Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ ...

Tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh phú yên

.PDF
83
82
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ YÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ YÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THANH HÀ HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Phú Yên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Bùi Thị Yên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM ................. 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ................................................................................ 8 1.2. Chủ thể, nội dung và hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em .................................................................................... 17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em .......................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI TỈNH PHÚ YÊN................................................................................................................. 29 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên ......................................................... 29 2.2. Các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 33 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên ......................................................................................... 39 2.4. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên ............................................................................. 49 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI TỈNH PHÚ YÊN ....................................................................................................... 59 3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên ....................................................................... 59 3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên ....................................................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Nghĩa đầy đủ Từ viết tắt 1 BLGĐ Bạo lực gia đình 2 PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình 3 CLB Câu lạc bộ 4 LHPN Liên hiệp phụ nữ 5 HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 TBXH Thương binh xã hội 8 UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 2.2 2.3 Tình hình bạo lực gia đình đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Yên Thống kê hình thức bạo lực gia đình đối với trẻ em Hình thức xử lý các trường hợp có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em Trang 30 31 32 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là cái nôi của xã hội, là môi trường giáo dục và phát triển đầu tiên của con người. Gia đình là nơi hình thành nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy ai cũng mong mình được sống trong một gia đình tràn đầy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạo lực gia đình đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân làm cho gia đình mất đi ý nghĩa vốn có ban đầu của nó. Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề phổ biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa người lớn và trẻ em trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của phụ nữ và trẻ em, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung. Bạo lực gia đình đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng trong xã hội, là lực cản trên con đường xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong nhiều năm qua, sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia đình là mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt, tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ… đã thể hiện sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế trong vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Ở nước ta, thúc đẩy bình đẳng giới, tôn trọng và bảo đảm quyền con người chống lại mọi hành vi bạo lực là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước. Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia nhiều công ước liên quan đến phòng, chống bạo lực như: phê chuẩn Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ vào ngày 17/12/1982, phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngày 20/2/1990… Bên cạnh đó, vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em cũng được thể hiện trong các văn bản quy 1 phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, theo đó đều coi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, cụ thể như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Bình đẳng giới; đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Những văn bản pháp luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý các hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em cũng còn nhiều hạn chế: bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề trong đời sống xã hội; bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức tinh vi gây ảnh hưởng tới gia đình - tế bào của xã hội… Thực trạng bạo lực gia đình diễn ra có nhiều nguyên nhân, và một trong số đó bắt nguồn từ việc thực thi pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình chưa đầy đủ và thiếu hiệu quả. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên phát hiện 1.223 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 176 vụ bạo lực gia đình liên quan đến trẻ em chủ yếu là bạo lực về thể xác; 2 trường hợp trẻ em gái bị xâm hại tình dục. Các đối tượng xâm hại tình dục bị khởi tố xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật; Ngoài ra, các vụ việc bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em xảy ra được chính quyền địa phương, đoàn thể, các tổ chức xã hội... đã kịp thời phát hiện, can thiệp, ngăn chặn, xử lý. Có thể nhận thấy, thực tiễn công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn những tồn tại, hạn chế nhất định, khiến cho tình trạng bạo lực gia đình diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. 2 Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những quy định và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là hết sức cần thiết, nhằm đánh giá toàn diện mức độ điều chỉnh, tác động của pháp luật hiện hành đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình; phát hiện những mặt tích cực và hạn chế, khắc phục những điểm còn bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở tỉnh Phú Yên, từ đó, đề xuất những giải pháp cụ thể bảo đảm thực hiện có hiệu quả pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” đã được tác giả lựa chọn làm đề tại luận văn thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bạo lực gia đình nói chung và đối với trẻ em nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (2014), Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích để làm rõ cơ sở lý luận pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay - Những bất cập, tồn tại và nguyên nhân. Luận văn nghiên cứu xác định đặc điểm về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hóa; đánh giá hệ thống và cụ thể thực trạng việc triển khai thự chiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa 3 phương Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Tác giả Phạm Thị Diệu Thúy (2015), Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại tỉnh Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Huế. Tác giả đã giải quyết một số vấn đề lý luận chung về bạo lực gia đình và pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình để chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại địa bàn tỉnh Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó rút ra những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em. Trên cơ sở chỉ ra những vướng mắc trong quy định của pháp luật, những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó là tác giả Huỳnh Thị Phúc (2018), Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Phú Yên, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình” luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Bích (2018), Đại học Luật Hà Nội; Lưu Bích Ngọc, Đinh Ngọc Quý (2012), Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và những thách thức xuất phát từ mâu thuẫn giữa khung pháp lý và những định chế xã hội, Hà Nội. “Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình” của tác giả Phan Thị Lan Hương đăng trên Tạp chí Gia đình và trẻ em (2018); “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - thực trạng và nguyên nhân” của Ngô Thị Hường (2017), Đại học Luật Hà Nội… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích và đánh giá vấn đề bạo lực gia đình dưới nhiều góc 4 độ khác nhau từ công tác xã hội đến tâm lý học và luật học, tuy nhiên việc nghiên cứu về pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ thực tiễn một địa bàn cụ thể là tỉnh Phú Yên từ đó đề xuất những giải pháp đề bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ thì có rất ít các đề tài đề cập tới. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi tác giả nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em; đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên, thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tỉnh Phú Yên hiện nay và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở nước ta. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. - Phân tích tình hình bạo lực gia đình và thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên. Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tỉnh Phú Yên và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. 5 - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên từ năm 2015 đến nay, trong đó tập trung nghiên cứu hoạt động phòng ngừa xảy ra bạo lực gia đình đối với trẻ em. Về không gian: Tỉnh Phú Yên Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích, so sánh để phân tích và làm rõ các vấn đề khoa học cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận, những nội dung được nghiên cứu trong luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. 6 Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thay đổi phần nào nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em, bên cạnh đó, những giải pháp được đề xuất vận dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cung cấp kinh nghiệm thực tiễn để tham khảo, áp dụng cho những địa phương khác trên cả nước, đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về thực hiện pháp luật trong phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em; Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại tỉnh Phú Yên; Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Phú Yên. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình đối với trẻ em * Trẻ em Để tìm hiểu về pháp luật phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào được gọi là trẻ em. Theo từ điển Tiếng Việt thì trẻ em được hiểu là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì. Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về tuổi trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất, thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em, ở văn bản khác đã thành… người lớn, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới mười tám tuổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu về trẻ em dưới góc độ bảo vệ quyền trẻ em trong một số văn bản của quốc tế như: Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989), Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959)… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nội luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn. Song, các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNESSCO… đều xác định trẻ em là người dưới mười tám tuổi. 8 Riêng ở Việt Nam tại Điều 1 của Luật Trẻ em năm 2016 đã được điều chỉnh phù hợp hơn “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” so với các văn bản luật trước đó. Bên cạnh các quy định tại các văn bản luật chuyên ngànhn liên quan đến trẻ em, bao lực gia đình, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Lao động… Tuy nhiên trong pháp luật hình sự không dùng thuật ngữ “trẻ em” mà dùng thuật ngữ “người chưa thành niên”. Trong khi thuật ngữ này lại có nội hàm rộng hơn do người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi. Thuật ngữ trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 lại xác định trẻ em là người dưới mười sáu tuổi. Việc mỗi văn bản quy định mỗi thuật ngữ khác nhau cùng điều chỉnh về vấn đề trẻ em sẽ tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tác giả cho rằng khi có sự không thống nhất giữa các văn bản khác với Luật Trẻ em năm 2016 thì cần áp dụng Luật Trẻ em để tạo nên sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Do đó, các cơ quan chức năng cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản luật, đề xuất một độ tuổi thống nhất để sử dụng các thuật ngữ pháp lý cho phù hợp. Có thể theo phương án, một luật sửa nhiều luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật liên quan đến độ tuổi của trẻ em. Bên cạnh đó, việc quy định độ tuổi của trẻ em dưới mười sáu tuổi vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó đa số đều tán thành quan điểm nâng độ tuổi của trẻ em đến dưới mười tám tuổi. Đến thời điểm này, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vẫn đang tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia pháp luật, nhà nghiên cứu về tâm - sinh lý lứa tuổi và đặc biệt là lấy ý kiến của trẻ em và người dân về việc nâng độ tuổi của trẻ em lên dưới mười tám tuổi. Việc quy định nâng độ tuổi của trẻ em vừa phù 9 hợp với luật pháp quốc tế, vừa tránh được việc phải sử dụng nhiều khái niệm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, đồng thời việc quy định độ tuổi này cũng đã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tạo cho trẻ em trở thành công dân trưởng thành, tham gia đầy đủ hơn vào đời sống xã hội [17]. Từ những phân tích trên, tác giả sử dụng khái niệm trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 như sau: “Trẻ em là người dưới mười tám tuổi”. Khái niệm này phần nào có thể bao hàm được cả khái niệm trẻ em của Công ước và của các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc gia, cũng phù hợp với tâm sinh lý của người Việt Nam hiện nay vì người dưới mười tám tuổi chưa phát triển đầy đủ về sức khoẻ và nhận thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người thành niên nên đòi hỏi cần có sự quan tâm đặc biệt, cần có sự bảo vệ, chăm sóc của gia đình và xã hội nhiều hơn để tạo đà cho các em phát triển đầy đủ, trở thành người có ích cho xã hội, tránh rơi vào các tệ nạn hoặc vi phạm pháp luật; tạo ra sự thống nhất quản lý xã hội bằng pháp luật đối với mọi người dân, không tạo ra “khoảng trống” trong việc bảo vệ, chăm sóc quyền con người theo một chu kỳ vòng đời người. Việc quy định độ tuổi trẻ em dưới mười tám tuổi là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. * Bạo lực gia đình đối với trẻ em Cách hiểu chung nhất về bạo lực gia đình, đó là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, là sự xâm phạm hay ngược đãi về mặt thể chất hoặc tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội của các thành viên trong gia đình. Khái niệm bạo lực gia đình cũng tương đồng với khái niệm bạo hành gia đình, nó được dịch ra từ tiếng nước ngoài (violence). Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên 10 khác trong gia đình”. Bạo lực gia đình là một hành vi phổ biến, nó xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về trình độ phát triển hay trình độ dân trí. Theo quan điểm của khoa học luật thì hành vi bạo lực gia đình được chia làm bốn nhóm cụ thể như sau: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Mỗi nhóm bạo lực có thể được thể hiện ở nhiều hành vi khác nhau. Những hành vi đó được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Việc Luật Phòng, chống bạo lực gia đình liệt kê những hành vi như trên sẽ đảm bảo được tính minh bạch, thuận tiện khi áp dụng, nhất là đối với công tác tuyên truyền, giáo dục và xử lí những người có hành vi bạo lực. Tuy nhiên, cần có sự phân loại hành vi thành từng nhóm bao gồm bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục và bạo lực về kinh tế. Để trở thành một con người có nhân cách độc lập trong xã hội, trẻ em phải được phát triển về cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm, sự phát triển của ba mặt này có quan hệ khăng khít và hỗ trợ thúc đẩy nhau. Chính vì vậy, trẻ cần được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trong một môi trường an toàn, lành mạnh, gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo sự phát triển cả ba phương diện của trẻ. Thế nhưng, hiện nay có không ít trẻ em phải sống trong sự sợ hãi, lo lắng ngay trong chính gia đình của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó bạo lực gia đình và các em là nạn nhân trực tiếp của nó là nguyên nhân chính. Nhiều gia đình có những biện pháp giáo dục thô bạo và những hành vi trừng phạt trẻ diễn ra có thể để lại những hậu quả lâu dài theo suốt cuộc đời của trẻ nhỏ.Như vậy, bạo lực gia đình đối với trẻ em là những hành vi bạo hành thể chất, tinh thần do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ 11 em. Đối với trẻ em, có hai hình thức bạo lực chính đó là bạo hành về thể xác và về tinh thần. Thứ nhất, bạo lực thể xác: Bạo lực thể xác đối với trẻ em như: đánh đập, gây tổn thương, bỏ đói, đầu độc, không chăm sóc về mặt y tế, không đảm bảo an toàn sinh hoạt nhất là đối với trẻ em dưới ba tuổi. Bạo lực về mặt thân thể cũng có nhiều mức độ khác nhau: - Mức độ nhẹ: Ngắt hoặc véo làm cho đau, hậu quả để lại là những vết bầm tím, vệt hằn trên da. - Mức độ vừa: Giật mạnh, kéo, lắc hoặc rứt tóc. Cha mẹ dùng tay, chân (đánh đấm) hay kết hợp sử dụng các dụng cụ nhỏ như roi, que, thước kẻ, cán chổi... Hậu quả là làm giảm vận động, trẻ khó hoặc không viết, đi lại bình thường trong một khoảng thời gian ngắn. - Mức độ mạnh: cha mẹ sử dụng những dụng cụ to như thanh củi, thắt lưng da, thanh sắt...và gây ra các hậu quả như làm gãy xương và hoặc thương tích bên trong, làm tàn tật và hoặc biến dạng vĩnh viễn. - Mức độ cao nhất và cũng để lại hậu quả lớn nhất đó là hành vi giết người. Thứ hai, bạo lực tinh thần: Bạo lực về tinh thần là hành vi bạo lực nguy hiểm, nếu xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiệm trọng như trầm cảm, tự sát… bao gồm những hành động như lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hay nhiều thành viên làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực tinh thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, sở thích riêng của mỗi người. Không giống với bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần còn được chia ra thành hai dạng nhỏ đó là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp. - Bạo lực trực tiếp: có nghĩa rằng trẻ em trực tiếp là nạn nhân bị các thành viên khác trong gia đình chửi mắng, dùng các từ ngữ thô lỗ, đôi khi 12 phạm đến nhân cách chỉ trích hành vi sai trái của trẻ; lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa, ví trẻ như những con vật hay các hiện tượng xấu xa, ghê tởm. - Bạo lực gián tiếp: có nghĩa trẻ không phải là nạn nhân mà chỉ là người chứng kiến những hành vi bạo hành của thành viên này đối với thành viên khác trong gia đình. Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Trước khi đưa ra khái niệm phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, chúng ta phải làm rõ khái niệm phòng, chống. Ở đây tác giả đang phân tích theo hướng phòng ngừa, chống lại và theo từ điển Tiếng Việt thì “phòng ngừa” là việc phòng không cho điều bất lợi, tai nạn xảy ra và “chống lại” là hành vi phản ứng lại với những hành động bất lợi, tai nạn xảy ra. Chính từ những vấn đề đó, việc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là vô cùng cần thiết và cấp bách, đây không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của gia đình, cá nhân cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, khái niệm phòng chống bạo lực đối với trẻ em vẫn chưa được đề cập tới. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là hoạt động của Nhà nước, gia đình, cá nhân (người có hành vi bạo lực và trẻ em chịu tác động của hành vi bạo lực gia đình) và toàn xã hội nhằm đấu tranh phòng ngừa các hành vi bạo hành đối với trẻ em trong gia đình và có những biện pháp hữu hiệu chống lại những hành vi bạo lực này. 1.1.1.2. Khái niệm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em Bạo lực gia đình mang lại những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới sự đóng góp của cá nhân tới sự phát triển chung của xã hội. Những hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khỏe, tính mạng của công dân mà đã được nhà nước quy định và bảo vệ, vì vậy Nhà nước phải xây dựng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan