Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Từ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyề...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Từ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh

.PDF
136
167
95

Mô tả:

Từ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ ThịnhTừ tiểu thuyết bến không chồng - Dương Hướng đến phim truyền hình Thương nhớ ở Ai Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐINH THỊ KIM DUNG TỪ TIỂU THUYẾT "BẾN KHÔNG CHỒNG" – DƢƠNG HƢỚNG ĐẾN PHIM TRUYỀN HÌNH "THƢƠNG NHỚ Ở AI" – LƢU TRỌNG NINH VÀ BÙI THỌ THỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐINH THỊ KIM DUNG TỪ TIỂU THUYẾT "BẾN KHÔNG CHỒNG" – DƢƠNG HƢỚNG ĐẾN PHIM TRUYỀN HÌNH "THƢƠNG NHỚ Ở AI" – LƢU TRỌNG NINH VÀ BÙI THỌ THỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THỊ PHƢƠNG THÁI Thái Nguyên – 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Đinh Thị Kim Dung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Phƣơng Thái đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Đinh Thị Kim Dung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 2.1. Sơ lƣợc về chuyển thể văn học và điện ảnh trên thế giới và của Việt Nam 3 2.2. Tiểu thuyết Bến không chồng và bộ phim Thƣơng nhớ ở ai .................... 10 3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 13 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 13 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13 4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 13 4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 13 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 14 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 14 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 15 NỘI DUNG ..................................................................................................... 16 Chƣơng 1: CỐT TRUYỆN BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƢƠNG HƢỚNG VÀ PHIM TRUYỀN HÌNH THƢƠNG NHỚ Ở AI CỦA LƢU TRỌNG NINH, BÙI THỌ THỊNH ............................................................................... 16 1.1. Cốt truyện trong tiểu thuyết Bến không chồng và phim Thƣơng nhớ ở ai16 1.1.1. Khái niệm cốt truyện trong văn học và điện ảnh .................................. 16 1.1.1.1. Khái niệm cốt truyện trong văn học ................................................... 16 1.1.1.2. Khái niệm Cốt truyện trong điện ảnh................................................. 19 1.1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Bến không chồng...................................... 22 iv 1.1.3. Những tiếp thu và sáng tạo trong mạch truyện của phim Thƣơng nhớ ở ai .................................................................................................................. 24 1.2. Thời gian và không gian nghệ thuật chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng sang phim Thƣơng nhớ ở ai.................................................................. 30 1.2.1. Không gian nghệ thuật.......................................................................... 30 1.2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 38 1.3. Nghệ thuật chuyển thể qua mở đầu và kết thúc ....................................... 40 1.4. Từ tiểu thuyết Bến không chồng đến phim truyền hình Thƣơng nhớ ở ai ... 43 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 48 Chƣơng 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG VÀ PHIM THƢƠNG NHỚ Ở AI ..................................................... 50 2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Bến không chồng............................ 50 2.1.1. Nhân vật ngƣời lính............................................................................... 53 2.1.1.1. Nhân vật Vạn ...................................................................................... 54 2.1.1.2. Nhân vật Nghĩa, Thành ...................................................................... 57 2.1.2. Hình ảnh những ngƣời phụ nữ .............................................................. 59 2.1.2.1. Chị Nhân, Hơn ................................................................................... 61 2.1.2.2. Nhân vật Hạnh ................................................................................... 63 2.2. Hệ thống nhân vật trong phim truyền hình Thƣơng nhớ ở ai .................. 66 2.2.1. Tuyến nhân vật đƣợc bảo lƣu ................................................................ 67 2.2.1.1. Nhân vật Vạn ...................................................................................... 67 2.2.1.2. Nhân vật Nghĩa, Thành ...................................................................... 70 2.2.1.3 Nhân vật Nhân, Hạnh ......................................................................... 70 2.2.2. Sự làm mới trong tính cách nhân vật: Hơn, Đột................................... 75 2.2.2.1. Nhân vật Hơn ..................................................................................... 75 2.2.2.2. Nhân vật Đột ...................................................................................... 77 2.2.3. Các nhân vật sáng tạo: Liễu, Thị Mầu, Nƣơng, Thị ............................. 79 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 83 v Chƣơng 3: NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG VÀ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG PHIM THƢƠNG NHỚ Ở AI.................. 85 3.1. Ngôn từ nghệ thuật trong Bến không chồng ........................................... 85 3.1.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện.................................................................... 87 3.1.1.1. Ngôn ngữ miêu tả giàu chất thơ ......................................................... 87 3.1.1.2. Ngôn ngữ dân gian ............................................................................. 89 3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật .............................................................................. 91 3.1.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................... 91 3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại.......................................................................... 94 3.2. Ngôn ngữ điện ảnh trong phim truyền hình Thƣơng nhớ ai ............... 95 3.2.1. Ngôn ngữ hình ảnh ................................................................................ 96 3.2.1.1. Ngôn ngữ hình ảnh trong thiết kế mĩ thuật (bối cảnh và đạo cụ) ...... 98 3.2.1.2. Ngôn ngữ hình ảnh trong xây dựng nhân vật .................................. 102 3.2.1.3. Ngôn ngữ hình ảnh trong phƣơng thức tạo hình ảnh ...................... 105 3.2.2. Ngôn ngữ thính giác (âm thanh) ......................................................... 109 3.2.3. Nghệ thuật dựng phim ......................................................................... 113 3.3. Một vài gợi dẫn nhỏ trong cách tiếp cận tác phẩm văn học qua góc độ điện ảnh ......................................................................................................... 115 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 118 KẾT LUẬN ................................................................................................... 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 122 vi Hình 1: Bìa sách Bến không chồng do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành Tiểu thuyết: Bến không chồng Tác giả: Dƣơng Hƣớng vii Hình 2: Hình ảnh trong phim Thƣơng nhớ ở ai Phim truyền hình: Thƣơng nhớ ở ai Đạo diễn: Lƣu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh Biên kịch: Phạm Ngọc Tiến Lâm Vissay – vai Vạn Trần Hữu Quý – vai Hiệp Hồng Kim Hạnh – vai Hơn Phƣơng Thảo – vai Dâu Ngọc Anh – vai Nhân Phạm Thị An – vai Bà Khiêm Đinh Thanh Hƣơng – vai Nƣơng Hồng Sơn – vai Ông Khiêm Quách Jimmii Khánh- vai Đột Minh Phƣơng – vai Ông Tùng Lê Khả Sinh – vai Nghĩa Trần Vân Anh – vai Thủy Trà My – vai Hạnh Trần Bắc – vai Ông Thu NSND Thanh Ngoan – vai Bà Bánh Thái Sơn – vai Ông Diên Minh Đức – vai Ông Bánh Hồng Anh – vai Liễu Trịnh Tú – vai Tốn Cao Huyền – vai Cúc Trang Phƣơng – vai Tý Hin Oanh oanh – vai Thắm 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu thuyết Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng từng gây tiếng vang trong những năm 90 của thế kỉ trƣớc, cho đến nay, sau gần 30 năm, tác phẩm này vẫn đƣợc gọi tên nhƣ một ví dụ điển hình cho những bi kịch thời hậu chiến. Bến không chồng tiếp tục đƣợc chú ý khi lần lƣợt xuất hiện trên màn ảnh ở cả hai thể loại phim điện ảnh cùng tên và phim truyền hình Thƣơng nhớ ở ai của cùng một đạo diễn Lƣu Trọng Ninh. Năm 2000 tiểu thuyết Bến không chồng đƣợc chuyển thể thành phim điện ảnh. Trong phim điện ảnh cùng tên đạo diễn Lƣu Trọng Ninh đã chuyển thể tƣơng đối trung thành với tác phẩm văn học. Nhƣng hơn 10 năm sau đạo diễn vẫn thấy đó là một bộ phim chƣa thật sự truyền tải hết thông điệp của cuộc sống: số phận của những ngƣời lính bƣớc chân từ những cuộc chiến tranh, đặc biệt là đề tài số phận của ngƣời phụ nữ không bao giờ có trang cuối trong thời chiến và thời bình, những hủ tục của làng quê, của gia đình, cách nhìn nhận về con ngƣời, quan niệm, số phận con ngƣời có nhiều thay đổi…Vì thế đạo diễn Lƣu Trọng Ninh một lần nữa muốn quay lại tiểu thuyết Bến không chồng để cày xới và làm mới Bến không chồng trong bộ phim Thƣơng nhớ ở ai. Thƣơng nhớ ở ai có thể chƣa phải là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhƣng lại là một trong những tác phẩm đáng xem và đáng suy ngẫm, bởi câu chuyện đƣợc kể về những mảnh đời, số phận nhân vật gắn liền với một phần lịch sử dù đã xa nhƣng không bao giờ cũ của đất nƣớc. Đặc biệt bi kịch của ngƣời phụ nữ và lối tự sự bằng âm nhạc dân gian của bộ phim này có sức cuốn hút và ám ảnh đối với ngƣời xem. Những xúc cảm tâm lý mãnh liệt khi xem Thƣơng nhớ ở ai thôi thúc tôi thực hiện hành trình ngƣợc, một 2 lần nữa tìm đọc lại tiểu thuyết Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng. Nhƣng lần này, việc đọc lại không còn đơn thuần là đọc để biết, đọc để thƣởng thức mà đã ít nhiều khơi gợi ở tôi hứng thú khoa học. Ý tƣởng tìm kiếm và nghiên cứu những chất liệu văn học trong tiểu thuyết Bến không chồng và phim Thƣơng nhớ ở ai đƣợc hình thành trong tôi từ đó. Trên thực tế, trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, điện ảnh có khá nhiều tƣ liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiểu thuyết Bến không chồng và phim điện ảnh cùng tên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Bến không chồng và Thƣơng nhớ ở ai hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu chính thức nào. Một phần vì nhan đề của bộ phim giống nhƣ một câu hỏi khơi gợi đề tài về tình cảm lứa đôi, nó lại là phim truyền hình dài tập nên ít thu hút hơn so với phim điện ảnh. Sự mới mẻ của đề tài tôi chọn là chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim truyền hình do vậy sẽ công phu, mất nhiều thời gian hơn, song cũng kích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu. Hiện nay việc tiếp thu tác phẩm văn học từ nhiều góc độ trong đó điện ảnh là cách tiếp cận hay trên thế giới và Việt Nam. Việc lựa chọn đề tài này còn xuất phát từ thực tế công việc của tôi, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông. Tôi nhận thấy, điện ảnh đã mở ra một kênh tiếp cận mới đối với tác phẩm văn học. Việc giảng dạy văn học thông qua điện ảnh đem lại những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho học sinh và cho cả chính giáo viên. Hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm văn học vì vậy đƣợc nâng cao. Đề tài này có thể coi là một thử nghiệm của cá nhân tôi, với hi vọng tìm kiếm thêm những cách tiếp cận mới, nhằm phá vỡ lối mòn của chính mình trong phƣơng pháp giảng dạy văn học lâu nay. Tôi áp dụng nó tiếp cận tác phẩm văn học, hình thành cho tôi phƣơng pháp luận để nghiên cứu. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Sơ lược về chuyển thể văn học và điện ảnh trên thế giới và của Việt Nam Sẽ không có gì phải bàn cãi khi khẳng định sự gắn kết bền chặt giữa văn học và điện ảnh trong lịch sử điện ảnh nhân loại. Một trong những minh chứng rõ rệt nhất cho mối quan hệ ấy là hiện tƣợng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh. Giải thƣởng điện ảnh danh giá bậc nhất thế giới hàng năm Oscar cũng đã có hạng mục tôn vinh những tác phẩm chuyển thể xuất sắc nhất, nhƣ một sự thừa nhận mạnh mẽ cho mối liên kết sâu sắc giữa hai loại hình nghệ thuật này. Đề tài chúng tôi chọn đối tƣợng nghiên cứu là phim truyền hình Thƣơng nhớ ở ai, do vậy trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ giới hạn khảo sát ở nhóm phim truyền hình đƣợc chuyển thể từ văn học. Nói tới những tác phẩm văn học trên thế giới đƣợc chuyển thể thành phim truyền hình không thể không kể đến tác phẩm Bố già (The Godfther) bộ phim của Francis Ford Coppla dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Mario Puzo. Bố già là tiểu thuyết nói về thế giới đen tối của Mafia, kể về gia tộc Corleane sống tại Mỹ. Nhân vật chính là một ngƣời đàn ông vô cùng quyền lực Vito Corleone - sau này đƣợc gọi bằng cái tên Bố già. Ông ta là ngƣời tinh thông và có khả năng giải quyết mọi tình huống khó khăn, bế tắc thậm chí là những tình huống mà luật pháp cũng chịu thua…Tiểu thuyết đã đƣợc Francis Ford Coppla làm đạo diễn. Bộ phim đƣợc xếp thứ 2 trong số 100 phim hay nhất của điện ảnh Mỹ đƣợc nhận giải Oscar cho phim hay nhất và kịch bản chuyển thể, 5 giải quả cầu vàng và 1 giải Grammy. Một bộ phim nữa của Mỹ cũng đƣợc xếp vào 100 bộ phim đạt nhiều doanh thu và thành công của điện ảnh Mỹ đó là Cuốn theo chiều gió. Bộ phim đƣợc bình chọn là một bộ phim có sức hút và đông khán giả nhất vì đây là bộ phim chính kịch lãng mạn sử thi. Bộ phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Margarit Mitchell. Phim do đạo diễn Victo 4 Fleming và kịch bản gốc của Sidney Howarrd. Đến với nền văn học Pháp không thể không nhắc tới Những ngƣời khốn khổ của Victor Hugo. Đây là tác phẩm văn học nổi tiếng đƣợc chuyển thể thành các thể loại khác nhau nhƣ phim, kịch. Bộ phim nhận đƣợc sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Tiểu thuyết Không gia đình của Hecto Malot cũng là một tiểu thuyết trở đi trở lại rất nhiều lần trên truyền hình và phim ảnh. Văn học Nga cũng có rất nhiều những tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể trong đó có Chiến tranh và Hòa Bình của Lev Nikolayevich Tolstoy, Sông Đông êm đềm của Mikhai Aleksandrovich sholokhov. Điều đặc biệt là Sông Đông êm đềm đã tạo đƣợc rất nhiều nguồn cảm hứng cho nhiều đạo diễn vì thế nó đƣợc chuyển thể rất nhiều lần: lần 1 chuyển thể thành phim (1930) đạo diễn Olga Preobrazhenskaya, Ivan pravor, lần 2 (1957-1958) chuyển thể phim truyền hình của đạo diễn Sergey Gerasimov, lần 3 cũng đƣợc chuyển thể thành phim truyền hình (1992) của đạo diễn Sergey Bondarchuk, lần 4 chuyển thể bộ phim 14 tập năm 2015 đạo diễn Sergey Ursulyak, có phụ đề tiếng Việt. Trung Quốc cũng là một quốc gia có nền văn học phát triển. Tác phẩm văn học cũng đƣợc chuyển thể khá nhiều và rất thành công nhƣ Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung, Tây du kí - Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng - Tào Tuyết Cần. Ngƣời hâm mộ không thể quên những tác phẩm kinh điển của nhà văn Kim Dung cây đại thụ của làng văn học Trung Quốc đƣợc chuyển thể nhiều lần Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ…Một số tác phẩm của nhà văn Phỉ Ngã Tƣ Tồn cũng đƣợc chuyển thể khá nhiều Không kịp nói lời yêu em, Thiên Sơn Mộ Tuyết. Cao lƣơng đỏ của nhà văn Mạc Ngôn đƣợc đạo diễn nổi tiếng Trƣơng Nghệ Mƣu chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Tiểu thuyết Cao lƣơng đỏ cũng đƣợc chuyển thể 2 lần chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1987 và phim truyền hình năm 2014. 5 Ở Việt Nam những tác phẩm văn học cũng trở thành một nguồn tƣ liệu đáng quý. Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn đƣợc chuyển thể thành phim điện ảnh nhƣ: Vợ chồng A Phủ, Chị Dậu, làng Vũ Đại ngày ấy, Trăng nơi đáy giếng, Mùa Len trâu, Chuyện của Pao…Và không ít những tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể thành phim truyền hình dài tập đƣợc công chúng đón nhận nồng nhiệt, có thể kể đến: Đất Phƣơng Nam là bộ phim truyền hình Việt Nam đƣợc chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng Phƣơng Nam của nhà văn Đoàn Giỏi đƣợc hãng phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1997. Đây là bộ phim dài tập đầu tiên Việt Nam đƣợc "xuất khẩu" sang Mỹ. Mặc dù bộ phim ra đời khá lâu song đến nay nó vẫn đƣợc chiếu trên rất nhiều kênh truyền hình các địa phƣơng. Phim truyền hình Đất và ngƣời dựa theo tiểu thuyết Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trƣờng đƣợc phát sóng năm 2002. Đạo diễn Quốc Trọng với phim Ngõ lỗ thủng đƣợc chuyển thể từ 2 tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng và Tiễn biệt những ngày buồn của nhà văn Trung Trung Đỉnh. Bộ phim Ngõ lỗ thủng khắc họa đƣợc hình ảnh xã hội từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng với những mặt hạn chế về văn hóa, nhân cách…Bộ phim giống nhƣ lời tiễn biệt những ngày buồn thể hiện triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc. Mùa lá rụng trong vƣờn đƣợc chuyển thể thành phim truyền hình 13 tập của đạo diễn Quốc Trọng đƣợc phát sóng năm 2001. Bộ phim dựa theo tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vƣờn và một chi tiết nhỏ trong Đám cƣới không có giấy giá thú của nhà văn Ma Văn Kháng xuất bản 1985. Truyện kể về một gia đình có truyền thống, gia đình tiêu biểu trong những năm 80 với sự chuyển biến mạnh mẽ sau chiến tranh, phản ánh chân thực những biến động xã hội ảnh hƣởng tới gia đình. Xuất phát từ truyền thống, lối sống tình nghĩa của ngƣời dân Nam Bộ, bộ phim Ngọn cỏ gió đùa của đạo diễn Hồ Ngọc Xum đƣợc chuyển thể từ tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa nhà văn Hồ Biểu Chánh bộ phim đặt ra nhiều vấn đề về số phận con ngƣời, sự vƣơn lên trong hoàn cảnh sống, khao khát sống. Nguyễn Nhật Ánh 6 là một nhà văn có rất nhiều tác phẩm đƣợc chuyển thể sang điện ảnh, Kính vạn hoa là tác phẩm nói về đời sống tâm lý tuổi học trò đƣợc dựng phim năm 2005, 2006, 2008. Tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua đƣợc chuyển thể thành phim truyền hình đạt doanh thu rất lớn của Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Bộ phim đã tái hiện lại những kí ức hồn nhiên, trong trẻo thời hoa niên bằng những khung hình đẹp đã làm rung động tâm hồn công chúng. Nhắc tới những bộ phim đƣợc chuyển thể năm 2017 không thể không nhắc đến bộ phim Lặng yên dƣới vực sâu gồm 32 tập của đạo diễn Đào Duy Phúc. Phim đƣợc chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đỗ Bích Thúy, kể về câu chuyện tình yêu đôi lứa bên đồng hoa tam giác mạch, giúp cho chúng ta nhận ra đƣợc giá trị của tình yêu, cuộc sống và những bài học làm ngƣời, kinh nghiệm quý báu và bức tranh chân thực cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao. Trong quá trình hình thành và phát triển của ngành điện ảnh đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về điện ảnh và sự chuyển thể văn học sang điện ảnh. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đã khảo sát đƣợc một số công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đƣợc dịch sang tiếng Việt, trong đó có cuốn Văn học với điện ảnh của I Vai-Sphen- M rôm, I Khây- phit- xơ- E ga-bơ-ri-lô-vitrƣ do Mai Hồng dịch, Nxb văn học năm 1961 [20]. Cuốn sách đã nói về Gooc - Ki với sáng tác của các nhà viết truyện phim. Tác giả đã nhấn mạnh chính Gooc - Ki là ngƣời đã ý thức rõ đƣợc việc viết truyện phim. Cuốn sách còn đề cập tới mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh và phƣơng pháp biểu hiện của truyện phim, bàn về thành phần văn xuôi trong truyện phim. Cuốn sách Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim Của Hạ Diễn - Mao Thuẫn, Dƣơng Thiên Hỉ do Đỗ Kim Phƣợng dịch, Nxb văn hóa - Nghệ thuật năm 1964 [9] đã bàn về cải biên và đƣa ra những minh chứng cụ thể sát với thực 7 trạng của ngành điện ảnh Trung Quốc mà bất kì ngƣời làm phim nào cũng coi đây chính là bài học vỡ lòng của ngành điện ảnh Trung Quốc. Cuốn sách Điện ảnh và văn học - Dẫn luận và nghiên cứu của Timothy Corrigan (2013) do nhóm tác giả Nguyễn Thu Hà, Trần Phƣơng Hoàng, Huyền Vũ, Trần Lê Minh chuyển ngữ; Minh Lê hiệu đính, Nxb Thế giới, Hà Nội [5]. Tác giả đã khái quát sự phát triển của ngành điện ảnh, việc chuyển thể từ văn học sang điện ảnh, từ điện ảnh và văn học tiền cổ điển đến hình thái cổ điển, giá trị của điện ảnh và văn học. Từ đó tác giả đã điểm những cây bút, và nhấn mạnh về sự khủng hoảng thế giới. Tác giả còn nêu rõ vai trò và vị trí của điện ảnh giống nhƣ một hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện. Cuốn sách còn viết về chủ đề, tự sự và những yếu tố của phong cách, thể loại và những định danh khác... Cuốn sách trang bị những kiến thức vô cùng cơ bản về điện ảnh giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc kiến thức lý luận về điện ảnh, chuyển thể, cách thức làm phim từ đó đánh giá đƣợc thành công, điểm mới, kế thừa của những tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể sang điện ảnh. Đào Lê Na đƣợc coi là tác giả đầu tiên nghiên cứu về cải biên với cuốn sách Chân trời của hình ảnh - Từ văn chƣơng đến điện ảnh qua trƣờng hợp Kurosawa Akira. Trong cuốn sách tác giả đã thay thuật ngữ chuyển thể thành cải biên. Đây là tƣ liệu quý giá cho ngành điện ảnh nƣớc nhà. So với điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt Nam còn non trẻ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam cũng đƣợc bạn bè năm châu đánh giá cao về chất lƣợng, số lƣợng đặc biệt là hoạt động chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục từng nói “Nền điện ảnh không thể hùng mạnh đƣợc khi văn xuôi kém. Chính nền văn xuôi sẽ cung cấp cho điện ảnh từ hình ảnh, ngôn ngữ, tạo dựng tâm lí, tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động, tình huống trong phim ảnh. Kịch bản hay thì phim làm sẽ hay, sẽ có giá trị” [16, tr.11]. Cuốn sách Văn học dân gian và nghệ 8 thuật tạo hình điện ảnh của nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh, Trần Trung Nhàn, Nxb văn học Hà Nội 2002 [21] cuốn sách viết về quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ điện ảnh với các yếu tố cơ bản đó là Động, Tĩnh, Hình, Thanh. So sánh nghệ thuật tạo hình của các loại hình nghệ thuật khác với điện ảnh và nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh. Từ đó khẳng định văn học dân gian đã gợi mở, khơi nguồn cho ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. Trong các công trình nghiên cứu những năm gần đây tôi đặc biệt ấn tƣợng bởi công trình nghiên cứu Chuyển thể Văn học và điện ảnh (Nghiên cứu liên văn bản) của Tiến sĩ Lê Thị Dƣơng xuất bản năm 2016. Tác giả nghiên cứu về chuyển thể dƣới góc nhìn đa dạng và tiếp cận vấn đề chuyển thể từ lí thuyết liên văn bản. Tác giả viết “Chuyển thể hiểu một cách đơn giản là phỏng theo, cải biên nội dung của hình thức nghệ thuật này cho phù hợp với hình thức nghệ thuật khác” [8, tr.72]. Cuốn sách còn nhấn mạnh chuyển thể trung thành giống nhƣ một cuộc tái sinh từ trong văn học, chuyển thể tự do nhƣ là cuộc kiến tạo từ văn học. Tác giả đã đƣa ra những minh chứng tiêu biểu thể hiện cái nhìn khoa học về việc chuyển thể. Công trình nghiên cứu này cũng rất bổ ích đối với công chúng khi quan tâm tới văn học và điện ảnh. Trong luận án tiến sĩ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (Phan Bích Thủy, 2012) [35]. Tác giả đã đi từ cơ sở lý luận của việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh có mối quan hệ đồng nhất, tƣơng đồng với nhau đồng thời cũng có nhiều sự khác biệt. Sau đó tác giả đã khái quát quy trình thực hiện việc chuyển thể, các yếu tố cơ bản của việc chuyển thể. Điểm qua những bộ phim chuyển thể ấn tƣợng của điện ảnh thế giới và Việt Nam. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh những năm gần đây đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả và trở thành đề tài của nhiều luận văn, 9 khóa luận hoặc nghiên cứu khoa học. Dƣới đây là một số luận văn có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài mà chúng tôi khảo sát đƣợc. Luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Điệp - năm 2010 Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn tự sự) [10]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã khẳng định chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đang rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Luận văn đã nhấn mạnh việc chuyển thể dựa trên nghệ thuật tự sự văn học và nghệ thuật tự sự điện ảnh qua vấn đề chuyển thể. Luận văn Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phƣơng diện cốt truyện và nhân vật (Qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận) của Thạc sĩ Trần Thị Dung [7]. Luận văn đã nhấn mạnh nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ cốt truyện, nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ nhân vật. Tác giả đã áp dụng những lý thuyết chung về tự sự và hiện tƣợng chuyển thể của tác phẩm soi chiếu vào tác phẩm điện ảnh Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận. Hay luận văn của Lƣơng Hồng Nhung Chất liệu dân gian trong một số tác phẩm điện ảnh Việt Nam [30] đã chọn đề cập đến mối quan hệ giữa hai loại hình văn học dân gian và điện ảnh. Cho đến nay, trong mỗi tác phẩm điện ảnh ở Việt Nam ít nhiều đều có yếu tố của dân gian. Vì thế tác giả đã nghiên cứu và khẳng định chất liệu dân gian trong một số tác phẩm điện ảnh Việt Nam và nêu cao yêu cầu cũng nhƣ những việc cần làm để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tập hợp đƣợc một số bài viết bàn về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, nhƣ: Đặng Thế Anh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoàn Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh [37]; Thi Thi Văn học và điện ảnh: Những chuyển động thú vị [56]; An Hòa Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh [46]; Văn Tuấn Phim chuyển thể - Cú hích cho điện ảnh Việt [53]... 10 Các bài báo đã phân tích rõ sự ảnh hƣởng qua lại giữa văn học và điện ảnh. Văn học luôn là tiền đề nảy sinh ý tƣởng cho điện ảnh, điện ảnh luôn là công cụ làm đẹp hơn những tác phẩm văn học. Họ đã khẳng định những tác phẩm chuyển thể luôn đem lại hứng thú, sự hấp dẫn, tò mò đối với ngƣời tiếp nhận. Các công trình, bài viết mà chúng tôi tiếp cận đƣợc đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết cơ bản về vấn đề chuyển thể, về mối quan hệ lâu dài và đa dạng giữa văn học với điện ảnh. Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các nghiên cứu nói trên đều tập trung vào đối tƣợng phim điện ảnh. Theo tôi, đó là do sự phù hợp về dung lƣợng và tính nghệ thuật của loại phim này. Đề tài chúng tôi tiếp thu dựa trên kết quả khảo sát và nghiên cứu của các công trình đi trƣớc, đồng thời lựa chọn một đối tƣợng nghiên cứu riêng biệt là phim truyền hình Thƣơng nhớ ở ai. Sự lựa chọn này nhƣ đã nói, khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn (trƣớc hết do độ dài và tính dàn trải của phim truyền hình), song cũng gợi cho chúng tôi sự hứng thú khi đƣợc đi trên một con đƣờng mới, không dẫm lên dấu chân của những ngƣời đi trƣớc. 2.2. Tiểu thuyết Bến không chồng và bộ phim Thƣơng nhớ ở ai Dƣơng Hƣớng là nhà văn đến với văn học khá muộn song ấn tƣợng về tác giả là sự nỗ lực, lòng đam mê sáng tác. Ông đã từng tâm sự “Tôi sáng tác vô tội vạ chẳng có giờ giấc nào. Tôi thấy sƣớng là cày, cả ngày lẫn đêm. Lúc hứng chẳng ai lôi tôi đi đƣợc đến đâu cả. Ngày xƣa tôi viết Bến không chồng ở cái giƣờng trong xó nhà, bọn trẻ con nhảy lên đầu lên cổ, tôi kệ. Đã viết thì không để ý gì, mọi sự xung quanh không là gì, không sợ mất trật tự. Có hứng thì đến cơ quan trực tôi cũng ngồi viết. Còn không hứng thì thanh vắng cũng không nặn ra chữ nào” [18, tr.32]. Nhắc tới Dƣơng Hƣớng, độc giả luôn có ấn tƣợng về cách xây dựng cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ… Bối cảnh mà nhà văn luôn lấy làm đề tài trong những sáng tác của mình là làng Đông vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bối cảnh ấy tiêu biểu cho cảnh sắc và cuộc sống của nông 11 dân và nông thôn Việt Nam. Nhà văn Dƣơng Hƣớng đã xuất bản đƣợc 3 tập tiểu thuyết, 2 tập truyện ngắn và đạt đƣợc những giải thƣởng của Hội nhà Văn Việt Nam, giải thƣởng tạp chí văn nghệ quân đội, giải A của văn nghệ Hạ Long và nhiều giải thƣởng khác trên các báo, các tạp chí, truyện ngắn… Trong đó tiểu thuyết Bến không chồng nhiều lần đƣợc chuyển thể thành phim. Tiểu thuyết Bến không chồng là tác phẩm đã đƣợc nhận giải thƣởng Hội nhà văn Việt Nam 1991. Tiểu thuyết đã đƣợc chuyển thể thành phim nhựa năm 2000 và phim truyền hình năm 2017, ngoài ra còn đƣợc chuyển thể thành kịch bản sân khấu…Xung quanh tiểu thuyết này đã có rất nhiều bài viết của các nhà lý luận văn học, nhiều công trình luận văn đƣợc dƣ luận rất quan tâm nhƣ: Nguyễn Thị Thu (2013), Số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Dƣơng Hƣớng [34]; Lê Thị Huyền (2010), Đổi mới tiểu thuyết Dƣơng Hƣớng trong Bến không chồng và Dƣới chín tầng trời [14]; Phạm Thị Nguyên (2014), Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dƣới chín tầng trời của nhà văn Dƣơng Hƣớng [29]… Bên cạnh những những công trình nghiên cứu, luận văn có thể kể đến bài viết của Giáo sƣ Phong Lê Từ Bến không chồng đến Dƣới chín tầng trời năm 2009. Tác giả đã đánh giá “Bến không chồng ở thời điểm mở đầu 90, quả đã góp một cái nhìn mới về bức tranh đất nƣớc trong thời chiến và hậu chiến, kéo dài những hơn 40 năm; với gánh nặng không chỉ là chiến tranh, về phía khách quan; mà còn là những lầm lạc của con ngƣời, trong bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách” [18, tr.12]. Hay công trình của Nguyễn Duy Liễm Dƣơng Hƣớng - Ngƣời ghi mốc son với hai tiểu thuyết: Bến không chồng và Dƣới chín tầng trời [18]. Minh Khánh Sự thật trong huyền thoại Bến không chồng cũng đã viết “Cuốn tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng là bức tranh buồn thê lƣơng ở một làng quê miền Bắc thời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan