Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa b...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố hội an, tỉnh quảng nam

.PDF
125
1
94

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VÕ VĂN TRUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA THANH HÓA, 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VÕ VĂN TRUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8.319.042 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Bá Tường THANH HÓA, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu được hình thành và phát triển từ những quan điểm của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Bá Tường. Các số liệu sử dụng phân tích, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Thanh Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Võ Văn Trung i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn................................. 8 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI VÀ VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỘI AN ............................................................................................. 10 1.1. Cơ sở lý luận về tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời .............................. 10 1.1.1. Khái niệm quản lý: ............................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước: .............................................................. 10 1.1.3. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước: ............................................ 11 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin ............................. 11 1.1.5. Khái niệm quảng cáo .......................................................................... 14 1.1.6. Khái niệm quảng cáo thương mại: ...................................................... 15 1.1.7. Khái niệm quảng cáo ngoài trời .......................................................... 15 1.1.8. Nội dung quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời .......................... 16 1.2. Các hình thức tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời .................................. 19 1.2.1. Bảng quảng cáo tấm lớn ..................................................................... 19 1.2.2. Bảng quảng cáo tấm nhỏ..................................................................... 20 1.2.3. Băng rôn ............................................................................................. 20 1.2.4. Phướn ................................................................................................. 21 ii 1.2.5. Tranh cổ động..................................................................................... 21 1.2.6. Áp-phích............................................................................................. 22 1.2.7.Tờ rơi .................................................................................................. 22 1.2.8. Cổng chào .......................................................................................... 22 1.2.9. Hộp đèn chuyển hình .......................................................................... 23 1.2.10. Bảng mica......................................................................................... 23 1.2.11. Bảng chữ nổi inox............................................................................. 23 1.2.12. Bảng quảng cáo neon sign ................................................................ 23 1.2.13. Bảng Trivision- biển lật 3 mặt .......................................................... 24 1.2.14. Màn hình điện tử .............................................................................. 25 1.2.15. Bảng tin, rao vặt ............................................................................... 26 1.2.16. Biển hiệu .......................................................................................... 26 1.2.17. Biển chỉ dẫn...................................................................................... 27 1.3. Vài nét tổng quan về thành phố Hội An ................................................. 27 1.3.1. Vị trí địa lý, tự nhiên .......................................................................... 27 1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 28 1.3.3. Kinh tế và hạ tầng đô thị ..................................................................... 29 1.3.4. Văn hóa, xã hội................................................................................... 32 1.3.5. Những danh hiệu ................................................................................ 35 1.3.6. Phương hướng phát triển .................................................................... 36 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 37 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN... 38 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ ..................................... 38 2.1.1. Cơ cấu bộ máy và nhân sự .................................................................. 38 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ ........................................................................... 40 2.2. Quản lý các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời ..................... 43 2.2.1. Quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ .................................... 43 2.2.2. Quản lý nguồn lực: ............................................................................. 55 iii 2.2.3. Quản lý các hoạt động dịch vụ ............................................................ 58 2.2.4. Quản lý các hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn ................................ 59 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và khen thưởng, kỷ luật .......................... 59 2.3. Đánh giá, nhận xét thực trạng công tác quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời ..................................................................................... 62 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 62 2.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 64 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 66 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN ........................ 67 3.1. Phương hướng ....................................................................................... 67 3.1.1. Phương hướng chung.......................................................................... 67 3.1.2. Phương hướng cụ thể .......................................................................... 67 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời ............................................................................................... 68 3.2.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản quản lý ............................ 68 3.2.2. Nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý ................. 71 3.2.3. Tăng cường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời................................. 72 3.2.4. Đầu tư kinh phí và trang thiết bị cho hoạt động quản lý động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời ......................................................................... 75 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng .......................................................................................................... 80 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 85 PHỤ LỤC ................................................................................................... 94 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV : Ban Thường vụ CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CLB : Câu lạc bộ CT : Chủ tịch HĐND : Hội đồng nhân dân Nxb : Nhà xuất bản PCT : Phó Chủ tịch TP : Thành phố TS : Tiến sĩ TT : Thông tư UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân UV : Ủy viên VHTT : Văn hóa và Thông tin VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ngoài trời phục vụ các nhiệm vụ chính trị (gọi tắt là tuyên truyền) và hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời (gọi tắt là quảng cáo ngoài trời) đã có những bước phát triển mới, phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện. Từ khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999), Hội An đã chuyển sang một vận hội phát triển mới, đặc biệt trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội của thành phố phát triển mạnh, đặc biệt là hoạt động du lịch - dịch vụ diễn ra ngày càng sôi động; hòa nhịp cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực, các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, nhu cầu quảng cáo thương mại ngày càng tăng cao. Trong 10 năm trở lại đây, hệ thống các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trên địa bàn thành phố đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhưng hiện trạng vẫn còn lộn xộn. Kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật, vị trí treo dựng biển hiệu, bảng quảng cáo còn tùy tiện, chưa khoa học, thiếu thẩm mỹ, nhiều trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật Nhà nước về quảng cáo. Việc đầu tư lớn cho các cụm tuyên truyền cổ động chính trị còn bó hẹp trong phạm vi địa bàn trung tâm, các tuyến giao thông chính, chưa được mở rộng theo hướng phát triển không gian đô thị, địa bàn nông thôn của thành phố. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thông tin, tuyên truyền nói chung và tuyên truyền cổ động trực quan nói riêng; các loại hình quảng cáo thương mại, hệ thống quảng cáo trực quan ngoài trời cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình 2 nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về quản lý hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời cụ thể trên địa bàn thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn có một cái nhìn toàn diện hơn về phương tiện và phương thức tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên phương diện quản lý nhà nước gắn liền với thực tiễn trên địa bàn thành phố Hội An. Đề tài cũng đề xuất những nội dung giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố, đảm bảo thông tin tuyên truyền hiệu quả, đảm bảo giữ gìn, tôn tạo cảnh quan, kiến trúc và văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội, phù hợp với tình hình mới, với xu thế hội nhập toàn cầu. Góp phần xây dựng thành công Hội An - Thành phố Sinh thái - Văn hóa - Du lịch giàu đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc. Do vậy, bản thân chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành quản lý văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, niên khóa 2019-2021. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến nội dung tuyên truyền và quảng cáo nói chung, tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời nói riêng, từ lâu đã có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước được xuất bản, công bố. Những vấn đề về lý luận và phương pháp luận của công tác tuyên truyền đã được các nhà khoa học xã hội Liên - xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà nghiên cứu mác-xít trong các nước tư bản chủ nghĩa tích cực nghiên cứu. Cuốn “Những nguyên lý tuyên truyền cộng sản chủ nghĩa” tài liệu giáo khoa dùng cho trường Mác-Lênin, của tập thể các tác giả V.Gh.Bai-kô-va, 3 M.Ph.Nhê-na-sép, V.Ph.Pra-vô-tô-rốp, Nxb. Chính trị Mát-Xcơ-Va (1978), (Mai Lý Quảng dịch, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, tập I, Hà Nội, 1983), đề cập về các nội dung: Tuyên truyền là một hiện tượng xã hội; những phương hướng cơ bản của tuyên truyền cộng sản chủ nghĩa [4]. Vấn đề tuyên truyền luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, do vậy nội dung tuyên truyền luôn được các nhà khoa học trên lĩnh vực lý luận chính trị của Đảng nghiên cứu; Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia đã xuất bản hàng trăm công trình lý luận và phương pháp luận về tuyên truyền. Ở địa phương, Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố cũng xuất bản nhiều công trình về công tác tuyên truyền. Các công trình này, nghiên cứu vấn đề tuyên truyền trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận công tác tuyên truyền. Gần với nội dung đề tài nghiên cứu, có thể kể đến cuốn sách “Công tác Thông tin - Cổ động - Triển lãm” do Cục Văn hóa Thông tin Cơ sở biên soạn, Nxb. Hà Nội, năm 1997, cuốn sách đã tập hợp, đúc kết nhiều kinh nghiệm công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động trên cả nước, góp phần từng bước xây dựng hệ thống lý luận khoa học, chuẩn mực cho hoạt động của công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động [13]. Các tài liệu liên quan do Cục Văn hóa Thông tin Cơ sở phát hành như: “Tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn 2004-2005”; “Tuyển tập tranh cổ động tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội”; Sổ tay công tác Văn hóa Thông tin (dùng cho cán bộ văn hóa thông tin xã, phường)... Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) biên soạn phát hành tập “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Tư tưởng - Văn hóa 4 cấp huyện”, Nxb.Chính trị Quốc gia, năm 2004 [8]. Tài liệu đã nêu lên những vấn đề lý luận và phương pháp công tác tuyên truyền, cổ động trên địa bàn cấp huyện. Trên thế giới, các hình thức hoạt động quảng cáo xuất hiện từ rất lâu đời. Ở các nước phát triển có khá nhiều công trình viết về lĩnh vực quảng cáo như Armand Dayan: Nghệ thuật quảng cáo, Nxb. Thế giới, 1995; Nghề quảng cáo, Nxb.Thông tấn, 2004 của tác giả Iu.A.Suliagin, V.V. Petro (do Tâm Hằng dịch); Damian Ryan: Tiếp thị số từ A đến Z, Nxb Lao động, 2015. Nhiều chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về quảng cáo như Claude C. Hopkins (18661932) tác giả cuốn sách “Khoa học quảng cáo”; Daniel Starch (1883-1979) tác giả các cuốn sách “Quảng cáo: Những nguyên tắc, thực hành và kỹ thuật”, “Những nguyên tắc của quảng cáo”, “Kỹ thuật đánh giá chất lượng độc giả và hiệu quả quảng cáo”; Victor O. Schwab tác giả cuốn sách “Nghệ thuật viết quảng cáo”[57]. Các công trình nêu trên, chủ yếu là đi sâu nghiên cứu về quảng cáo từ góc nhìn kinh tế, thương mại và công nghệ. Trên góc độ quản lý nhà nước về quảng cáo còn rất hạn chế các công trình nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu về quảng cáo ở Việt Nam hiện vẫn còn chưa nhiều do nền kinh tế thị trường, quảng cáo thương mại mới phát triển. Có thể kể một số công trình tiêu biểu: Lê Hoàng Quân (1999), “Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị”, Nxb. Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội; “Quảng cáo và các hình thức quảng cáo”, Nxb.Lao động (2006), tác giả Vũ Quỳnh; Nguyễn Hữu Thụ (2015), “Những khía cạnh tâm lý trong quảng cáo thương mại”, Nxb.ĐH Quốc gia Hà Nội… Các luận văn, luận án khoa học ở các Học viện, Viện nghiên cứu, các trường Đại học như: Luận án Tiến sỹ Văn hóa học của tác giả Đỗ Quang Minh (năm 2012) về “Giá trị văn hóa của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay”. Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tâm (2015) “Hoàn thiện pháp luật về 5 quảng cáo thương mại”; Luận án Tiến sĩ của Hồ Thị Duyên (2016) chuyên ngành Luật Kinh tế “Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay”. Các nghiên cứu chủ yếu viết về kỹ nghệ quảng cáo, ngôn ngữ quảng cáo, văn hóa quảng cáo, vai trò của quảng cáo..., chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh thực hành của quảng cáo. Ngoài ra, ở Việt Nam gần đây có một số công trình luận văn nghiên cứu cụ thể về nội dung quảng cáo ngoài trời tại các địa phương như: tác giả Nguyễn Mạnh Hà với Luận văn Thạc sỹ Quản lý văn hóa “Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (2016), Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của tác giả Nguyễn Thị Mai (2016); Đề tài Luận văn Thạc sỹ Quản lý văn hóa “Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn quận Hà Đông” (2017) của tác giả Lê Thị Kim Oanh, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; Nguyễn Ngọc Thùy Linh (2018), Luận văn Thạc sỹ Luật học “Quảng cáo thương mại ngoài trời theo pháp luật Việt Nam”, Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế; Tác giả Đỗ Hồng Đức (2018), Luận văn Thạc sỹ Quản lý văn hóa “Quản lý quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương[34]; Luận văn Thạc sỹ Quản lý văn hóa của tác giả Nguyễn Trung Tuấn “Quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (2019); Phạm Thị Thùy Dung (2020), Luận văn Thạc sỹ định hướng ứng dụng chuyên ngành Quản lý công “Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các luận văn này đã nghiên cứu xác định được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý quảng cáo ngoài trời tại các địa phương và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời. 6 Những công trình nghiên cứu về hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nói trên thực sự là cơ sở lý luận và thực tiễn quý giá đối với tác giả để tham khảo, kế thừa, nghiên cứu có chọn lọc để thực hiện đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam một cách đầy đủ, toàn diện. Đề tài này, bên cạnh những nghiên cứu, đề xuất quản lý riêng từng lĩnh vực về công tác tuyên truyền chính trị và hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời; đồng thời góp phần nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý kết hợp giữa tuyên truyền chính trị và quảng cáo thương mại phù hợp chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, phù hợp với xu thế thời đại ứng dụng công nghệ số, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, thống kê, đánh giá các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời và vai trò công tác quản lý nhà nước về tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, những vấn đề chung về các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời và công tác quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời, các văn bản pháp lý của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An về quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời. - Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và quá trình quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An. - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời, chủ yếu ở các hình thức, phương tiện tuyên truyền, quảng cáo: Bảng quảng cáo, cổng chào, băng rôn (ngang, dọc), màn hình điện tử, biển hiệu, bảng chỉ dẫn, áp phích, tờ rơi. Đề tài không đề cập đến các loại hình tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời khác như: quảng cáo trên các phương tiện di động như ô tô, xe máy, xe bus, xe taxi, đoàn người hoặc các dạng trưng bày ở bên trong trong những trung tâm thương mại, văn phòng, hội chợ, triển lãm; hoặc quảng cáo bằng loa phóng thanh và các hình thức tương tự... 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hoạt động quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ giai đoạn từ năm 2008 đến nay (Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị xã Hội An. Đây là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nâng thêm tầm vóc của Hội An với vai trò là một đô thị trung tâm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam thời kỳ mới). - Về nội dung: Nghiên cứu về quản lý các hoạt động tuyên truyền chính trị dưới các hình thức cổ động trực quan ngoài trời và các hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên, luận văn sử dụng phương pháp luận và một số phương pháp nghiên cứu sau: 8 - Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý tuyên truyền chính trị và quảng cáo thương mại. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đề tài thuộc chuyên ngành Quản lý văn hóa; tuy nhiên đối tượng nghiên cứu, nội dung vấn đề liên quan đến các chuyên ngành chính trị học, văn hóa học, mỹ thuật, ngôn ngữ học, đô thị, xã hội học, sử học…để đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan. - Phương pháp khảo sát thực địa: Tìm hiểu thực trạng các hoạt động và quá trình quản lý tuyên truyền, quảng cáo trên địa bàn thành phố, từ đó có cái nhìn đánh giá khách quan tình hình thực tế vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp sưu tầm, tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, phân tích và xử lý thông tin, xác định rõ những thành tựu nghiên cứu đã có để kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài nêu ra. - Phương pháp thống kê - phân loại: Được sử dụng để tổng hợp, phân loại số liệu, kết quả điều tra, lấy đó làm căn cứ đánh giá, đưa ra các đề xuất, giải pháp, kiến nghị phù hợp. - Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa ở địa phương; kết hợp với tham vấn kinh nghiệm, điều tra thông tin từ cán bộ phụ trách văn hóa cơ sở, ý kiến các doanh nghiệp quảng cáo...để đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan. 6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn tập hợp và góp phần làm rõ cơ sở lý luận tổng quan về công tác quản lý nhà nước về tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời. Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng, góp phần làm rõ vai trò công tác quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố 9 từ năm 2008 đến 2020; Đề xuất các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả, khoa học, hiện đại hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn. Đặc biệt là việc quản lý các hoạt động tuyên truyền gắn với quảng cáo thương mại để huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa cho công tác tuyên truyền. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời và vài nét tổng quan về thành phố Hội An. Chương 2: Thực trạng quản lý tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An. Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hội An. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI VÀ VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỘI AN 1.1. Cơ sở lý luận về tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời 1.1.1.Khái niệm quản lý: Theo giáo trình Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017): Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới mục tiêu nhất định [42]. Theo đó, quản lý gồm có chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý. Chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra để đạt được những mục tiêu đã định trước. Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động phải chịu sự tác động bằng phương pháp quản lý và công cụ quản lý của các chủ thể quản lý. Mục tiêu quản lý là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác mà các chủ thể quản lý mong muốn đạt được trong quá trình tác động đến các đối tượng quản lý. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước [38]. Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao). Đối tượng của quản lý nhà nước bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống, sản xuất, 11 kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Quản lý nhà nước có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,v.v..Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý chủ yếu là pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội. 1.1.3. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[38]. Nội dung quản lý hành chính nhà nước gồm các hoạt động lập quy hành chính, hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, hoạt động kiểm tra, đánh giá, hoạt động cưỡng chế hành chính. 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin Văn hóa là khái niệm đa nghĩa thẩm thấu trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội nên khó thống nhất được một định nghĩa bao quát. Song ở góc độ quản lý nhà nước lại cần một cách nhìn thực hành, thực tiễn đối với văn hóa. Đối tượng văn hóa hiểu theo nghĩa rộng được nhiều cơ quan tham gia quản lý như: Văn hóa khoa học; Văn hóa giáo dục; Văn hóa nghệ thuật; Văn hóa Thông tin; Văn hóa xã hội; Văn hóa tôn giáo; Văn hóa Thể dục thể thao; Văn hóa Du lịch... Quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin là quản lý toàn bộ hoạt động văn hóa và thông tin bằng quyền lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và các cơ chế chính sách để đảm bảo sự phát triển của văn hóa thông tin theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân. 12 Nhà nước thực hiện quản lý văn hóa thông tin nhằm phát huy vai trò của công tác thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.4.1. Thông tin tuyên truyền cổ động trực quan “Công tác Thông tin tuyên truyền - cổ động là phổ biến, giải thích cho toàn dân hiểu rõ và tán thành để tự giác hành động theo đường lối, nhiệm vụ cách mạng và chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghệ thuật của người làm công tác thông tin tuyên truyền cổ động là tìm mọi thủ pháp để lôi cuốn, cổ vũ nhân dân hăng hái thực hiện đường lối, nhiệm vụ và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông tin là thông báo tin tức. Tuyên truyền truyền đạt những quan điểm, ý đồ. Cổ động là cổ vũ con người hành động. Thông tin - Tuyên truyền - Cổ động, đặc biệt cổ động là một trong các khâu trọng yếu liên hoàn để tổ chức thực hiện mạnh mẽ các đường lối, nhiệm vụ chính sách của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu của công tác cổ động là đạt hiệu quả trực tiếp ngay, nó là sự thành công của thông tin - tuyên truyền. Vì tuyên truyền mới chỉ tác động vào tư tưởng tình cảm còn cổ động là thúc giục họ hành động.” [13, tr. 496] Cổ động (Từ Hán Việt: cổ là cái trống, động là hoạt động), khi xưa tiếng trống thúc giục người lính xung trận, hoặc dân làng chống lụt, chống hỏa hoạn...Nên từ cổ động là thúc giục mọi người hành động. Cổ động chính trị là cổ vũ quần chúng đấu tranh cách mạng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cổ động chính trị chủ yếu dùng phương pháp trực tiếp với đông đảo quần chúng để quần chúng nghe và nhìn: cổ động miệng, truyền đơn, mit tinh, các hình thức trực quan (khẩu hiệu, tranh vẽ, triển lãm, tài liệu. Các hình thức cổ động bằng văn nghệ: tấu, hát, hoạt cảnh, chương trình thông tin, làn điệu dân ca [13]. Thông tin tuyên truyền cổ động bằng các hình thức trực quan là phương pháp, hình thức tác động trực tiếp chủ yếu vào mắt con người, tạo nên ấn tượng về một vấn đề nhất định theo mục đích mà người tuyên truyền, người 13 cổ động muốn truyền đạt tới người xem, để họ hiểu và làm theo. Phương pháp tuyên truyền cổ động trực quan có sức thuyết phục, lôi cuốn mạnh mẽ quần chúng, gắn kết giữa công tác tuyên truyền với tổ chức hành động và triển khai thực hiện.Thông tin tuyên truyền cổ động trực quan là một dạng truyền tin mang tính cổ động chính trị rõ rệt qua ảnh, tranh, khẩu hiệu, biểu ngữ, triển lãm nhỏ, các cụm cổ động, phim, video. Thông tin cổ động trực quan là một loại hình mang tính cổ động chính trị rất cao ở chỗ nó đập vào mắt người xem một cách cô đọng những vấn đề nổi bật nhất. Sự có mặt của nó phải thường xuyên trong đời sống của cộng đồng xã hội trên mọi địa bàn, từ các khu phố đông dân cư, các nơi công cộng, các huyết mạch giao thông, các đầu làng, cuối ngõ, tới các vùng cửa khẩu biên giới để thường xuyên nhắc nhở, cổ vũ quần chúng hành động [13]. Các nguyên tắc cơ bản, quyết định phương hướng cho công tác thông tin cổ động chính trị đạt hiệu quả cao gồm: Tính tư tưởng, tính giai cấp rõ ràng, tính đảng là nguyên tắc cơ bản của thông tin cổ động chính trị. Tính chân thật chính xác là đảm bảo công tác thông tin cổ động chính trị thành công.Tính thiết thực, cụ thể hướng dẫn hành động cách mạng nhằm đạt hiệu quả trực tiếp của công tác thông tin cổ động. Thông tin cổ động cần ngắn, gọn, thời sự nóng hổi gây ấn tượng mạnh. Về mặt hình thức cổ động trực quan, cụ thể có hiệu quả cao. Tính rõ ràng, giản dị, dễ hiểu hợp với các tầng lớp nhân dân có hiệu quả cao của công tác thông tin cổ động. Tính kịp thời, nhanh chóng, thường xuyên, liên tục của công tác thông tin cổ động chính trị rất có ý nghĩa để đạt hiệu quả cao [13]. 1.1.4.2. Vị trí, vai trò công tác tuyên truyền cổ động trực quan Tuyên truyền, cổ động chính trị là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng. Thông qua công tác tuyên truyền, cổ động, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng mới đến được quần chúng và biến thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan