kết quả điện di sản phẩm PCR đa thành phần trên gel agarose 2%............... 32 Hình 7. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 3% (A) và 2% (B) .............. 32 Hình 8. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 2% ..................................... 33 Hình 9. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 2% ..................................... 34 Hình 10. Kết quả điện di sản phẩm PCR gel trên agarose 3% với nhiệt độ bắt cặp primer là 54oC sử dụng RM13 (A), RM190 (B) và RM270 (C)................................ 35 vi CÁC TỪ VIẾT TẮT Bph Brown plant hopper Biotype Loại hình sinh học CTAB Cetyl trimethyl ammonium bromide DNA Deoxyribonucleic acid EDTA Ethylene diamine tetraacetic acid ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long PCR Polymerase chain reaction SDS Sodium dodecyl sulfate SSR Simple sequence repeat STS Sequence-tagged site TE Tris-EDTA TBE Tris-Borate-EDTA VLLXL Vàng lùn, lùn xoắn lá vii Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới mà Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm hơn 50% diện tích trồng lúa của cả nước. Chính vì vai trò quan trọng của cây lương thực này đã thúc đẩy người dân trồng lúa 2-3 vụ/năm và canh tác nhiều năm liền để tăng sản lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trước tình hình thâm canh tăng vụ như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và rất có khả năng bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, nước ta còn là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm ẩm ướt, là điều kiện thích hợp cho rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) phát triển. Rầy nâu không phải là một vấn đề gì mới mẽ đối với người trồng lúa. Tuy nhiên, nó là côn trùng gây thiệt hại lớn nhất đối với cây lúa ở nước ta cũng như các nước khác. Để phòng trừ rầy nâu, người trồng lúa thường có thói quen sử dụng các loại thuốc hóa học trừ sâu, việc này không chỉ làm tốn kém tiền của, công sức mà còn góp phần làm ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó việc lạm dụng thuốc trừ sâu sẽ gây hiện tượng phục hồi quần thể rầy nâu kháng thuốc mạnh hơn (Chao et al. 2006). Để giải quyết vấn đề này, việc chọn giống lúa kháng là con đường hiệu quả nhất trong quản lý dịch hại rầy nâu, kết hợp với biện pháp quản lý tính kháng rầy ổn định trên đồng ruộng. Do vậy việc chọn tạo nhanh chóng những giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, lại mang nhiều gen kháng là công việc được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Chọn tạo truyền thống thường mất rất nhiều thời gian và chi phí nghiên cứu. Với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Sinh học và Sinh học Phân tử, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật marker phân tử trong chọn giống lúa chống chịu sâu bệnh hại chính đã và đang được phát triển. Hiện nay đã phát hiện có 21 gen kháng rầy nâu từ những dòng lúa hoang và lúa địa phương (Alam and Cohen, 1998; Rahman et al., 2009; Soundararajan et al., 2004; Su et al., 2002; Zhang, 2007). Do đó chọn lựa marker nào liên kết với một gen kháng sâu bệnh là điều cần thiết. Chính vì thế đề tài ”Khảo sát một số marker phân tử dùng trong chọn giống lúa kháng rầy nâu” sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề trong công tác chọn giống để đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 1 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ Mục tiêu của đề tài: Khảo sát sự liên kết giữa gen kháng rầy nâu và marker phân tử thông qua sự phân tích sản phẩm PCR trên gel agarose. Nội dung của đề tài: Sử dụng các marker phân tử RM13, RM190, RM270, B43, S4019A, 7312.T4A để khảo sát tính liên kết giữa marker với gen kháng rầy. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 2 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ CHƯƠNG 2 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược về cây lúa Từ xa xưa cây lúa đã hiện diện trong cuộc sống của con người, cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tiến hoá này bị ảnh hưởng rất lớn bởi 2 tiến trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Hiểu biết về nguồn gốc cây lúa trồng giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa và hiểu được điều kiện môi trường cùng những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa cần cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển đặc biệt của nó. Điều này sẽ rất cần thiết cho công cuộc nghiên cứu cải tiến giống và biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất lúa, cũng như việc chọn tạo ra các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh để hại chế việc sử dụng hóa chất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). 2.1.1. Nguồn gốc Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á. Nơi xuất phát trồng lúa Makkey E. cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ đào được ở vùng Penjab Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây khoảng 2000 năm. Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: sativa, granulata, coarctata và rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là một trường hợp của nhóm sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn Độ, Đông Dương hoặc Trung Quốc. Theo Chowdhury và Ghosh thì những hạt lúa hóa thạch cổ nhất của thế giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh – Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750 trước công nguyên. Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía Bắc. Gutchtchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dương là cái nôi Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 3 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ của lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Dĩnh (Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát triển lúa hoang ở trong nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở miền Nam nước ta và Campuchia. Sampath và Kao thì cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúa trồng. Tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). 2.1.2. Phân loại Hiện nay, có nhiều cách phân nhóm cây lúa: đặc tính thực vật học, sinh thái địa lý, đặc tính sinh lý, điều kiện môi trường canh tác, đặc tính sinh hóa hạt gạo, đặc tính của hình thái. Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Về mặt phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Úc Châu (Chang, 1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L. Loài này hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ khắp vùng phù xa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi ven biển nhiễm mặn phèn... Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud., chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza sativa L. (De Datta, 1981). Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 4 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa L. Tiêu biểu cho nhóm lúa trồng ở Châu Á có tổ tiên trực tiếp là Oryza nivara, một loại lúa hoang hàng niên và Oryza glaberrima Steud. cũng tiến hóa từ một lúa hoang hàng niên khác. 2.2. Sơ lược về rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal.. Rầy nâu rất nhỏ, con trưởng thành (thành trùng) chỉ to bằng hạt gạo, màu nâu. Có 2 dạng rầy nâu cánh ngắn và rầy nâu cánh dài, chúng sống quanh gốc lúa ngay phần bẹ lúa, phía trên mặt nước. Rầy nâu sinh sản và phát triển rất nhanh. Mỗi lứa, rầy cái đẻ hàng trăm trứng trong bẹ lá. Trứng nở ra rầy con (ấu trùng) chỉ to bằng hạt tấm, hạt cám, màu trắng ngà nên được gọi là rầy cám hay mò cám. Rầy con phải trải qua 5 lần lột xác để trở thành rầy trưởng thành (thành trùng) (Hình 2.1). B C A Hình 1. Vòng đời của rầy nâu (A), Rầy nâu cánh dài (B), Rầy nâu cánh ngắn và ấu trùng rầy nâu (C) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007) 2.2.1. Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách rạch bẹ lá hoặc gân chính của phiến lá ở gần cổ lá. Các vết đẻ trên bẹ lúa có màu nâu do nấm bệnh xâm nhập vào thường dài khoảng 8 – 10 mm chạy dọc theo bẹ lá. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 5 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ Rầy cái tập trung đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước từ 10 – 15 cm. Rầy trưởng thành bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn nhất là vào lúc trăng tròn và thường bay vào đèn nhiều nhất vào khoảng 8 – 11 giờ đêm. Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều thích sống dưới gốc cây lúa và có tập quán nhảy xuống nước, lên tán lá hoặc bò quanh thân cây lúa khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ nhưng vẫn có khả năng gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa và gây nên hiện tượng cháy rầy. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa như: ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VLLXL) cho cây lúa. Hình 2. Lúa bị bệnh VLLXL Hình 3. Nhiễm rầy mật độ cao Nguồn http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/Agr/picturenews/vang%20lun%203.jpg http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/UserFiles/Image/ccbaovethucvat/image0048.jpg Ngày truy cập 04/01/2010 2.2.2. Đặc điểm gây hại Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Rầy nâu phát sinh với mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn trước khi lúa trổ bông, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu vừa có phản ứng kháng, vừa có phản ứng nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có khả năng hình thành các biotype (loại hình sinh học) mới khi có sức ép chọn lọc của môi trường. Rầy có khả năng di cư đám đông rất xa và kháng thuốc cao. Rầy nâu còn là vật chủ trung gian truyền những virus gây bệnh. Nguy hiểm hơn cả là virus VLLXL. Bệnh này làm cho lá chuyển sang màu vàng nhạt hoặc vàng da Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 6 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ cam và cây lúa không phát triển được. Phân rầy nâu chứa nhiều dưỡng chất hấp dẫn nhiều nấm hoại sinh như bồ hóng làm gốc lúa bị đen dẫn đến quang hợp giảm,… Thiệt hại của loại bệnh này là rất nghiêm trọng (http://www.clrri.org/rice/var/raynau.pdf). 2.2.3. Tình hình gây hại Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện nay có trên 140.000 ha lúa đông xuân ở các tỉnh phía Nam đang bị nhiễm rầy nâu. Trong số đó, rầy nâu đang phá hại 91.115 ha. Hiện tượng nhiễm rầy nhiều nhất là tại vùng ĐBSCL, tập trung tại các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Long An với mật số rầy phổ biến từ 750 – 3.000 con/m2. Lúa ở những địa phương nhiễm rầy nặng như Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu... mật số rầy lên tới 6.000 – 8.000 con/m2. Tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng đã có hàng chục ha bị cháy rầy. Riêng bệnh VLLXL đã tăng vọt với mức độ đáng lo ngại (http://www.khuyennongvn.gov.vn). 2.2.4. Biotype (loại hình sinh học) Qua việc nghiên cứu trên tính thay đổi của côn trùng người ta thấy ít nhất có 5 biotype xuất hiện. Mặc dù biotype 1 xuất hiện chiếm ưu thế ở Tây và Nam Á, biotype 2 gần đây phân bố ở Philipin và Indonesia, nới đây những giống kháng với biotype 1 đã phát triển trong vài năm. Những biotype của rầy nâu ở Nam Á không xác định rõ hoàn toàn, một số loài khác không tên phát hiện vào năm 1977, chiếm ưu thế về số lượng (Jenning P.R. et al., 1979). Các biotype của rầy nâu (Jennings P.R et al., 1979). Biotype 1: khu vực chiếm ưu thế về số lượng là Tây và Nam Á, giống kháng chính là Mudgo, gen kháng là Bph1. Biotype 2: khu vực chiếm ưu thế về số lượng là Phillipin và Indonesia, giống kháng chính ASD và PTB18, gen kháng là Bph2. Biotype 3: có giống kháng chính Rathu Heenati, gen kháng là Bph3. Biotype 4: có giống khang chính Babawee, gen kháng là Bph4. Biotype unnamed: khu vực chiếm ưu thế về số lượng là Nam Ấn Độ và SriLankan, giống kháng chính là PTB19, PTB20 và ARC6650. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 7 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ 2.3. Lúa kháng rầy Đầu thập niên 1970, rầy nâu đã xuất hiện và tấn công mạnh mẽ trên các giống lúa đang phổ biến như IR5, IR8, C4-63. Một thế hệ giống lúa mới ra đời như IR20, IR22, IR26, IR28, IR29, IR30, TN73-1, TN73-2... Các giống này rất được ưa chuộng và phát triển mạnh ở khắp các tỉnh vùng ĐBSCL vào những năm 1970, chúng kháng rầy nâu loại 1 và một số loại sâu bệnh khác. Diện tích lúa cao sản tăng nhanh từ 41.000 ha năm 1968 lên đến 890.400 ha năm 1973. Đến năm 1976-1977, loại hình rầy nâu mới lại xuất hiện (rầy nâu loại 2) và phát triển thành dịch lớn gây thiệt hại nặng trên nhiều cánh đồng, đặc biệt là ở các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An. Rầy nâu đã gây mất trắng hàng loạt diện tích, làm giảm sản lượng lúa trầm trọng. Trước tình hình khó khăn đó, giống IR36 ra đời. Giống IR36 được Trường Đại học Cần Thơ tuyển chọn từ bộ giống lúa cao sản ngắn ngày của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc tế (IRRI) ở Philipin. IR36 kháng rầy nâu loại 2, nở bụi mạnh, thích nghi rộng đã nhanh chóng lan tràn trong sản xuất, kịp thời chặn đứng dịch rầy nâu nên ổn định năng suất lúa. Sự ra đời của giống lúa IR36 đã một lần nữa khẳng định mạnh mẽ vai trò của giống lúa trong thực tế sản xuất. Đây là một biện pháp rất có hiệu quả, ít tốn kém, rất dễ thực hiện và có kết quả nhanh chóng trong sản xuất. Giống IR36 đã được Bộ Nông nghiệp công nhận, cho phổ biến rộng rãi với tên là NN3A. 2.3.1. Các giống lúa kháng rầy nâu đã du nhập vào Việt Nam Ở miền Bắc Một số giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc và chọn tạo trong nước chỉ có tính kháng vừa với rầy nâu là Minh hiu 63, Minh hiu 86, CR203 (đối chứng), My sơn 1, My sơn 3, TB3-3 trong 24 giống khảo sát (gồm 2 đối chứng) (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên 2004). Ở miền Nam Các giống lúa kháng rầy nâu có nguồn gốc từ IRRI đã được đưa vào thử nghiệm ở phía Nam Việt Nam từ năm 1973, sau đó nhiều giống đã được gieo trồng rộng rãi trong sản xuất như IR2151, IR2153, IR28, IR30, TN73-2..., hầu hết các giống này đều mang gen Bph1. Cùng với sự xuất hiện của rầy nâu biotype 2 vào năm 1977, những giống này đã trở nên nhiễm rầy và được thay thế bằng các giống mang gen kháng rầy Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 8 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ Bph2 như: IR36, IR38, IR42, IR2797 (NN3B), IR13240 (NN9A), IR17494... (Nguyễn Văn Luật, 2002). 2.3.2. Các giống lúa kháng rầy trong nước Ở miền Bắc Các giống lúa kháng rầy nâu đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1978 bao gồm các giống mang gen kháng rầy bph1 như: IR2151, IR2153, IR1561, IR26, IR28, IR30... và mang gen kháng rầy bph2 như: IR8423, IR9846, IR42, IR48, IR19746. Cuối năm 1988, sự thay đổi biotype của rầy nâu đã xảy ra. Tuy nhiên các giống lúa trên vẫn giữ được tính kháng rầy nâu ổn định vì chúng có mang gen Bph2 (Nguyễn Văn Luật, 2002). Một số giống kháng rầy nâu Hà Nội ở Đồng bằng sông Hồng có 6 giống kháng là BM9855, CR203 (đối chứng), MT4-2, TSC3, VH5, 13/2 và 12 giống kháng vừa là CH208, CN2, DT36, ĐB5, ĐB6, HĐB5, MT14, MT204, N201, TSC2, Xi23, 88-5 trong 65 giống khảo sát (gồm 2 đối chứng) (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên, 2004). Một số giống lúa địa phương ở miền núi phía Bắc có một giống kháng là khẩu tam nương và 3 giống kháng vừa là khẩu tam lai, nếp cẩm vỏ đỏ Lào Cai, nếp tan vàng trong 43 giống khảo sát (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên, 2004). Ngoài ra còn một số giống kháng rầy nâu hiện đang được trồng là: CN2, CR203 (Nguyễn Văn Luật, 2002). Ở miền Nam Một số giống lúa mới lai tạo gần đây tại Viện Lúa ĐBSCL như: OMCS97, OM1632, OM1633, OM1589-5k-1, OM15895k3, NCM16-27... cũng cho phản ứng kháng với quần thể rầy nâu ở ĐBSCL (Phạm Thị Mùi và Bùi Bá Bổng, 1999). Mỗi giống lúa có thể có một hoặc một vài gen hoặc không có gen kháng rầy nây. Các gen kháng rầy nâu đang được sử dụng trong chương trình lai tại giống mới tại ĐBSCL . Các giống có khả năng kháng trung bình với quần thể rầy nâu mới là: MTL98, MTL99, MTL119, OM269, OMCS97, OM1643, OM2031, NCM16-27, NCM84... Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 9 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 32 - 2010 Trường Đại học Cần Thơ 2.3.3. Đặc tính kháng rầy của lúa Một số giống lúa được coi là kháng rầy nâu khi rầy nâu không thể ăn, ở, đẻ trứng và phát triển trên giống đó (Nguyễn Văn Huỳnh và Nguyễn Thị Nghiêm, 1997). Các giống này có thể mang một, hai hoặc ba cơ chế sau: + Không thích hợp: Rầy không thích ăn, ở hay đẻ trứng. + Kháng sinh: Giống ảnh hưởng bất lợi đến sinh lý của rầy khi chúng ăn phải. + Chịu đựng: Giống có khả năng chịu được sự tấn công của rầy mà thiệt hại không đáng kể. Cơ chế chịu đựng được cho là có liên hệ nhiều với tính kháng trung bình đối với sự tấn công của rầy nâu. Cơ chế này có tính kháng không ổn định vì nó phụ thuộc vào sinh thái nên tính kháng thay đổi theo từng địa phương, canh tác, mùa vụ… Ngược lại, cơ chế không thích hợp và cơ chế kháng sinh thì tính kháng đòi hỏi phải có sự hiện diện của một số đặc tính kháng rầy nâu trong lúa, đồng thời phản ứng của rầy nâu đối với giống cũng không được thuận lợi. Tính kháng sinh mà hiện nay đa số các giống kháng rầy đều có là do ảnh hưởng bất lợi của giống lúa trên rầy nâu khi chúng ăn phải. Đối với các giống rầy mang cơ chế kháng sinh có đặc điểm như sau: – Trứng rầy không nở được hay nở rất ít khi chúng đẻ trên những giống lúa này. – Ấu trùng rầy nâu chết ngay từ tuổi một. – Con cái có tuổi thọ giảm sút và đẻ trứng ít hay không đẻ trứng được do trứng không phát triển hoặc phát triển không đủ. – Thời gian tăng trưởng của ấu trùng kéo dài ra một cách bất thường. – Sinh lý và tập quán của thành trùng bị xáo trộn. Các giống kháng rầy nâu hiện nay, tính kháng chỉ điều khiển bởi một gen được gọi là tính kháng dọc kháng rất mạnh nhưng chỉ kháng đối với một biotype. Nếu được điều khiển bởi nhiều gen thì tính kháng sẽ không kháng mạnh nhưng có thể kháng đối với nhiều biotype khác nhau. Cây có tính kháng đa gen sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của các biotype rầy nâu. Các phản ứng trên quyết định số lượng rầy nâu tồn tại trong một giai đoạn nhất định. Giống kháng rầy nâu có hàm lượng Aparagin thấp hơn bình thường, nồng độ Henolic glycosede thường ở giống kháng cao hơn giống nhiễm (Sogawa và Pathak, Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 10 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan