Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp cơ sở tính thời gian, các loại lịch và một số bài tập liên q...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp cơ sở tính thời gian, các loại lịch và một số bài tập liên quan

.PDF
44
4
138

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ PHẠM THỊ NGỌC ÁNH CƠ SỞ TÍNH THỜI GIAN, CÁC LOẠI LỊCH VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Vật lý đại cƣơng HÀ NỘI, 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ PHẠM THỊ NGỌC ÁNH CƠ SỞ TÍNH THỜI GIAN, CÁC LOẠI LỊCH VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Vật lý đại cƣơng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hữu Tình HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hữu Tình, người đã giúp đỡ định hướng nghiên cứu, cung cấp cho em những tài liệu quý báu, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, cung cấp cho em những nền tảng kiến thức và tạp điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi những lời tốt đẹp nhất đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện để em hoàn thành khóa luận một cách tốt đẹp. Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận của em không tránh khỏi sự thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của của thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Ngọc Ánh LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Những số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận hoàn toàn là trung thực và chưa từng được sử dụng bảo vệ trong bất kỳ một luận văn nào, mọi nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Ngọc Ánh DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giờ UTC của một số nơi trên Trái Đất….......................................16 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cách xác định giờ sao… ................................................................... 6 Hình 1.2. Các múi giờ .................................................................................... 13 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2 NỘI DUNG ..................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ TÍNH THỜI GIAN ................................................. 3 1.1. Ngày sao ............................................................................................ 3 1.2. Ngày Mặt Trời thực .......................................................................... 5 1.3. Ngày Mặt Trời trung bình................................................................. 6 1.4. Các hệ tính thời gian.......................................................................... 7 1.4.1. Giờ địa phương và kinh độ địa lý............................................... 7 1.4.2. Giờ múi và giờ quốc tế (UT) ....................................................... 8 1.4.3. Giờ phối hợp quốc tế ................................................................... 9 1.4.4. Đường đổi ngày ........................................................................ 13 CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI LỊCH .............................................................. 15 2.1. Ba loại lịch thường gặp ................................................................... 15 2.1.1. Dương lịch ................................................................................ 15 2.1.2. Âm lịch ...................................................................................... 17 2.1.3. Âm dương lịch ........................................................................... 17 2.2. Lịch cổ các nước.............................................................................. 18 2.2.1. Lịch Ai Cập ............................................................................... 18 2.2.2. Lịch Babylone............................................................................ 19 2.2.3. Lịch Hy - Lạp ............................................................................. 19 2.2.4. Lịch Maya.................................................................................. 20 2.2.5. Lịch La Mã ................................................................................ 21 2.2.6. Lịch Trung Quốc ....................................................................... 21 2.2.7. Lịch Cộng hòa Pháp ................................................................. 22 2.3. Lịch tôn giáo .................................................................................... 23 2.4. Lịch hiện đại .................................................................................... 24 2.5. Các loại lịch khác và cơ sở lịch pháp của chúng ............................. 24 2.5.1. Lịch vật hậu ............................................................................... 24 2.5.2. Lịch vận khí ............................................................................... 25 2.5.3. Lịch can chi ............................................................................... 26 2.5.4. Lịch 24 tiết ................................................................................. 27 2.6. Những đề án cải tiến lịch ................................................................. 28 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN ..................................... 30 KẾT LUẬN ................................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 36 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông nên các buổi sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các địa điểm khác nhau trên thế giới một cách tuần hoàn. Ta không thể biết một ngày mới trên Trái Đất chính xác bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu, vì ở cùng một thời điểm, mỗi nơi trên Trái Đất lại có một trạng thái ngày khác nhau. Điều này có nghĩa rằng mỗi vùng trên Trái Đất có một cách tính thời gian trong một ngày khác nhau. Trong lịch sử, người ta dùng Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Sau này, khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc giữa các vùng gây trở ngại đáng kể cho đời sống sinh hoạt cho nên các cơ sở tính thời gian được đưa ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Do đó việc tìm hiểu về cơ sở tính thời gian và cách xác định thời gian là vô cùng cần thiết. Cùng với thang đo thời gian giờ, phút, giây, lịch là một hệ thống tính những khoảng thời gian dài. Nó có tác dụng là thước đo thời gian, các tiết khí phục vụ hoạt động của con người, giúp cho sinh hoạt của con người trên Trái Đất phù hợp với quy luật tự nhiên. Hơn thế nữa, nước ta là một nước có nền kinh tế phụ thuộc vào thiên nhiên, để định ra thời vụ gieo trồng hợp lý, chắc chắn lịch giúp ích được nhiều cho nền nông nghiệp cũng như các ngành khác. Lịch làm ra để thuận ứng với thiên nhiên: Mỗi năm có 4 mùa, mỗi mùa có một loại khí hậu riêng và ứng với các công việc khác nhau cũng như phương thức sinh hoạt đặc thù của người dân. Làm ra lịch để hướng dẫn hoạt động của con người theo hướng có lợi nhất. Hoạt động thời tiết có tính tuần hoàn, nếu biết trước có thể tránh hậu quả, hệ thống ghi ngày tháng của một 1 năm giúp ta điều đó. Lịch có tác dụng đối phó với thiên nhiên để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con người. Lịch có ý nghĩa văn hóa: Dưới góc độ thiên văn học các lịch khác nhau ở cách chọn đơn vị chuẩn. Thế nhưng về mặt văn hóa thì mỗi lịch lại có biểu hiện đặc trưng phản ánh ý thức của con người thể hiện trong công việc làm lịch. Trong lịch sử, văn hóa lịch phương Đông hết sức phong phú và đa dạng, khá phù hợp với thời tiết và với cả việc phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên theo thời gian, sinh thái trên Trái đất cũng biến đổi nhiều, một số quy luật trong các lịch thời xưa có thể không còn khả năng phản ánh đúng hiện trạng của thời tiết. Lịch phương Đông nói riêng cũng như lịch xưa nói chung là di sản văn hóa đáng trân trọng và có rất nhiều mặt cần được nghiên cứu và phát triển. Lịch còn có vai trò rất lớn trong việc đề ra kế hoạch sản xuất công nghiệp, kinh tế, giao thông,… Nó được hoạch định theo kế hoạch của từng quý, từng tháng để đạt được mục tiêu đặt ra. Vì những lý do trên mà em chọn đề tài: “Cơ sở tính thời gian, các loại lịch và một số bài tập liên quan.” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về cơ sở tính thời gian, đặc điểm của các loại lịch và các bài tập. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Cơ sở tính thời gian và hệ thống các loại lịch trên Trái Đất. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về cơ sở tính thời gian, các loại lịch và tiến hành giải các bài tập liên quan đến đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tìm hiểu, tra cứu tài liệu, giải bài tập. 2 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ TÍNH THỜI GIAN Trong sinh hoạt đời sống, sản xuất từ xa xưa, con người đã tìm cách ghi nhận các sự kiện diễn ra theo thời gian. Họ sớm nhận thấy quy luật diễn biến tuần tự, lặp lại một cách chính xác của ngày đêm - mùa màng và dựa vào đó làm cơ sở để tính thời gian. Trong lịch sử, mỗi một dân tộc có thể có những cách tính thời gian khác nhau, nhưng tất cả đều dựa vào các quy luật chuyển động của sao, Mặt Trời, Mặt Trăng là những cái chuẩn, ít thay đổi. Ở chương này ta sẽ xét các đơn vị thời gian liên quan tới Mặt Trời và sao. Khi xác định khoảng thời gian dài, người ta thường lấy đơn vị năm bốn mùa (hay năm xuân phân), tức thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trời qua điểm xuân phân γ. Đơn vị năm dựa vào quy luật chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Với khoảng thời gian nhỏ hơn, người ta dựa vào sự nhật động của bầu trời, hay dựa vào quy luật tự quay của Trái Đất và lấy đơn vị ngày, giờ, phút,… Trong thiên văn, để phục vụ cho những yêu cầu quan trắc khác nhau người ta quy ước sử dụng 3 loại ngày khác nhau: Ngày sao: Dựa vào nhật động của sao. Ngày Mặt Trời thực: Dựa vào sự nhật động của Mặt Trời. Ngày Mặt Trời trung bình: Tính đến cả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 1.1. Ngày sao Ngày sao là chu kì quay của Trái Đất đối với các sao, đúng bằng chu kì nhật động của các sao. Ngày sao có độ dài bằng khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp xuân phân γ qua kinh tuyến trên tại nơi quan sát (có kinh độ xác định λ). 3 Ta quy ước: Ngày sao bắt đầu lúc 0h sao, lúc điểm xuân phân γ qua kinh tuyến trên tại nơi quan sát. Do nhật động, góc giờ t của điểm γ tăng dần, đạt một vòng 3600 (trở lại kinh tuyến trên) thì một ngày sao (24h) đã trôi qua. Giờ sao của một nơi có giá trị bằng góc giờ của điểm xuân phân tại nơi đó. 1 ngày sao = 24 giờ sao = 24x 60 phút sao = 24 x 60 x 60 giây sao (chú ý : có thể viết giờ là h, giây là s) Vì γ là điểm tưởng tượng nên không quan sát trực tiếp được trên thiên cầu nên trong thực tế ta xác định giờ sao gián tiếp qua một ngôi sao S nào đó. Hình 1.1. Cách xác định giờ sao Từ hình vẽ ta có : Giờ sao s của một nơi có giá trị bằng cung γQ’. Mà : γQ’ = γS=SQ’ s = αs + ts trong đó αs, ts là xích kinh và góc giờ của ngôi sao S. Khi sao S qua kinh tuyến trên thì s = αs (ts = 0) 4 Vậy giờ sao ở một nơi tại một thời điểm nào đó có giá trị bằng xích kinh của ngôi sao đi qua kinh tuyến trên tại nơi đó vào đúng thời điểm ấy. Khái niệm ngày sao, giờ sao được sử dụng trong quan trắc thiên văn (trên thế giới có nhiều đài thiên văn có những kính thiên văn kinh tuyến dùng để đo giờ sao). 1.2. Ngày Mặt Trời thực Ngày Mặt Trời thực có độ dài bằng khoảng 2 lần liên tiếp Mặt Trời đi qua kinh tuyến trên tại nơi quan sát. Người ta quy ước: Ngày Mặt Trời thực tại một nơi bắt đầu (0h) lúc Mặt Trời qua kinh tuyến dưới tại nơi đó (nửa đêm thực). Do nhật động, góc giờ t của Mặt Trời biến thiên. Giờ Mặt Trời thực xác định qua góc giờ to của Mặt Trời. Vì góc giờ tính theo kinh tuyến trên nên giờ Mặt Trời thực sẽ là : To = to + 12h Góc giờ của kinh tuyến dưới Khi Mặt Trời qua kinh tuyến trên thì: To = 0 + 12h = 12h (giữa trưa). Khi Mặt Trời qua kinh tuyến dưới thì: To = 12h + 12h = 24h (nửa đêm). (Hay 1 ngày Mặt Trời hoàn tất, bắt đầu 0h Mặt Trời của ngày hôm sau). Ngày Mặt Trời thực dài hơn ngày sao. Do khi Trái Đất quay trọn một vòng quanh trục của nó thì cùng lúc đã di chuyển trên quỹ đạo được một góc nhỏ tương ứng với vị trí biểu kiến của Mặt Trời đã thay đổi trên nền sao. Như vậy khoảng thời gian dài thêm của ngày Mặt Trời chính là khoảng thời gian cần để Trái Đất tự quay quanh trục một góc bằng góc (so với nền sao) mà nó đã di chuyển được trên quỹ đạo trong một ngày. Quỹ đạo của hành tinh quanh Mặt Trời không thực sự là đường tròn mà là đường elip và hành tinh không thực sự chuyển động tròn đều trên quỹ đạo 5 nên hàng ngày ta thấy Mặt Trời dịch chuyển trên hoàng đạo những cung không hoàn toàn bằng nhau. Ngoài ra, vì hoàng đạo nghiêng với xích đạo một góc 23o27’ nên một cung dịch chuyển của Mặt Trời trên hoàng đạo có vết chiếu của nó lên xích đạo là không như nhau. Do đó ngày Mặt Trời thực là một khoảng thời gian không cố định. 1.3. Ngày Mặt Trời trung bình Trên thực tế, do không thể chế tạo ra đồng hồ chạy theo giờ Mặt Trời thực nên trong thực tế người ta không sử dụng ngày Mặt Trời thực mà sử dụng ngày Mặt Trời trung bình. Ngày Mặt Trời trung bình được tính bằng trung bình cộng của tất cả những ngày Mặt Trời thực trong năm. Hiệu số giữa giờ Mặt Trời trung bình Tm và giờ ngày Mặt Trời thực To tại một thời điểm nào đó gọi là phương trình thời gian (hay thời sai): Tm - To = η Giá trị của phương trình thời gian η hàng ngày được in trong các lịch thiên văn hàng năm. Như vậy, ta biết được giờ Mặt Trời thực bằng việc quan sát Mặt Trời, hiệu chỉnh giá trị của η tại thời điểm quan sát, sẽ tìm được giờ Mặt Trời trung bình. Qua nhiều năm quan sát, người ta tính được mỗi năm xuân phân có 365,2422 ngày Mặt Trời trung bình. Vì mỗi ngày Mặt Trời hơn ngày sao ≈1 0 nên số ngày sao trong một năm xuân phân phải nhiều hơn 1 ngày, tức 366,2422 ngày sao. Như vậy, độ dài của ngày, giờ, phút, giây Mặt Trời trung bình dài hơn của ngày, giờ, phút, giây thời gian Mặt Trời. Cụ thể là: Một ngày Mặt Trời trung bình dài hơn một ngày sao là 3ph56s555. Một giờ Mặt Trời trung bình dài hơn một giờ sao là 9s856. 6 1.4. Các hệ tính thời gian 1.4.1. Giờ địa phương và kinh độ địa lý Ta thấy việc xác định giờ tại một nơi trên Trái Đất liên quan đến kinh tuyến trời tại nơi đó. Kinh tuyến trời lại song song với kinh tuyến Trái Đất. Do đó, việc xác định giờ liên quan tới kinh độ địa lý của nơi quan sát. Giờ được xác định cho một nơi có độ kinh xác định được gọi là giờ địa phương tại nơi đó. Đối với các nơi nằm trên cùng một kinh tuyến (có cùng độ kinh λ) thì góc giờ của Mặt Trời (hay góc giờ của điểm xuân phân γ) có giá trị như nhau ở cùng một thời điểm. Như vậy các nơi nằm trên cùng một kinh tuyến sẽ có cùng giờ địa phương như nhau. Hai nơi có độ kinh khác nhau thì góc giờ cũng khác nhau cho cùng một thời điểm. Người ta thấy, tại một thời điểm vật lý, hiệu số giờ địa phương của 2 nơi bằng hiệu độ kinh của 2 nơi đó (tính theo đơn vị thời gian). S1 - S2 = λ1 - λ2 T01 – T02 = λ1 - λ2 Tm1 - Tm2 = λ1 - λ2 Trong đó: S1 - S2 là hiệu giờ sao địa phương. T01 – T02 là hiệu giờ Mặt Trời thực địa phương. Tm1 - Tm2 là hiệu giờ Mặt Trời trung bình địa phương. Chú ý: Độ kinh tính theo đơn vị góc khi đổi ra thời gian thì: 360 0 = 24 giờ Vậy: 1 giờ = 150 Đổi ngược lại: 10 = 4 phút 1 phút = 15’ 1’ = 4 giây 1 giây = 15” 1'' = 1/15giây Giờ địa phương chỉ có ý nghĩa trong quan trắc thiên văn (chẳng hạn như để xác định kinh độ địa lý) chứ không sử dụng trong đời sống bình thường. 7 1.4.2. Giờ múi và giờ quốc tế (UT) Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi, giới hạn bởi 24 kinh tuyến cách nhau 15o (hay một giờ). Các địa phương nằm trong một múi giờ thì chung một giờ. Giờ múi là giờ trung bình địa phương của kinh tuyến chính giữa múi đó. Các múi được đánh số từ 1 đến 23, múi số 0 có kinh tuyến gốc, đi qua đài thiên văn Greenwich. Năm 1884, Hội đo lường Quốc tế đã lấy giờ múi số 0 làm giờ chung và gọi là giờ quốc tế T0, hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Các số tiếp theo được đánh theo chiều tự quay của Trái Đất. Như vậy, giờ múi là: TM = T0 + M (M là số múi). Ví dụ : Nước ta múi giờ 7, vậy khi T0 = 10giờ thì nước ta là TM = 10giờ + 7 = 17giờ. GMT sau này được đổi tên thành UT (Universal Time). UT định nghĩa một ngày là thời gian Trái Đất quay xung quanh trục của chính nó. Vì tốc độ này không cố định nên độ dài của một ngày theo UT không phải lúc nào cũng bằng nhau. Để giải quyết vấn đề này, vào giữa những năm 1980 người ta chuyển sang dùng UTC là chuẩn dùng giờ nguyên tử quốc tế (TAI), được Văn phòng Cân đo Quốc tế (tiếng Pháp: Bureau International des Poids et Mesures, BIPM) đặt ở Pavillon de Breteuil (Pháp) định nghĩa dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử xezi trên khắp thế giới. 8 Hình 1.2. Các múi giờ 1.4.3. Giờ phối hợp quốc tế Giờ phối hợp quốc tế hay UTC, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp "TUC" (temps universel coordonné). Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế UT). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế. UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với giờ quốc tế UT1 một số giây lẻ. UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ 20. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 9 0.9 giây với giờ quốc tế UT1; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra từ lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972 đến nay, tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30 tháng sáu hoặc 31 tháng mười hai, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái Đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái Đất. Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59. Giờ UTC được viết bằng bốn chữ số: Hai số chỉ giờ từ 00 đến 23 Hai số chỉ phút từ 00 đến 59 Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507. Để dùng trong luật lệ - thương mại và cuộc sống ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay, GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật. UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet. Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Trong bảng dưới đây, chênh giờ so với UTC được thể hiện qua con số ở giữa ký hiệu múi giờ. Ví dụ: UTC - 9 V muộn giờ hơn so với UTC là 9 giờ. UTC + 8:30 H sớm giờ hơn so với UTC là 8 giờ 45 phút. 10 Các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số không, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây. 11 Bảng 1.1: Giờ UTC của một số nơi trên Trái Đất Ký hiệu UTC - 12 Y UTC - 9V Tên Vùng Giờ chuẩn Đường đổi Chỉ dành cho các tàu thủy nằm gần Đường đổi ngày Quốc tế Tây ngày Đa phần Alaska, Giờ chuẩn Alaska phần Polynesia Pháp (đảo Gambier) Giờ chuẩn vùng giữa Bắc Mỹ UTC - 6 S một Một phần Mỹ Giờ chuẩn Trung Canada Một phần Canada Giờ chuẩn Mexico Một phần Mexico Giờ chuẩn Trung Mỹ Một phần Trung Mỹ Tây Phi, Vương quốc Liên hiệp Giờ chuẩn GMT Anh và Bắc Ireland, Bồ Đào Nha, UTC Z UTC + 6:30 F một phần Tây Ban Nha. Giờ chuẩn Greenwich Tây Phi, một phần Bắc Phi Giờ chuẩn Mayanma Myanma Thái Lan, Việt Nam (phần đất Giờ chuẩn Đông Nam Á liền, quần đảo Hoàng Sa và một UTC + 7 G phần quần đảo Trường Sa) Giờ chuẩn Bắc Á Krasnoyarsk 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan