Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luan van thạc sỹ khoa học chính trị ''chất lượng công tác tham mưu của văn phòn...

Tài liệu Luan van thạc sỹ khoa học chính trị ''chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ ở các huyện, thị, thành uỷ tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay

.DOC
117
404
67

Mô tả:

Luan van thạc sỹ khoa học chính trị ''chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ ở các huyện, thị, thành uỷ tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay
Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh chÊt lîng c«ng t¸c tham mu cña v¨n phßng cÊp ñy ë c¸c huyÖn, thÞ, thµnh ñy tØnh phó thä trong giai ®o¹n hiÖn nay Chuyªn ngµnh M· sè : X©y dùng §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam : 60 31 23 luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc chÝnh trÞ Ngêi híng dÉn khoa häc: Hµ Néi - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG THAM MƯU CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY CẤP HUYỆN TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khái quát cấp ủy cấp huyện thuộc Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện nay 1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của văn phòng cấp ủy cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay 1.3. Quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng tham mưu của văn phòng cấp ủy cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay 9 9 18 36 Chương 2: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY CẤP HUYỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ - THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 2.1. Thực trạng chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay 2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM MƯU CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY CẤP HUYỆN TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Dự báo những nhân tố tác động và mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp ủy cấp huyện tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay KẾT LUẬN CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 41 41 63 69 69 77 91 110 102 108 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Để phát huy, tăng cường vai trò và hiệu quả công tác lãnh đạo, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo để hệ thống tổ chức của Đảng luôn được vững mạnh. Các cấp uỷ đảng phải có bộ máy công tác của mình tinh gọn, có chất lượng cao, đủ sức tham mưu lãnh đạo tốt hệ thống chính trị. Trong bộ máy công tác tham mưu ấy, văn phòng huyện ñy, thÞ ñy, thµnh uỷ (gọi tắt là văn phòng cấp uỷ cấp huyện) có vị trí, vai trò rất quan trọng. Vị trí, vai trò ấy được thể hiện rất rõ qua các chức năng, nhiệm vụ của văn phòng mà không thể có ban đảng nào thay thế được. Văn phòng cấp uỷ cấp huyện là cơ quan trực thuộc các cấp uỷ cấp huyện, có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực mà trực tiếp là thường trực cấp uỷ cấp huyện tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Hoạt động của văn phòng cấp uỷ cấp huyện gắn liền với quá trình ra đời của Đảng. Dựa trên các tư liệu lịch sử, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) đã quyết định lấy ngày 18 tháng 10 năm 1930 làm ngày truyền thống văn phòng cấp uỷ các cấp. Từ đó đến nay, với truyền thống 80 năm xây dựng và trưởng thành, với vị trí, vai trò rất quan trọng của mình, văn phòng cấp uỷ cấp huyện đã có những đóng góp rất to lớn trong quá trình tham mưu, tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ cấp huyện, xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm văn phòng huyện uỷ Tam Thanh (nay là huyện uû Tam Nông) nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 1950: Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm bắt được tình hình. Cán bộ văn phòng nắm tình 2 hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng. Văn phòng cấp uỷ cấp huyện giúp cho các cơ quan lãnh đạo đầu não nắm tình hình trong toàn Đảng, cho nên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật [41, tr.6]. Các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là địa bàn cơ sở có vị trí quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cấp uỷ cấp huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh trên địa bàn. Văn phòng cấp uỷ cấp huyện có nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ quan tham mưu trực tiếp, đắc lực của cấp uỷ cấp huyện, giúp cấp uỷ cấp huyện thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tổ chức các hoạt động trên địa bàn huyện, thị, thành phè. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của văn phòng cấp uỷ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đặc biệt là chất lượng tham mưu xây dựng và tổ chức điều hành thực hiện các chương trình công tác của cấp uỷ; tiếp đến là chất lượng tham mưu biên tập, văn bản hoá các chủ trương chỉ đạo của Đảng; chất lượng tham mưu tổ chức phục vụ các kỳ đại hội, hội nghị và các hoạt động của cấp uỷ. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong điều kiện mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới; các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn hòng chống phá, cản trở công cuộc phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta. Trước tình hình đó, việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng đang là một nhiệm vụ vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa cấp bách. Để đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng tất yếu phải đổi mới tổ chức hoạt động các cơ quan tham mưu của các 3 cấp uỷ đảng, trong đó có văn phòng cấp uỷ cấp huyện phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nhạy bén, đáp ứng được mọi yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đội ngũ tham mưu và giúp việc của cấp uỷ, trực tiếp là văn phòng cấp uỷ phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt và chất lượng công tác tham mưu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp ủy đặt ra. Trong những năm qua, văn phòng cấp uỷ cấp huyện thuộc tỉnh Phú Thọ đã luôn tìm tòi đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng khoa học, cụ thể, thiết thực, sâu sát đến cơ sở. Cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị và các ban tham mưu của các huyện, thành, thị uỷ, đặc biệt là văn phòng cấp uỷ cấp huyện luôn được quan tâm tạo điều kiện để kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, từng bước hoạt động có hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc cấp uỷ đặt ra, góp phần giúp cấp uỷ đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nghị quyết và các mục tiêu do đại hội đảng bộ đề ra. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn có những nhận thức chưa đầy đủ, thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp uỷ cấp huyện đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng. Điều đó thể hiện ở việc thực hiện chức năng tham mưu của văn phòng cấp uỷ phục vụ sự lãnh đạo của thường trực, ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng với sự đòi hỏi của thời kỳ đổi mới. Việc chăm lo xây dựng tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo công tác và tạo điều kiện để văn phòng cấp uỷ cấp huyện phát huy hết vai trò tham mưu giúp cấp uỷ đảng cấp huyện tổ chức điều hành công việc có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức nên phần nào làm hạn chế hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ. Trước tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cả vấn đề về lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề trên nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên tinh thần ấy, với cương vị của mình là một 4 người cán bộ, đảng viên đang trực tiếp làm công tác tham mưu tại cơ quan văn phòng Tỉnh uỷ, tôi chọn lựa đề tài ''Chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ ở các huyện, thị, thành uỷ tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, đã có một số bài viết, tài liệu chuyên đề, công trình nghiên cứu về văn phòng cấp uỷ. Trước hết nói tới phát biểu của đồng chí Phan Diễn, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc chánh văn phòng các tỉnh, thành đã có tham luận tâm huyết, quan trọng, tập trung nêu bật thực trạng tình hình văn phòng cấp uỷ các cấp, trao đổi những kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn phòng cấp uỷ các cấp, nâng cao chất lượng tham mưu phục vụ cấp uỷ. Tiếp đến đồng chí Nguyễn Văn Dụ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ¬ng §¶ng có bài viết về công tác văn phòng cấp uỷ tại Hội nghị toàn quốc chánh văn phòng các tỉnh, thành uỷ năm 2001. Đồng chí đã nêu bật vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn phòng cấp uỷ các cấp, là cơ quan trực tiếp trung thành, tin cậy của mỗi cấp uỷ, do vậy các cấp uỷ cần quan tâm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng cán bộ văn phòng cấp uỷ các cấp, giúp cấp uỷ các cấp nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc. Ngoài ra còn có báo cáo tổng kết công tác văn phòng cấp uỷ, tài liệu hội nghị chuyên đề văn phòng cấp uỷ của hệ thống văn phòng cấp uỷ tỉnh và văn phòng cấp uỷ cấp huyện các năm 2005 - 2009, nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ theo chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp uỷ các cấp, nhất là cấp cơ sở; đồng thời, còn có tài liệu trao đổi kinh nghiệm giữa Văn phòng TØnh uỷ Phú Thọ với văn phòng cấp uỷ cấp huyện năm 2009; Quy định số 222- QĐ/TW ngày 08/5/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh, thành uỷ. 5 Văn phòng cấp uỷ tỉnh Phú Thọ cũng có một số tài liệu, công trình nghiên cứu về chức năng tham mưu của văn phòng trên lĩnh vực xây dựng chương trình công tác, biên tập văn bản của Đảng như: Đề tài nghiên cứu khoa học "nâng cao chất lượng thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ trong giai đoạn hiện nay" của Văn phòng TØnh uỷ Phú Thọ năm 2007; đề tài nghiên cứu khoa học "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư từ, tiếp dân ở văn phòng cấp uỷ tỉnh Phú Thọ" của Văn phòng TØnh uỷ Phú Thọ năm 2008. Với tính cách là ấn phẩm, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể kể đến các tài liệu ''Về công tác văn phòng cấp uỷ Đảng'' của văn Văn phòng Trung ¬ng §¶ng chủ biên, xuất bản năm 2001; cuốn:'' Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác văn phòng cấp uỷ địa phương '' của Văn phòng Trung ¬ng §¶ng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, 2004; Tài liệu: "bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng cấp uỷ " tháng 6 năm 2009 của Văn phòng Trung ¬ng §¶ng chủ biên... - Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị: ''Chất lượng tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong giai đoạn hiện nay" của Hồ Mẫu Ngoạt, Văn phòng Trung ¬ng §¶ng, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006. - Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị: "Chất lượng văn phòng cấp uỷ quận, huyện ở thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay" của Bùi Đức Hiếu bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006. - Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị: "Chất lượng văn phòng cấp uỷ các huyện, thị, thành ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay" của Lê Đức Tuấn bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008. Nhưng cho đến nay tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau hoặc mới chỉ đề cập đến 6 những vấn đề mang tính tổng thể của công tác văn phòng cấp uỷ nói chung mà chưa có chuyên đề, bài viết, công trình nghiên cứu chuyên khảo nào đề cập và luận giải một cách cụ thể, trực tiếp, có hệ thống về hoạt động chất lượng công tác tham mưu của hệ thống văn phòng cấp uỷ cấp huyện tại tỉnh Phú Thọ. Mặc dù vậy, những công trình được công bố nghiên cứu trên là những tư liệu tham khảo rất có giá trị để tác giả nghiên cứu hoàn thiện luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn a. Mục đích: Nhằm nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. b. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần triển khai các nhiệm vụ sau: Một là: Phân tích vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong quá trình tham mưu đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thường trực, ban thường vụ, ban chấp hành cấp uỷ cấp huyện. Hai là: Đánh giá thực trạng và chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ đối với sự lãnh đạo của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ cấp huyện. Ba là: Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ đối với sự lãnh đạo của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ cấp huyện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn khoa học chính trị chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh 7 Phú Thọ đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực ở cấp uỷ cấp huyện từ năm 2000 - 2009, trên cơ sở đó nhận định đánh giá và đưa ra các giải pháp từ nay đến năm 2020, chứ không nghiên cứu toàn bộ các quá trình hoạt động công tác tham mưu của các giai đoạn khác. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn khoa học được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời quán triệt quan điểm của Đảng ta về công tác văn phòng cấp uỷ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa các kết quả nghiên cứu của một số công trình, tài liệu và từ kinh nghiệm qua quá trình trực tiếp công tác văn phòng cấp uỷ. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có vận dụng một số phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và tiếp cận hệ thống… 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở căn cứ vào vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ của văn phòng cấp uỷ, các tiêu chí đánh giá chất lượng tham mưu của văn phòng cấp uỷ nói chung và văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài, một mặt sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, nhằm kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tham mưu, mặt khác sẽ có tác động tích cực đối với phương thức lãnh đạo, cải cách lề lối làm việc của cấp uỷ cấp huyện, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. 8 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo ở các lớp tập huấn về văn phòng cấp uỷ của tỉnh Phú Thọ và các cơ quan chuyên môn; giúp cấp uỷ cấp huyện phát huy những mặt mạnh, khắc phục những nguyên nhân hạn chế, tồn tại, trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sát thực nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ của đội ngũ cán bộ văn phòng cấp ủy cấp huyện, góp phần tích cực dành thắng lợi vào sự nghiệp chung của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đề ra. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. 7 tiết. Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng tham mưu của Văn phòng cấp uỷ cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Chương 2: Chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng cấp ủy cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ - Thực trạng nguyên nhân và kinh nghiệm. Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tham mưu của Văn phòng cấp ủy cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 9 Chương 1 Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn chÊt lîng tham mu cña v¨n phßng cÊp ñy cÊp huyÖn TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ VÀ KHÁI QUÁT CẤP UỶ CẤP HUYỆN THUỘC ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 1.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ hiện nay Phú Thọ là tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp đa dạng bao gồm: Đồng bằng - Trung du - Miền núi, có diện tích tự nhiên 3.523,5 km 2, dân số trên 1,3 triệu người, với 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 277 đơn vị hành chính cấp xã (215 xã miền núi, 30 xã đặc biệt khó khăn). Trên địa bàn tỉnh có hơn 20 dân tộc anh em, trong đó đa số là dân tộc Kinh và dân tộc Mường; có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và trên tuyến hành lang kinh tế Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh - Vân Nam (Trung Quốc), cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc; thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Đường bộ có các trục giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 chạy qua vùng tả ngạn sông Hồng (Hà Nội Phú Thọ - Tuyên Quang - Vân Nam), đường Quốc lộ 70 (Đoan Hùng - Yên Bái - Lào Cai -Vân Nam), đường Quốc lộ 32 chạy qua vùng hữu ngạn sông Hồng (Hà Nội- Phú Thọ - Yên Bái, Sơn La), đường xuyên Á (Nội Bài - Lao Cai), đường Hồ Chí Minh. Đường sắt có tuyến Hà Nội - Lao Cai; Đường thuỷ có các sông Lô, sông Hồng, sông Đà chảy qua tạo thuận lợi để Phú Thọ giao lưu với phát triển giữa các vùng như: - Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn Sông Hồng: Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm 10 Khê có diện tích tự nhiên khoảng 2261,7 km2, dân số khoảng 560,5 nghìn người, bằng khoảng 64,2% diện tích tự nhiên, chiếm 42,2% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 248 người/km2, bằng khoảng 65,9% so với trung bình toàn tỉnh; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 – 500m. Đây là tiểu vùng có những thuận lợi để phát triển những cây trồng ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, lâm đặc sản, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, tiểu vùng này đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản để phát triển kinh tế còn hạn chế. - Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng: Gồm Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hoà. Diện tích tự nhiên khoảng 1262,1 km2, dân số khoảng 766,3 nghìn người, bằng khoảng 35,8% diện tích tự nhiên, có 57,8% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 706 người/km2, bằng khoảng 1,6 lần so với mật độ dân số chung toàn tỉnh. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: Phát triển nông nghiệp đa dạng, phát triển thuỷ sản, du lịch và du lịch về cội nguồn, phát triển các sản phẩm công nghiệp. Tiểu vùng này có kinh tế - xã hội phát triển, tiềm năng nông lâm, khoáng sản được khai thác tương đối triệt để, nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu như: chè, đậu tương, lạc…; nơi có nhiều các cụm, khu, điểm công nghiệp; nhưng đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hoá ở một vài nơi, còn dải đất ven sông Hồng lại mầu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây lạc, cây đậu tương, cây vừng, cây ăn quả, sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản; là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị [39, tr.74]. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ hiện có 18 đảng bộ trực thuộc, với 787 tổ chức cơ sở đảng và trên 83,4 nghìn đảng viên. Cấp uỷ cấp uỷ huyện có 5 cơ quan tham mưu, giúp việc là: ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, uỷ ban kiểm tra 11 và văn phòng. Cấp uỷ cấp uỷ huyện có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện nhiệm vụ và tiến trình cải cách tư pháp trên địa bàn. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh uỷ; lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng theo quy định. Quyết định ngân sách và thông qua quyết toán ngân sách đảng hàng năm. Thông qua các quy hoạch, đề án quan trọng, các báo cáo thực hiện nhiệm vụ chính trị và phương hướng, nhiệm vụ hàng năm của đảng bộ. Lãnh đạo về chủ trương, định hướng lớn trong những quyết định quan trọng của hội đồng nhân dân để hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định. Lãnh đạo uỷ ban nhân dân quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp uỷ, hội đồng nhân dân và của cơ quan nhà nước cấp trên. Cho ý kiến về những định hướng lớn trong chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, về những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn và những cân đối chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của địa phương [39, tr.12]. Trong những năm qua (2005 - 2010) dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhịp độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,6%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,2 4 lần; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 637 USD, tăng 2,2 lần so năm 2005. Cơ cấu kinh tế năm 2010: công nghiệp - xây dựng 38,6%, dịch vụ 35,8% và nông lâm nghiệp 25,6%. Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, theo hướng sản xuất hàng hoá; giá trị sản xuất tăng 1,24 lần, giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng, tăng 2 lần so năm 2005. Sản xuất 12 công nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá; giá trị sản xuất tăng bình quân 12,5%/năm và tăng 1,8 lần so với năm 2005. Dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng đạt 15,4%/năm và tăng 2,04 lần so năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 295 triệu USD, tăng 2,34 lần. Tổng đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 29,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4%/năm. Hoàn thành cơ bản chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm đến năm 2010. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 ước đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 2,63 lần so năm 2005, bình quân tăng 21,3%/năm; tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt 12,9%. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng được mở rộng và phát triển; nguồn vốn huy động tăng bình quân 30,4%/năm, dư nợ cho vay tăng 22,5%/năm [39, tr.4]. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo. Giáo dục - đào tạo phát triển, chất lượng từng bước được nâng cao, phổ cập bậc trung học ước đạt 35,7% (99 xã, phường, thị trấn); quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề được mở rộng, tăng 21,1% so năm 2005. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm chỉ đạo; hết năm 2010 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, số giường bệnh/vạn dân đạt 35,9 giường, tăng 62,4%, số bác sỹ/vạn dân đạt 7,02 bác sỹ, tăng 37,6% so năm 2005, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao được triển khai tích cực, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 97% địa bàn dân cư. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn lao động, tổ chức cho 14,63 nghìn người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 26%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 21,8% (còn 10%), hết năm 2010 cơ bản xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 85%, độ che phủ rừng đạt 49,4% [39, tr.6]. 13 Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực; công tác phòng chống tham nhũng được chú trọng. Làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra, xử lý các vụ trọng án, phức tạp; an ninh cơ sở được đảm bảo. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí bước đầu có kết quả. Những vụ tham nhũng được phát hiện đều xử lý nghiêm theo pháp luật [39, tr.8]. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường. Công tác tư tưởng và giáo dục lý luận, chính trị, giáo dục truyền thống được đẩy mạnh. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai tích cực; bước đầu đã có sự chuyển biến trong việc "làm theo". Công tác cán bộ được đổi mới về nội dung và phương pháp; việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ được chú trọng, mặt bằng chuẩn hoá được nâng lên. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh bình quân hàng năm đạt 73,1%, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 85%, bình quân kết nạp được 3.050 đảng viên mới/năm, khắc phục 308/318 khu dân cư chưa có chi bộ độc lập. Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác dân vận có chuyển biến tích cực. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tăng cường phối hợp nắm tình hình, xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh, các vấn đề nhạy cảm trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo ở những địa bàn trọng điểm góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chất lượng hoạt động hội đồng nhân dân các cấp được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp được tăng cường; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thi hành công vụ có tiến bộ. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động trong việc tập hợp lực lượng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử [39, tr.12]. 14 Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số khuyết điểm, hạn chế: Kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa ra khỏi tỉnh nghèo. Chất lượng một số lĩnh vực xã hội còn hạn chế, yếu kém. An ninh trật tự cơ sở còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị đổi mới chưa nhiều, một số yếu kém, hạn chế chậm được khắc phục. Cải cách hành chính chuyển biến chưa mạnh, nhất là trong tổ chức thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính đã ban hành. Triển khai cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' chưa đồng đều, kết quả "làm theo" ở nhiều nơi chưa rõ nét. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân một số nơi còn hình thức. Nguyên nhân là do: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước, xuất phát điểm kinh tế của tỉnh còn thấp; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Năng lực vận dụng, cụ thể hoá nghị quyết, chính sách pháp luật của một số cấp uỷ còn nhiều hạn chế, nhất là trong tổ chức thực hiện. Sự lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý điều hành của chính quyền các cấp trên một số lĩnh vực chưa tập trung, quyết liệt và dứt điểm. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chưa kịp thời, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở một số vị trí công tác chưa thể hiện rõ nét. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức còn hạn chế về năng lực, trình độ; sa sút về đạo đức, lối sống; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cấp trên trong một số cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác nghiên cứu, dự báo tình hình trên một số lĩnh vực chưa sát với thực tế; còn chủ quan, nóng vội, chưa lường hết những khó khăn, tính toán khả năng cân đối nguồn lực và các tác động khác để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp. Với bề dày truyền thống và kinh nhiệm tích luỹ được trong quá trình phục vụ sự lãnh đạo của các cơ quan đứng đầu cấp ủy cấp huyện, văn 15 phòng cấp uỷ cấp huyện đã có những đóng góp to lớn trong việc tham mưu phục vụ ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ. Chất lượng tham mưu của văn phòng cấp uỷ cấp huyện trong 20 năm qua, tập trung triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đến lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến lần thứ X, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá, dịch vụ biến đổi lên xuống thất thường; bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên diện rộng tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong thời gian này, diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh như: Cuộc bầu cử Quốc hội từ khoá VIII đến khóa XII, kỷ niệm 10 năm tái lập tỉnh Phú Thọ và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Văn phòng cấp ủy cấp huyện có khối lượng công việc phải giải quyết nhiều, tình hình tổ chức cán bộ có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, cán bộ, công chức, nhân viên văn phòng cấp ủy cấp huyện tỉnh Phú Thọ đã ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các ban đảng, các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ ®ảng bộ các huyện, thị, thành, đặc biệt là trong việc kiểm điểm giữa các nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ. Những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trên nguyên nhân một phần do công tác tham mưu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, trong đó có hệ thống văn phòng cấp uỷ cấp huyện. 1.1.2. Kh¸i qu¸t cÊp ñy cÊp huyÖn trùc thuéc TØnh ñy Phó Thä hiện nay Để tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trong hệ thống chính trị cấp huyện, thị, thành tỉnh Phú Thọ, trong giai đoạn hiện nay, trên địa 16 bàn toàn tỉnh Phú Thọ có 18 đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh; trong đó về đơn vị hành chính có 13 huyện, thị, thành uỷ cụ thể là: 1. Đảng bộ Thành phố Việt Trì. 2. Đảng bộ Thị xã Phú Thọ. 3. Đảng bộ Huyện Phù Ninh. 4. Đảng bộ Huyện Lâm Thao. 5. Đảng bộ Huyện Tam Nông. 6. Đảng bộ Huyện Thanh Sơn. 7. Đảng bộ Huyện Tân Sơn. 8. Đảng bộ Huyện Cẩm Khê. 9. Đảng bộ Huyện Yên Lập. 10.Đảng bộ Huyện Hạ Hoà. 11.Đảng bộ Huyện Thanh Ba. 12.Đảng bộ Huyện Thanh Thuỷ. 13.Đảng bộ Huyện Đoan Hùng. Ngoài ra còn có 5 cấp uỷ trực thuộc tỉnh uỷ là: 1. Đảng bộ Khối cơ quan của tỉnh. 2. Đảng bộ Khối Doanh nghiệp. 3. Đảng bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. 4. Đảng bộ Công an tỉnh. 5. Đảng bộ Công ty SUPE và Hoá chất Lâm Thao. Về chức năng, nhiệm vụ : Cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ là bộ phận thành viên của hệ thống chính trị ở cấp huyện, có chức năng lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương thực hiện nghị quyết đại hội của cấp mình và các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Đồng thời lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chị thị của Đảng; 17 Cấp uỷ cấp huyện là cơ quan lãnh đạo gi÷a hai kú ®¹i héi của Đảng bộ cấp huyện, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của địa phương trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; quyết định các vấn đề về chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh uỷ Phú Thọ và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ cấp mình; quyết định các vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ theo qui định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên; đề xuất với Tỉnh uỷ về những vấn đề liên quan, cần thiết thuộc thẩm quyền giải quyết của Tỉnh uỷ Phú Thọ. Cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ được thành lập rất sớm, ban đầu là Ban cán sự Đảng ở các huyện, thị x·. Sớm nhất là Ban cán sự huyện Thanh Ba, Hạ Hoà (tháng 1/1947) và đến tháng 5/1947, tất cả các huyện, thị trong tỉnh đều có tổ chức Đảng độc lập. Sau này, do quá trình thay đổi địa giới hành chính, huyện Tân Sơn là đơn vị hành chính được thành lập mới (tách ra từ huyện Thanh Sơn) theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 9 - 4- 2007 của Chính phủ, Huyện uỷ Tân Sơn được thành lập tháng 4/2007, là Đảng bộ được thành lập muộn nhất ở tỉnh Phú Thọ. Về cơ cấu tổ chức của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thị, thành phố gồm: Ban Thường vụ, Thường trực và các ban tham mưu: Ban tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Uỷ ban Kiểm tra và Văn phòng cấp uỷ. Về biên chế: Đối với 13 Đảng bộ của các huyện, thị, thành có từ 28 – 35 biên chế. (Đối với các Đảng bộ Khối cơ quan của tỉnh, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp, Đảng bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ Công ty SUPE và Hoá chất Lâm Thao có từ 12 – 25 biên chế). Hiện tại, các huyện, thị, thành uỷ của tỉnh Phú Thọ có 616 chi, đảng bộ trực thuộc với 4.628 chi bộ trong đảng bộ cơ sở và 73.430 đảng viên, chiếm 77,4% số tổ chức cơ sở đảng và 89% số đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan