Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bảo vệ thực vật 1 tru...

Tài liệu Luận văn thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bảo vệ thực vật 1 trung ương

.DOC
76
129
133

Mô tả:

Trường ĐH KTQD Khoa kế toán LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình kinh doanh thì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và thực sự trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư chiếm lĩnh thị trường. Điều này đã làm tăng nhu cầu vốn dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp, đồng thời cũng làm tăng nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN ở nước ta, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm phải luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà Nước, cải thiện đời sống cho người lao động và doanh nghiệp có lợi nhuận cao để tích luỹ, mở rộng sản xuất. Để đạt được mục đích trên các doanh nghiệp phải sử dụng tổng hoà nhiều biện pháp khác nhau, quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khi bỏ vốn đến khi thu về. Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, là yếu tố chủ yếu cấu thành nên sản phẩm. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng chủng loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm đó. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất nên chỉ cần một biến động nhỏ về nguyên vật liệu cũng làm tác động đến quá trình sản xuất, từ đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng. 1 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán Tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả. Thông qua sự biến động về nguyên vật liệu, kế toán cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết, giúp cho quản trị doanh nghiệp phân tích và đề ra các biện pháp quản lý nguyên vật liệu đúng đắn, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương, qua tìm hiểu thực tế và nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu với hiệu quả sản xuất em đã chọn đề tài: “Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương” cho chuyên đề tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kết lusận, chuyên đề bao gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương. Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương. Do thời gian tìm hiểu và trình độ có hạn nên bài viết này không thể tránh được những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết đạt được hiệu quả thực tiễn cao nhất. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1- TW 1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương Tên doanh ngiệp: Công ty bảo vệ thực vật 1 trung ương Tên giao dịch đối ngoại: Central Plant Protec Tion Joint-Stock Company No.1 Tên cơ quan chủ quản: Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội. Trụ sở giao dịch: 145- Hồ Đắc Di- Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84.4.8572765. Fax: 84.4.8572751. Địa chỉ E_ mail: psc1@ psc1.com Webbsite: http:// www.psc1.com Đăng ký kinh doanh số: 0103012757 ngày 05/06/2006. * Ngành nghề kinh doanh: - Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Sản xuất và mua bán hoá chất, phân bón hoá học, phân bón lá, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột, ruồi, muỗi, kiến, gián, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng. - Kinh doanh tư liệu sản xuất gồm: Dụng cụ phun, rải thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. - Sản xuất và mua bán thuốc khử trùng cho nuôi trồng thuỷ sản, thuốc khử trùng và làm dịch vụ khử trùng cho hàng hoá xuất nhập khẩu và kho tàng. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần bảo vệ thực vật 1-TW 1.2.1. Lịch sử hình thành Xuất phát từ nhu cầu vật tư, thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh do sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và trong khi tình hình sâu bệnh phá hoại mùa màng ngày càng cao thì thị trường thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp trong nước lại kém phát triển và khan 3 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán hiếm. Đứng trước thực trạng đó năm 1983, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định giao cho cục bảo vệ thực vật quản lý và cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh cho vật nuôi, cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của nền nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ. - Đến năm 1987, khi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong nông nghiệp dần bị tư nhân hoá theo chỉ thị 100 của trung ương Đảng, đã thay đổi việc cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp để phù hợp với tình hình mới. - Ngày 13/5/1985, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định Số 43/NN/TCCB/QĐ tách bộ phận cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trực thuộc cục bảo vệ thực vật để thành lập Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1- trung ương (tên giao dịch là Pestide Supply Company No.1- PSC1) với tổng số vốn kinh doanh ban đầu là 63 tỷ đồng, trụ sở đặt tại 145- Hồ Đắc Di. - Năm 1993, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 08/NN/TCCB/QĐ ngày 06/01/1993 chuyển Công ty tư nhân PSC1 thành một doanh nghiệp nhà nước với giấy phép kinh doanh số 105835 ngày 06/02/1993. Công ty có trách nhiệm bán buôn, bán lẻ tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp và công nghiệp hoá chất, phân bón. - Trong điều kiện sức ép cạnh tranh trong ngành sản xuất và cung ứng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cao Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Để đưa Công ty thoát khỏi tình trạng đó, năm 2004 Nhà Nước có quyết định tiến hành cổ phần hoá công ty. Và đến ngày 05/06/2006 công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương. Giấy phép kinh doanh số 0103012757 ngày 05/06/2006 do phòng đăng ký kinh doanh sở khoa học đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với vốn điều lệ dự kiến là 35 tỷ đồng. 1.2.2. Một số thành tích đã đạt được 4 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán Từ khi ra đời cho đến nay, công ty PSC1 đã góp phần vào quá trình đổi thay của nền nông nghiệp nước ta, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta đứng vị trí cao và có uy tín trên thị trường nông sản thế giới. Hơn 20 năm qua, công ty PSC1 đã dần trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, luôn hoàn thành các nhiệm vụ mà bộ giao cho và là một trong những công ty hàng đầu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có được thành tích như vậy là do công ty có truyền thống đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới. Lãnh đạo công ty luôn quan tâm sâu sát tới đời sống, nguyện vọng của người lao động. Mặt khác, công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ, sắm máy móc thiết bị hiện đại, chú trọng tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về cả trình độ chuyên môn và phẩm chất người lao động chân chính. Ngược lại công nhân luôn có ý thức lao động cần cù, sáng tạo, hưởng ứng nhiệt tình các chủ trương, phong trào của công ty…tất cả vì sự nghiệp phát triển của công ty ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, công ty cũng có những bước thăng trầm và gặp không ít khó khăn. Đó là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành và khi Việt Nam gia nhập WTO thì sức ép cạnh tranh càng tăng với sự tràn vào của sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ngoại nhập. Mặt khác, trong giai đoạn 2003- 2004, trước khi cổ phần hoá công ty hoạt động kém hiệu quả, kết quả kinh doanh lỗ mấy năm liền do còn ỷ lại vào sự bảo trợ của nhà nước. Đứng trước tình hình đó, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp, từ doanh nghiệp Nhà Nước trở thành một công ty cổ phần. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, giúp cải tổ toàn bộ hoạt động và tổ chức của công ty. Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, dưới sự lãnh đạo của Nhà Nước tình hình 5 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến rõ rệt, mang lại hiệu quả tích cực. Để thấy rõ xu hướng phát triển của công ty, ta xem một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 qua bảng sau (biểu 1.01) MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Giai đoạn 2006 – 2007 – 2008 Đơn vị tính: VN Đ STT Năm Chỉ tiêu 1 1- Tài sản ngắn hạn - Tiền và các khoản TĐT - Các khoản phải thu NH - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác 2- Tài sản dài hạn - Tài sản cố định hữu hình + Nguyên giá + Hao mòn - Tài sản dài hạn khác 1- Nợ phải trả 2- Vốn chủ sở hữu Tổng DTBH và CCDV Tổng LN kinh doanh Tổng LN trước thuế Thuế nộp ngân sách 2 3 4 5 6 7 8 Năm 2006 Năm 2007 95.144.301.702 102.565.966.641 6.062.782.435 6062782435 40.772.845.614 45239062582 46.106.706.318 48882463201 2.171.967.335 2381658423 16.139.055.898 16171723444 15.661.929.047 15986019348 31.412.412.380 32091965821 (15.750.483.333) (16105946473) 312.146.990 185704096 73.234.032.136 70121269711 38.019.325.464 48616420374 145.361.176.318 179.806.379.979 1.142.974.770 8.156.615.382 2.186.412.522 9.065.618.634 612.195.506 2.538.373.217 Năm 2008 127.997.681.061 9.221.623.407 54.490.223.750 62.755.633.614 1.530.200.290 16.581.057.844 16.268.910.854 33.679.162.596 (17.414.900.302) 312.477.126.851 92.903.157.551 51.675.581.354 448.596.484.101 7.823.684.146 14.623.541.089 4.094.591.504 Trong quá trình cổ phần hoá, công ty đã tiến hành một số giải pháp đồng bộ như đổi mới cơ chế điều hành quản lý công ty, tăng cường quản lý tài chính, kiểm soát chặt chẽ chi phí, thu hẹp bớt một số lĩnh vực hoạt động không hiệu quả…Mục tiêu của công ty sau khi cổ phần hoá là duy trì tăng trưởng ổn định và đạt doanh thu ở mức hợp lý, hiệu quả. Dự kiến trong hai năm đầu sau khi cổ phần hoá, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 6 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán 10% trên năm. Mục tiêu trong những năm tiếp theo là tăng thị phần, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nhanh về doanh thu và lợi nhuận. Bảng dự kiến đầu tư của công ty trong 3 năm đầu sau cổ phần hoá Chỉ tiêu dự kiến Vốn điều lệ Tổng doanh thu Tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Tổng lao động bình quân Tổng quỹ lương Lương bình quân Năm thứ nhất 35.000 120.000 112.800 6% 122 2.400 1.639.344 ĐVT: triệu đồng Năm thứ hai Năm thứ ba 35.000 35.000 126.000 132.300 118.440 124.362 6% 5,4% 122 122 2.520 2.646 1.721.311 1.807.377 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.3.1. Đặc điểm hoạt động bộ máy quản lý của công ty Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý và yêu cầu thị trường, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đã có nhiều thay đổi về số lượng nhân viên, cơ cấu quản lý cũng như phạm vi quản lý. Trong nhiều năm qua bộ máy của công ty không ngừng hoàn thiện đặc biệt là sau khi tiến hành cổ phần hoá cho đến nay công ty đã có được bộ máy quản láy tương đối hoàn thiện, gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao trong quản lý. Đứng đầu là giám đốc công ty, phụ trách quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động của công ty. Một phó giám đốc phụ trách quản lý hành chính. Các phòng ban chức năng giúp giám đốc theo dõi lĩnh vực chuyên môn được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả công việc được giao. Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành một cách nhịp nhàng, cân đối và có hiệu quả. Tổ chức bộ máy của công ty được chia thành hai khối: * Khối quản lý bao gồm: 7 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán - Ban giám đốc. - Các phòng chức năng: + Phòng tổ chức hành chính +Phòng tài chính kế toán +Phòng kinh doanh + Phòng công nghệ và sản xuất sản phẩm + Ban nghiên cứu và phát triển sản phẩm * Khối các đơn vị trực thuộc, gồm các chi nhánh và cửa hàng, xưởng sản xuất thực thuộc chi nhánh phân bố tại các địa bàn trọng điểm: 1. Chi nhánh Hưng Yên 2. Chi nhánh Hải Phòng. Xưởng Hải Phòng 3.Chi nhánh Thanh Hoá 4. Chi nhánh Hà Tĩnh 5. Chi nhánh Đà Nẵng Xưởng Đà Nẵng 6. Chi nhánh Bình Định 7. Chi nhánh Đắc Lắc 8. Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh 9. Cửa hàng Quảng Ngãi 10. Cửa hàng Huế * Hoạt động của các chi nhánh: Mỗi chi nhánh là một cơ sở sản xuất thu nhỏ, bộ máy quản lý chi nhánh gồm: - Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung hoạt động của chi nhánh. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc quản lý hoạt động của chi nhánh. - Phòng kế hoạch: Nhập xuất thuốc bảo vệ thực vật các loại tại kho, cảng. 8 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như Trường ĐH KTQD Khoa kế toán - Phòng thị trường: Thống kê sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm với các hình thức bán buôn bán lẻ sản phẩm. - Phòng kế toán: Gồm một kế toán trưởng theo dõi thu chi tài chính, vật tư, tài sản của chi nhánh, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh về văn phòng cuối mỗi kỳ sau khi lập báo cáo tài chính. Chỉ có chi nhánh Hải Phòng là hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc vào báo sổ còn các chi nhánh khác đều hoạt động độc lập, cuối kỳ kế toán giữa niên độ, sau khi lập báo cáo tài chính, các chi nhánh này sẽ gửi lên văn phòng công ty để lập báo cáo tài chính hợp nhất. * Nhiệm vụ của các chi nhánh: - Thực hiện chế độ tự chủ về sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép, dưới sự lãnh đạo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Chuyên cung ứng các loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại, bình bơm, phun thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng, phân bón lá… - Sản xuất gia công sang chai, đóng gói thuốc trừ sâu, trừ bệnh. - Bảo quản, quản lý thuốc, dự trữ quốc gia. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9 Nguyễn Thị Phương Quỳnh) Lớp: Kế toán-K8(Như MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Chi Chi nhán nhánh h Đà Đà Nẵng Nẵng Phòng tài chính kế toán Chi nhánh Bình Định Phòng công nghệ và sx sp Phòng kinh doanh Chi nhánh Hà tĩnh Chi nhánh Thanh Hoá Chi nhánh Hải Phòng Phòng nghiên cứu & phát triển SP Chi nhánh Hưng Yên Chi nhánh TP HCM nhnhs j Xưởng Đà Nẵng Xưởng Hải Phòng Cửa hàng Quảng Ngãi Cửa hàng Huế Xưởng TP HCM Chi nhánh Đắc Lắc Ghi chú: :Quan hệ điều hành trực tiếp :Quan hệ hỗ trợ, giám sát * Chức năng,nhiệm vụ của từng phòng ban: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên có thể được bầu lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tiếp theo. BAN KIỂM SOÁT: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm do Đại hội cổ đông bầu ra. GIÁM ĐỐC CÔNG TY: Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm giám đốc. Giám đốc điều hành các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY: Giúp giám đốc công ty tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc công ty. CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG: - Phòng tổ chức hành chính: + Quản lý và xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự. + Thành lập, sát nhập, giải thể, thay đổi, bổ sung nhiệm vụ đối với các đơn vị trực thuộc. + Xây dựng kế hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch luân chuyển cán bộ trong toàn công ty. + Quản lý, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các chế độ chính sách, lao động tiền lương theo quy định của công ty và pháp luật hiện hành. + Xây dựng các nội quy, quy chế, quy định liên quan chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy nhân sự cảu công ty và hướng dẫn các đơn vị trong công ty thực hiện. + Quản lý và thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển miễn nhiệm cán bộ, công nhân viên chức trong toàn công ty. + Kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế phân cấp quản lý cán bộ, điều động và sử dụng cán bộ của các đơn vị trực thuộc. + Sắp xếp, bố trí chương trình làm việc, phương tiện phục vụ công tác cho lãnh đạo công ty và cho các đoàn công tác của công ty. + Thực hiện nhiệm vụ quản trị hành chính, quản lý cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. + Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin, ban hành các văn bản đối nội, đối ngoại của lãnh đạo công ty. - Phòng tài chính kế toán: + Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các hoạt đọng tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc công ty theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. + Lập phương án kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn vốn hiện có của công ty và khả năng huy đọng vốn từ bên ngoài. + Phân tích các hoạt động tài chính hàng năm của công ty, xây dựng kế hoạch tài chính và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. + Xây dựng các chính sách về tài chính, giá cả, hạch toán kế toán, định mức chi tiêu trong các hoạt động của công ty. + Phân bổ và điều tiết nguồn vốn trong các đơn vị trực thuộc. Quản lý và tổ chức thực hiện việc thu hồi, xử lý công nợ tại các đơn vị trực thuộc, quản lý nguồn vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của công ty có hiệu quả. + Quản lý tài sản chung của toàn công ty. + Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán hiện hành và các chế độ kế toán. + Xây dựng các quy chế, quy định về lĩnh vực tài chính kế toán. + Quản lý và lưu giữ hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực quản lý của pháp luật. - Phòng kinh doanh: + Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty. + Tìm hiểu nguồn nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá, các sản phẩm do công ty sản xuất, cung ứng và tổ chức thực hiện. + Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. + Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm bao gồm: giá bán, chế độ khuyến mãi, thưởng, chăm sóc khách hàng… + Xây dựng định mức hàng hoá tồn kho cuối vụ bao gồm cả nguyên vật liệu, dung môi, phụ gia, thành phẩm cho toàn công ty và cho từng đơn vị bán hàng thuộc công ty. Kiểm tra việc thực hiện định mức tại các đơn vị trong công ty. + Quản lý theo dõi, cân đối, điều tiết nguyên liệu, hàng hoá đảm bảo đúng định mức tồn kho và không để thừa thiếu hàng hoá. + Nghiên cứu thị trường thu thập tổng hợp các thông tin từ các đơn vị cơ sở và khách hàng về chất lượng hàng hoá, kích thước bao bì, chai, giá cả, chính sách tiêu thụ hàng hoá, những ưu thế và khuyết điểm về các sản phẩm của công ty, đề xuất các biện pháp xử lý. - Phòng phát triển sản phẩm: + Hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm, hỗ trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hội thảo, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm của công ty. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cung cấp vật tư phục vụ sản xuất, phục vụ công tác tuyên truyền quảng cáo của công ty. + Quản lý và tổ chức thực hiện việc khảo nghiệm đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật các sản phẩm của công ty trên đồng ruộng. + Thiết kế tạo mẫu chai, gói, bao bì, nhãn mác cho các loại sản phẩm thoả mãn với yêu cầu của khách hàng. + Thu thập thông tin thị trường về tình hình dịch hại, cơ cấu giống cây trồng, yêu cầu của khách hàng về chất lượng kiểu dáng, mẫu mã, giá cả, chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Phòng công nghệ và sản xuất: + Xây dựng và quản lý tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất cho từng chủng loại sản phẩm. + Xây dựng định mức kỹ thuật trong sản xuất chế biến, sang chai đóng gói nhỏ. + Nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm ra dung môi, phụ gia mới và công thức phối trộn tốt nhằm cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản phẩm sẵn có. Xây dựng quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm mới. + Chỉ đạo và điều hành công tác sản xuất chế biến, sang chai, đóng gói nhỏ sản phẩm hàng hoá tại các xưởng sản xuất trực thuộc công ty. + Phối hợp với phòng kinh doanh và các đơn vị liên quan giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty. - Các chi nhánh và đơn vị trực thuộc: + Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của đơn vị. + Quản lý, tổ chức thực hiện công tác sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch định mức công ty giao. + Tổ chức thực hiện tuyên truyền quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm và theo dõi, chăm sóc khách hàng theo quy định của công ty. + Quản lý và tổ chức thực hiện công tác giao nhận, bảo quản hàng hoá, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh tại đơn vị. + Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất , trang thiết bị, phương tiện vận chuyển được công ty giao cho đơn vị quản lý, sử dụng. + Tuân thủ các nội quy, quy định của công ty và theo pháp luật hiện hành. 1.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản phẩm 1.4.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty PSC.1 là một công ty chuyên sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hầu hết nguyên vật liệu được dùng để sản xuất ra sản phẩm đều phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là từ Nhật Bản, Thụy Sĩ… còn bao bì đóng gói như chai, lọ, nút nhãn… được nhập từ các cơ sở trong nước. Do đặc tính của ngành bảo vệ thực vật nói chung và công ty nói riêng, sản phẩm sản xuất ra có nhiều loại, chúng phải trải qua nhiều khâu gia công chế biến liên tiếp theo một trình tự nhất định mới trở thành thành phẩm. Từ nguyên vật liệu ban đầu và một số phụ gia khác, qua quá trình gia công chế biến sẽ cho ra thành phẩm. Thành phẩm sẽ được đóng gói và kiểm tra KCS nếu đủ quy cách, chất lượng sẽ được đóng hộp rồi nhập kho, rồi sau đó được bán ra thị trường. Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có tính độc hại cao. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, công ty đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm nhằm giảm mức độc hại của sản phẩm đối với con người nhưng vẫn đảm bảo khả năng diệt trừ sâu bệnh có hiệu quả. Năm 1995, công ty đã nghiên cứu thành công thuốc trừ sâu Ofatox 400EC thay cho loại thuốc Wfatox. Sản phẩm mới này có các tính năng vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại khác như diệt trừ sâu bệnh hiệu quả hơn, ít gây nguy hiểm cho con người… Với sản phẩm Ofatox, công ty đã được Nhà Nước cấp bằng sáng chế từ năm 1995 đến nay, Ofatox đã trở thành sản phẩm chủ yếu của công ty. * Quy trình sản xuất thuốc Ofatox 400EC diễn ra như sau B1: Sau khi trộn hai hỗn hợp là Fenitrothion và Trichlorfon lại với nhau, cho thêm 1/2 lượng dung môi Xylen và Methanol theo định mức vào trong thùng khuấy. B2: Mang khuấy đều bằng mô tơ điện. B3: Thêm lượng chất hoạt động bề mặt vào tiếp tục khuấy đều theo thời gian quy định là 20-25 phút/ mẻ. B4: Cho ra phi, thuốc thành phẩm chứa trong phi kim loại có dung tích 200l( loại 200kg). Khâu sang chai: Thuốc Ofatox 400EC thành phẩm được đóng chai nhỏ có dung tích 100ml, 480ml. Công việc đóng chai được tiến hành: + Đóng thuốc vào chai bằng máy tự động. + Xiết nút: đóng nút nhôm bằng máy. + Dán nhãn, kiểm tra chất lượng. Vào hộp carton, dán băng keo, phiếu KCS. Sản phẩm xuất xưởng phải được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng một lần nữa mới được nhập kho. * Sơ đồ qui trình sản xuất thuốc BVTV. Sơ đồ 1.01: Nguyên liệu đầu vào Pha chế Sản phẩm ban đầu Kiểm tra chất lượng Đóng gói bao bì 1.4.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Công ty PSC.1 là đơn vị sản xuất và cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, thông qua việc nhập nguyên liệu, phụ gia và thuốc trừ sâu thành phẩm công ty đã tổ chức gia công, chế biến các loại thuốc trừ sâu bệnh theo đúng danh mục thuốc do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. Thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Đây là loại vật tư quan trọng dùng cho sản xuất nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên( thời tiết, khí hậu) và biện pháp canh tác do tiến hành trong không gian rộng lớn ngoài trời, đối tượng sản xuất lại trùng với chu kỳ sinh học của cây trồng, do đó mang tính thời vụ sâu sắc. Quá trình sản xuất và tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật vì thế cũng mang tính thời vụ. Nhu cầu về thuốc trừ sâu bệnh rất đa dạng và phong phú do việc thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật để giảm nồng độ độc hại và tránh tốc độ tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh. Sản phẩm chính của công ty gồm hai loại là loại có phụ gia và loại không có phụ gia. Với sản phẩm có phụ gia, nguyên vật liệu sau khi được nhập về được pha trộn với phụ gia rồi mới được đóng chai, gói để bán. Với sản phẩm không có phụ gia thì mua thành phẩm về chỉ sang chai, đóng gói theo tiêu chuẩn rồi tiêu thụ. Quá trình sản xuất của công ty được thực hiện ở các xưởng, hiện nay còn 3 xưởng là xưởng Hải Phòng thuộc chi nhánh Hải Phòng, xưởng Đà Nẵng thuộc chi nhánh Đà Nẵng và xưởng Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, trong đó chỉ có chi nhánh Hải Phòng là hạch toán phụ thuộc ở xưởng Hải Phòng, quá trình sản xuất được chia ra làm 3 tổ: tổ gia công, tổ đóng bột, tổ đóng gói. Sản phẩm sản xuất ra được phân phối cho các chi nhánh, các cửa hàng của công ty để bán ra ngoài. Thị trường của công ty rất rộng, bởi công ty có hệ thống bán buôn bán lẻ rộng khắp từ Bắc vào Nam. Hiện nay, sau khi cổ phần hoá và thay đổi bộ máy phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của công ty ngày càng nâng lên, mục tiêu của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. 1.5. Tổ chức công tác kế toán 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Phòng kế toán của công ty PSC.1 đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, các nhân viên kế toán chịu sự điều hành trực tiếp của kế toán trưởng. Việc tổ chức công tác kế toán trong công ty nhìn chung là hợp lý bộ máy kế toán gọn nhẹ. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị trực thuộc gửi về, công ty sẽ lập ra báo cáo tổng hợp chung cho toàn công ty, nhờ có hình thức tổ chức kế toán này mà đã giúp cho công ty thuận lợi trong việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc. Để hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu về hoạt động kinh doanh của mình thì bộ phận kế toán có sơ đồ như sau: Sơ đồ 1.02: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY PSC.1 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Công nợ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán HTK, Tính GTSP Kế toán NH,TS CĐ Kế toán trưởng các chi nhánh Kế toán thành phần Kế toán thành phần Kế toán thành phần Kế toán cửa hàng Kế toán thành phần Kế toán doanh thu,theo dõi thuế * Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo và báo cáo. Quan hệ phối hợp công tác chuyên môn. 1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán của văn phòng công ty gồm 8 người( 1 kế toán trưởng và 7 nhân viên). * Nhiệm vụ cụ thể: - Kế toán trưởng: Là người tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty. Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn, kiểm tra báo cáo tài chính, cân đối tài chính, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Kế toán trưởng cùng với các phòng khác sẽ xác định mức giá cả tiêu thụ, giá thành sản phẩm, ký kết các hợp đồng. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu phát sinh trong kỳ, ghi sổ nhật ký chung, theo dõi báo cáo do các chi nhánh gửi về, thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, giữ sổ cái tổng hợpcho tất cả các phần hành. Cuối tháng, quý, năm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ ghi sổ cái, lập bảng cân đối thu chi tài chính và lập báo cáo tài chính. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi kịp thời các nghiệp vụ mua bán hàng có liên quan đến tài khoản 131, chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản nợ, tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn và nợ khó đòi. - Kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, trung thực số lượng, chất lượng, giá trị thực tế hàng tồn kho( nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá nhập xuất kho). Thông qua kê khai thường xuyên, kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm phải phát hiện kịp thời sản phẩm, hàng hoá thừa, thiếu, ứ đọng, hàng kém chất lượng để công ty kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan