Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện phúc thọ

.PDF
105
52
113

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- KHUẤT THỊ HẢI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG CỦA HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- KHUẤT THỊ HẢI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG CỦA HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Chính trị học Mã số : 8 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, thông tin được nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tác giả luận văn Khuất Thị Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC .............................................. 8 1.1. Khái niệm về dân chủ......................................................................... 8 1.2. Quy chế dân chủ cơ sở ..................................................................... 11 1.3. Quy chế dân chủ cơ sở trong trường học, nội dung, những việc cần làm để thực hiện quy chế dân chủ ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay ... 15 1.4. Sự tất yếu và các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học ................................. 23 Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT CỦA HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 33 2.1. Khái quát về huyện Phúc Thọ và các trường THPT huyện Phúc Thọ- thành phố Hà Nội ........................................................................... 33 2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, Hà Nội ........................................... 36 Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT CỦA HUYỆN PHÚC THỌ, HÀ NỘI ................................................................................... 58 3.1. Nâng cao trình độ, tư tưởng hiểu biết, năng lực thực hành dân chủ cho CBGV- CNV và phụ huynh, học sinh.............................................. 58 3.2. Tăng cường dân chủ trong tổ chức, quản lý cán bộ giáo viên, học sinh 60 3.3. Tăng cường dân chủ giữa nhà trường với cha mẹ hoc sinh, thầy cô giáo với học sinh ..................................................................................... 63 3.4. Tăng cường dân chủ của các tổ chức trong nhà trường ................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CBGV-CNV : Cán bộ giáo viên, công nhân viên 2. CTQG : Chính trị quốc gia 3. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 4. Nxb : Nhà xuất bản 5. THCS : Trung học cơ sở 6. THPT : Trung học phổ thông 7. XHCN : Xã hội chủ nghĩa 8. UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ đề về dân chủ luôn là một vấn đề nóng bỏng ở tất cả các cơ quan, đơn vị, từ trung ương đến địa phương, từ khối Nhà nước đến khối tư nhân. Đây là một nội dung cơ bản liên quan đến một xã hội, một đơn vị mà được mọi người rất quan tâm từ chính thực tiễn của xã hội, đặc biệt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Dân chủ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt điều này được ghi nhận trong Điều 3, Hiến Pháp 2013 [20,tr.21], về nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình. Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ chính trị ngày 18/2/1998 về “Xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”. Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính Phủ về ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, hiện giờ thay thế bằng Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH, ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn; trên cơ sở đó quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”. Những văn bản trên là cơ sở pháp lí, là nền tảng của mỗi người dân, mỗi cán bộ trong các cơ quan đơn vị, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong đời sống xã hội, tạo ra một môi trường dân chủ khách quan trong xã hội. Đây cũng là tiền đề để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu vì thế phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013. 1 Thực tiễn đã chỉ cho chúng ta thấy hiện nay dân chủ ở các cơ sở chưa được bảo đảm mà vẫn còn đâu đó tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, trong khi đó sự hiểu biết của một số người dân còn hạn chế, đặc biệt là chưa nắm được những quy định của pháp luật một cách cụ thể nên chưa biết cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong khi đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt chính sách cải cách thủ tục hành chính, gọn nhẹ, phổ biến chính sách đó trên các phương tiện thông tin đại chúng để dân biết mà thực hiện. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1996 đã chỉ rõ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị nước ta, phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện tốt phương châm đó cần phải cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật để người dân được biết mà làm theo mang lại hiệu quả cao. Có như vậy mới mang lại niềm tin cho nhân dân, đối với Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, sớm đưa nước ta lên một tầm vóc mới để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Được làm chủ người dân sẽ chủ động hơn, hào hứng hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn của đất nước. Vì “Dân chủ” chính là một sức mạnh tạo ra động lực cho người dân xây dựng bảo vệ cho chính cuộc sống của mình. Đó là lí do rất quan trọng cần phải thúc đẩy dân chủ ở cơ sở trong cơ quan nhà nước như trường học, xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính và các công ty, doanh nghiệp nói riêng. Hòa chung với không khí dân chủ trong cả nước, để phát huy dân chủ trong trường học, ở nước ta Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về ban hành “Quy chế thực hiện dân 2 chủ trong hoạt động của nhà trường”, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Quy chế này áp dụng trong phạm vi nhà trường, cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, các trường THPT nói riêng đã và đang thực hiện quy chế dân chủ tương đối tốt, tạo ra một môi trường khí thế, hào hứng trong các nhà trường, đem lại niềm vui cho chi bộ Đảng, đoàn trường, công đoàn, toàn thể cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh trong trường. Tạo ra động lực để nhà trường phấn đấu xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Bên cạnh mặt tích cực đó vấn đề “dân chủ” còn thể hiện mặt hạn chế đó là sự vi phạm về “dân chủ”, đâu đó một số hiệu trưởng còn hách dịch, cậy quyền cậy chức, triển khai chậm, mang tính hình thức, làm cho nội bộ nhà trường chưa được đoàn kết thực sự, tình cảm còn mang tính cá nhân và lợi ích nhóm nhiều hơn là tình cảm chung của tập thể, lợi ích của tập thể. Trong công việc chưa thực sự mang tính thuyết phục mà thay vào đó là sự chống đối, hoàn thành cho xong, hoặc đâu đó còn nể nang chưa giám nói thẳng, nói thật. Điều đó thể hiện sự thiếu dân chủ trong nhà trường. Tất cả vấn đề đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy và học, uy tín của nhà trường. Vậy thực hiện dân chủ trong trường học sẽ phát huy quyền làm chủ của cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh trong trường, là một yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới của toàn ngành giáo dục. Đứng trước tình hình đó, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu là “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Dân chủ, dân chủ ở cơ sở, quy chế thực hiện dân chủ cơ sở từ lâu đã thu hút sự quan tâm chú ý của một số nhà lãnh đạo đất nước, nhà khoa học, người làm công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau cụ thể: 3 Thứ nhất: Dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ đã được một số tác giả nghiên cứu như sách, luận án tiến sĩ Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thu Cúc (chủ biên), Nxb chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002 về “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong tình hình hiện nay và một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, công trình này tác giả phân tích một cách sâu sắc phương pháp về vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã. Từ đó tác giả đề ra giải pháp góp phần nâng cao dân chủ. Cuốn sách “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (1992), của tác giả Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (chủ biên), Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, phân tích những nội dung cơ bản về vấn đề hệ thống chính trị và dân chủ XHCN trong văn kiện đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Dung (2019), “Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam”. Tác giả đưa ra vấn đề lí luận về pháp luật dân chủ trực tiếp, thực trạng dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ chính trị học của tác giả Hoàng Thị Thuận (2016), về “Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của tri thức trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả xác định rõ nội dung giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ, tác động tới vai trò tri thức trên phương diện lí luận và thực tiễn, phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ đối với vai trò của tri thức. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hành dân chủ. Thứ hai: Các bài viết tạp chí của các tác giả gồm Lê Khả Phiêu (1998),“Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản số 3. Tác giả muốn chứng minh quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống xã hội thông qua hai 4 hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở dân chủ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. “Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của tác giả Trần Quang Nhiếp, Tạp chí cộng sản 1998, số 13. Tác giả đã đi sâu phân tích và lý giải về yêu cầu cách thức tổ chức quy chế dân chủ từ đó đề ra biện pháp nâng cao dân chủ. “Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ ở xã” của tác giả Vũ Anh Tuấn, tạp chí quản lí Nhà nước số 9, 1998. Tác giả đi sâu phân tích và nêu được tầm quan trọng của dân chủ ở xã, từ đó nêu ra biện pháp khắc khục những hạn chế. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Đỗ Mười, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Văn Sáu và Huỳnh Văn Thông… cũng nghiên cứu về dân chủ, dân chủ cơ sở. Tuy nhiên tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trên đã nêu ra được ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, vai trò của quy chế dân chủ, thực trạng, giải pháp của thực hiện quy chế dân chủ ở một số địa phương và cơ sở, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ, toàn diện về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. Vì vậy mà tôi lựa chọn vấn đề “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ chính trị học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT. Tác giả phân tích làm rõ thực trạng thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Từ đó xác định được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường THPT. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Nghiên cứu thể chế hóa những vấn đề lý luận về dân chủ, dân chủ cơ sở trong phạm vi trường học. Thứ hai: Khảo sát, phân tích thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Thứ ba: Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp thúc đẩy việc thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết trong trường; nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu và uy tín nhà trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về không gian: Nghiên cứu quy chế dân chủ cơ sở trong các hoạt động ở trường THPT của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 4.2.2. Về thời gian: Khảo sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường THPT huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, từ năm 2015 đến nay. 4.2.3. Về nội dung: Quy chế dân chủ cơ sở ở trong trường THPT có nhiều khía cạnh khác nhau như việc xây dựng quy chế dân chủ ở các trường, triển khai tới chủ thể thực hiện quy chế dân chủ…, nhưng tác giả chỉ nghiên cứu khía cạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu về thực hiện quy chế dân chủ trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Lý luận: Trước hết luận văn tổng hợp một cách khái quát những vấn đề chủ yếu nhất về lý luận của việc thực hiện quy chế dân chủ trong các trường THPT, để có được cái nhìn tổng quan khoa học về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường THPT của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 6.2. Thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng của việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường, phát hiện và phân tích được nguyên nhân, vấn đề chưa phù hợp hiện nay và đề xuất giải pháp để vận dụng việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm xây dựng khối đoàn kết, nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường THPT của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đồng thời nếu ai nghiên cứu nội dung này có thể sử dụng luận văn để làm tài liệu tham khảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 10 tiết 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC 1.1. Khái niệm về dân chủ Trong xã hội nguyên thủy con người đã hợp sức với nhau để chống lại thiên tai, thú dữ, cùng tổ chức những hoạt động mang tính xã hội như cử ra người đứng đầu cộng đồng, bộ lạc để thực thi những công việc chung. Khi của cải dư thừa người đứng đầu cộng đồng biến của cải chung thành của riêng cho mình, xã hội xuất hiện tư hữu, phân chia giai cấp và chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp chủ nô lập ra Nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ (ở Athen, Hy lạp cổ đại) tức là Nhà nước chủ nô thống trị đại đa số người lao động đó là giai cấp nô lệ. Như vậy ngay từ thời Hy lạp cổ đại đã xuất hiện khái niệm dân chủ. Tiếng Hy lạp gọi “demos” là dân và “kratos” là quyền lực. Tức là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ những vấn đề liên quan cuộc sống của mình. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ là việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do” [44, tr.817]. Như vậy, với nghĩa chung nhất, dân chủ để đánh giá mức độ và tính chất của các nhà nước trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước hoặc tính chất của những xã hội. Dân chủ còn là yếu tố để chỉ cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực. Cho đến nay, khái niệm dân chủ đã có sự mở rộng và phát triển. Theo đó, dân chủ được hiểu là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước; nguyên tắc tổ chức và quản lý xã hội; là những giá trị đánh giá tính chất nhà nước, xã hội. Trong xã hội XHCN, "dân chủ" có 8 một chất lượng mới, nội dung "quyền lực thuộc về nhân dân" được phát triển đầy đủ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển cao, giải phóng sức sản xuất, vượt qua lợi ích ích kỷ của giai cấp thống trị. Nhờ vậy, dân chủ là yếu tố bảo đảm cho quá trình giải phóng và phát triển toàn diện con người, đem lại cho họ quyền làm chủ cuộc sống, quyền sáng tạo và sản xuất của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Người chiếm đa số là quần chúng nhân dân, so với người chiếm thiểu số là giai cấp thống trị. Từ góc độ này Lênin cho rằng “dân chủ là sự thống trị của đa số” [50,tr.515;516], “chế độ dân chủ, đó là một nhà nước thừa nhận thiểu số phục tùng đa số” [46,Tr.101], đây chính là sự quyết định của đa số mà thiểu số phải phục tùng quyết định đó. Đồng thời Lênin cũng coi dân chủ là tự do và nhấn mạnh dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số, còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa C.Mác và Ăngghen cho rằng “dân chủ tức là chính quyền của nhân dân, do nhân dân tự quy định nhà nước", [52, tr.86], từ việc nhân dân tổ chức bầu cử để hình thành bộ máy nhà nước đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên nguyên tắc do dân và vì dân. Theo tinh thần đó dân chủ vô sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết là sự thống trị, làm chủ của giai cấp công nhân, là sản phẩm cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông làm chủ của giai cấp công nhân đồng thời là sự thống trị của nhân dân lao động. Xác định mối quan hệ giữa chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, Lênin đã viết “chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số không phải là những chuyện giống hệt như nhau.”[47,Tr.106;107] . Trong chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Điều đó được thể hiện ở chỗ: nhân dân tự tổ chức (bầu cử) quyền lực nhà nước; nhân dân có quyền tham gia quản lý và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước; nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan 9 nhà nước. Tư tưởng này của Mác về sau được Lênin tiếp thu và phát triển trong một điều kiện mới với tư tưởng "chủ nghĩa xã hội sẽ không chiến thắng nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ", “Chỉ có giai cấp vô sản mới có thể là người chiến đấu triệt để cho chế độ dân chủ” [49,Tr.93]. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì “Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước, dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp” [3,Tr.81]. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển khi có nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thành lập. Sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất so với nền dân chủ trước đó như dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản. Về bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính vô sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, dân chủ sẽ là ước muốn của nhân dân trên thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng, vì chỉ có dân chủ thì trong xã hội mới hạn chế được tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, cậy quyền, cậy chức để làm những việc trái pháp luật. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực để chúng ta hướng tới phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển thì dân chủ lại càng được đẩy mạnh. Điều này đã được thể hiện rõ nét khi đất nước trong thời kì chiến tranh, ngàn cân treo sợi tóc, đều phải có nhân dân góp sức, phải dựa vào nhân dân, nhân dân là lực lượng chính chống lại quân xâm lược, do đó nước ta đã giành được độc lập. Giành và giữ đất nước đều là do nhân dân, vì thế nhân dân làm chủ đất nước. Ngày nay xây dựng nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng là do dân bầu ra, điều này đã thể hiện bản chất của nền dân chủ 10 xã hội chủ nghĩa. Tức là làm việc dù có dễ đến mấy mà không có dân thì khó thành công, nhưng nếu việc khó đến mấy nhưng có mặt nhân dân thì đều giải quyết được hết. Do đó phải dựa vào sức dân và phải thể hiện dân làm chủ, tức là mọi việc bắt đầu từ dân, kết cục cũng vì dân, dân vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu cuối cùng, là chủ thể của mọi sự phát triển. Quan điểm của Bác Hồ là dân được làm chủ thì cũng phải hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với việc xây dựng Nhà nước [30,tr.452]. Nhà nước dân chủ, thì người dân cũng làm chủ [28, tr.365]. Xã hội nào bảo đảm được thực thi đó là xã hội thực sự dân chủ. Hồ Chí Minh là người xây dựng nền móng cho dân chủ, Người cho rằng, dân chủ có vai trò to lớn, là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Theo Người đối với nhân dân thì dân chủ là cái quí nhất, trong việc xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh. “ Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều vì dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên”. [32, tr.232]. Với tinh thần đó, để xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và nhà nước ta tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 1.2. Quy chế dân chủ cơ sở Hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ thì vấn đề “Xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” được Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 11 số 30-CT/TW ngày 18/2/1998; “Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập” được Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015; “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000; Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/05/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế thực hiện công khai với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”. Trên đây là căn cứ quan trọng cho các cơ quan, đơn vị thực hiện dân chủ. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc thực hành dân chủ “Thực hành dân chủ là để làm cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ tự do” [27, tr.20] Nếu nói gia đình là một tế bào của xã hội thì cơ sở là tế bào trong hệ thống chính trị nước ta. Hệ thống chính trị nước ta được tổ chức dựa trên 4 cấp, đó là trung ương, tỉnh, huyện, xã (phường, thị trấn) là cấp dưới nhất, là cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện giải quyết các nhu cầu, lợi ích của nhân dân và kiểm nghiệm một cách chính xác các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh. Vì vậy các quy định về dân chủ muốn được thực hiện thì phải thực thi tại cơ sở, mỗi người dân phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát mọi hoạt động diễn ra trên địa bàn của mình . Chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước là hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân, chăm lo cho nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Do đó dân chủ phải được thực thi thực sự, có như thế mới phát huy được sức mạnh của toàn dân, Đảng mới phát huy được vai trò uy tín của mình. Trong xã hội bao giờ cũng cần mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân, để có như vậy thì dân phải được biết, dân được tham gia, góp ý, được phê bình thì dân mới dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có 12 dân chủ thì dân mới được tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ, góp phần đấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng, quan liêu, hách dịch…Vì vậy nhà nước cần đẩy mạnh quyền dân chủ cho nhân dân, để phát huy sức mạnh của toàn dân, thực thi công việc của nhà nước mới mang lại hiệu quả cao. Lênin cho rằng: "Chỉ có giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ" [51,tr.78,79]. Với tình hình hiện nay, có rất nhiều vấn đề nổi cộm, nhiều hiện tượng xấu đang diễn ra từ các đơn vị, các cơ sở, đó là dân chủ không được thực hiện nghiêm túc mà mang tính hình thức xuất phát từ tệ nạn tham ô, tham nhũng ở nhiều nơi, cậy chức cậy quyền nên đã lộng hành, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, sống xa dân, như qua kết quả kiểm tra cho thấy, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng của 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện công tác phòng chống tham nhũng còn chưa được phát huy; chưa chú trọng công tác tự kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng. Các vụ việc tham nhũng, sai phạm về kinh tế được phát hiện chủ yếu thông qua đơn tố cáo của công dân. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, sai phạm về kinh tế qua thanh tra còn hạn chế. Kết quả thu hồi tài sản do tham nhũng còn thấp. Dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân, còn dân chủ đại diện là nguyện vọng của công dân không được phản ánh trực tiếp, mà phải thông qua người đại diện, nên nhiều khi quyết định của người đại diện chưa chắc đã thể hiện được nguyện vọng của nhân dân. Để khắc phục những nhược 13 điểm đó cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trên cơ sở đó nhân dân ta cần có một quy chế để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động của cơ quan đơn vị một cách dân chủ. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành quy chế dân chủ cơ sở. Theo đó nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo pháp lệnh dân chủ cơ sở, thì phương châm “Dân biết” tức là những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện như chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân nắm được, thực hiện cho tốt. Những việc “Dân bàn” và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân, hộ gia đình, để cơ quan đại diện sẽ quyết định, như chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, công trình, cơ sở hạ tầng, xây dựng hương ước, quy ước… Những việc “Dân làm” tức là dân được trực tiếp tham gia thực hiện, được thảo luận, được tham gia ý kiến, như dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, đề án định canh định cư….. Những việc “Dân kiểm tra” nghĩa là nhân dân có quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp cho các cơ quan đó hoạt động dân chủ hơn, như kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền xã, dự toán và quyết toán ngân sách, giải quyết khiếu nại và tố cáo…. Tóm lại thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho chính trị cơ sở ngày càng phát triển, thịnh vượng, văn minh. 14 1.3. Quy chế dân chủ cơ sở trong trường học, nội dung, những việc cần làm để thực hiện quy chế dân chủ ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay 1.3.1.Khái quát chung Con người muốn tồn tại cần phải có cái ăn mặc và ở, đấy là yêu cầu tối thiểu nhất mà bất cứ ai cũng phải cần. Không chỉ dừng lại ở đó mà con người luôn muốn phát triển cao hơn để hoàn thiện bản thân. Muốn vậy con người cần phải được học tập và rèn luyện, môi trường tốt nhất cho con người được trưởng thành đó là trường học. Trường học là nơi có nhiệm vụ giáo dục bồi dưỡng con người phát triển về đức, trí, thể, mĩ. Khi con người hội tụ đủ các yếu tố đó thì con người sẽ là nhân tố sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho con người sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao. Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế lâu dài. Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách. Đào tạo là yếu tố sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan