Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh trong thành tựu văn ...

Tài liệu Luận văn tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới

.PDF
107
172
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HƢỜNG TIỂU THUYẾT "ĐỘI GẠO LÊN CHÙA" CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG THÀNH TỰU VĂN CHƢƠNG THỜI ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÁI NGUYÊN – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HƢỜNG TIỂU THUYẾT "ĐỘI GẠO LÊN CHÙA" CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG THÀNH TỰU VĂN CHƢƠNG THỜI ĐỔI MỚI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê THÁI NGUYÊN – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Người viết luận văn TRẦN THỊ HƢỜNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS. Phong Lê – người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa sau Đại học – Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn TRẦN THỊ HƢỜNG LUẬN VĂN NÀY ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA THEO ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀY 07 / 06 / 2014 XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA KHOA NGỮ VĂN GS. PHONG LÊ TS. CAO THỊ HẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục…………………………………………………………………..iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu .................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 7 Chƣơng 1: NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ DÒNG TIỂU THUYẾT VĂN HÓA - LỊCH SỬ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...................................................................................................... 8 1.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ...................................................................... 8 1.1.1. Nguyễn Xuân Khánh - những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương .......................................................................................................... 8 1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh - một hiện tượng văn học độc đáo ........................ 10 1.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam đương đại ......................................................... 12 1.2.1. Khái quát chung về tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XIX .......................................................................................................... 12 1.2.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa- lịch sử Nguyễn Xuân Khánh ........................ 14 1.2.3. “Đội gạo lên chùa” trong mối tương quan với tiểu thuyết đương đại ..... 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2: “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” - MỘT CÁI NHÌN BAO QUÁT, TOÀN DIỆN VỀ VĂN HÓA - LỊCH SỬ THẾ KỈ XX QUA MỘT ĐƠN VỊ LÀNG VÀ NHỮNG CUỘC PHIÊU LƢU ............................................... 20 2.1. Một đơn vị làng .......................................................................................... 20 2.1.1. Một đơn vị làng trong kháng chiến chống Pháp...................................... 21 2.1.2. Một đơn vị làng trong cải cách ruộng đất................................................ 25 2.1.3. Một đơn vị làng là hậu phương của kháng chiến chống Mĩ .................... 34 2.2. Những cuộc phiêu lưu ................................................................................ 37 2.2.1. Cuộc phiêu lưu của những nhân vật chính .............................................. 37 2.2.1.1. Cuộc phiêu lưu của Nguyệt và An ....................................................... 37 2.2.1.2.Cuộc phiêu lưu của các vị sư ................................................................. 39 2.2.2. Cuộc phiêu lưu của các nhân vật phụ ...................................................... 45 2.2.2.1. Cuộc phiêu lưu của mẹ con bà Nấm ..................................................... 45 2.2.2.2. Cuộc phiêu lưu của thế hệ những người trẻ tuổi .................................. 46 2.2.2.3. Cuộc phiêu lưu của đội Khoát, Bernard và Thalan .............................. 47 2.2.2.4. Cuộc phiêu lưu của những người nông dân ......................................... 48 Chƣơng 3: “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”- NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT .................................................... 51 3.1. Thế giới nhân vật đa dạng về số phận và tính cách .................................... 51 3.1.1. Nhân vật đại diện cho cái Thiện .............................................................. 52 3.1.1.1. Những bậc tu hành- hiện thân tuyệt đối của cái Thiện......................... 52 3.1.1.2. Những người được cảm hóa bởi cái Thiện ........................................... 54 3.1.1.3. Những người trẻ tuổi ............................................................................ 56 3.1.1.4. Những người nông dân hướng thiện và những người phụ nữ .............. 60 3.2.2. Những nhân vật đại diện cho cái Ác ....................................................... 64 3.3.3. Nhân vật có sự xen cài, chuyển hóa giữa cái Thiện và cái Ác ................ 68 3.3.4. Phối hợp nhân vật tính cách với nhân vật tư tưởng ................................. 72 3.2. Đội gạo lên chùa - kết cấu cổ điển mà hiện đại .......................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1. Mở đầu và kết thúc tác phẩm................................................................... 75 3.2.2. Tổ chức kết cấu cốt truyện ...................................................................... 77 3.2.3. Kết cấu theo trình tự không gian- thời gian ............................................ 78 3.2.4.Kết cấu đan lồng ....................................................................................... 81 3.2.5. Kết cấu lưỡng phân .................................................................................. 83 3.3. Ngôn ngữ phong phú va sống động ............................................................ 85 3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ..................................................................... 85 3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại .................................................................................. 90 3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................................. 91 KẾT LUẬN....................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong sự đa dạng của đời sống văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, xu hướng cách tân trong các thể loại văn chương đang được diễn ra rất sôi động. Các tác giả thường hướng đến những tiểu thuyết hiện đại với những nội dung mang tính thế sự và được thể hiện dưới một hình thức thu gọn đến mức tối đa. Bên cạnh đó lại xuất hiện một dòng tiểu thuyết hướng tới những giá trị văn hóa, lịch sử đi tìm nguồn cảm hứng từ trong quá khứ, trong lịch sử văn hóa của dân tộc- đó chính là dòng tiểu thuyết văn hóa- lịch sử. Dòng tiểu thuyết này đã đóng góp những thành tựu quan trong cho nền văn học đương đại nước nhà với những tên tuổi như: Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác…Họ đã tạo nên những giá trị mới cho tiểu thuyết Việt Nam. Trong xu hướng phát triển hết sức mạnh mẽ và đa dạng của dòng tiểu thuyết văn hóa- lịch sử, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nổi lên như một hiện tượng nổi trội. Chùm ba trường thiên tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) đã minh chứng chân dung của một tiểu thuyết gia hàng đầu. Không quá quan tâm đến việc chạy theo đổi mới, cách tân, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh mang nhiều đặc điểm của tiểu thuyết cổ điển, nhưng mỗi một tác phẩm là một kho tri thức văn hóa, lịch sử, đối nhân xử thế của con người mà lịch sử và văn hóa là sợi chỉ đỏ, là cái xương sống xuyên suốt. Với tất cả sự đón nhận và đánh giá tích cực của giới nghiên cứu cũng như độc giả, đã có đủ căn cứ thuyết phục để cho rằng văn học Việt Nam đã xuất hiện dòng tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. 1.2. Khảo sát dòng mạch tiểu thuyết văn hóa- lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta nhận thấy có sự phát triển mang tính bổ khuyết và hoàn thiện. Nếu như Hồ Quý Ly hướng tới khái thác nhân chứng lịch sử, Mẫu thượng ngàn hướng tới khai thác vấn đề phong tục thì Đội gạo lên chùa khai thác vấn đề tôn giáo. So với hai cuốn tiểu thuyết trước thì Đội gạo lên chùa được coi là thành công ở tầm mức cao hơn. Thành công hơn cả bởi đây là một cuốn tiểu thuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ được coi như là một kho kiến thức sâu rộng về lịch sử, về tôn giáo, về văn hóa và về cách suy nghĩ, tình cảm của con người Việt Nam trong chiều dài lịch sử nước nhà qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ kháng chiến chống Pháp đến cải cách ruộng đất rồi đến kháng chiến chống đế quốc Mĩ- tất cả đã tạo nên một cái nhìn đa chiều, toàn diện và xuyên sốt đối với lịch sử nước nhà dưới con mắt của một người từng trải, một người có nhận thức sâu sắc về lịch sử, văn hóa trong toàn cảnh và qua từng giai đoạn. Đặt trong mối quan hệ với tiểu thuyết của các thế hệ nhà văn tiền bối như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Minh Châu … thì ta dễ dàng nhận thấy Đội gạo lên chùa đã phản ánh đến một nội dung có tính chất bao quát, toàn vẹn và sâu sắc, xuyên suốt chiều dài của lịch sử hơn. Chính vì thế có thể nói trong văn chương thời kì đổi mới thì Đội gạo lên chùa đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Thực hiện luận văn: “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chƣơng thời đổi mới”, chúng tôi mong muốn khẳng định những thành tựu đặc sắc của Nguyễn Xuân Khánh ở cả hai phương diện nội dung phản ánh và hình thức thể hiện, so với những tác phẩm tiểu thuyết văn hóa - lịch sử khác của ông, cũng như so với những tác phẩm tiểu thuyết của các tác giả khác cùng thời. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về các cuộc phỏng vấn và trao đổi Trên các phương tiện báo chí và truyền thông, một số cuộc phỏng vấn, trò chuyện văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xung quanh tác phẩm Đội gạo lên chùa, chuyện nghề, chuyện đời…v.v đã được công bố, Hoàng Lan Anh có bài ghi chép trò chuyện Viết tiểu thuyết ở tuổi 79, đăng trên báo Người lao động, ngày 26 tháng 6 năm 2011. Thanh Vân có cuộc phỏng vấn với tiêu đề Không trải nghiệm nào là vô ích, đăng trên tạp chí Tia sáng, số 13, ngày 5 tháng 7 năm 2011. Đáng chú ý trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 729, tháng 7 năm 2011, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có bài tự thuật Tôi đã viết tiểu thuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ “Đội gạo lên chùa” như thế nào, bộc lộ và chia sẻ nhiều điều xung quanh tác phẩm. Trên báo Sài Gòn giải phóng, ngày 30 tháng 10 năm 2011, Cao Minh có bài phỏng vấn với tiêu đề Nhà văn phải là nhà tư tưởng..v.v… Tất cả những ý kiến, quan điểm mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đưa ra trong những cuộc trả lời phỏng vấn, trò chuyện văn chương, đều là những tài liệu tham khảo có ích, giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm và thực hiện luận văn một cách thuận lợi hơn. 2.2. Về các bài báo Ngay sau khi ra đời, Đội gạo lên chùa ra đời đã tạo nên một làn sóng xôn xao trong dư luận và nhiều giới bạn đọc. Một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã có những bài báo đáng chú ý về tác phẩm: Trên báo An ninh thế giới số 118, tháng 6 năm 2011, tác giả Vũ Từ Trang có bài Nguyễn Xuân Khánh: Nhà văn độc hành, độc bộ, khẳng định hướng đi riêng thành công của nhà văn. Bài viết có đoạn cho rằng: “Khác với các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử trước, ông không phụ thuộc vào các sự kiện. Sự kiện lịch sử chỉ là nới nương tựa để ông giăng mắc các số phận. Từ những số phận đan chéo buồn vui, ông lí giải mọi mâu thuẫn. Văn của ông có sức mê dụ người đọc, tạo thành những thủ pháp riêng của ông”. Trên báo Điện tử ngày 7 tháng 9 năm 2012, có bài viết đã khẳng định như sau: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là cây bút có nhiều tác phẩm văn xuôi được giới nghề nghiệp và bạn đọc quan tâm trong những năm gần đây, nổi bật là ba tiểu thuyết gây đình đám: Hồ Quý Ly (năm 2000), Mẫu thượng ngàn (năm 2006) và Đội gạo lên chùa (năm 2011). Trong đó, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2011…Lí giải về cây bút Nguyễn Xuân Khánh, Văn Chinh ví tác giả như gốc mai già, mấy mươi năm chìm khuất đâu đó chợt bật lên rừng rực nở. PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Tư tưởng của ông là đóng góp chính yếu trong tư cách tiểu thuyết gia. Tư tưởng ấy đã làm nên bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống trong khi rất nhiều nhà văn tài năng khác dấn thân vào con đường đổi mới nghệ thuật văn xuôi”. Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương có bài “Kiến giải về dân tộc trong Đội gạo lên chùa” trên báo Văn nghệ, số 27, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngày 2 tháng 7 năm 2011. Tác giả viết: “Bộ ba tiểu thuyết văn hóa lịch sử này, Nguyễn Xuân Khánh đã gác sang bên những trăn trở về đổi mới bút pháp để đi sang đổi mới về mặt tư tưởng. Tư tưởng, chứ không phải là nghệ thuật tiểu thuyết, mới là mục đích chính yếu, đóng góp chính yếu của Nguyễn Xuân Khánh trong tư cách tiểu thuyết gia. Làm nên bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam tài năng khác dấn thân vào con đường đổi mới nghệ thuật tự sự, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công, tâm huyết không chỉ trong vai trò của nhà văn, mà còn trong vai trò của một trí thức luôn quan tâm đến các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc”. Còn rất nhiều bài báo khác nhận định, đánh giá về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Trên đây chỉ là một số bài tiêu biểu mà chúng tôi có điều kiện được đọc. Nhưng việc giải quyết cụ thể cái hay, cái đặc sắc về vấn đề phản ánh và hình thức phản ánh trong tiểu thuyết thì vẫn là một vấn đề chưa kết thúc. Song với nội dung của những bài báo đó là những gợi dẫn quan trong để chúng tôi căn cứ và vận dụng triển khai luận văn. 2.3. Về hội thảo khoa học Như đã trình bày ở trên, ngay sau khi tác phẩm Đội gạo lên chùa được xuất bản nó đã gây một tiếng vang lớn, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới nghiên cứu và bạn đọc. Tháng 6 năm 2011, Nhà xuất bản Phụ nữ và Hội nhà văn Hà Nội kết hợp tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học Nguyễn Xuân Khánh - Đội gạo lên chùa. Nhiều nhà phê bình đã có những tham luận công phu và nghiêm túc, tập trung vào việc tìm hiểu vấn đề Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam. Nguyễn Văn Tùng khai thác Cảm hứng Phật giáo; Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái tìm hiểu đặc thù đạo Phật Việt Nam ở vấn đề Tùy duyên; Phạm Xuân Thạch coi tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là Một tiếng gọi khẩn thiết của cái thiện. Những phân tích, giải mã của họ đã cho thấy một sự đánh giá rất cao và một sự đón nhận rất trân trọng dành cho tác phẩm. Tháng 10 năm 2012, Viện Văn học tổ chức Tọa đàm khoa học Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Tọa đàm đã đi vào một số vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đề lớn như tư tưởng nghệ thuật, vấn đề thể loại tiểu thuyết lịch sử, vấn đề nghệ thuật tự sự.v.v…Những tham luận trong tọa đàm đã khẳng định những nỗ lực tìm kiếm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời cũng chỉ ra một số đặc điểm hạn chế trong nghệ thuật tự sự của nhà văn. Qua buổi tọa đàm, các bài viết tham luận đã được tập hợp thành cuốn sách Lịch sử và văn hóa- cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. Đây là cuốn sách dày dặn, công phu, đưa ra những cách tiếp cận đa chiều về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, đặt trong diễn trình của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2.4. Về các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học Vì Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện như là một hiện tượng văn học đương đại, nên đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói chung và tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nói riêng. Nó cho thấy sức hút và giá trị văn học của những tác phẩm của nhà văn này. Lê Thị Thúy Hậu thực hiện luận văn: “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học Vinh năm 2009), Tống Thị Thanh thực hiện luận văn “Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Đại học KHXH & NV- Đại học QG Hà Nội, năm 2010), Lê Thị Thu thực hiện luận văn “Nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, năm 2010), Nguyễn Diệu Linh thực hiện luận văn “Diễn ngôn lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2010), Phạm Văn Vũ thực hiện luận văn: “Cảm quan triết luận - Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, năm 2010), Hoàng Thị Thu Hương với luận văn: “ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa” (Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên), Võ Thị Hồng Thắm với luận văn: “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại” (Đại học Vinh)…v.v. Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đều rất công phu, khoa học, tất cả đều là những tiền đề mang tính định hướng và gợi ý để chúng tôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tiến hành thực hiện đề tài về “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu của văn chương đổi mới”. Như vậy có thể nói có rất nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói chung và tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nói riêng. Tiếp nhận toàn bộ những gì đã có của những người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi mong hướng tới một nhận thức tổng thể những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Đội gạo lên chùa trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và trong thành tựu văn chương đổi mới. 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Tập trung khảo sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: Hồ Qúy Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa để khẳng định những đóng góp đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó. Qua đó xác định vị trí của Đội gạo lên chùa nói riêng và tác giả Nguyễn Xuân Khánh nói chung trong thành tựu của văn xuôi Việt Nam đương đại - thập niên mở đầu thế kỉ XXI. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Tiến hành thực hiện luận văn, trong khi tiếp cận với tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, chúng tôi tập trung nghiên cứu những thành công của tiểu thuyết trên sự gắn bó giữa hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngoài việc liên hệ với hai tác phẩm trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, chúng tôi sẽ liên hệ, so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết của các bậc tiền bối để có cái nhìn quy chiếu cho vấn đề chính là thành công của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong thành tựu văn chương đổi mới. Luận văn chủ yếu khảo sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011), bên cạnh đó khảo sát mang tính quy chiếu với một số tác phẩm: Hồ Quý Ly (2000) và Mẫu thượng ngàn (2006) của cùng tác giả. Và một số tiểu thuyết của các nhà văn lớp trước để có cái nhìn quy chiếu cho vấn đề chính là thành công của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong thành tựu văn chương đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tiến hành làm luận văn, chúng tôi kết hợp đồng bộ một số phương pháp sau đây: - Phương pháp liên ngành: kết hợp đồng bộ phương pháp nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa. - Phương pháp loại hình, phân tích tác phẩm theo đặc trưng của thể loại. - Các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê… 6. Đóng góp của luận văn 6.1 Thông qua đề tài, luận văn muốn khẳng định vai trò không thể thay thế được của thể loại tiểu thuyết truyền thống trong việc thể hiện nội dung văn hóa - lịch sử mà tiểu thuyết Đội gạo lên chùa truyền tải. 6.2 Luận văn là công trình nghiên cứu mang tính tổng quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Đội gạo lên chùa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Nguyễn Xuân Khánh và dòng tiểu thuyết văn hóa- lịch sử trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Chương 2: Đội gạo lên chùa - một cái nhìn bao quát, toàn diện về văn hóa - lịch sử thế kỉ XX qua một đơn vị làng và những cuộc phiêu lưu. Chương 3: Đội gạo lên chùa- những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ DÒNG TIỂU THUYẾT VĂN HÓA LỊCH SỬ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh 1.1.1. Nguyễn Xuân Khánh - những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, bút danh là Đào Nguyễn. Quê gốc ở làng Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Là nhà văn có cuộc đời trải qua nhiều cay cực, vất vả. Vốn là người gốc Hà Nội, từng sống ở làng Cổ Nhuế, sau đó có quãng thời gian cùng gia đình sống ở phố Huế - một phố buôn bán sầm uất. Hiện nay, ông sống ở ngõ nhỏ Trần Khát Chân. Mấy chục năm trên mảnh đất này, diện mạo của khu phố nay đã khác xóm nghèo ngày trước. Những căn nhà lá xập xệ. Những bờ ao, bờ chuôm thả đầy rau muống bè. Những khóm tre tả tơi. Những người lao động lầm lũi. Những cống rãnh nước thải của thành phố đổ về. Xác chuột chết, lòng lợn lòng gà thối, những cọng rau ôi vật vờ trôi…Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong những trang viết của ông sau này. Nghiệp văn chương đến với Nguyễn Xuân Khánh cũng khá bất ngờ. Ông đã từng kể lại, đang là sinh viên trường Y, một trường đại học sang trọng ở Hà Nội, năm 1952, ông bỏ bút nghiên xin đi bộ đội. Nhiều người trong gia đình ngạc nhiên phải kêu lên, ông có thần kinh không đấy? Thế rồi những ngả đường hành quân, những buổi diễn tập và tình đồng chí đã thôi thúc Nguyễn Xuân Khánh cầm bút. Truyện ngắn đầu tay Một đêm in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1959, rồi tập truyện ngắn Rừng sâu, Nhà xuất bản Văn học, in năm 1962, là những chứng chỉ để ông bước vào con đường văn học đầy cam go và những cái giá phải trả. Những ngày tháng tham dự lớp Bồi dưỡng viết văn trẻ khóa I, ông đã được tiếp xúc với nhiều nhà văn, nhà thơ danh tiếng, được sống cùng với những đồng đội cùng trang lứa, rồi sau này, họ chính là những người tạo nên diện mạo nền văn học nước nhà. Học xong lớp Bồi dưỡng viết văn trẻ, Nguyễn Xuân Khánh đến với Tạp chí Văn nghệ quân đội, ông là một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cây bút năng nổ. Thế rồi dính tai nạn nghề nghiệp, ông phải chuyển sang báo Thiếu niên Tiền phong. Những năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc sau 1964 ông làm phóng viên tại khu IV. Năm 1983, ông về nghỉ hưu non. Đời ông lại chuyển sang một bước ngoặt mới. Ông phải làm mọi việc nặng nhọc để có tiền nuôi con ăn học: thợ mộc, thợ bốc vác, thợ cán bột mỳ, bảo vệ kho lương thực. Có thời kì ông làm thợ may, ông có bàn tay khéo léo nên từng may quần áo cho nhiều nhạc sĩ, họa sĩ. Thậm chí một thời túng quá ông phải đi bán máu. Ông từng làm Bí thư chi bộ tiểu khu Thanh Nhàn. Nhưng rồi, con người ông sinh ra có lẽ là để gắn bó với con chữ. Sau những giờ phút lao động mưu sinh cật lực để nhận những đồng tiền nuôi vợ con, những con chữ, những trang sách vẫn không ngừng quẫy đạp trong tâm trí ông. Khốn nỗi lâm nạn nghề nghiệp một thời nên khi cầm bút viết tâm trí ông lại càng dằng xé. Ban ngày lao động mệt mỏi, ban đêm ông lại chong đèn cùng với những con chữ. Vốn ngoại ngữ tiếng Pháp được cơ hội phát huy nên ông đã dịch hàng chục cuốn sách. Ông đã sớm có ý thức củng cố kiến thức chuẩn bị hành trang cho con đường dài của nghề nghiệp. Trong cuộc đời của mình, ở giai đoạn nào dù là khó khăn nhất, Nguyễn Xuân Khánh cũng có những mục tiêu để theo đuổi. Một đêm (1959), Rừng sâu (1962) là những tập truyện ngắn đầu tay. Đến những năm tháng vất vả, cực nhọc nhất trong cuộc đời mình, ông cho ra đời: Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, 1990), đây là tác phẩm đầu tiên ông lấy bút danh Đào Nguyễn. Rồi Trư cuồng (1981- 1982, chưa xuất bản) cũng được ông viết trong thời gian này. Nhưng đặc biệt không thể không nhắc đến bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2002); Mẫu thượng ngàn (2005); Đội gạo lên chùa (2010) - những tác phẩm đã đưa tên tuổi của Nguyễn Xuân Khánh lên một tầm cao mới và tạo nên một hiện tượng hiếm có trên văn đàn. Cũng trong khoảng thời gian cho ra đời bộ ba tiểu thuyết, ông còn có: Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (NXB Nhi đồng, Hà Nội, 2002) và Mưa quê (NXB Nhi đồng, Hà Nội, 2003). Ngoài những tác phẩm viết bằng tiếng Việt, phải kể đến những tác phẩm dịch của Nguyễn Xuân Khánh. Ông dịch hàng chục cuốn sách nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến: Những quả vàng của Nathalie Sarraute; Lời nguyền cho kẻ vắng mặt của Taha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ben Jelloun; Nhận dạng nam của Elizabeth; Người đàn bà trên đảo Saint Dominique của Bona Dominique; Bảy ngày trên kinh khí cầu của Jules Verne; Hoàng hậu Sicile của Pamela Schoenewaldt… Với số lượng tác phẩm tuy không phải là nhiều so với những cây đại thụ của văn học Việt Nam như: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… nhưng với những tác phẩm mà Nguyễn Xuân Khánh để lại cũng đủ giúp chúng ta khẳng định thể loại tiểu thuyết văn hóalịch sử là sở trường, là thế mạnh ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và cũng là thể loại mà ông đã thực sự để lại những viên ngọc quý giúp tên tuổi của ông trở thành hiện tượng hiếm thấy trên văn đàn. 1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh - một hiện tượng văn học độc đáo Với một cuộc đời không ít cay đắng, cơ cực, lại trải qua rất nhiều nghề khác nhau để trung thành với văn chương, Nguyễn Xuân Khánh được ví như một cội mai lão vẫn quyết liệt nở hoa (Văn Chinh, Báo Văn nghệ, Số 6 ngày 11- 2- 2012). Nếu như đại đa số các nhà văn, nhà thơ đều chín ở độ tuổi còn trẻ hoặc trung niên thì Nguyễn Xuân Khánh lại chín nhất, thành công độ tuổi thất thập cổ lai hi. Hồ Quý Ly ra đời khi ông ở tuổi bảy mươi; Mẫu thượng ngàn ra đời khi ông đã bảy ba và đến Đội gạo lên chùa thì ông đã bước sang tuổi bảy mươi lăm. Thật là một hiện tượng hiếm có trên văn đàn Việt Nam. Nét độc đáo nữa ta bắt gặp ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chính là việc lựa chọn thể loại để truyền tải cảm hứng của mình - thể loại tiểu thuyết văn hóa - lịch sử. Giữa thời đại bùng nổ kĩ thuật tự sự hiện đại và hậu hiện đại, trong khi nhiều nhà tiểu thuyết đang nỗ lực cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết để thích ứng với nhu cầu và sự phát triển của xã hội thì việc cho ra đời ba tác phẩm tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa ở vào thập niên đầu của thế kỉ XXI đã chứng tỏ Nguyễn Xuân Khánh vẫn trung thành với thể loại tiểu thuyết cổ điển. Có thể thấy lão nhà văn ở tuổi ngoài thất thập vẫn điềm tĩnh lựa chọn bút pháp cổ điển để đi sâu kiến giải về lịch sử, văn hóa và sức sống của dân tộc với cách viết vừa lịch lãm, vừa nhẹ nhàng, tinh tế. Tuy nhiên nét độc đáo chính là nằm trong quan điểm của ông khi chọn tiểu thuyết lịch sử- văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hóa làm phương tiện sáng tác của mình. Nếu như tiểu thuyết lịch sử xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII với Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái…chủ yếu lấy việc diễn giải sự thật lịch sử làm mục đích sáng tác văn chương, thậm chí được thanh lọc qua điểm nhìn ý thức hệ, nặng tính chính trị, thì tiểu thuyết đương đại thoát dần ra khỏi việc nô lệ của sự thật lịch sử. Lịch sử được soi chiếu nhiều phía và được diễn giải theo ý hướng cá nhân nên vượt xa mô hình cũ với nhiều chiều hướng khác nhau. Có xu hướng trung thành với chính sử như: Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lí của Hoàng Quốc Hải, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy…Có xu hướng lại xem lịch sử chỉ là cái đinh để treo bức họa mà thôi (Dumas), nghĩa là nhà văn mượn lịch sử để suy tư hiện tại, đào sâu những bi kịch của con người trong cơn biến động lịch sử để biện giải quá khứ, dự báo, cảnh báo hiện tại. Trong bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh thì Hồ Quý Ly là tác phẩm được viết theo xu hướng này. Ngoài ra có thể thấy xu hướng này được thể hiện trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Hội thề của Nguyễn Quang Thân…Tuy nhiên chọn tiểu thuyết lịch sử - văn hóa để sáng tác bởi Nguyễn Xuân Khánh quan niệm tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì vậy cần đề cập đến những điều mà họ quan tâm. Phải chăng chính vì quan niệm này nên tiểu thuyết lịch sử của ông không bị khô khan, cứng nhắc. Chính vì thế mà dù phải đọc gần hàng nghìn trang những tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, người đọc vẫn không cảm thấy ngán, mà ngược lại càng đọc càng cuốn hút, càng hấp dẫn khiến người đọc say mê. Không chỉ độc đáo ở thời gian ra đời của bộ ba tiểu thuyết mà nét độc đáo nữa người đọc thấy được ở nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chính là một ngòi bút tràn trề sinh lực. Phải chăng một con người đã sống và đã trải qua tất cả các thời kì lớn của dân tộc từ chiến tranh - hòa bình - đổi mới cộng thêm vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc đã làm nên những trang sách như dựng lại cả một nền văn hóa, một bức tranh lịch sử đầy sinh động của con người Việt Nam? Hơn nữa sau một thời gian dài vắng bóng trên văn đàn cũng là quãng thời gian nhà văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguyễn Xuân Khánh thu lượm, góp nhặt, tích lũy để đến khi cầm bút viết thì câu chữ cứ tuôn trào, căng tràn sức sống. Để mỗi câu, mỗi chữ đều minh chứng cho một khối kiến thức đồ sộ, sâu sắc. Để thỏa khát khao, ước muốn trong một con người có duyên nợ với con chữ. Vì vậy mà dù ra đời trong thời đại ăn nhanh, các tác phẩm văn học dường như cũng co ngắn đến mức tối đa thì văn chương Nguyễn Xuân Khánh vẫn ngồn ngộn câu chữ, ngộn ngộn sức sống. Vì thế mà Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa không tác phẩm nào dưới tám trăm trang. Hiếm có những tác phẩm có khả năng bao quát lịch sử, văn hóa dân tộc một cách rộng lớn đến như vậy! 1.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam đƣơng đại 1.2.1. Khái quát chung về tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI Tiểu thuyết là thể loại giữ vai trò quan trọng, then chốt trong đời sống văn học nhân loại bởi khả năng riêng trong việc phản ánh đời sống hiện thực một cách khái quát, sinh động, sâu sắc, dân chủ nhất. Thể loại này cũng được xem là nhân vật chính trên sân khấu văn học hiện đại bởi tiểu thuyết gắn liền với quan niệm nhân bản về con người, nhìn con người như bản ngã cá nhân có ý thức. Có nhiều ý kiến bàn về khái niệm thể loại tiểu thuyết trong đó đáng chú ý là ý kiến của Hê ghen. Ông gọi tiểu thuyết là Sử thi tư sản hiện đại và nhấn mạnh tính chất văn xuôi của tiểu thuyết. Đồng quan điểm với Heghen, Banzac xem tiểu thuyết là nhãng tấn bi kịch của xã hội tư sản. Bêlinxki cho tiểu thuyết là sự hiện thực hóa thực tại với sự thực trần trụi của nó, là xây dựng một bức tranh toàn vẹn, sinh động và thống nhất. Bakhtin đề cập đến vai trò thể loại và khái quát đặc điểm riêng của thể loại tiểu thuyết. Ông xem thể loại tiểu thuyết là nhân vật chính của lịch sử văn học, trong đó tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất, đang vận động, biến đổi chưa hoàn tất. Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết được nhiều nhà lí luận văn học bàn đến như Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, …Mặc dù khái niệm tiểu thuyết chưa được bàn đến một cách toàn diện song hầu hết các ý kiến đều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chỉ ra đặc trưng của thể loại. Phạm Quỳnh khẳng định: Tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích là đủ làm cho người đọc hứng thú. Còn Nguyễn Văn Trung trong Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên đề nghị hiểu tiểu thuyết theo lối Tây phương là một thể văn xuôi, kể một câu chuyện, tuy là tưởng tượng nhưng phải dựa vào thực tế đời sống hàng ngày, có thể có thực và người đọc không thể dự đoán trước mọi diễn biến hay kết thúc câu chuyện kể (nghĩa là truyện không nhất thiết phải có hậu). Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, mô tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Văn học Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đã đạt được những thành tựu đáng kể ở thể loại tiểu thuyết văn xuôi. Trước hết phải kể đến thế hệ nhà văn có công khai phá như Hoàng Ngọc Phách, Ngô Tất Tố, Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao…trước 1945. Sau 1945 gồm nhiều thế hệ, kể từ Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi…qua Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…đến Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Dương Hướng, Hồ Anh Thái… Và đặc biệt từ cuối thế kỉ XX đến nay còn có sự xuất hiện đầy ngoạn mục của một lớp nhà văn mà do thử thách hoặc bất trắc của thời cuộc đã có một quãng dài ngừng nghỉ trong quá khứ như Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh… Đặt trong thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lựa chọn là một hiện tượng đặc biệt để lại những thành tựu lớn tạo dấu ấn sâu sắc. Cùng thời với thế hệ các nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng…tuy nhiên giống như một số văn nghệ sĩ Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn…Nguyễn Xuân Khánh không được phép công bố sáng tác. Phải đến thời kì Đổi mới, ông mới có điều kiện để công bố sáng tác và tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan