Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non...

Tài liệu Luận văn Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non

.PDF
179
181
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Nguyên Hảo THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI TRẺ Ở THỊ XÃ DĨ AN Chuyên ngành : Giáo dục học (Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo bản quyển tác giả. Học viên Bùi Thị Nguyên Hảo 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá Cao học Giáo dục học (mầm non) khoá 2011 – 2013, ngoài những nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Phòng Sau Đại học, Khoa Giáo dục Mầm non của trường và toàn thể giảng viên giảng dạy khoá Cao học mầm non K1. Trường và Khoa đã tổ chức khoá học để chúng tôi có điều kiện nâng cao và hoàn thiện tri thức của mình. Quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi trong suốt khoá học. Xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc TS. Lê Xuân Hồng, cô là người hướng dẫn khoa học cho đề tài của tôi. Xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng tri ân về tất cả sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, Khoa khoa học giáo dục của trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học. Phòng giáo dục Thị xã Dĩ An cùng Ban Giám hiệu và giáo viên các trường: MN Hoa Hồng 1, MN Hoa Hồng 2, MG Hoa Hồng 3, MN Hoa Hồng 4, MG Hoa Hồng 5, MN Hoa Hồng 6, MG Anh Đào, MN Võ Thị Sáu đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cùng tất cả các bạn bè đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình học và thực hiện đề tài của tôi. Bình Dương, tháng 9 năm 2013 Học viên Bùi Thị Nguyên Hảo 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................2 MỤC LỤC .................................................................................................................3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................5 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 6 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 8 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 8 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 8 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 9 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM ...............................................................................................................11 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................... 11 1.1.1. Ở nước ngoài .................................................................................................... 11 1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 12 1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm .............................................................................................................................. 16 1.2.1. Kỹ năng ............................................................................................................ 16 1.2.2. Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ......................................................................... 20 1.2.3. Kỹ năng giao tiếp sư phạm............................................................................... 24 1.2.4. Giao tiếp sư phạm của người giáo viên mầm non ........................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI TRẺ Ở THỊ XÃ DĨ AN .................................................46 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................................... 46 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 46 2.1.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................... 47 2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An................................................................. 48 3 2.2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 48 2.2.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................... 48 2.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 48 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 48 2.3. Kết quả thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An. ............................................................................................................. 54 2.3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp sư phạm. .......................................................................................................................... 54 2.3.2. Đánh giá về kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ........................................................................... 59 2.3.3. Những khó khăn giáo viên mầm non gặp phải trong quá trình giao tiếp sư phạm với trẻ ............................................................................................................... 84 2.3.4. Nguyên nhân của thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An ... 90 2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên mầm non ở Thị xã Dĩ An ..................................................................................... 97 2.4.1. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp ..................................................................... 97 2.4.2. Đề xuất một số biện pháp tác động .................................................................. 98 2.4.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao KNGTSP cho GVMN...................................................................................................................... 103 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .........................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................113 PHỤ LỤC ..............................................................................................................116 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý ĐTB : Điểm trung bình GDMN : Giáo dục mầm non GT : Giao tiếp GTSP : Giao tiếp sư phạm GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non KN : Kỹ năng KNĐH : Kỹ năng định hướng KNĐK : Kỹ năng điều khiển KNĐV : Kỹ năng định vị KNGT : Kỹ năng giao tiếp KNGTSP : Kỹ năng giao tiếp sư phạm TLH Tâm lý học : 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao tiếp là một hiện tượng rất đặc trưng của xã hội loài người, là điều kiện tất yếu, không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Con người không thể sống, lao động, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình mà không có giao tiếp với người khác. Từ khi mới sinh ra ta đã bước vào các mối quan hệ đa dạng với thế giới xung quanh, nhờ vào giao tiếp mà con người tiếp thu được các chuẩn mực xã hội, nhận thức được người khác và bản thân. Mặt khác, mối quan hệ trong giao tiếp cũng làm đời sống con người thêm phong phú hơn. Giao tiếp là điều kiện thiết yếu của sự tồn tại đối với con người và là một trong các nguồn gốc quan trọng của sự phát triển tâm lý con người. Karl Marx đã khẳng định: “Bản chất con người không phải cái gì trừu tượng, tồn tại riêng biệt; trong tính riêng biệt của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hộii”. [5] Giao tiếp không chỉ quan trọng đối với cuộc sống con người nói chung mà nó còn ảnh hưởng rất lớn việc hình thành nhân cách nghề nghiệp. Đối với nghề giáo viên, giao tiếp vừa có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên vừa là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên. Đồng thời giao tiếp của giáo viên với học sinh là con đường giúp giáo viên truyền đạt những kiến thức đến với học sinh, đặc biệt nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách…của học sinh, và hơn hết là trẻ mầm non. Với trẻ mầm non, cô giáo là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ: cô giáo chính là khuôn mẫu, là chuẩn mực để trẻ bắt chước và noi theo, vì vậy không khó để ta bắt gặp những cử chỉ, hành động, lời nói…mà trẻ hay bắt chước cô giáo của trẻ. Như ta biết, hiện tượng khủng hoảng tuổi lên ba là thời kỳ mà tiền đề nhân cách của đứa trẻ bắt đầu xuất hiện (sự tự ý thức). Và từ đây, mọi phẩm chất nhân cách của đứa trẻ chỉ được hình thành trong giao tiếp với người xung quanh, chính trong giao tiếp trẻ lĩnh hội những yêu cầu, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội về cách ứng xử cho phù hợp với 6 các mối quan hệ xã hội, biết tự đánh giá mình và đánh giá người khác, cũng như biết rèn luyện những phẩm chất nhân cách để được mọi người chấp nhận. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 22 Luật giáo dục (2005) đã xác định: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Và để đạt được mục tiêu đó thì giáo viên mầm non là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp. Điều này đòi hỏi GVMN phải có năng lực sư phạm, cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết, trong đó KNGTSP là một trong những KN ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục. Bên cạnh đó, theo điều 7 – chương II về “Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVMN“ cũng đã cho ta thấy rõ: KNGTSP của GVMN là một trong những yêu cầu của nghề và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của GVMN. Nghề GVMN là nghề lao động rất đặc biệt, là một nghề đa năng, đòi hỏi người GV phải có nhiều kỹ năng khác nhau, không chỉ là cô mà còn là mẹ, bác sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ… đặc biệt là người bạn của trẻ. Trong suốt quá trình lao động luôn có sự tương tác giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ, cô với cô, cô với phụ huynh… Trên thực tế cho thấy GVMN có KNGT tốt sẽ thiết lập được mối quan hệ, ứng xử hợp lý với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng,... Mối quan hệ này không chỉ giúp cho giáo viên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, mà còn là một trong những điều kiện thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục đã đề ra. Song bên cạnh đó cũng có không ít giáo viên còn hạn chế về KNGTSP đặc biệt là KNGTSP giữa cô với trẻ như: Cô còn hạn chế về thái độ, cách thức giao tiếp, ứng xử với trẻ… cô chưa gần gũi để hiểu được nhu cầu của trẻ. Thời gian gần đây, một hồi chuông báo động về nạn bạo hình trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non đang được dư luận hết sức quan tâm, thậm chí có những bé hằng ngày đến trường lại thường bị những lời la mắng, đánh đập từ chính cô giáo của mình. Những điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên để có được KNGT tốt với trẻ là vấn đề đầy khó khăn và thách thức đối với đa số GVMN hiện nay. Do đó, việc rèn luyện nâng cao KNGTSP của GVMN với trẻ là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, bởi đây là một trong những yêu cầu 7 quan trọng của ngành học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành học, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên mầm non ở Thị xã Dĩ An. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp sư phạm, đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non, giao tiếp sư phạm trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên mầm non, yêu cầu về kỹ năng giao tiếp trong chuẩn giáo viên mầm non. - Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm trong hoạt động chăm sóc và giáo dục của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên mầm non ở Thị xã Dĩ An. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ tại một số trường mầm non trên địa bàn Thị xã Dĩ An. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An. 5. Giả thuyết khoa học Giáo viên mầm non ở Thị xã Dĩ An đã có kỹ năng giao tiếp sư phạm với trẻ nhưng vẫn còn những hạn chế trong giao tiếp sư phạm giữa giáo viên mầm non với trẻ. Nếu nghiên 8 cứu và đánh giá đúng thực trạng KNGTSP của giáo viên mầm non với trẻ thì sẽ đưa ra được những giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên ở Thị xã Dĩ An. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của GVMN như: kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thị xã Dĩ An. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát một số hoạt động của cô và trẻ ở trường mầm non để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng KNGTSP của giáo viên mầm non với trẻ. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chính của đề tài. Sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu ý kiến của giáo viên mầm non, cán bộ quản lý các trường mầm non về: - Nhận thức của giáo viên về vai trò của KNGTSP - Tự đánh giá về KNGTSP của giáo viên mầm non. - Những khó khăn trong quá trình giao tiếp sư phạm của GVMN với trẻ. - Những nguyên nhân ảnh hưởng đến KNGTSP của giáo viên mầm non. - Đề xuất của giáo viên mầm non đối với nhà trường và bản thân trong việc nâng cao KNGTSP cho giáo viên. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn 9 Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên và cán bộ quản lý trường mầm non, phụ huynh học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng KNGTSP của giáo viên mầm non với trẻ, đặc biệt là nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các biện pháp cần thực hiện để nâng cao KNGTSP cho GVMN. 7.3. Phương pháp toán thống kê Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng toán thống kê theo chương trình phần mềm SPSS for Windows 13.0. Trong những phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu tài liệu và điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính, còn lại là các phương pháp hỗ trợ. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Giao tiếp là vấn đề đã được con người nghiên cứu từ thời cổ Hy Lạp. Tuy vậy, trước thế kỷ XIX, giao tiếp chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc như một chuyên ngành tâm lý học. Giao tiếp chỉ được một số nhà triết học nhắc đến như là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người và con người. Trong thời kỳ cổ Hy Lạp Xôcơrat (470-399 trước công nguyên) và Platon (428-347 trước công nguyên) đã nói tới đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh các mối quan hệ giữa con người và con người. Đến thời kỳ phục hưng, nhà bác học kiêm nghệ sĩ thiên tài Ý Lêôna Đêvanhxi (1452-1512) đã mô tả sự giao tiếp mẹ con. Đến thế kỷ XVIII nhà triết học Hà Lan M.P Hemtexlôxin đã viết một tiểu luận dưới tiêu đề: “Một bức thư về con người và các quan hệ của nó với người khác”. Trong đó có đoạn: “Muốn xem xét con người trong xã hội một cách chút ít thành công thì phải bất đầu chú ý nghiên cứu một cái cơ quan mà cho đến nay chưa có tên riêng, mà thường được gọi là trái tim, tình cảm, lương tâm… Tương tự như cơ quan thính giác hay thị giác nếu không có không khí thì không thể hoạt động được, trái tim và lương tâm con người chỉ bộc lộ khi người ấy cùng sống với người khác”. [4] Đến thế kỷ XIX, giao tiếp được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình thành, phát triển bản chất xã hội của con người. Nhà triết học Đức Phơ Bách (1804-1872) đã viết: “Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”. 11 Giữa thế kỷ XIX, nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế Các Mác (1818-1883). Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1984”, Mác viết: “Bất cứ quan hệ nào của con người đối với bản thân mình đều chỉ được thực hiện, biểu hiện trong quan hệ của con người, đối với những người khác”. [5] Sang thế kỷ XX vấn đề giao tiếp ngày càng được các nhà triết học, tâm lý học, xã hội học quan tâm nhiều như: Một số công trình nghiên cứu của các nhà TLH Liên Xô (cũ) như: “Về bản chất giao tiếp nghề” (1973) của Xacophin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của I.L.Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A.Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K.Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học” của B.P.Lomov. [33]... Các công trình nghiên cứu trên phần lớn nghiên cứu những vấn đề chung về GT như bản chất, cấu trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu GT, mối quan hệ giữa nghiên cứu và hoạt động… Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu giao tiếp với nhân cách như: “Nhân cách trong cấu trúc giao tiếp sư phạm” (1980) của Pơlotnhicova, “Những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa các nhân cách (1985) của Sakanova… [23,tr14] Ngoài ra còn có một số tác giả có những nghiên cứu về các dạng giao tiếp nghề nghiệp, trong đó có giao tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp được nhiều nhà TLH quan tâm nghiên cứu như: A.A.Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.V.Petropxki với “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, V.A.Krutetxki với “Những cơ sở của tâm lý học sư phạm” (1980), Ph.N.Gonobolin với “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”. [33] 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1 Những nghiên cứu về giao tiếp Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu giao tiếp chỉ được nghiên cứu từ những năm 1970 đến những năm 1980. Ngoài một vài bài lý luận như: “Các Mác và phạm trù giao tiếp” của Đỗ Long (1963), phần lớn tập trung ở khoa tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm 12 Hà Nội I. Các bài của Trần Trọng Thủy như “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách” (1981), “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981), “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981) của Bùi Văn Huệ, “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên sư phạm” (1985), “Nhập môn khoa học giao tiếp” (2006) của Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy. Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy (2006), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB…các luận văn, khóa luận của sinh viên khoa tâm lý giáo dục về giao tiếp và giao tiếp sư phạm đã có nhiều, song đều mới dừng lại ở thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên. Hiện nay, GT cũng là một nội dung quan trọng được giảng dạy trong các trường trường Cao đẳng, Đại học…trong “Giáo trình TLH xã hội – những vấn đề lý luận” của Mai Thanh Thế, “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” (1992) của tác giả Ngô Công Hoàn, “Giao tiếp sư phạm” (1997) của tác giả Hoàng Anh, “Giáo trình giao tiếp sư phạm” (2002) của Lê Thanh Hùng (Đại học An Giang), “Khoa học giao tiếp” (2002) của Nguyễn Ngọc Lâm (Đại học mở TP HCM), “Ứng xử sư phạm” (2006) của Trịnh Trúc Lâm, … đã đề cập đến khái niệm GT, chức năng, vai trò của GT, phong cách GT, hệ thống GT, … cũng như nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong GTSP, cung cấp cái nhìn hệ thống về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong GTSP. Đây là cơ sở quan trọng góp phần giúp cho đề tài hình thành các vấn đề lý luận trong nghiên cứu KNGTSP của GVMN. [3], [12], [21],[22] Bên cạnh đó, một số luận án, luận văn nghiên cứu về GT và các vấn đề liên quan như: Luận án tiến sĩ TLH giáo dục “Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” của Lê Xuân Hồng (1996) đã hệ thống các lý luận về GT của trẻ, nghiên cứu việc tổ chức chơi và những ảnh hưởng qua lại giữa trẻ trong nhóm chơi không cùng độ tuổi. Những nghiên cứu của đề tài giúp chúng tôi có cơ sở xem xét đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo ở các lứa tuổi khác nhau. [17] Luận án Tiến sĩ “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm” (1997) của Nguyễn Thanh Bình đã khẳng định GTSP là một loại GT nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh cần có sự tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi nhằm tạo kết quả 13 tối ưu trong hoạt động dạy và hoạt động học. Qua đó, cho thấy GTSP có vị trí đặc biệt quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm. Đây là vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu vấn đề GT và KNGTSP của GVMN. [20] 1.1.2.2. Những nghiên cứu về giao tiếp sư phạm, kỹ năng giao tiếp sư phạm trong ngành giáo dục – giáo dục mầm non. Ở nước ta, những năm gần đây vấn đề GTSP trong ngành GDMN mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu với một số tác giả như: - Năm 1994 có “Những vấn đề về giao tiếp sư phạm mầm non” của Lê Xuân Hồng và Vũ Thị Ngân biên dịch. - Năm 1997 có “Giao tiếp và ứng xử sư phạm (Dùng cho giáo viên mầm non)” của Ngô Công Hoàn. - Năm 2000 có “Những kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non” của Lê Xuân Hồng và một số tác giả biên dịch. - Năm 2004 có “Một số vấn đề về giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viên mầm non” của Lê Xuân Hồng. - Các tác giả đã đề cập đến vấn đề GT, ứng xử, GTSP, KNGTSP, những đặc điểm phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ mầm non, đặc điểm GTSP của người lớn với trẻ, những nguyên tắc và phương thức giao tiếp, ứng xử giữa cô và trẻ…Đây là những cơ sở quan trọng góp phần giúp cho đề tài hình thành các vấn đề lý luận trong nghiên cứu KNGTSP của GVMN. Những năm cuối thế kỉ 20, ở trong nước đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề KNGT trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực sư phạm. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: - Luận án Tiến sĩ TLH “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên” (1992) của Hoàng Thị Anh đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về GTSP và nghiên cứu thực trạng KNGTSP theo các nhóm KN định hướng, KN định vị, KN điều khiển quá trình giao tiếp… [4] 14 - Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu KNGTSP của sinh viên như: luận văn thạc sĩ TLH “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo sinh người dân tộc trong trường trung học sư phạm” (1995) của Lã Thị Thu Hà, “Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm” (1996) của Trịnh Thị Ngọc Thìn, “Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Nội có nhu cầu giao tiếp khác nhau” (1997) của Lê Minh Nguyệt, “Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” (1999) của Lô Thị Na, “Nghiên cứu khả năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Sơn La” (2001) của Lò Mai Thoan, “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc có nhu cầu giao tiếp ở mức độ khác nhau” (2001) của Phạm Văn Đại, “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ” (2010) của Châu Thúy Kiều, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về GT, GTSP, KNGTSP và nghiên cứu thực trạng KNGT, KNGTSP của sinh viên Cao đẳng sư phạm, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện và nâng cao KNGTSP cho sinh viên Cao đẳng sư phạm. [20] - Đặc biệt đã có một số luận văn nghiên cứu trong GDMN như: “Nghiên cứu một số kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non” của Hồ Nguyễn Xuân Trang (2006), “Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thành Phố Cà Mau” của Bùi Khiếu Ngọc Lệ Hằng (2012) đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về KN, GT, KNGTSP và nghiên cứu thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao KNGTSP cho GVMN ở Thành phố Cà Mau. Trong các công trình nghiên cứu trên, nhìn chung vấn đề KNGTSP được quan tâm trên các khía cạnh khác nhau, với các khách thể và thời điểm nghiên cứu khác nhau đã cho thấy tầm quan trọng của KNGTSP, đặc biệt KNGTSP trong ngành GDMN là vấn đề cần thiết, đã và đang được quan tâm. Hơn hết cho đến nay chưa có công trình nào Nghiên cứu KNGTSP của GVMN ở Thị Xã Dĩ An thuộc Tỉnh Bình Dương, một tỉnh thuộc miền Đông nam bộ và là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, điều này ảnh 15 hưởng rất lớn về giáo dục (số lượng dân nhập cư cao). Do đó, việc nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị Xã Dĩ An là rất cần thiết. 1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm 1.2.1. Kỹ năng 1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng Theo từ điển tiếng việt, kỹ năng là “Thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc là kết quả của quá trình luyện tập”. Trong tiếng Anh, kỹ năng được dịch “Skill”. Từ điển Oxford định nghĩa “Skill” là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện. Khái niệm kỹ năng được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về KN, có nhiều tác giả đã đưa ra những quan điểm khác nhau về KN. Trong TLH tồn tại hai quan điểm khác nhau về kỹ năng: Theo quan điểm thứ nhất: xem KN như vấn đề kỹ thuật hành động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả như: V.X. Cudin, V.A.Krutetxki, A.G Covalio, Trần Trọng Thủy… ” kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích, điều kiện hoạt động mà con người đã nắm vững mà không cần tính đến kết quả của hành động”. [37] Theo quan điểm thứ hai: xem xét kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn biểu hiện về năng lực của con người. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả như: Nhà tâm lý học người Nga A.V.Barabasicoov (1963) cho rằng: “KN là khả năng sử dụng tri thức và các kỹ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong quá trình của hoạt động thực tiễn. Khả năng này là khả năng tự tạo của con người:.[2] N.D Lêvitov, K.I Kixegof, K.K Platonop, G.G Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Quốc Thành thì kỹ năng chính là năng lực 16 một công việc có kết quả và chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng trong điều kiện mới. [42,tr48] Quan niệm thứ hai có chú ý đến kết quả của hành động. Để hình thành kỹ năng các tác giả đã chỉ ra rằng: Khi dạy một hành động mới nào đó, lúc đầu phải xác định mục đích của nó, sau đó chỉ ra và giúp người học hiểu được cách thực hiện hoạt động này, trình tự thực hiện các hoạt động và cung cấp các biểu tượng về kỹ thuật hoàn thành chúng [8]. Tri thức về mục đích của hoạt động, các khái niệm và các biểu tượng về các phương thức đạt được mục đích đó cần được nắm vững trước khi hình thành các kỹ năng. Trong quá trình hình thành kỹ năng, các khái niệm, các biểu tượng và các kỹ xảo đã có sẽ được mở rộng hơn, trở nên sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn, có thêm các yếu tố mới cần thiết cho việc hoàn thành hoạt động được lĩnh hội. Các kỹ năng chỉ được hình thành trong hoạt động thực tiễn nhờ luyện tập và dạy học. Người có kỹ năng về hành động nào đó phải có tri thức về hành động đó, hành động theo đúng yêu cầu và đạt kết quả trong mọi điều kiện khác nhau. K.I. Platonov và G.G. Golubev cũng chú ý tới kết quả của hoạt động trong kỹ năng. Theo họ, kỹ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và những khoảng thời gian tương ứng. Bất kỳ một kỹ năng nào cũng bao hàm trong nó cả biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, kỹ xảo tập trung, tự kiểm tra, điều chỉnh quá trình hoạt động cũng như kỹ xảo hoạt động. Hai ông cho rằng, trong quá trình hình thành kỹ năng các biểu tượng, khái niệm đã có sẽ được mở rộng ra, được làm sâu sắc hơn và được “dày hơn nữa” bằng những nhân tố mới. Kỹ năng không mâu thuẫn với vốn tri thức, kỹ xảo. Kỹ năng chỉ được hình thành trên cơ sở của chúng. Như vậy, hai ông khẳng định rằng, trong việc hình thành kỹ năng bao hàm cả việc thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và cách thức hành động, trong cấu trúc của kỹ năng không chỉ bao hàm tri thức, kỹ xảo mà cả tư duy sáng tạo. Sự vận hành kỹ năng là sự sử dụng tri thức để giải quyết nhiệm vụ nhất định. Đó là loại kiến thức thao tác (theo E.I. Boico), là tri thức trong hành động. Kỹ năng thường có liên quan đến khả năng vận dụng kinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những hoạt động mới trong điều kiện mới. 17 V.V Tsebucava khẳng định: “Các quá trình nhận thức trong học tập càng tích cực bao nhiêu thì các kỹ năng, kỹ xảo càng hình thành nhanh chóng và hoàn thiện hơn bấy nhiêu”. Vì vậy, nhà trường phải chú ý đúng mức đến chất lượng các kỹ năng cần hoàn thiện. Theo Levitov: “Người có kỹ năng hành động là phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả và để hình thành kỹ năng con người không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụng vào thực tế”. [39] Bên cạnh đó, một số nhà khoa học Việt Nam cũng đưa ra khái niệm theo quan điểm thứ hai: Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng: “KN là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ KN, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. KN được hình thành qua luyện tập”.[6] Tác giả Lê Văn Hồng cho rằng: “KN là khả năng vận hành kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới”. [2,tr97] Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”. [33] Tác giả Trần Thị Quốc Minh và một số tác giả khác xác định kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với hoàn cảnh cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người, muốn hình thành phải luyện tập theo một quy trình nhất định. [26] Từ những quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy, KN vừa là mặt kỹ thuật của hành động, vừa là biểu hiện năng lực của con người. Cơ sở của KN là tri thức, kinh nghiệm đã có từ trước. KN được hình thành do luyện tập. 18 Vì vây, trên cơ sở xem xét các quan niệm về kỹ năng như đã trình bày ở trên, đề tài thống nhất sử dụng khái niệm của tác giả Huỳnh văn sơn cho rằng: “KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép” 1.2.1.2. Các mức độ và quá trình hình thành kỹ năng Khi tìm hiểu về giai đoạn hình thành và phát triển KN, ta thấy mỗi nhà nghiên cứu có một cách phân chia khác nhau. Nhưng đa phần các tác giả đều phân chia KN thành năm mức độ từ KN ban đầu đến KN đạt ở mức hoàn hảo. Theo quan điểm của V.P.Bexpalko, có năm mức độ như sau: [32] Mức độ 1: Kỹ năng ban đầu Người học đã có kiến thức về nội dung một dạng kỹ năng nào đó, và trong những tình huống cụ thể khi cần thiết, sẽ có thể tái hiện được những thao tác, hành động nhất định. Tuy nhiên, ở mức độ KN ban đầu này thì người học thường chỉ thực hiện được yêu cầu của KN này dưới sự hướng dẫn của người dạy. Mức độ 2: Kỹ năng mức thấp Khác với ở mức 1, ở mức độ KN mức thấp, con người có thể tự thực hiện được những thao tác, hành động cần thiết theo một trình tự đã biết. Song, ở mức độ KN này, người học chỉ thực hiện được những thao tác, hành động trong những tình huống quen thuộc và chưa di chuyển được sang những tình huống mới. Mức độ 3: Kỹ năng trung bình Ở mức độ này, con người tự thực hiện thành thạo các thao tác đã biết trong các tình huống quen thuộc. Tuy vậy, việc di chuyển của các KN sang tình huống mới còn hạn chế. Mức độ 4: Kỹ năng cao Một sự khác biệt thể hiện KN ở mức độ cao là người học đã tự lựa chọn hệ thống các thao tác, các hành động cần thiết trong các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, người học đã biết di chuyển KN trong phạm vi nhất định. Mức độ 5: Kỹ năng hoàn hảo Đây là mức độ cao nhất của KN. Khi đó, con người nắm được đầy đủ hệ thống các thao tác, hành động khác nhau, biết chọn lựa những thao tác, hành động cần thiết và ứng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan