Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên theo luậ...

Tài liệu Luận văn tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên theo luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

.PDF
79
75
76

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẢI PHƯỢNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẢI PHƯỢNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH SỬ Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Sử. Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi có tham khảo một số bài viết, công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan của các tác giả, cơ quan nhà nước. Các số liệu được trích dẫn trong Luận văn đều trung thực, chính xác và bảo đảm độ tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử dụng các nguồn tham khảo được trích dẫn, chỉ ra trong Danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ Nguyễn Hải Phượng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN.......... 6 1.1. Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ......... 6 1.2. Tổ chức và hoạt động của Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân ..................................................................................................... 12 1.3. Tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên ... 19 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................... 39 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình của Thành phố Hồ Chí Minh .............. 39 2.2. Tổ chức của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh ....... 41 2.3. Tổ chức của Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 43 2.4. Kết quả hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 46 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ................................................. 59 3.1. Quan điểm và yêu cầu ........................................................................ 59 3.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên ............................. 59 3.3. Biện pháp bảo đảm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên ..................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TAND : TAND Tòa GĐ&NCTN : Tòa GĐ&NCTN TTDS : Tố tụng dân sự UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số liệu thụ lý, giải quyết các loại vụ việc của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 .... 40 Bảng 2.2. Biến động nhân sự Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm ........................ 44 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Kết quả xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân từ năm 2015 đến năm 2019 .......................................................................................... 12 Biểu đồ 2.1. Kết quả thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm từ năm 2016 đến năm 2019 .......................................................................................... 47 Biểu đồ 2.2. Kết quả thụ lý, giải quyết án hình sự phúc thẩm từ năm 2016 đến năm 2019 .......................................................................................... 47 Biểu đồ 2.3. Kết quả thụ lý, giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình sơ thẩm từ năm 2016 đến năm 2019 ............................................................ 51 Biểu đồ 2.4. Kết quả thụ lý, giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình phúc thẩm từ năm 2016 đến năm 2019 ............................................................ 51 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) năm 2014 tại các Điều 30, 38 và Điều 45 đã quy định cơ cấu tổ chức của TAND có Tòa gia đình và người chưa thành niên (Tòa GĐ&NCTN). Việc tổ chức Tòa GĐ&NCTN là một hành động cụ thể nhằm triển khai các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hiện thực hóa quy định của Hiến pháp về bảo vệ, phát triển gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng; đồng thời cũng là hành động thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ các quyền của trẻ em, người chưa thành niên. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có một chương riêng (Chương XXVIII, bao gồm 18 điều từ Điều 413 đến Điều 430) quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, TAND tối cao cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn về việc xét xử các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên như Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21-01-2016 của Chánh án TAND tối cao quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ&NCTN; Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Công văn số 99/TANDTC-PC ngày 12-4-2016 hướng dẫn Tòa án các cấp triển khai thực hiện việc tổ chức Tòa GĐ&NCTN. Có thể nói chúng ta đã có cơ sở pháp lý để tổ chức Tòa GĐ&NCTN trong hệ thống TAND. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, TAND tối cao mới chỉ tổ chức được Vụ giám đốc, kiểm tra về lao động, GĐ&NCTN (Vụ Giám đốc 1 kiểm tra III) thuộc TAND tối cao; tổ chức được Tòa GĐ&NCTN tại các TAND cấp cao và Tòa GĐ&NCTN tại TAND 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tòa GĐ&NCTN chưa được thành lập tại TAND cấp huyện theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014. Mặt khác, thực tiễn xét xử của Tòa GĐ&NCTN nói chung và Tòa GĐ&NCTN tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc, một phần là do chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, một phần là do năng lực, trình độ của một số Thẩm phán, cán bộ Tòa án giải quyết loại vụ việc này còn hạn chế. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, đi sâu làm rõ về tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian vừa qua, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên, tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN ở các cấp độ khác nhau. Dưới góc độ luận văn, luận án, có thể kể đến Luận án Tiến sỹ Luật học “Phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của người chưa thành niên trong điều kiện ngày nay ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thủy (1997), Luận án Tiến sỹ Tâm lý học "Đặc điểm tâm lý người chưa thành niên phạm tội" của tác giả Đặng Thanh Nga (2007), Luận án Tiến sỹ Luật học “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Minh Thắng (2012), Luận văn Tiến sỹ Luật học "Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế" của tác giả Trần Thắng Lợi (2012), Luận văn Tiến sỹ Luật học "Hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình ở Việt Nam" của tác giả Phạm Minh Chiêu (2013), Luận văn thạc sỹ Luật học "Xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên theo luật tố tụng hình sự Việt Nam" của tác giả Đỗ Xuân Hồng (2014). Dưới góc độ tài liệu là báo cáo, tạp chí, có một số công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành như bài viết "Tòa án gia đình và người chưa thành niên: 2 các mô hình trên thế giới và việc nghiên cứu thành lập ở Việt Nam" của tác giả Trần Hoài Nam, Tường An, đăng tại Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7 (168), tháng 4/2010, bài viết "Mô hình tòa GĐ&NCTN ở Việt Nam và Hàn Quốc - nhìn từ góc độ luật so sánh" của tác giả Lữ Thị Hằng, đăng tại Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1 (377) - kỳ 1, tháng 1/2019, bài viết "Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình" của tác giả Nguyễn Thị Lan, đăng tại Tạp chí Tòa án nhân dân số 9-10 năm 2017, bài viết "Một số vấn đề về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và hoàn thiện pháp luật về xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật" của tác giả Đào Thị Thu An, đăng tại Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 năm 2019, bài viết "Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015" của tác giả Phùng Văn Hoàng, đăng tại Tạp chí Tòa án nhân dân số 3 năm 2019… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng, đầy đủ về tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN theo Luật tổ chức TAND năm 2014, cũng như hoạt động của Toà này tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì lẽ trên, việc nghiên cứu đề tài: "Tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" càng trở nên cần thiết và cấp bách nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa GĐ&NCTN tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và hệ thống TAND nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 3 2014, từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến nay. Luận văn tập trung, làm rõ quá trình tổ chức Tòa GĐ&NCTN, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Tòa GĐ&NCTN tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, học viên tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN. Trong đó có phân tích, đánh giá sơ lược về hệ thống TAND các cấp. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba, đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa GĐ&NCTN, bảo đảm vận hành thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của TAND nói chung và Tòa GĐ&NCTN theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Toà GĐ&NCTN tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi Toà này được thành lập (tháng 4/2016) cho đến nay. Tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN thuộc TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận văn này. 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật, đối chiếu, so sánh các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Việc nghiên cứu, đi sâu làm rõ về tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN từ thực tiễn tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh mang ý nghĩa lý luận sâu sắc, nhằm làm rõ việc triển khai các chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Hiến pháp về bảo vệ, phát triển gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng; thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ các quyền của trẻ em, người chưa thành niên. Đồng thời, Luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao. Từ việc đánh giá về tổ chức và hoạt động của Toà GĐ&NCTN, Luận văn đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà này trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 03 chương (Không bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo) Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ&NCTN tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa GĐ&NCTN. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân Ngày 13/9/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 33-C thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam. Các Tòa án quân sự được thành lập theo Sắc lệnh số 33-C chỉ được xét xử người có hành vi làm phương hại đến nền độc lập của nước ta (các tội xâm phạm an ninh quốc gia), còn các hành vi vi phạm vào các tội không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…, các tranh chấp dân sự, các việc về hôn nhân và gia đình thì Chính phủ chưa quy định cơ quan nào giải quyết, mà các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình và các vụ việc hình sự không phải về xâm phạm an ninh quốc gia đã phát sinh nhiều trong đời sống xã hội. Để giải quyết yêu cầu trên của xã hội, ngày 24/01/1946 Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh và tổ chức ngạch Thẩm phán để giải quyết vụ việc dân sự, vụ việc hình sự không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trải qua gần 75 năm xây dựng và phát triển, hệ thống TAND có bước chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức, được đánh dấu bằng các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án lần lượt được ban hành, đó là Luật tổ chức TAND năm 1960, Luật tổ chức TAND năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1988), Luật tổ chức TAND năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 1993 và 1995), Luật tổ chức TAND năm 2002. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005“về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ 6 chức và hoạt động của TAND. Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 28/7/2010, ban hành “về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, thể hiện sự quyết tâm chính trị cao về Chiến lược cải cách tư pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ tại Điều 102: “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Điều này cũng thể hiện sự cụ thể hóa các Nghị quyết nếu trêu của Đảng. Cùng với nguyên tắc độc lập xét xử; nguyên tắc suy đoán vô tội; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo; Hiến pháp năm 2013 còn quy định cụ thể nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (khoản 5 Điều 103); TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo về chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ngày 24/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật tổ chức TAND số 62/2014/QH13; Chủ tịch nước ký Lệnh số 22/2014/L-CTN ngày 04/12/2014 công bố Luật tổ chức TAND. Luật tổ chức TAND là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới. Luật tổ chức TAND thể chế hóa các quan điểm lớn, tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền tư pháp. Về chức năng, nhiệm vụ của TAND, trên cơ sở cụ thể hóa quy định tại Điều 102 của Hiến pháp năm 2013, Luật quy định TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Về tổ chức TAND, Luật đã thể chế hóa nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW và Kết luận số 92-KL/TW 7 của Bộ Chính trị về tổ chức Tòa án 4 cấp và cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 102 của Hiến pháp, theo đó Tòa án gồm có: TAND tối cao; các TAND cấp cao; các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Đặc biệt, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014, việc bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao có nhiều thay đổi: Từ số lượng 120 Thẩm phán TAND tối cao theo Luật cũ, theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014 rút xuống chỉ còn 13 đến 17 người. Quy trình bổ nhiệm cũng có thay đổi cơ bản: Sau khi Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán quốc gia tuyển chọn và lên danh sách, trải qua quy trình lấy phiếu tín nhiệm ở nhiều cấp, sau đó trình Quốc hội phê chuẩn. Căn cứ vào Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán mới trình Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm. 1.1.1. Tòa án nhân dân tối cao Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND tối cao được quy định theo hướng cụ thể hóa quy định tại Điều 104 của Hiến pháp, đồng thời kế thừa các quy định của Luật tổ chức TAND năm 2002 còn phù hợp và đang phát huy hiệu quả. Theo đó, TAND tối cao chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; quản lý các Toà án về tổ chức (quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ...); xây dựng pháp luật theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; đồng thời, bổ sung nhiệm vụ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án. Về cơ cấu tổ chức của TAND tối cao, Luật quy định việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND tối cao theo hướng tinh gọn với Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có từ 13 đến 17 Thẩm phán TAND tối cao. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, 8 hoạt động xét xử của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao được đổi mới theo hướng có Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán TAND tối cao theo quy định tại Điều 23 Luật tổ chức TAND năm 2014. 1.1.2. Tòa án nhân dân cấp cao Thể chế hoá nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79KL/TW của Bộ Chính trị về TAND cấp cao Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định TAND cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án thuộc địa hạt tư pháp đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Về cơ cấu tổ chức, TAND cấp cao gồm Uỷ ban Thẩm phán (gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND cấp cao), các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc; trong đó các Toà chuyên trách xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo, kháng nghị; Uỷ ban Thẩm phán giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp cao theo quy định của pháp luật tố tụng. Về các Tòa chuyên trách của TAND cấp cao, bên cạnh các loại Tòa chuyên trách hiện có trong cơ cấu tổ chức của TAND như Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa hình sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định thêm Tòa GĐ&NCTN để giải quyết các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên. Trường hợp cần thành lập thêm Tòa chuyên trách khác trong TAND cấp cao thì Chánh án TAND tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. 9 Ngày 28/5/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 thành lập 03 TAND cấp cao: - TAND cấp cao tại Hà Nội: Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Hà Nội đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình và Hà Tĩnh. - TAND cấp cao tại Đà Nẵng: Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Đà Nẵng đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Lắk. - TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận, An Giang và Kiên Giang. 1.1.3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định theo hướng thể chế hóa những nội dung của Nghị quyết số 49NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của TAND sơ thẩm thuộc địa hạt của tỉnh; không thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm. Về tổ chức, tại mỗi đơn 10 vị hành chính cấp tỉnh có một TAND cấp tỉnh như hiện nay. Bên cạnh đó, tương tự như đối với tổ chức bộ máy của TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Tòa chuyên trách bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa GĐ&NCTN. Việc thành lập các Tòa chuyên trách ở từng TAND cấp tỉnh do Chánh án TAND tối cao quyết định. Trường hợp do nhu cầu công tác, cần thành lập thêm Tòa chuyên trách khác trong TAND cấp tỉnh thì Chánh án TAND tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. 1.1.4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Toà án và giải quyết các loại việc khác theo quy định của pháp luật (như xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND). Về cơ cấu tổ chức, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có các Tòa chuyên trách bao gồm: Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa GĐ&NCTN, Toà xử lý hành chính. Việc thành lập các Tòa chuyên trách ở TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải tùy thuộc vào đội ngũ Thẩm phán, công chức và quy mô về công việc của từng đơn vị Tòa án; đơn vị có số lượng công việc lớn, biên chế nhiều thì có thể thành lập Tòa chuyên trách. Việc thành lập Tòa chuyên trách cụ thể nào ở mỗi TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án TAND tối cao quyết định. 1.1.5. Tòa án quân sự các cấp Theo quy định Luật tổ chức Toà án quân sự năm 2014, các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật. Tổ chức của Tòa án quân sự bao gồm: Tòa án quân sự trung ương; các Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực. 11 Như vậy, quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống TAND đã gắn liền với quá trình hoàn thiện và củng cố bộ máy nhà nước, gắn liền với tiến trình cải cách nền tư pháp quốc gia, nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [22]. Biểu đồ 1.1. Kết quả xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân từ năm 2015 đến năm 2019 Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao 1.2. Tổ chức và hoạt động của Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân Nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, tạo điều kiện phân công, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì việc tổ chức các Tòa chuyên trách bảo đảm chuyên môn hóa việc giải quyết, xét xử của Tòa án theo từng lĩnh vực xét xử là thật sự cần thiết; trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí Thẩm phán chuyên trách. Tòa chuyên trách nằm trong cơ cấu của TAND, được quy định tại các Điều 30, 33, 38 và Điều 45 Luật tổ chức TAND năm 2014. Cụ thể: - TAND cấp cao được tổ chức các Tòa chuyên trách, bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa GĐ&NCTN (Điều 30); 12 - TAND cấp tỉnh được tổ chức các Tòa chuyên trách, bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa GĐ&NCTN (Điều 38); - TAND cấp huyện được có thể tổ chức các Tòa chuyên trách, bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa GĐ&NCTN, Tòa xử lý hành chính (Điều 45). Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. Ngày 21/01/2016, Chánh án TAND tối cao ban hành Thông tư số 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cụ thể: 1.2.1. Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách Theo Điều 2 của Thông tư này, việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên. - Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách. Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định nêu trên thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết. 1.2.2. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách - Tòa hình sự xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa GĐ&NCTN; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp 13 dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa GĐ&NCTN. - Tòa dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. - Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản. - Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính. - Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động. - Tòa GĐ&NCTN giải quyết các vụ việc như sau: + Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác; + Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND đối với người chưa thành niên; + Các vụ việc hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. - Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa GĐ&NCTN. Để quy định cụ thể về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách trong trường hợp các Tòa án không đủ điều kiện thành lập tất cả các Tòa chuyên trách theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, TAND tối cao đã có Công văn số 798/TANDTC-VTCCB ngày 29/10/2018 đã hướng dẫn và yêu cầu một số nội dung như sau: * Đối với TAND cấp tỉnh: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan