Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ vai trò của quân và dân miền đông nam bộ trong chiến tranh biên...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của quân và dân miền đông nam bộ trong chiến tranh biên giới tây nam (1975 1979)

.PDF
144
1
87

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VŨ THỊ DUYÊN VAI TRÒ CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM (1975-1979) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VŨ THỊ DUYÊN VAI TRÒ CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM (1975-1979) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN THỦY BÌNH DƯƠNG - NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học, có xuất xứ rõ ràng, trích dẫn đầy đủ. Bình Dương, ngày 22 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Thị Duyên i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của quý thầy cô, các cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy, cô trong Ban Giám hiệu, Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một; đồng thời gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo chỉ huy và đồng nghiệp Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, Cơ quan lưu trữ Quân khu 7 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi kính gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thủy - Trưởng khoa Lịch sử/Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia: Đại tá, PGS.TS. Hồ Sơn Đài - Nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7; Thượng tá, ThS. Nguyễn Văn Xâm - Phó Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7 đã có những góp ý mang tính khoa học giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình - nguồn động lực thúc đẩy tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Bình Dương, tháng 12 năm 2020 Vũ Thị Duyên ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu …………………………………………… 2 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu….…………………………………… 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………….……… 5 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………... 6 6. Nguồn tài liệu………………………………………………………… 6 7. Cấu trúc luận văn……..………………………………………………. 6 Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM...… 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu….……………… 8 1.2. Vài nét về miền Đông Nam Bộ……………………………………... 9 1.2.1. Địa lý tự nhiên và hành chính…………………………………….. 9 1.2.2. Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội ………..…………...…………. 12 1.3. Bối cảnh lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia và hành động gây chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary..………………... 14 1.3.1. Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử..…..…………....... 14 1.3.2. Sự phản bội và hành động gây chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary ……………………………………………………… 18 1.4. Chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam sau giải phóng và đường lối đối ngoại đối với nhà nước Campuchia dân chủ....... 21 1.4.1. Một số chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau chiến tranh giải phóng 1975……………………………………….... 21 1.4.2. Đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đối với Nhà nước Campuchia dân chủ……………………………………………………... 24 * Tiểu kết chương 1……………………………………………………... 26 iii Chương 2. QUÂN VÀ DÂN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM……………………………………………………... 2.1. Chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (5-1975 - 4-1977)……………………………….……… 28 2.1.1. Đấu tranh ngoại giao …………………….………………………. 28 2.1.2. Chuẩn bị thế trận và lực lượng chiến đấu bảo vệ biên giới……… 31 2.2. Chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc (5-1977 - 5-1978)……………………………………………………….. 37 2.2.1. Bảo vệ thành quả cách mạng, chống địch khiêu khích vũ trang, lấn chiếm biên giới (5-1975 – 4-1977)….…………………….. 38 2.2.2. Chiến đấu phòng ngự bảo vệ biên giới và giúp nhân dân Campuchia lánh nạn, xây dựng lực lượng (5-1977 - 5-1978)………… 42 2.3. Tham gia phản công và tiến công giải phóng Campuchia thoát khỏi ách diệt chủng (6-1978 - 1-1979)….………………………………….. 58 2.3.1. Tham gia phản công, đuổi địch lùi xa sang bên kia biên giới …. 58 2.3.2. Tham gia cuộc tổng tiến công giải phóng nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng ……......................................................................... 60 2.4 Quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng ……………………………………………. 62 2.4.1. Phối hợp truy quét tàn quân địch, xây dựng chính quyền nhân dân 62 2.4.2. Cứu đói, cứu đau, giúp dân phục hồi sản xuất, ổn định đời sống 64 * Tiểu kết chương 2……………………………………………………... 68 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM……………………………………….………. 3.1. Đặc điểm …………………………………………………….……... 71 3.1.1. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam diễn ra trong bối cảnh có nhiều mới mẻ và bất ngờ……………………………. 3.1.2. Là cuộc chiến tranh nhân dân chống chế độ phản động Khmer Đỏ và thảm họa diệt chủng ở Campuchia……………..........……………… 3.1.3. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam có dấu ấn nghệ thuật quân sự “Tiên phát chế nhân” của cha ông xưa…………… 3.1.4. Quá trình diễn biến phức tạp nhưng khi diễn ra lại hết sức nhanh chóng…………………………………….……………………………... iv 28 71 71 73 74 75 3.2. Ý nghĩa lịch sử…………………………………….……………….. 76 3.2.1. Góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam……………………………………………………………………... 77 3.2.2. Góp phần củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ …………………………… 79 3.2.3. Góp phần giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước….. 82 3.3. Bài học kinh nghiệm………………………………………………... 84 3.3.1. Về đánh giá tình hình, xác định đối tượng trong bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc……………………………………………………… 84 3.3.2. Về xây dựng tiềm lực,lực lượng và thế trận cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam ………………………………………… 86 3.3.3. Về nghệ thuật tổ chức và tiến hành chiến tranh nhân dân của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ…………………………………….. 88 3.3.4. Về phát huy yếu tố thời đại, vừa chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế ……………………………...……………….. 90 * Tiểu kết chương 3……………………………………………………... 92 KẾT LUẬN……………………………………………………………… 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. 98 v MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Đông Nam Bộ là vùng đất nằm trên nửa phía Đông của Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 23.552,6km2. Trong thời kỳ nhân dân Việt Nam chiến đấu chống quân Pol Pot xâm lược, miền Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé1, Tây Ninh và phần phía Đông của tỉnh Long An; có đường biên giới chung với vương quốc Campuchia dài gần 616km, đối diện với các tỉnh Preyveng, Svayrieng, Kampong Cham2, Kratie và Modulkiri của Vương quốc Campuchia. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Đông Nam Bộ có 3 tỉnh (Tây Ninh, Long An, Sông Bé) trực tiếp là tuyến đầu trong cuộc chiến chống xâm lược do bọn phản động Pol Pot - Ieng Sary tiến hành, là các địa phương có đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp Campuchia đánh đuổi tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary, hồi sinh và phát triển. Là vùng đất “gian lao mà anh dũng” trong tiến trình lịch sử dân tộc, miền Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược chiến lược đặc biệt quan trọng với một loạt các sự kiện lịch sử hào hùng trong thời cận đại và hiện đại; là địa bàn chiến lược có vị trí địa chính trị, địa quân sự quan trọng với Nam Bộ và miền Nam trong hai cuộc kháng chiến và trong cả thời kỳ đất nước thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội; có vị trí và đóng góp to lớn trong công cuộc củng cố và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong giai đoạn 1975-1979. Sau ngày Việt Nam và Campuchia được giải phóng khỏi ách xâm lược của đế quốc Mỹ (1975), chế độ Khmer Đỏ do tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary làm đại điện, vừa thực hiện chính sách diệt chủng ở trong nước, vừa tiến hành đường lối đối ngoại thù địch với Việt Nam. Chúng liên tục tổ chức các hoạt động gây hấn, xâm lấn đột nhập giết người, cướp của, phá hoại tài sản và nghiêm trọng hơn, quân Khmer Đỏ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, nhân dân và lực 1 2 Nay là Bình Dương, Bình Phước. Nay là Tbong Khmom. 1 lượng vũ trang Việt Nam, trong đó có quân và dân miền Đông Nam Bộ đã đứng lên chiến đấu, đánh đuổi quân xâm lược Khmer Đỏ ra khỏi biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các cuộc hội thảo khoa học về đề tài chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, tuy nhiên chưa có các công trình chuyên khảo trình bày một cách hệ thống vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong cuộc chiến này; đặc biệt chưa có các nghiên cứu làm rõ vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc. Việc nghiên cứu làm rõ vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam chống tập đoàn Khmer Đỏ xâm lược ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ trong giai đoạn 1975-1979 sẽ cung cấp một số luận cứ khoa học, góp phần làm rõ thêm những đóng góp quan trọng của Đông Nam Bộ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước ở biên giới Tây Nam, giữ vững ổn định biên giới, duy trì nền hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển với quốc gia láng giềng Campuchia trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước. Việc nghiên cứu còn có ý nghĩa thiết thực, phục vụ cho chương trình giảng dạy các chuyên đề về cuộc kháng chiến chống xâm lược. Qua nghiên cứu cuộc chiến tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ở biên giới các tỉnh Đông Nam Bộ sẽ cho thấy cuộc chiến tranh do tập đoàn Khmer Đỏ phát động xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, lại được các lực lượng phản động quốc tế xúi giục; vai trò của thế trận toàn dân trong cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân để có thể đối phó những kẻ thù xâm lược. Vì những lý do trên, học viên chọn Đề tài “Vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979)” làm luận văn cao học lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đề tài chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam nói chung, vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ nói riêng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ 2 quan nghiên cứu và nhà khoa học, được phản ánh thông qua các công trình nghiên cứu, sách, tạp chí chuyên khảo, chuyên ngành. 2.1. Nhóm công trình đề cập chung liên quan đến đề tài - Nhóm các công trình trong nước: Một số công trình tiêu biểu như: Sách Về vấn đề Campuchia của Trường Chinh (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979). Sách chỉ rõ tập đoàn phản động Bắc Kinh dung dưỡng cho thế lực Khmer Đỏ phát động chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Sách Lịch sử quân sự Việt Nam tập 13 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011) trình bày khái quát nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc chiến đấu chống quân Khmer Đỏ xâm lược. Sách 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng 7-1-1979 7-1-2019 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb. QĐND, Hà Nội, 2018) giới thiệu 82 tham luận khoa học về chủ đề nói trên do Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy An Giang tổ chức. Sách Một số vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) trình bày 37 tham luận về đề tài nói trên do Hội Khoa học lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức,… - Nhóm các công trình hoặc tác giả nghiên cứu nước ngoài: Có không ít công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn, như: Sách Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam của Winfred Burchett (Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986) tố cáo bản chất thoái hóa, phản bội chủ nghĩa Marx của tập đoàn Khmer Đỏ và bản chất cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa do Khmer Đỏ phát động chống Việt Nam. Sách Campuchia: Từ thảm họa đến hồi sinh của E.V.Cobelep (Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1986) giới thiệu tuyển tập các bài báo của các tác giả Liên Xô và nước ngoài kể lại tấm thảm kịch dân tộc mà nhân dân Campuchia đã trải qua và 3 những bước tiến vững chắc trên con đường hàn gắn những vết thương của quá khứ và hồi sinh dân tộc, trong đó có sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam. 2.2. Nhóm công trình đề cập trực tiếp đến đề tài Nhóm các công trình trong nước: Công trình đề cập trực tiếp đến đề tài vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: Báo cáo tổng kết chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia của Quân khu 7 (1977-1989) do Hồ Sơn Đài làm chủ biên (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng, nghiệm thu năm 2007), trình bày diễn biến, kết quả và bài học kinh nghiệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của lực lượng vũ trang và nhân dân miền Đông Nam Bộ. Sách Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1945-2010), do Hồ Sơn Đài chủ biên (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010), đề cập đến vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Ngoài ra, một số sách về lịch sử lực lượng vũ trang địa phương đề cập trực tiếp đến quân và dân tại chỗ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, như: Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Tây Ninh 1945-2015 (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015); Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước 1945-2010 (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Long An 1945-2005 (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005). - Nhóm các công trình hoặc tác giả nghiên cứu nước ngoài: Một số tác giả ngoài nước viết sách về tình hình Campuchia và nhân vật lịch sử của Vương quốc Campuchia, nhưng có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò của lực lượng vũ trang Quân khu 7 và nhân dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sách Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khmer Đỏ của Norodom Sihanouk (Nxb. Công an Nhân dân, 2003) kể về sự phản bội và cuộc xâm lược Việt Nam của tập đoàn Pol Pot. Sách Hun Sen, nhân vật xuất chúng của Campuchia của Haríh C. MehtaJulie B. Mehta (Nxb. Văn học, Hà Nội, 2008) nói về quá trình hoạt động của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, trong đó đề cập khá chi tiết sự giúp đỡ của Quân khu 4 7 và nhân dân miền Đông Nam Bộ trong việc đón nhận và giúp đỡ nhân dân Campuchia chạy nạn và xây dựng lực lượng làm lại cuộc cách mạng. Ngoài một số công trình tiêu biểu nêu trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu, sách, bài báo khoa học khác. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào trình bày một cách hệ thống vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Dù vậy, những công trình khoa học được công bố đã cung cấp nhiều luận điểm khoa học và tư liệu cho luận văn. 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, hoạt động của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc; làm nổi bật vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam; rút ra bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng vào thực tiễn, góp phần vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc hướng biên giới Tây Nam trong tình hình mới. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở thu thập, xử lý và trình bày một cách có hệ thống nguồn tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn nhằm làm rõ những yếu tố tác góp phần phục dựng bức tranh toàn cảnh cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Pol Pot - Ieng Sary; khẳng định và làm rõ vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam; cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu thực hiện các đề tài lịch sử và làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục lịch sử, truyền thống. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979). Đó là vai trò của nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh biên giới (Tây Ninh, Sông Bé, Long An) cùng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn cũng đề cập đến vai trò của lực lượng vũ trang Quân khu 7 đứng chân trên địa bàn nghiên cứu. 5 Phạm vi địa bàn nghiên cứu gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trọng tâm là 3 tỉnh biên giới (Long An, Tây Ninh, Bình Phước) của Quân khu 7 và 5 tỉnh: Preyveng, Svayrieng, Kampong Cham (Tbong Khmom), Kratie và Modulkiri của Campuchia trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979). Phạm vi thời gian nghiên cứu từ tháng 9-1977 (khi quân đội Pol Pot - Ieng Sary tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới miền Đông Nam Bộ) đến tháng 1-1979 (khi Nhà nước Việt Nam và lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời phối hợp với nhân dân và lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia tiến công giải phóng Phnom Penh khỏi ách thống trị của chế độ diệt chủng. Luận văn cũng đề cập đến giai đoạn (5-1975 - 8-1977), từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến trước khi quân đội Khmer Đỏ tiến công xâm lược Việt Nam trên tuyến biên giới miền Đông Nam Bộ. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng, luận văn vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, học viên cũng kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác đặc biệt là phương pháp chuyên gia để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 6. Nguồn tài liệu Tài liệu để thực hiện luận văn dựa vào nguồn tài liệu gốc về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Quân khu 7 và các tỉnh miền Đông Nam Bộ; các công trình khoa học đã được công bố lưu trữ tại các thư viện, Viện nghiên cứu, Trường Đại học và lời kể của nhân chứng dưới dạng các bài đăng nhật báo, tuần báo, hồi ký đã xuất bản, băng ghi âm các cuộc tọa đàm… được lưu tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, các cơ sở lưu trữ tại các tỉnh của miền Đông Nam Bộ. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 6 Chương 1: Một số khái niệm và những nhân tố tác động đến vai trò của quân và dân Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Chương 2: Quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Chương 3: Một số nhận xét về vai trò của quân và dân Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. 7 Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Vai trò: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng là “tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó” (Nxb. Dân Trí, 2019). Quân và dân: Là lực lượng gồm cả lực lượng vũ trang (bộ đội thường trực Quân khu 7, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ); thanh niên xung phong và các tầng lớp nhân dân. Miền Đông Nam Bộ: Là vùng đất nằm trên nửa phía đông của Nam Bộ, ngày nay thuộc địa bàn các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, miền Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Đồng Nai (gồm cả Bà Rịa và Đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo), Sông Bé (gồm cả Bình Dương, Bình Phước), Tây Ninh, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Về biên giới, trên đất liền, miền Đông Nam Bộ có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài gần 616km; đối diện với các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Phước của miền Đông Nam Bộ - Việt Nam là các tỉnh Prey Veng, Svay Rieng, Kampong Cham (nay là Tbong Khmom), Kratie và Modulkiri của Campuchia. Miền Đông Nam Bộ cùng với miền Tây Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ cấu thành lãnh thổ quốc gia Việt Nam thống nhất. Chiến tranh bảo vệ: Là cuộc chiến tranh do một quốc gia, dân tộc tiến hành nhằm chống lại sự xâm lược của nước ngoài để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và thành quả của quốc gia, dân tộc đó. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mang tính chất chính nghĩa, cách mạng, toàn dân và quốc tế. Xuất phát từ các khái niệm trên, đề tài xác định vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979) là vị trí, 8 tác dụng của lực lượng vũ trang (bao gồm cả bộ đội thường trực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ) và nhân dân địa phương các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia chuẩn bị và thực hành chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, giai đoạn từ 1975 đến 1979. Vai trò ở đây bao gồm: chuẩn bị chiến đấu (đánh giá âm mưu hành động của địch, tổ chức lực lượng quân sự, chính trị, hậu cần - kỹ thuật, tổ chức chiến trường); thực hành chiến đấu (trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu); xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ biên giới. Trên cơ sở vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979) để làm rõ và sâu sắc thêm về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên hướng biên giới Tây Nam của quân và dân miền Đông Nam Bộ. Khẳng định: Đây không chỉ là chiến tranh của các binh đoàn chủ lực mà còn là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh với sự tham gia trực tiếp chiến đấu của các lực lượng tuyến trước cùng với sự chi viện tích cực của các đơn vị, hậu phương phía sau. 1.2. Vài nét về miền Đông Nam Bộ 1.2.1. Địa lý tự nhiên và hành chính Miền Đông Nam Bộ là vùng đất phù sa cổ, nằm trên nửa phía Đông của Nam Bộ - vùng đất “gian lao mà anh dũng” trong lịch sử dân tộc. Theo sự phân chia hành chính, ngày nay miền Đông Nam Bộ được xác định bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Long An. Có diện tích tự nhiên hơn 23.564,4km2, dân số trên 17.825.907 người (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019). Về vị trí địa lý tự nhiên, miền Đông Nam Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên miền Nam với đồng bằng Sông Cửu Long, lưng dựa vào dải Trường Sơn và vùng rừng núi Đông Dương, mặt hướng xuống đồng bằng và biển Đông. Với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình chuyển dịch trong biên độ từ 20m đến 200m so với mực nước biển theo hướng Tây Nam lên đông bắc. Bề mặt địa hình Đông Nam Bộ được chia thành 4 vùng chính: vùng đất đỏ bazan ở 9 phía đông bắc (bắc tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Bình Long, Phước Long trước đây); vùng đất phù xa cũ thuộc khu vực trung du (các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh trước đây); vùng đất phù sa mới gồm rẻo phía Nam (từ tỉnh lỵ các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương về phía biển) và vùng đồng bằng trũng thấp Đồng Tháp Mười. Miền Đông Nam Bộ có các tỉnh giáp với Vương quốc Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Địa hình bằng phẳng, có đường giao thông thủy bộ thuận tiện, cư dân hai nước vùng giáp biên giới có tập quán thường xuyên qua lại trao đổi, buôn bán làm ăn và có truyền thống đoàn kết chống quân xâm lược. Núi ở miền Đông Nam Bộ có rải rác và phân bố ở hầu khắp các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Biên Hòa. Cao nhất là núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh (986m), núi Chứa Chan ở tỉnh Đồng Nai (818m), Bà Rá tỉnh Bình Phước (783m), Mây Tàu tỉnh Bà Rịa (716m), Thị Vải tỉnh Bà Rịa (446m),… Ngoài ra còn có núi Cậu, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, núi Minh Đạm, Bửu Long, Châu Diên,… [27, tr16]. Rừng ở miền Đông Nam Bộ chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên (không kể vùng rừng tràm gió mạn đông bắc Đồng Tháp Mười, vùng đám lá tối trời ở Gò Công, hạ lưu sông Vàm Cỏ). Bao phủ hầu hết vùng phía Bắc và đông bắc là những cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật và động vật có đầy đủ đặc trưng của vùng Á nhiệt đới. Mạn Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh kéo về phía biển là khu rừng ngập mặn với diệt tích 600km2 với hàng nghìn chủng loại thủy sản. Ngoài ra, miền Đông Nam Bộ còn có các trảng cây thấp như dầu, ngành ngạch, le, rừng Khộp và hàng ngàn héc-ta rừng cao su trải dài hầu khắp các tỉnh. Phần vùng biển ở miền Đông Nam Bộ nằm trong khu vực Biển Đông, trải dài ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận thuộc mảng châu Á, nơi tiếp giáp Thái Bình Dương với đảo Philippin và giáp với mảng Âu - Úc với đảo Java - Sumatra của Indonexia. Biển ở Đông Nam Bộ có độ dài sát mép nước trên 130km, ngoài khơi xa là Côn Đảo. Ngoài ra, Đông Nam Bộ còn có nhiều cửa biển quan trọng như Soài Rạp, Đồng Tranh, Cần Giờ, Lòng Tàu, Cái Mép, Hồ Cốc, Lộc An,… Đa phần các con sông lớn chảy qua miền 10 Đông Nam Bộ đều bắt nguồn từ miền biên giới và cao nguyên phía bắc đổ xuôi về phía Nam, đông nam và ra biển Đông (sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây). Ngoài các con sông lớn nói trên, Đông Nam Bộ còn nhiều sông, kênh rạch khác như sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray, sông Bến Cát, kênh Bến Nghé, rạch Thị Nghè,… Giao thông ở miền Đông Nam Bộ, bên cạnh hệ thống kênh rạch chằng chịt của miền Nam, mạng lưới đường bộ chiếm địa vị chủ yếu về lưu thông trên vùng đất này. Có Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gặp gỡ của những con đường chiến lược huyết mạch của Đông Dương. Từ đây tỏa đi khắp nơi có các tuyến đường sắt Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn - Lộc Ninh, Sài Gòn - Mỹ Tho trước đây và các quốc lộ quan trọng như quốc lộ 1, 13, 14, 15, 16 (nay là quốc lộ 1, 20, 22, 27, 51). Ngoài ra còn có hàng chục liên tỉnh lộ, hàng trăm tỉnh lộ và hương lộ khác chạy dọc ngang, đan xen trong lòng miền Đông Nam Bộ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Đông Nam Bộ có hai mùa mưa và khô rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11. Do mùa mưa với lượng mưa tập trung nhiều (trung bình trong năm từ 1.300mm đến 2.000mm) trong thời gian ngắn tạo nên sự xói mòn mạnh mẽ trên những địa hình đồi núi, những nơi có độ dốc cao, đặc biệt ở những nơi thiếu thảm thực vật che phủ đã làm thay đổi cấu trúc địa hình, làm biến đổi độ phì nhiêu của thổ nhưỡng và ảnh hưởng tới sự phát triển của giới sinh vật và cuộc sống của con người. Thời gian từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau là mùa khô, với sự xâm nhập của khối khí tuyến hải dương và tín phong, độ ẩm thường xuyên của gió tín phong đông bắc (gió chướng) hoạt động với cường độ mạnh (từ cấp 5 đến cấp 6) có đặc tính khô hanh làm cho nơi đây có mùa khô nóng kéo dài gay gắt,… là khu vực ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão so với các tỉnh thành trên cả nước. Địa lý hành chính ở miền Đông Nam Bộ như thời kỳ trước năm 1945, gồm các tỉnh, thành phố như: Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Vũng Tàu. Tháng 5-1951, thực hiện sáp nhập các tỉnh gần nhau có cùng một đặc điểm về địa lý theo chủ trương của Trung ương Cục miền Nam; cùng với việc thực hiện 11 Nghị định số 252/NĐ-51 của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ về việc sát nhập 20 tỉnh của Nam Bộ thành 11 tỉnh. Gồm: Gia Định Ninh (các tỉnh cũ Gia Định, Tây Ninh và các huyện Đức Hòa, Trung Huyện, khu Đông Thành thuộc tỉnh Chợ Lớn); Thủ Biên (gồm các tỉnh cũ Thủ Dầu Một, Biên Hòa và huyện Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định); Bà Chợ (gồm các tỉnh cũ Bà Rịa, Chợ Lớn và huyện Long Thành thuộc tỉnh Biên Hòa, huyện Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định); Mỹ Tho (gồm các tỉnh cũ Mỹ Tho, Tân An, Gò Công); Long Châu Sa (gồm tỉnh Sa Đéc cũ và phần Châu Đốc, Long Xuyên, mạn tả ngạn sông Hậu). Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần các huyện sát ven đô như huyện Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè (thuộc tỉnh Gia Định cũ), Trung huyện (thuộc tỉnh Chợ Lớn cũ)… tách riêng thành lập đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn [27, tr18]. 1.2.2. Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội Dân cư các tỉnh miền Đông Nam Bộ chủ yếu là cư dân bản địa và lưu dân từ phía Bắc, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Phần lớn là người Kinh chiếm 92,46%, chủ yếu là nông dân, định cư ở các đô thị, miền đồng bằng, dọc ven biển và hai bên bờ các con sông lớn; công nhân tập trung ở hai khu vực chính là khu kỹ nghệ, khuân vác ở Sài Gòn, Biên Hòa và các đồn điền cao su. Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 7,54% gồm hơn 40 dân tộc khác nhau như Xtiêng, Mạ, Chơro, Mnông, Chăm, Hoa, Khmer,… Người Xtiêng ở bắc Thủ Dầu Một, bắc Biên Hòa; người Mạ, Cơho ở bắc Biên Hòa; người Hoa ở Chợ Lớn (chiếm 75%) và các đô thị, đồng bằng; người Khmer ở Tây Ninh, Tân An, Gia Định [27, tr.21]. Ở vùng địa hình đất đỏ bazan thuộc miền Đông Nam Bộ, dân cư thưa, chủ yếu là các dân tộc Chăm, Kinh,… sinh sống tập trung tại các điểm dân cư, thị trấn, thị xã, thành phố và những vùng có nước quanh năm. Ở vùng đồng bằng phù sa cũ thuộc miền Đông Nam Bộ, mật độ dân cư trong khu vực khá dày, từ 180 đến 240 người/km2. Tập trung chủ yếu là các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Nùng, Chăm, Stiêng, Mơ Nông, Mạ, Chơ Ro... các dân tộc hòa nhập phần lớn vào cộng đồng người Kinh, nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc thù riêng của từng tộc người. 12 Dân cư các tỉnh biên giới trước khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam phân bố không đều, các hộ dân tập trung chủ yếu dọc theo các trục đường, hai bên sông và các thung lũng, tạo ra hệ thống làng xã liên hoàn trong các cụm tuyến dân cư. Trong chiến tranh giải phóng, nhân dân các huyện biên giới có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Khi chiến tranh xảy ra, nhân dân đã phát huy truyền thống đó vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ củng cố thế trận khu vực phòng thủ, tạo hậu phương vững chắc cho các lực lượng phòng thủ, phòng ngự ở tuyến biên giới. Tuy nhiên, một bộ phận dân cư do đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp; hiểu biết về quốc gia, biên giới, luật pháp hạn chế. Chiến tranh xảy ra trong điều kiện còn nhiều thành phần sót lại của chế độ cũ chưa ra trình diện, chưa được cải tạo nên có biểu hiện nhen nhóm, tập hợp lực lượng, móc nối với địch, xúi giục, kích động hận thù dân tộc, gây chia rẽ trong nhân dân và lực lượng vũ trang,... Về kinh tế - chính trị - xã hội: Sau những năm dài chiến tranh, dưới chế độ thực dân mới, xã hội miền Nam, đặc biệt tại Sài Gòn đầy rẫy các tệ nạn như cờ bạc, nghiện hút, ăn xin, mại dâm, trộm cướp,... Nhiều đảng phái, tổ chức phản động vẫn đang lén lút hoạt động. Một bộ phận dân cư bị ảnh hưởng tuyên truyền, xuyên tạc của Mỹ - ngụy, sống bất hợp tác với cách mạng hoặc che giấu cho các phần tử phản động phá hoại cách mạng. Chính quyền ngụy tan rã, nhưng chính quyền cách mạng ở cơ sở xã, ấp, huyện, tỉnh, thành phố phần lớn chưa kịp thành lập. Nhiều cơ quan, công sở, kho tàng, nhà máy quan trọng cần phải được thu hồi, bảo quản, quản lý kịp thời, tránh bị ăn cắp, phá hoại, gây thiệt hại tài sản chung cho đất nước. Cùng với việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội sau ngày giải phóng, các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ đã phải tổ chức cứu trợ cho hàng nghìn gia đình nghèo đói. Từ tháng 5 đến tháng 6-1975, bộ đội phải bớt khẩu phần ăn và thu gom lương thực từ các kho tàng để tổ chức cứu đói cho dân với trên 6 trăm tấn gạo (661 tấn), 27 tấn lúa và 475 giạ lúa, 8 triệu đồng tiền mặt. Tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn trên 53.000.000 đồng; thực hiện cứu tế, cứu đói cho công nhân 450.000 đồng, 42.000kg gạo, khôi phục lại các nhà trẻ, mở 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan