Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh các ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh các trường thpt tại thành phố đồng xoài, tỉnh bình phước

.PDF
187
1
118

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN ỦY BAN NHÂNDÂN DÂNTỈNH TỈNHBÌNH BÌNHDƢƠNG DƢƠNG TRƢỜNG TRƢỜNGĐẠI ĐẠIHỌC HỌCTHỦ THỦDẦU DẦUMỘT MỘT ……….………. PHẠM THANH HẢI NGUYỄN THỊ DUNG HÕA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƢỚC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊNLUẬ NGÀNH: N VĂNQUẢN THẠCLÝ SỸGIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 80140114 BÌNHDƢƠNG DƢƠNG- -NĂM NĂM2018 2020 BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG ỦY BAN NHÂNĐẠI DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG HỌC THỦ DẦU MỘT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ……….………. PHẠM THANH HẢI NGUYỄN THỊ DUNG HÕA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BIỆN PHÁP QUẢN HOẠT ĐỘNG GIÁOHỌC DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINHLÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG PHỔ THÔNG TẠI TRƢỜNG TIỂUXOÀI, HỌC TỈNH THỊ XÃ BẾN CÁT TẠICÁC THÀNH PHỐ ĐỒNG BÌNH PHƢỚC TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN CHUYÊNNGÀNH: NGÀNH:QUẢN QUẢNLÝ LÝGIÁO GIÁODỤC DỤC MÃ SỐ: 80140114 MÃ SỐ: 8140114 ̃ Ñ NKHOA ̀ Ì IHƢƠ ́ NG NGƢƠ CC :: ́ NGDÂ NGƢƠ HƢƠ DÂ KHOAHỌ HỌ TS. QUÍ TS.NGUYỄN HOÀNG NGỌC THỊ NHỊ HÀ BÌNH BÌNHDƢƠNG, DƢƠNG,NĂM NĂM2018 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Quản lý hoạt động tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước" đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thanh Hải i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Nhị Hà, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn trực tiếp cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Đồng Xoài đã tạo điều kiện, hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý đồng nghiệp trƣờng THPT Nguyễn Du đã tạo điều kiện để tôi tham gia khóa học. Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và tập thể lớp Cao học quản lý giáo dục CH17QL01 đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn chỉnh luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn của quý Thầy, Cô và sự góp ý chân tình của quý bạn đồng nghiệp để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, Ngày 24 tháng 7 năm 2020 Học viên Cao học Phạm Thanh Hải ii TÓM TẮT Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là phƣơng tiện bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thƣờng của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Để pháp luật đi vào đời sống thực sự có hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, xuất phát từ nhu cầu đời sống xã hội và công cuộc đổi mới đất nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mỗi công dân cần phải “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.” nên đòi hỏi bên cạnh việc phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, thì cần phải nâng cao nhận thức về pháp luật. Chính vì thế, công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cƣờng quản lý xã hội bằng pháp luật. Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trƣờng là một yêu cầu bắt buộc đối với nhà quản lý giáo dục. Đồng Xoài là một thành phố thuộc tỉnh Bình Phƣớc, đƣợc thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2018 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Đồng Xoài, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách đƣờng biên giới Campuchia 110 km. Đồng Xoài là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa và Xã hội tỉnh Bình Phƣớc. Trên địa bàn Thành phố Đồng Xoài có 06 trƣờng cấp Trung học phổ thông (THPT) với gần 6000 học sinh (HS) theo học. Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền phổ biến và GDPL cho HS đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định: các nhà trƣờng triển khai đầy đủ các chỉ thị, văn bản, nghị quyết về GDPL cho HS, tổ chức bƣớc đầu hoạt động GDPL cho HS thông qua tích hợp và lồng ghép trong dạy học và trong các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trƣờng ... để từ đó nâng cao hiểu biết pháp luật cho HS. Về công tác quản lý hoạt động tích hợp GDPL, các nhà trƣờng đã triển khai các nội dung quản lý phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ còn có những điều chƣa phù hợp và bất cập nhất định nhƣ: nhận thức của một số HS THPT và các lực lƣợng iii tham gia GDPL còn chƣa đúng mực, một bộ phận chƣa coi trọng, chƣa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác GDPL và quản lý hoạt động tích hợp GDPL trong nhà trƣờng; chƣa thấy hết đƣợc mối quan hệ giữa GDPL với các nội dung giáo dục khác nên việc lồng ghép, tích hợp GDPL còn hạn chế dẫn đến nội dung và hình thức tích hợp GDPL chƣa đƣợc phong phú. Khâu kiểm tra đánh giá hoạt động tích hợp GDPL trong nhà trƣờng nhiều khi mang tính hình thức, làm theo thời vụ, chƣa thực sự đánh giá hết hiệu quả của GDPL cho nên việc phổ biến, GDPL chƣa đạt hiệu quả cao; cơ chế quản lý GDPL trong quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà trƣờng có khi chƣa đồng bộ... Tất cả các hạn chế đó làm giảm chất lƣợng GDPL. Vì thế, cần phải có các nghiên cứu thực tiễn, nghiêm túc để đánh giá khách quan, khoa học và đƣa ra đƣợc các giải pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL phù hợp và hiệu quả hơn. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhƣ: nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng hỏi và nghiên cứu dữ liệu nhằm đƣa ra những kết quả đáng tin cậy. Từ những kết quả nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động tích hợp GDPL tại các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cũng nhƣ xuất phát từ nhu cầu thực tế giáo dục hiện nay đối với các trƣờng THPT. Cụ thể là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) về tích hợp GDPL cho HS THPT; Nâng cao chất lƣợng xây dựng kế hoạch tích hợp GDPL cho HS THPT; Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lƣợng tham gia tích hợp GDPL cho HS THPT; Bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tham gia tích hợp GDPL cho HS THPT; Đa dạng các hình thức tích hợp GDPL cho HS THPT; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tích hợp GDPL cho HS THPT. Những biện pháp mà tác giả đề xuất đƣợc trƣng cầu ý kiến qua các phiếu hỏi đối với 40 CBQL và GV đại diện cho 4 trƣờng trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc đã chứng minh đƣợc tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm góp phần thực hiện quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS đƣợc tốt hơn. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... xi DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. xiv MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6 9. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6 Chƣơng 1 ................................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TRƢỜNG THPT .......................................................................... 8 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu quản lý hoạt động tích hợp GDPL ở trƣờng THPT .......................................................................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 10 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................ 12 1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường THPT ............. 12 1.2.2. Khái niệm về pháp luật, giáo dục pháp luật............................................ 16 1.2.3. Khái niệm về tích hợp, tích hợp GDPL ................................................... 20 v 1.2.4. Khái niệm về quản lý hoạt động tích hợp GDPL .................................... 21 1.3. Lý luận hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở các trƣờng THPT .................... 22 1.3.1. Mục đích hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở các trường THPT ............ 22 1.3.2. Yêu cầu về tích hợp GDPL cho HS ở các trường THPT ......................... 23 1.3.3. Nội dung hoạt động tích hợp GDPL cho HS ........................................... 23 1.3.4. Hình thức tích hợp GDPL cho HS ........................................................... 25 1.3.5. Phương pháp tổ chức hoạt động tích hợp GDPL cho HS ....................... 26 1.3.6. Điều kiện phương tiện tổ chức hoạt động tích hợp GDPL cho HS ......... 27 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở các trƣờng THPT28 1.4.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS trường THPT ........................................................................................................................ 28 1.4.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS trường THPT ........................................................................................................................ 28 1.4.3. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS ......... 30 1.4.4. Nội dung quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS .............................. 30 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................................ 34 1.5.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................................ 34 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................................ 39 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................. 43 Chƣơng 2 ................................................................................................................. 44 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƢỚC ............ 44 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, dân cƣ, Kinh tế - Chính trị, Văn hóa - Xã hội của thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc ............................................................ 44 2.1.1. Vị trí địa lý – dân cư, tình hình Kinh tế – Chính trị, Văn hóa – Xã hội ......... 44 2.1.2. Tình hình giáo dục địa phương ............................................................... 44 vi 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động tích hợp GDPL và quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS các trƣờng THPT ...................................................... 45 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 45 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 45 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ....................................................... 46 2.2.4. Mẫu khảo sát ........................................................................................... 47 2.2.5. Cách quy ước, điểm số ............................................................................ 50 2.3. Thực trạng hoạt động tích hợp GDPL cho HS các trƣờng THPT .................... 52 2.3.1. Thực trạng mức độ đạt được các mục tiêu tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................................ 56 2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện và kết quả đạt được các yêu cầu của tích hợp GDPL cho HS THPT ......................................................................................... 57 2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện và kết quả đạt được các nội dung tích hợp GDPL cho HS THPT ......................................................................................... 59 2.3.4. Thực trạng mức độ thực hiện và kết quả đạt được các hình thức tích hợp GDPL cho HS THPT ......................................................................................... 62 2.3.5. Thực trạng mức độ thực hiện và kết quả đạt được các phương pháp tích hợp GDPL cho HS THPT .................................................................................. 64 2.3.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác tích hợp GDPL cho HS các trường THPT ............................................................................................................ 66 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS các trƣờng THPT ............ 67 2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở các trường THPT ..................................................................................................... 67 2.4.2. Lập kế hoạch tích hợp GDPL cho HS THPT .......................................... 68 2.4.3. Tổ chức triển khai hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT ................. 71 2.4.4. Chỉ đạo các hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT............................ 73 2.4.5. Kiểm tra và đánh giá hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT ............. 75 2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT .................................................................................................................. 79 2.5.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tích hợp vii GDPL cho HS THPT ................................................................................................ 79 2.5.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................... 80 2.6. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................................ 81 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................... 81 2.6.2. Hạn chế .................................................................................................... 82 2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế ................................................................. 83 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................. 84 Chƣơng 3 ................................................................................................................. 86 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƢỚC ............ 86 3.1. Cơ sở xác lập biện pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc ........................ 86 3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ........................................................... 87 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 87 3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .......................................................... 88 3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống .......................................................... 88 3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và hiệu quả ......................................... 89 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc ................................................... 89 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về hoạt động tích hợp GDPL cho HS ...................................................................................................................... 89 3.3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch tích hợp GDPL cho HS THPT........ 91 3.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng tham gia tích hợp GDPL cho HS THPT .................................................................................................................. 92 3.3.4. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tham gia tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................... 95 3.3.5. Đa dạng hình thức tích hợp GDPL cho HS THPT .................................. 96 viii 3.3.6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tích hợp GDPL cho HS THPT ........................................................................................................................ 98 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 100 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ........... 101 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm........................................................................... 101 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm................................................ 102 3.5.3. Mẫu khảo nghiệm .................................................................................. 102 3.5.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá ..................................................... 103 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT .................................................. 103 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................ 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 109 1. Kết luận........................................................................................................ 109 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 110 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước ................................... 110 2.2. Đối với các trường THPT ..........................................................................111 2.3. Đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến tích hợp GDPL ...............111 2.4. Đối với cha mẹ HS .....................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 112 PHỤ LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................ i ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Nội dung đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 GDCD Giáo dục công dân 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDPL Giáo dục pháp luật 5 GV Giáo viên 6 HS HS 7 PL Pháp luật 8 THPT Trung học phổ thông x DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 Đặc điểm tổng thể điều tra nhóm đối tƣợng là CBQL và GV 48 2 Bảng 2.2 Đặc điểm tổng thể điều tra nhóm đối tƣợng là HS 50 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 10 Bảng 2.10 11 Bảng 2.11 12 Bảng 2.12 13 Bảng 2.13 14 Bảng 2.14 Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của HS về tầm quan trọng của hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến của HS về hứng thú của bản thân khi tham gia học tập các nội dung tích hợp GDPL trong nhà trƣờng Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật của HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về thực trạng mức độ đạt đƣợc các mục tiêu tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về thực trạng mức độ thực hiện các yêu cầu tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về thực trạng kết quả đạt đƣợc các yêu cầu tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về thực trạng mức độ thực hiện các nội dung tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về kết quả đạt đƣợc các nội dung tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ thực hiện các hình thức tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về kết quả đạt đƣợc các hình thức tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ thực hiện các phƣơng pháp tích hợp GDPL cho HS THPT xi 52 52 53 54 56 57 58 59 61 62 63 64 15 Bảng 2.15 16 Bảng 2.16 17 Bảng 2.17 18 Bảng 2.18 19 Bảng 2.19 20 Bảng 2.20 21 Bảng 2.21 22 Bảng 2.22 Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS về kết quả đạt đƣợc các phƣơng pháp tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện việc lập kế hoạch quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về kết quả đạt đƣợc việc lập kế hoạch quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện việc tổ chức triển khai hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về kết quả đạt đƣợc việc tổ chức triển khai hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện việc chỉ đạo công tác quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về kết quả đạt đƣợc việc chỉ đạo công tác quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT 65 67 68 69 71 72 73 74 Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện của 23 Bảng 2.23 kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tích hợp GDPL 75 cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về kết quả đạt đƣợc của 24 Bảng 2.24 kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tích hợp GDPL 76 cho HS THPT 25 Bảng 2.25 Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và GV về thực trạng các biện pháp quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT 78 Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố khách quan 26 Bảng 2.26 ảnh hƣởng đến công tác quản lý tích hợp GDPL cho HS 79 THPT 27 Bảng 2.27 Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến công tác quản lý GDPL cho HS THPT xii 80 28 Bảng 3.1 Đặc điểm khách thể khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi 29 Bảng 3.2 30 Bảng 3.3 Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS THPT Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT 102 103 104 Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết 31 Bảng 3.4 và khả thi của các biện pháp quản lý tích hợp GDPL cho HS THPT xiii 105 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Ký hiệu 1 Sơ đồ 3.1 Tên sơ đồ Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL xiv Trang 101 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là phƣơng tiện bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thƣờng của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nƣớc hữu hiệu, mà còn tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, việc tăng cƣờng vai trò của pháp luật đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, văn minh, mà còn hƣớng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính. Trong chiến lƣợc phát triển Kinh tế - Xã hội, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” nhằm tạo ra lớp ngƣời mới làm chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996) đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục Việt Nam là nhằm xây dựng những con người mới có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, sức khỏe, có tính tổ chức kỷ luật để kế thừa xây dựng đất nước”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”, với nhiệm vụ, giải pháp “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân” (Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, 2013). Đại hội XII tiếp tục xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ của giáo dục: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015). Luật Giáo dục năm 2005 (Quốc hội, 2005), sửa đổi bổ sung năm 2009 (Quốc hội, 2009) nêu rõ hệ thống môn học và hoạt động giáo dục phải góp phần giúp HS “phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”. Từ điều này, chúng ta có thể khẳng định: mục tiêu và động lực phát triển của nền 1 giáo dục là giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện. Trong đó, giáo dục nhân cách là ƣu tiên hàng đầu; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của thế hệ trẻ đƣợc nhấn mạnh đề cao. Ngày 20/11/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 1928/QĐ-TTg (Chính phủ, 2009) phê duyệt đề án: “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng”. Đây còn gọi là Đề án 1928. Mục tiêu của đề án này là nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trƣờng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, CBQL cơ sở giáo dục và ngƣời học, góp phần ổn định môi trƣờng giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Để thực hiện Đề án 1928 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng chƣơng trình hành động, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức, nhà giáo, ngƣời lao động, ngƣời học trong toàn ngành; góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Đồng thời, Bộ cũng ban hành nhiều văn bản, thông tƣ chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện việc phổ biến, GDPL trong các cấp học, đặc biệt là việc phổ biến, GDPL cho HS phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay, do áp lực về thi cử, điểm số, thành tích còn đặt nặng nên một số nhà trƣờng THPT chỉ quan tâm, coi trọng việc “dạy chữ” để đảm bảo thành tích, phục vụ thi cử, ít quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức công dân và trang bị kiến thức pháp luật. Dù môn Giáo dục công dân (GDCD), môn giáo dục pháp luật chủ yếu trong nhà trƣờng, đã trở thành môn học chính khóa từ năm học 1988 – 1989 và trở thành một trong những môn thi tốt nghiệp từ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 nhƣng trong tâm lý của phần lớn GV, phụ huynh và HS vẫn bị coi là môn phụ, môn học điều kiện không đƣợc coi trọng nhƣ các môn học khác. Việc GDPL cho HS hầu nhƣ vẫn chỉ dừng ở mức “thực hiện văn bản chỉ đạo”. Thực tế GDPL trong các trƣờng phổ thông cho thấy: Tình trạng Thầy đọc - Trò chép vẫn còn diễn ra , HS tiế p thu kiế n thƣ́c thu ̣ đô ̣ng , mô ̣t chiề u , tiế t ho ̣c vì thế mà trở nên nă ̣ng nề , kém hiệu quả . Do không “ngấ m” đƣơ ̣c nhƣ̃ng kiế n thƣ́c cầ n thiế t, cơ bản về pháp luâ ̣t, nhiề u hành vi vi pha ̣m của HS, nhấ t là ở nhƣ̃ng lớp cuố i củ a bâ ̣c ho ̣c phổ thông vẫn “vô tƣ” diễn ra 2 . Điều này cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc một bộ phận thanh niên, HS không xác định đúng mục đích cuộc sống, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, thậm chí là vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trong nhà trƣờng do chính HS gây nên gây tâm lý hoang mang trong tập thể HS, phụ huynh đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Chính vì vậy, công tác GDPL trong nhà trƣờng cần đƣợc quan tâm một cách đầy đủ hơn. Để GDPL thực sự đảm bảo đúng vai trò: góp phần trang bị tri thức cho HS; góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và xây dựng tập thể HS vững mạnh toàn diện; giúp các em hiểu đƣợc điều hay lẽ phải, nhận biết đƣợc những chuẩn mực tốt đẹp về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng, có lòng khoan dung, biết yêu và trọng cái đẹp, cái chân chính, biết ghét cái ác, tránh xa cái xấu, biết ứng xử đúng đạo lý làm ngƣời; trực tiếp ngăn ngừa việc vi phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện nhân cách cho HS thì việc GDPL cần phải thực hiện đồng bộ thông qua dạy học chính khóa môn GDCD; các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp và lồng ghép trong hoạt động dạy học các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội; cần có sự đổi mới về nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục. Hoạt động giảng dạy tích hợp nói chung và tích hợp GDPL nói riêng là xu thế, là một trong những đƣờng hƣớng đổi mới trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng nhƣ định hƣớng vận dụng đƣờng hƣớng đổi mới của Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho Chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện thì vẫn còn gặp không ít khó khăn nhƣ: sự quan tâm thực hiện của nhà quản lý, ý thức trách nhiệm cũng nhƣ khả năng tích hợp của đội ngũ giáo viên và các lực lƣợng phối hợp, nội dung tích hợp . . . Đồng Xoài là thành phố thuộc tỉnh mới đƣợc thành lập từ ngày 01 tháng 12 năm 2018, là trung tâm hành chính, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Phƣớc. Trong những năm qua, thành phố phát triển khá nhanh về mọi mặt. Kết quả của công tác GD&ĐT ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh về hạ tầng cơ sở vật chất, nhất là sự phát triển về công nghệ thông tin ngoài yếu tố tích cực không thể phủ nhận thì mặt tiêu cực của nó cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách, ý thức pháp luật của HS các trƣờng phổ thông trên địa bàn. Phim ảnh 3 và các video clip có nội dung bạo lực, đồi trụy; nạn cờ bạc, ma túy, rƣợu bia… đang từng bƣớc tấn công tuổi trẻ và xâm nhập vào các nhà trƣờng. Đã có không ít HS bị lôi kéo, sa ngã vi phạm pháp luật đến mức phải bỏ học. Điều này cảnh báo về những bất cập trong công tác giáo dục đạo đức, GDPL hiện nay của xã hội nói chung và của nhà trƣờng nói riêng. Các trƣờng phổ thông ở thành phố Đồng Xoài đã ý thức cao về điều này và đang đẩy mạnh các hoạt động GDPL để trang bị kiến thức, giáo dục hành vi cho HS, ngăn chặn các tác động xấu xâm nhập vào HS và nhà trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức GDPL và quản lý hoạt động tích hợp GDPL trong các trƣờng THPT còn nhiều hạn chế. Do hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT còn mang tính khái quát, chung chung nên các nhà trƣờng vẫn thực hiện việc GDPL mang tính “nội bộ”, dẫn đến sự khác nhau về nội dung, thời lƣợng đƣợc tích hợp, lồng ghép GDPL giữa các giáo viên và các trƣờng. Từ đó chƣa có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, chƣa huy động đƣợc tối đa các lực lƣợng tham gia GDPL cho HS. Vì vậy, việc quản lý hoạt động tích hợp GDPL trong các nhà trƣờng chƣa đƣợc đồng bộ. Kết quả của việc GDPL chƣa đạt đƣợc yêu cầu đặt ra. Từ thực tế công tác quản lý hoạt động GDPL của các trƣờng THPT và những lý do đã nêu trên, tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động tích hợp giáo dục pháp luật cho HS các trường THPT tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước " làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động tích hợp GDPL, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS của các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đồng Xoài nhằm xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tích hợp GDPL góp phần thực hiện quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS đƣợc tốt hơn, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở trƣờng THPT 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý hoạt động tích hợp GDPL cho HS ở trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc 4. Giả thuyết khoa học 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan