Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳn...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng kỹ thuật hải quân – bộ tư lệnh hải quân

.PDF
167
1
76

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN ĐẠI TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT HẢI QUÂN – BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 81401140 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN ĐẠI TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT HẢI QUÂN – BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 81401140 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS DƯƠNG MINH QUANG -------------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2021 LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành nhờ sự giúp đỡ từ gia đình,Thầy/Cô và bạn bè, đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, các Thầy/Cô phòng Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tập thể giảng viên Viện Đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương Minh Quang – Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến trong quá trình thực hiện nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Xin cảm ơn quý Thầy/Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ đã giành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này. Xin cám ơn Ban Giám hiệu, Các Thầy, Các Đồng chí cán bộ quản lý, các học viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả khi đến khảo sát để thu thập số liệu. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các thầy cô và các bạn quan tâm góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn đồng nghiệp và các thành viên của tập thể lớp Cao học Quản lí Giáo dục khóa 6 đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 AN An ninh 2 CĐKT Cao đẳng kỹ thuật 3 ĐLC Độ lệch chuẩn 4 ĐTB Điểm trung bình 5 GDQP Giáo dục Quốc phòng 6 HĐRLTL Hoạt động rèn luyện thể lực 7 QĐND Quân đội nhân dân 8 TDTT Thể dục thể thao 9 CBQL Cán bộ quản lý 10 GV Giảng viên 11 HV Học viên 12 RLTL Rèn luyện thể lực STT iv MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3 5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4 8. Đóng góp của nghiên cứu .......................................................................................5 9. Bố cục luận văn .......................................................................................................6 CHƯƠNG 1................................................................................................................7 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC CỦA HỌC VIÊN TRONG TRƯỜNG QUÂN SỰ ...........................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trong trường quân sự .............................................................................................................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 10 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đế đề tài...........................................................12 1.2.1. Quản lý ................................................................................................................... 12 1.2.2. Rèn luyện ................................................................................................................ 13 1.2.3. Rèn luyện thể thực ................................................................................................. 13 1.2.4. Trường quân sự ..................................................................................................... 14 1.2.5. Học viên.................................................................................................................. 15 1.2.6. Quản lí hoạt động hoạt động rèn luyện thể lực (HĐRLTL) của học viên các trường quân sự ....................................................................................................... 16 1.3. Lý luận về hoạt động rèn luyện thể lực của học viên các trường quân sự .........18 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ........................ 18 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ................................. 19 1.3.3. Mục tiêu, yêu cầu của hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ..................... 20 1.3.4. Các nguyên tắc, yêu cầu trong hoạt động rèn luyện thể lực ............................. 22 v 1.3.5. Nội dung hoạt động rèn luyện thể lực của học viên........................................... 23 1.3.6. Phương pháp và hình thức hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ............. 24 1.4. Lý luận về quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường quân sự ...25 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên........... 25 1.4.2. Công tác lập kế hoạch hoạt động rèn luyện thể lực của học viên .................... 26 1.4.3. Công tác tổ chức hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ............................. 28 1.4.4. Công tác Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động rèn luyện thể lực của học viên........... 31 1.4.5. Công tác Kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện thể lực của học viên.......... 32 1.4.6. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ....................... 34 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên các trường quân sự ...........................................................................................................34 1.5.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................................. 34 1.5.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................................... 35 CHƯƠNG 2..............................................................................................................39 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT HẢI QUÂN....................................39 2.1. Khái quát về trường cao đẳng kỹ thuật hải quân ...............................................39 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường ...................................................... 39 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường ................................................................. 40 2.1.3. Khái quát về hoạt động đào tạo của nhà trường ............................................... 41 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ...........................................................44 2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................. 44 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................................. 44 2.2.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................................... 45 2.3. Kết quả mẫu nghiên cứu ....................................................................................46 2.3. Thực trạng hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng kỹ thuật hải quân ...........................................................................................................................48 2.3.1 Thực trạng nhận thức về mục đích, vai trò, ý nghĩa phải rèn luyện thể lực của học viên ............................................................................................................................. 48 2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động rèn luyện thể lực của học viên 51 2.3.4 Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động rèn luyện thể lực của học viên .................................................................................................................................... 55 vi 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng kỹ thuật hải quân ............................................................................................................57 2.4.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ...................................................................... 57 2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động rèn luyện thể lực của học viên.............. 58 2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động rèn luyện thể lực của học viên......... 61 2.4.4. Thực trạng lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động rèn luyện thể lực của học viên .... 65 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện thể lực của học viên .... 67 2.4.6. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động rèn luyện thể lực của học viên ........................................................................................................................... 68 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng kỹ thuật hải quân ....................................................................69 2.5.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................................. 69 2.5.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................................... 70 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng kỹ thuật hải quân ............................................................................72 2.6.1. Ưu điểm .................................................................................................................. 72 2.6.2. Hạn chế .................................................................................................................. 73 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................................ 74 CHƯƠNG 3..............................................................................................................77 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC CỦA ............77 HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT HẢI QUÂN .........................77 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .....................................................................................77 3.1.1 Căn cứ vào cơ sở pháp lý ..........................................................................77 3.1.2 Căn cứ vào cơ sở Khoa học .................................................................................. 77 3.1.3 Căn cứ vào cơ sở thực tiễn .................................................................................... 78 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................78 3.2.1 Bảo đảm tính mục tiêu ........................................................................................... 78 3.2.2 Bảo đảm tính thực tiễn ........................................................................................... 78 3.2.3 Bảo đảm tính hệ thống ........................................................................................... 79 3.2.4 Bảo đảm tính khả thi .............................................................................................. 79 3.2.5 Bảo đảm tính hiệu quả ........................................................................................... 79 vii 3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường cao đẳng kỹ thuật hải quân .......................................................................................................79 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên và học viên về tầm quan trọng của hoạt động RLTL của học viên ....................................................................... 79 3.3.2. Kế hoạch hóa hoạt động RLTL của học viên ..................................................... 82 3.3.3. Tổ chức và chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động RLTL của học viên ............................................................................................................................ 84 3.3.4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực RLTL của học viên .............................. 86 3.2.5. Đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá hoạt động RLTL của học viên ................... 89 3.2.6. Thiết lập các điều kiện bảo đảm cho hoạt động RLTL của học viên ............... 91 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................94 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .........................................95 3.5.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm................................................ 95 3.5.2. Sự cần thiết của các biện pháp đề xuất ............................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................109 PHỤ LỤC ................................................................................................................113 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................113 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................118 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................128 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................131 PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU....................................................................................131 KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU SPSS .......................................................................133 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI, khởi đầu của kỉ nguyên khoa học công nghệ và kĩ thuật. Với sự ra đời của nền Công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển, tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, thế giới cũng đã đưa những tiến bộ công nghệ vào quân đội, làm thay đổi hoàn toàn hình thức hoạt động quân sự. Có thể nói, chiến tranh hiện đại diễn ra trên bàn điện tử và chỉ bằng những nút bấm. Mặc dù vậy, con người vẫn luôn là nhân tố quyết định trên chiến trường, trong đó trí tuệ và thể lực là hai yếu tố quan trọng nhất của mỗi người quân nhân trong giai đoạn hiện nay (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Những năm sau khi phong trào Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà vừa giành được độc lập, chính quyền còn non trẻ phải đối phó với nhiều loại giặc như giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… Nhưng Đảng và Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho Thể dục thể thao. Việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách, cần phải chú trọng phổ cập thể dục trong học đường, thanh niên… trong đó quân đội là lực lượng cơ bản. Những người lãnh đạo Thể dục thể thao thời kỳ đầu đã khẳng định: Quân đội là lực lượng nòng cốt của nền thể dục thể thao nước nhà. Nếu đặt đúng vị trí, Quân đội sẽ là tâm điểm của sự phát triển phong trào Khỏe hiện tại và sau này (Tổng cục Thể dục thể thao, 2019). Quân đội là một môi trường mang tính đặc thù, vô cùng khắc nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong bối cảnh các nước trên thế giới liên tục phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực quân sự, con người vẫn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, quyết định sự thắng lợi trên chiến trường. Trong đó, thể lực là một mặt không thể thiếu để xây dựng bản lĩnh chiến đấu của mỗi một quân nhân và là yếu tố quan trọng để nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Quân nhân có thể lực tốt thì hành động sẽ linh hoạt và khôn khéo, nhanh chóng và chính xác, bền bỉ và dẻo dai. Huấn luyện thể lực còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo bầu không khí vui tươi lành mạnh, xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó, tình đồng chí đồng đội. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của yếu tố sức khỏe, thể lực đối với mỗi quân nhân, các đơn vị chiến đấu và các trường đào tạo học viên quân đội đã coi công tác huấn luyện thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu (Ngô Xuân Lịch, 2019). 1 Hiện nay, trong tất cả các nhà trường Quân đội đều đặt ra yêu cầu cao về thể lực của học viên, chú trọng công tác huấn luyện, rèn luyện. Nhiều môn thể thao đặc chủng được đưa vào huấn luyện trong nhà trường, đơn vị như: chạy vượt vật cản K91, K100, vật cản Hải quân; chạy dài, bơi, co tay xà đơn... Bộ quốc phòng cũng đã ban hành các quy tắc, quy trình thực hiện kiểm tra thể lực. Tuy nhiên, ngoài một số trường mang đặc thù về thể lực, kĩ năng chiến đấu của bộ đội như trường sĩ quan Lục quân, Đặc công, các trường còn thiên về nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành, kĩ thuật nên chưa có biện pháp thiết thực trong quản lí rèn luyện thể lực (Nguyễn Xuân Vương, 2019a). Nhiều đơn vị đã có các biện pháp đề xuất nhưng chưa được phân tích, tổng hợp theo từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: Với các đối tượng thuộc quân chủng Hải quân, binh chủng Phòng không không quân, binh chủng Tăng thiết giáp... ngoài các nội dung rèn luyện thể lực nói chung, còn cần được rèn luyện khả năng tác chiến trong các môi trường, điều kiện đặc thù như trên biển, trên không. Với hơn 30 nhà trường cấp học viện, đại học và cao đẳng thuộc bộ quốc phòng, hàng năm đã đào tạo ra hàng chục nghìn cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đủ yêu cầu phục vụ trong các quân, binh chủng, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ trong quân đội. Tuy nhiên, tại các nhà trường đào tạo học viên quân đội, chính việc coi trọng đào tạo chính quy các chuyên ngành đã phần nào làm giảm hiệu quả công tác quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên. Các đơn vị nhà trường còn chưa phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí, cơ sở vật chất cho công tác huấn luyện còn chưa đảm bảo… Từ những nhận định trên, tác giả nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động rèn luyện thể lực của học viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ tư lệnh Hải quân” để góp phần đề xuất những biện pháp giúp hoạt động phát triển chương trình đào tạo tại Nhà trường nói riêng và các trường quân sự nói chung được hiệu quả hơn, từ đó chất lượng giáo dục được nâng lên, đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài nhằm tìm hiểu về thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân. Từ đó, đề tài đề xuất một số biện pháp về quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân ngày càng tốt hơn. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng; - Khảo sát thực trạng về hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân; - Đề xuất một số biện pháp về quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân; đồng thời, luận văn tiến hành khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lí hoạt động đào tạo trong trường quân sự; 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân. 5. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân luôn nhận được sự quan tâm, chú trọng của Nhà trường và đây được xem là một trong những hoạt động quan trọng góp phần nâng câng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân còn gặp phải một số hạn chế và bất cập nhất định trong việc lập kế hoạch, triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động này. Vì vậy, nếu hệ thống hóa được cơ sở lí luận, phân tích đúng thực trạng thì sẽ đề xuất các biện pháp hợp lí giúp công tác quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên của Nhà trường ngày càng tốt hơn. 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường quân sự. 6.2. Về không gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu khảo sát tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải Quân. 6.3. Về khách thể khảo sát: Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý, giảng viên và các học viên. 6.4. Về thời gian: Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát các đối tượng trong năm học 20202021. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trong các trường quân sự và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trong các trường quân sự từ các nguồn tài liệu của sách, giáo trình, tạp chí khoa học chuyên ngành, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu... 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: luận văn thực hiện phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân; và khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Bảng hỏi được thiết kế với phần nội dung chính tập trung vào thực trạng hoạt động rèn luyện thể lực (mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp… hoạt động rèn luyện thể lực của học viên) và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên theo tiếp cận 04 chức năng quản lý (lập kế hoạch, triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá) cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên Nhà trường. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp này để khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân. 4 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số giảng viên về quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường CĐKT Hải quân để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề khó khăn và hạn chế trong công tác lập kế hoạch, triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện thể lực cho học viên của Nhà trường. 7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu tham khảo các quy chế tổ chức và hoạt động huấn luyện, rèn luyện thể lực của quân nhân do Bộ Quốc phòng ban hành; các quy chế, quy định, tài liệu hướng dẫn huấn luyện thể lực; các văn bản liên quan đến hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên các trường quân sự để lý giải và làm sáng tỏ một số vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động này. 7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu - Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phương pháp thống kế toán học bằng phần mềm SPSS để phân tích những dữ liệu về thực trạng hoạt động rèn luyện thể lực và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân với các giá trị thông kê gồm tần số, tỷ lệ (%), trị trung bình (TB), độ lệch chuẩn (ĐLC) từ các kết quả thu được từ phiếu khảo sát các đối tượng tham gia trả lời. - Đối với dữ liệu định tính: luận văn sử dụng phương pháp trích lọc, phân tích, so sánh, đối chiếu và tồng hợp các kết quả nghiên cứu từ các cuộc phỏng vấn về các nội dung liên quan đến thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân (từ phiếu khảo sát). Các nội dung này được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 8. Đóng góp của nghiên cứu 8.1. Về lí luận Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động rèn luyện thể lực học viên của các trường quân sự và quản lí hoạt động rèn luyện thể lực học viên của các trường quân sự cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động rèn luyện thể lực học viên của các trường quân sự. 5 8.2. Về thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề xuất các biện pháp và các kiến nghị đến các bên liên quan nhằm giúp cho công tác quản lý hoạt động này ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo của Nhà trường ban hành các kế hoạch, chủ trương, chính sách và chương trình hoạt động góp phần nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo và quản lý hoạt động này. Ngoài ra, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu muốn tìm hiểu về vấn đế nghiên cứu này. 9. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trong trường quân sự. Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân. Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN THỂ LỰC CỦA HỌC VIÊN TRONG TRƯỜNG QUÂN SỰ 1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trong trường quân sự Trong lịch sử phát triển của giáo dục, từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại, ngoài các chương trình đào tạo kiến thức lí thuyết, luôn có các chương trình, hoạt động ngoại khóa được đưa vào nhằm mục đích nâng cao thể trạng, sức khỏe của học viên, vì thế luôn giành được sự quan tâm nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, vấn đề này được nghiên cứu, đề cập ở các góc độ khác nhau. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Theo the Great Soviet Encyclopedia nhận định việc rèn luyện thể chất thể chất là một bộ phận của nền văn hoá chung của nhân loại, là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, đươc sáng tạo nên và sử dụng hợp lí nhằm hoàn thiện sức mạnh thể chất cho con người với mục đích phát triển những kỹ năng cơ bản cho hoạt động sống hàng ngày (dẫn theo Phan Quốc Chiến, 2018). Ngoài ra, nghiên cứu của Lapenna, Barry, Feldbrugge, Ginsburgs và Maggs (1982) cũng chỉ ra là một trong những quyền cơ bản của con người. Việc rèn luyện thể chất (văn hóa thể chất) có hiệu quả là giúp con người năng động hơn trong tất cả các hoạt động của đời sống, nâng cao hiệu suất công việc. Văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội, tác động đến sự phát triển thể chất. Văn hóa thể chất là một hoạt động đặc biệt, bao gồm 3 luận điểm cơ bản, gồm: 1) Văn hóa thể chất là một hoạt động; 2) Văn hóa thể chất là một hoạt động tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để hoạt động; và 3) Văn hóa thể chất là kết quả của hoạt động. Theo Mandel (2004) hoạt động rèn luyện thể chất là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính cạnh tranh, với mục đích sử dụng, duy trì và cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia và sự giải trí cho người xem. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một môn thể thao cần phải hội tụ đủ các yếu tố sau: 1) Mang tính cạnh tranh; 2) Không gây hại tới bất kì sinh vật nào; 3) Không độc quyền; 3) Không phụ thuộc vào yếu tố "may mắn". 7 Tại Trung Quốc, trong suốt hơn 60 năm kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, lịch sử phát triển của giáo dục thể chất trong trường học ở Trung Quốc có thể được chia ra làm 7 giai đoạn, bao gồm: Học hỏi và tham khảo (từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 8 năm 1956), Phát triển thăng trầm (từ tháng 9 năm 1956 đến tháng 4 năm 1966) Suy giảm nghiêm trọng (từ tháng 5 năm 1966 đến tháng 9 năm 1976), Phục hồi và tái thiết (từ tháng 10 năm 1976 đến tháng 8 năm 1985) Tạo dựng và khai thác (từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 9 năm 1992), Hấp thụ và phát triển (từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 5 năm 1999), Cải cách và hoàn thiện hơn (từ tháng 6 năm 1999 đến nay). Qua các giai đoạn trên chúng ta có thể thấy mục tiêu của giáo dục thể chất đã phản ánh nền tảng xã hội và nó cũng thể hiện sự phát triển thăng trầm của giáo dục thể chất trong các trường học ở Trung Quốc. Mục tiêu phát triển đã được chuyển từ phục vụ “chính trị” sang phục vụ “con người”; nội dung triển khai cụ thể cũng được chuyển từ “yêu cầu đòi hỏi”, điều rất khó thực hiện sang thành phù hợp với mỗi cá nhân, điều có thể dễ dàng thực hiện hơn. Mục tiêu của hệ thống giáo dục thể chất và sức khỏe cũng đã được thiết lập có liên quan tới việc tham gia vào hoạt động thể thao, các kỹ năng thể thao, sức khỏe thể chất, rèn luyện tinh thần và các kỹ năng xã hội tương ứng. Nó cũng nhấn mạnh tới việc chúng ta cần quan tâm đến việc rèn luyện tinh thần và trang bị cho các học sinh các kỹ năng xã hội tương ứng (Tổng cục Thể dục thể thao Trung Quốc, 2010). Tại Nhật Bản, kể từ năm 1947 cho tới nay định hướng Giáo dục thể chất trong các trường học ở Nhật Bản đã trải qua 9 lần sửa đổi bổ sung. Theo các mục tiêu cơ bản của Giáo dục thể chất trong các trường học, quá trình phát triển của giáo dục thể chất trong trường học ở Nhật Bản có thể được chia ra làm 4 giai đoạn, bao gồm: Hình thành các môn thể thao mới (1947-1957); Nâng cao tầm vóc (1958-1976); Phát triển hoạt động thể thao (1977-2008); Giai đoạn phát triển từ 2009 cho đến nay. Bị ảnh hưởng tác động bởi yêu cầu về thời gian, các mục tiêu giáo dục thể chất trong các trường học ở Nhật Bản được đề ra dựa trên sự tuân thủ các Quy định về phát triển thể chất. Định hướng mục tiêu giáo dục thể chất trong các trường học ở Nhật Bản sẽ được điều chỉnh 10 năm một lần hoặc lâu hơn. Nó có vai trò quan trọng quyết định tính hệ thống của các mục tiêu giáo dục, bao gồm cả các mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cụ thể và mục tiêu giảng dạy của mỗi bài hay mỗi giờ lên lớp (Phan Quốc Chiến, 2010). 8 Bên cạnh đó nó cũng nhấn mạnh tới sự chặt chẽ và gắn kết của các mục tiêu giáo dục, cũng như nội dung và phương pháp giảng dạy. Tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, các mục tiêu cụ thể tương ứng sẽ được đưa ra trong các bối cảnh và lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, mục tiêu cuối cùng của Định hướng giáo dục thể chất trong các trường trung học ở Nhật Bản vào năm 1998 là vươn tới sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, tạo nên một “tình yêu” dành cho các hoạt động thể dục thể thao và các chương trình rèn luyện thân thể mà sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức mạnh thể chất và xây dựng một lối sống tích cực thông qua việc áp dụng một cách hợp lý các bài tập thể lực và sự hiểu biết về hoạt động thể chất, sức khỏe và đảm bảo an toàn vệ sinh. Nghiên cứu của Sergienko và Andreianov (2013) chỉ ra việc xây dựng các mô hình sẵn sàng cho nghề nghiệp, cụ thể là các chương trình đào tạo về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và chức năng dựa trên phương pháp tích hợp. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 60 sinh viên của học viên trong trường quân đội gồm 30 người trong nhóm đối chứng và thực nghiệm. Để xác nhận tính hiệu quả của phương pháp đã phát triển, nghiên cứu sử dụng việc kiểm tra các phẩm chất thể chất, bảng câu hỏi tâm lý, nghiên cứu các quá trình nhận thức, cũng như các bài kiểm tra chức năng. Nghiên cứu cho rằng lúc bắt đầu thí nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt đáng kể về tất cả các chỉ tiêu. Sau khi nghiên cứu, nhóm thực nghiệm đã có sự cải thiện về hiệu suất so với nhóm đối chứng. Như vậy bình quân về thể lực tăng 9,34%, tố chất trí lực tăng 21,25%, khả năng sinh lý tăng 14,7% và khả năng sẵn sàng hoạt động tăng 21,13%. Mô hình cho phép nâng cao kết quả cá nhân của học viên để xây dựng các mô hình đặc trưng cho sự sẵn sàng chuyên nghiệp của các sĩ quan tương lai, cũng như tăng các quy trình thích ứng của tất cả các hệ thống đối với các hoạt động phục vụ và chiến đấu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Terziev và Nichev (2017) cho thấy việc thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Chiến lược “An ninh Quốc gia” và Chiến lược “Quốc phòng”, cũng như việc thực hiện các hoạt động trong Chương trình Quốc gia "Bungari trong NATO và Quốc phòng Châu Âu - 2020", và Kế hoạch Đầu tư-Chương trình của Bộ Quốc phòng đến năm 2020 đặt ra những nhiệm vụ mới đối với hệ thống giáo dục quân sự của Cộng hòa Bulgaria và đặc biệt là đối với công tác chuẩn bị sĩ quan. Các nhiệm vụ có 9 tính chất phức tạp và bao gồm: nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của giáo dục quân sự, nâng cao sự hài lòng của cá nhân học viên trong quá trình đào tạo, và cải tiến tổ chức và nội dung đào tạo chuyên nghiệp quân sự của các sĩ quan tương lai. Giáo dục quân sự là một hệ thống phức tạp, thích ứng và linh hoạt được phát triển thống nhất với hệ thống bổ trợ của giáo dục công dân ở Bulgaria. Do đó, việc xây dựng các chương trình đào tạo cần chú ý đến hoạt động rèn luyện thể chất cho các học viên trong các trường quân sự nhằm góp phần đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu quốc phòng của quốc gia. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Từ khi cha ông ta dựng nước và giữ nước vấn đề nâng cao thể lực, rèn luyện kỹ năng luôn được quan tâm rõ nét. Chúng ta rèn luyện từ quân đội (kỹ năng võ thuật, dàn trận) sang rèn luyện cả toàn dân (xây dựng quân dân kết hợp, du kích vệ quân) kể cả trong thời chiến hay trong thời bình. Thể dục thể thao (TDTT) cũng là một công tác cách mạng, tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt TDTT ngang hàng với các công tác khác như chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa, giáo dục... Bởi, công tác TDTT có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân và cải tạo nòi giống Việt Nam. Chỉ sau gần 5 tháng đọc Tuyên ngôn độc lập, trong thế nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn, với bộn bề công việc cấp bách, Hồ Chí Minh, trên cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã ký Sắc lệnh số 14-SL ngày 30-1-1946, thành lập Nha Thể dục Trung ương (thuộc Bộ Thanh niên), và Sắc lệnh số 33-SL thành lập Nha Thanh niên - Thể dục, thuộc Bộ Quốc gia giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử dân tộc Việt Nam kể từ trước cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cùng ngày, Bác viết bài "Sức khỏe và thể dục" đăng trên báo Cứu quốc kêu gọi toàn dân tập thể dục, được coi là mốc thời gian chính thức khai sinh ngành TDTT cách mạng nước nhà. Kết quả nghiên cứu của Phùng Chí Tài (2014) cho thấy để công tác huấn luyện, rèn luyện nâng cao thể lực cho học viên đạt chất lượng tốt, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: 1) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác huấn luyện, rèn luyện thể lực cho học viên, 2) Bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên; phát huy vai trò của cán bộ quản lý đơn vị, 3) Khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện, 4) Tăng cường các hoạt 10 động ngoại khóa, tập luyện thể dục, thể thao. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện thể lực cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 là yêu cầu khách quan, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Trong đó, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện thể lực cho học viên; phát huy tốt tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; tính tích cực trong học tập, rèn luyện của học viên là những biện pháp hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vương (2019a) nhận định Để khắc phục những hạn chế và tiếp tục nâng cao chất lượng rèn luyện thể lực cho học viên đào tạo giáo viên GDQP, AN ở Trường Đại học Chính trị, cần thực hiện tốt một số yêu cầu, biện pháp cơ bản sau: 1) Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về vị trí, vai trò của công tác rèn luyện thể lực, 2) Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lí trong duy trì nghiêm chế độ thể dục sáng, thể thao chiều cho học viên giáo dục quốc phòng, an ninh, 3) Thường xuyên đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động huấn luyện, rèn luyện thể lực ngoại khóa, 4) Đội ngũ giảng viên cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng bài, xây dựng bài tập và duy trì luyện tập cho phù hợp với đối tượng. Rèn luyện thể lực đối với học viên đào tạo giáo viên GDQP, AN là nhiệm vụ quan trọng, là một nội dung giảng dạy, huấn luyện chính khóa nhằm trang bị cho người học kiến thức cơ bản về thể dục, thể thao, rèn luyện cho học viên có sức khỏe, ý chí, bản lĩnh, xây dựng tác phong của người giáo viên. Chính vì vậy, công tác rèn luyện thể lực cần phải thường xuyên được coi trọng và thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, cần quán triệt vị trí, vai trò của công tác rèn luyện thể lực, giáo dục động cơ trách nhiệm, đổi mới phương huấn luyện, giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đổi mới cách tổ chức tập luyện ngoại khóa. Hơn thế nữa, nghiên cứu của Trương Thành Chung (2019) chỉ ra để nâng cao thể lực cho học viên cần thực hiện một số biện pháp chính sau: 1) giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về yêu cầu, nhiệm vụ rèn luyện thể lực; đưa học viên vào môi trường quân sự chính quy, 2) nắm chắc thể lực đầu vào của học viên; duy trì chấp hành tốt quy định về huấn luyện kiểm tra rèn luyện thể lực hằng quý, từng năm, gắn đánh giá kết quả kiểm tra thể lực vào đánh giá chất lượng rèn luyện hằng năm của học viên, 3) xây dựng cá nhân nòng cốt về thể dục thể thao và rèn luyện thể lực, phát huy vai trò gương mẫu tự giác, rèn luyện 11 thể lực của cán bộ các cấp và ý thức tự giác tập luyện, rèn luyện thể lực của học viên. Nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện thể lực đòi hỏi phải gắn kết chặt khoa học giữa huấn luyện với rèn luyện thể lực thường xuyên, nhất là phải bảo đảm cơ bản hệ thống, thống nhất, chuyên sâu. Huấn luyện thể lực chính khóa phải kết hợp chặt chẽ với kiểm tra, rèn luyện thể lực ngoại khóa từng tháng, quý, năm, nhất là trước khi thi tốt nghiệp cuối khóa để xét điều kiện thi tốt nghiệp… là trực tiếp góp phần nâng cao thể lực cho học viên. Qua quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có nhiếu công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về quản lý hoạt động rèn luyện thể lực của học viên trong trường quân sự; tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thết và quan trọng trong quá trình xây dựng các chương trình đào tạo về hoạt động rèn luyện thể lực của học viên. Thiết nghĩ, bên cạnh việc xây dựng chương trình đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra thì công tác quản lý rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong môi trường quân sự thì xây dựng và quản lý chương trình đào tạo cho hoạt động rèn luyện cho học viên là rất cấp thiết và quan trọng. 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đế đề tài 1.2.1. Quản lý Hoạt động quản lí đã có từ xa xưa, khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi cần có sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển và phối hợp hành động. C.Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên quy mô rộng lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lí” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993, tr.356). Do vậy, có thể hiểu lao động xã hội và quản lí không tách rời nhau. Khi lao động xã hội đạt tới một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lí thành một chức năng riêng biệt. Từ đó trong xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên quản lí và mối quan hệ giữa hai bộ phận này chính là mối quan hệ về quản lí. Theo Nguyễn Lộc, một định nghĩa được nhiều người chấp nhận là: “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức” (Nguyễn Lộc, 2010, tr.16). Một nghiên cứu khác cho rằng Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan