Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường ti...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã tân uyên, tỉnh bình dương

.PDF
163
1
112

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN KIM DUYÊN TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10 NĂM 2021 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN KIM DUYÊN TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HƯƠNG BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10 NĂM 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Kim Duyên là học viên lớp CH17QL01, khóa 4 (20172019), Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực. Luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, của cơ quan tổ chức đều được trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy đủ. Bình Dương, ngày 06 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Duyên ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Hương, Cô đã dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ bảo tận tình, trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và nhất là cô đã động viên tôi trong thời gian khó khăn, cứ ngỡ tôi sẽ phải dừng lại việc nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu tất cả các trường tiểu học, cũng như các giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Kính chúc quý thầy, cô cùng quý đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác. Bình Dương, ngày 06 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Duyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1 ......................................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH HỌC SINHỞ TRƯỜNG TIỂU HỌC .............................................................................. 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý phòng chống bạo hành học sinh ...................... 7 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................. 7 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 9 1.2. Khái niệm cơ bản ................................................................................................... 10 1.2.1. Hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ............................................... 10 1.2.2. Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh .................................. 13 1.3. Hoạt động phòng chống bạo hành ở trường tiểu học ............................................. 14 1.3.1. Mục tiêu hoạt động phòng chống bạo hành học sinhở trường tiểu học ..... 14 1.3.2. Nội dung phòng chống bạo hành học sinh tiểu học ................................... 15 1.3.3. Phương thức tổ chức phòng chống bạo hành học sinh tiểu học ................. 16 1.3.4. Đánh giákết quảphòng chống bạo hành học sinh ở trường tiểu học .......... 17 1.4. Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở trường tiểu học ................. 18 1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh .......................... 18 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ... 20 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ... 22 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ......................................................................................................................... 23 1.4.5. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ............................................................................................... 25 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinhở trường tiểu học .................................................................................................... 26 iv 1.5.1. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 26 1.5.2. Yếu tố khách quan ...................................................................................... 28 Tiểu kết chương1........................................................................................................... 31 Chương 2 ....................................................................................................................... 33 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................................................ 33 2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................... 33 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................... 33 2.3. Thực trạng hoạt động phòng chống bạo hành học sinhở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 38 2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................................................ 38 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình phòng chống bạo hành học sinh ................................................................................................................................ 41 2.3.3. Thực trạng phương thức tổ chức phòng chống bạo hành học sinh ............ 43 2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả phòng chống bạo hành học sinh ................... 46 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinhở các trường tiểu học ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ...................................................................... 47 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt độngphòng chống bạo hành học sinhở các trường tiểu học .............................................................................................. 47 2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh .......................................................................................................... 50 2.4.3.Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh .......................................................................................................... 52 2.4.4.Thực trạng đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành ............................................................................................................. 54 2.5.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý động phòng chống bạo hành ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................... 56 v 2.6. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương............... 58 2.6.1. Đánh giá chung thực trạng ......................................................................... 58 2.6.2. Nguyên nhân thực trạng ............................................................................. 59 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 61 Chương 3 ....................................................................................................................... 62 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG . 62 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................ 62 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường Tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ..................................................... 64 3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động phòng chống bạo hành học sinh cho cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh trong bối cảnh hiện nay ............................... 64 3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh .. 66 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên ..................... 68 3.2.4. Phát triển hệ thống thông tin ngăn ngừa bạo hành học sinh ...................... 70 3.2.5. Phát triển môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường ..................... 71 3.2.6. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh ........................ 73 3.2.7. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động phòng chống bạo hành học sinh .......................................................................................................... 74 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinhở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................................................................................................................ 76 3.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát ............................................... 76 3.3.2. Tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất .......................................... 77 3.3.3. Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ...................................................... 85 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 95 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 98 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đủ BHHS Bạo hành học sinh BLHĐ Bạo lực học đường CBQL Cán bộ quản lý ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KN Kỹ năng QĐ Quyết định STT Số thứ tự TB Trung bình TH Trường tiểu học XH Xã hội vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng TT 1 Bảng 2.1. Mẫu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bào hành học sinh ở các trường tiểu học Trang 29 2 Bảng 2.2: Thông tin CBQL, GV tham gia khảo sát 30 3 Bảng 2.3. Quy ước cách xử lý thông tin bảng hỏi 32 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV về những tác hại của hành vi bạo hành học sinh tiểu học Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các nội dung chường trình phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.6. Thực trạng phương thức phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra – đánh giá kế hoạch phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.11. Thực trạng đáp ứng của các điều kiện phụ vụ phòng chống bạo lực trong trường tiểu học Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo lực trong trường tiểu học 33 36 38 40 42 44 47 49 51 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 1 “Nâng 13 cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, Học sinh về hoạt 72 động phòng chống BHHS trong bối cảnh hiện nay” 14 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 2 “Đổi mới 72 viii xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh” 15 16 17 18 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên” Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 4 “Phát triển hệ thống thông tin ngăn ngừa bạo hành học sinh” Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 5 “Phát triển môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường” Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 6 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh” 73 75 76 77 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp 7 “Tổ chức 19 phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động phòng chống 78 bạo hành học sinh” Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tính khả thi biện pháp 1 “Nâng cao 20 nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, Học sinh về hoạt 79 động phòng chống BHHS trong bối cảnh hiện nay” 21 22 23 24 25 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tính khả thi biện pháp 2 “Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh” Bảng 3.10. Kết quả đánh giá tính khả thi biện pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên” Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tính khả thi biện pháp 4 “Phát triển hệ thống thông tin ngăn ngừa bạo hành học sinh” Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tính khả thi của biện pháp 5 “Phát triển môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường” Bảng 3.13. Kết quả đánh giá tính khả thi của biện pháp 6 “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh” 80 81 82 83 85 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá tính khả thi của biện pháp 7 “Tổ 26 chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động phòng chống bạo hành học sinh” 87 ix TÓM TẮT Phòng chống bạo hành học sinh Tiểu học là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hình thành, bảo vệ các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh. Tổ chức các hoạt động phòng chống bạo hành học sinh Tiểu học trở nên cấp thiết, đảm bảo học sinh được học tập trong điều kiện an toàn về cơ sở vật chất, nội dung chương trình giáo dục. Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường Tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trong đó, các nội dung hoạt động phòng chống bạo hành học sinh được trình bày rõ ràng về các nội dung giáo dục nhận diện các hành vi bạo hành học sinh, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp, giáo dục đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo hành học sinh, giáo dục việc xây dựng trường học thân thiện, bạn bè tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau và giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử thông qua các hình thức tuyền truyền, phổ biến nội qui, chuẩn mức, quy tắc ứng xử giáo viên, học sinh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu thực trạng trong chương 2 của luận văn này đối với 238 CBQL, GV từ 10 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã chỉ ra một số tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh. Công tác xây dựng kế hoạch còn nhiều thiếu sót, khả năng xác định những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình phòng chống BHHS và phương án để khắc phục chưa chính xác. Các tiêu chuẩn và cách thức đánh giá các hoạt động giáo dục phòng chống bạo hành học sinh của nhà trường chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường đến các bộ phận về đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, tuyên truyền về Pháp luật, rèn luyện hành vi học sinh trong các môn học chưa quyết liệt. Khả năng kiểm tra đánh giá những phản ảnh, dư luận học sinh, giáo viên, phụ huynh chưa thường xuyên, nghiệm túc. Từ đó, luận văn đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý phòng chống bạo hành ở trường Tiểu học gắn liền với những nguyên nhân thực trạng: Nâng cao nhận thức x của cán bộ quản lý và giáo viên, Học sinh về hoạt động phòng chống BHHS trong bối cảnh hiện nay; Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bạo hành học sinh;Tổ chức bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên; Phát triển hệ thống thông tin ngăn ngừa bạo hành học sinh; Phát triển môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường; Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh; Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động phòng chống bạo hành học sinh. Các biện pháp được 25 CBQL và 153 GV tại 10 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đánh giá ở mức độ khả thi và cần thiết trong quá trình khắc phục những hạn chế thiếu sót trong công tác quản lý hoạt động phòng chống BHHS. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông. Luật phổ cập giáo dục đã nêu: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, …”. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên để đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơsở ban đầu, những nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng (Lê Văn Hồng, 1995). Bất kì mọi người công dân lao động ở bất kì lĩnh vực nào trong xã hội cũng đều phải trải qua giáo dục ở nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của một con người. Chính vì vậy, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, không có tình trạng bạo hành học sinh phải được coi trọng và làm tốt ngay từ bậc tiểu học để giúp học sinh phát triển tốt hơn, không có sự khiếm khuyết trong suy nghĩ về hành động, thái độ của mình. Môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh, nơi học sinh được học tập trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, nội dung chương trình giáo dục, ... được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi để phát triển hoàn thiện không chỉ về mặt tri thức mà còn để phát triển tâm lý, nhân cách là yêu cầu mà giáo dục phải đảm bảo cho học sinh. Vì vậy, việc hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục đào tạo nói chung. Hoạt động phòng chống bạo hành học sinh Tiểu học là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm hình thành, bảo vệ các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh. Vì vậy công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo hành học sinh ở trường tiểu học nhằm mục đích tạo môi trường giáo dục thuận lợi, không xảy ra bạo hành học sinh, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh là vấn đề mang tính cấp thiết. Mặc dù được xác định có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách cho học sinh và hình thành môi trường giáo dục lành mạnh, tuy nhiên hiện nay thực trạng công tác giáo dục 2 phòng chống bạo hành học sinh tại nhiều trường học chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Bạo lực học đường nói chung và bạo hành học sinh nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh của Giáo dục Việt Nam. Thực tế cho thấy tình trạng bạo bạo hành học sinh đang bùng phát với mức độ và tính chất ngày càng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Bạo bạo hành học sinh không chỉ ảnh hưởng với những mức độ khác nhau cho học sinh mà còn cho giáo viên, gia đình, nhà trường và hơn nữa là ảnh hưởng đến toàn xã hội. Những năm gần đây, bạo hành học sinh gây nhiều chú ý từ truyền thông với nhiều vụ việc đau lòng trong các mối quan hệ giữa học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên, giáo viên – học sinh. Bạo hành giữa giáo viên với học sinh là một mảng gần như đang là điểm nóng nhạy cảm của bạo lực học đường qua các vụ việc như: giáo viên vào lớp im lặng, không giảng bài một thời gian dài, giáo viên bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, giáo viên phạt học sinh với 231 cái tát… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động bạo hành từ giáo viên, có thể bắt nguồn tự sự lạm dụng quyền lực, xảy ra trong khoảng thời gian dài và thường mang cách thức công khai. Đây là một dạng lăng nhục nhằm gây chú ý từ tập thể để hạ phẩm giá của học sinh trước mặt những người khác, nó có tác động không nhỏ đến sự hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động phòng chống bạo hành học sinh tiểu học tại thị xã Tân Uyên trong thời gian qua mặc dù được Ngành Giáo dục quan tâm chỉ đạo thực hiện tích cực, tuy nhiên thực tế vẫn còn tình trạng giáo viên xử phạt học sinh đến mức vi phạm bị kỷ luật hoặc bị phụ huynh phản ánh điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của học sinh và công tác giáo dục của Ngành, tuy nhiên hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể về nội dung này tại đơn vị. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường Tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.” 2. Mục đích nghiên cứu 3 Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, xác định thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo hành học sinh ở các trường Tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã được thực hiện và bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống bạo hành học sinh. Nếu đánh giá đúng thực trạng, có thể đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có tính cần thiết và khả thi, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách, phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinhở trường tiểu học. 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh các trường tiểu học thị xã Tân Uyên. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu quản lý hoạt động phòng, chống bạo hành học sinh 4 - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng bạo hành học sinh và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Đối tượng khảo sát: là cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, học sinh ở 10 trong số 16 trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát thực trạng tại 10 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn năm học 2019-2020. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Vận dụng quan điểm này vào đề tài nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh với quản lý các hoạt động khác trong quản lý hoạt động sư phạm. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học với những ưu điểm cần phát huy và tồn tại cần khắc phục. Nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trật tự logic. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Qua khảo sát thực tế, phân tích để phát hiện những bất cập, tồn tại trong thực tiễn về công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu và trên cơ sở thực tiễn đó, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 5 Phân tích và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lí luận về công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học. Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu sẵn có, qua đó, làm nổi bật các vấn đề có liên quan đến đề tài: khái niệm công cụ, các hình thức bạo lực đường, đặc điểm, nguyên nhân, cách thức ứng xử của học sinh khi giáo viên bạo hành. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: thu thập các thông tin về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động này. - Nội dung: tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất. - Công cụ khảo sát: xây dựng các bảng hỏi nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. 7.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn Thu thập thông tin từ các nhà quản lý hiện tại ở các trường tiểu học được khảo sát gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. 7.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Tìm hiểu, khảo sát công tác phòng chống bạo hành học sinh và quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh cho học sinh trong trường tiểu học thông qua kế hoạch hoạt động, báo cáo sơ kết, tổng kết… và hệ thống văn bản chỉ đạo ở các cấp quản lý giáo dục. Qua đó thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá, tổng kết của các cấp quản lý để đề xuất biện pháp và xác định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Thu thập thông tin từ các kế hoạch, hồ sơ chuyên môn, quy chế làm việc, văn bản về kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống bạo hành học sinh, ... của các trường tiểu học được khảo sát. 6 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS for Windows, phiên bản 20.0 để xử lý các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng công tác hoạt động phòng, chống bạo hành học sinh cho học sinh trong trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống bạo hành trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở trường tiểu học. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng, chống bạo hành trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở trường tiểu học. Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng, chống bạo hành trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động phòng, chống bạo hành trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về cả vật chất, tinh thần cho học sinh. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị luận văn gồm những chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở trường tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý phòng chống bạo hành học sinh 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là mộtvấn đề nghiêm trọng. Năm 2007, một cuộc điều tra toàn quốc được tiến hành hai nămmột lần bởi Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), kết quả cho thấy,có 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao, vân vân) vào trường họctrong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Nhữngnghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy cứ 7 phút lại có một trẻ em bị bắt nạt. Cứ 4 trẻ lạicó một trẻ thừa nhận đã bị bắt nạt. Và cứ 5 trẻ, có một trẻ thừa nhận đã từng bắt nạtnhững trẻ khác. Một cuộc thăm dò thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12-17 cho kết quả các emđều thừa nhận bạo lực đang gia tăng ở trường học của mình. Mỗi tháng, có 282.000 học sinh ở các trường trung học cơ sở Mỹ bị tấn công (Nguyễn Văn Tường, 2016). Philip Rodkin và cộng sự (2000) đã nghiên cứu các học sinh nam từ lớp 4 đến lớp 6 và phát hiện ra rằng những cậu bé có tính gây hấn cao chiếm phần lớn trong giới học sinh và hầu hết đều là học sinh THCS. Tonja Nansel và cộng sự (2001) chỉ ra rằngtrong số hơn 15000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 có khoảng 17% học sinh cho biết các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt nạt trong cả năm học. Gần 19% cho rằng các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% nói rằng họvừa đi bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của bắt nạt (Nguyễn Văn Tường, 2016). Đảng bảo thủ nước Anh (2007) công bố kết quả nghiên cứu của mình trong lúc lo ngại về nạn bạo lực học đường ở nước này đang tăng cao. Kết quả cho thấy, trung bìnhmột ngày các trường học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ buộc cảnh sát phải can thiệp. Trong năm học 2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trường học hơn 7.300 lần. Nhưng thực tế trên toàn nước Anh, bạo lực học đường có thể lên đến 8 hơn 10.000 vụ, do khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu. Đây là dữ liệu trên được tổng hợp từ 25/39 đồn cảnh sát trung tâm của nước Anh (Ngọc Hải, 2008) Ở Pháp, Cécile Carra (2009) nghiên cứu trên 2000 học sinh từ 7-12 tuổi tại 31 trường học, cho thấy có hơn 40% học sinh khẳng định từng là nạn nhân của bạo lựchọc đường ít nhất một lần trong năm và 28% học sinh thừa nhận từng là “hung thủ”trong các vụ bạo lực học đường. Trước đó, năm 2000, nước Pháp đã xảy ra 75000 vụ bạo lực học đường, trong đó có 39 vụ bạo lực nghiêm trọng và 300 vụ bạo lực ở mức độ thấp hơn (Nguyễn Văn Tường, 2016). Ở Trung Quốc, trong “Báo cáo phân tích tổng thể tình hình những sự cố an toàn trường học ở học sinh trung học và tiểu học năm 2006” do Bộ giáo dục Trung Quốc công bố cho thấy, năm 2006 trong những sự cố an toàn được đưa lên báo, thì có đến 25% những vụ việc đó xảy ra trong trường học, chủ yếu là những vụ việc gây thương tích do đánh nhau (chiếm 56%), do dùng chất gây nổ, sử dụng dao, phóng hỏa, xâm hại tình dục… Ngoài ra, theo Trung tâm điều trị bệnh tật của thành phố Thẩm Quyến (2009), trong báo cáo “Nghiên cứu phòng chống thương tích trẻ em” gửi lên “Đại hội tuyên truyền phòng chống ngược đãi trẻ em trên toàn thế giới” cho thấy, trong vòng 1 năm, có 48.7% học sinh ở thành phố Thẩm Quyến cảm thấy không an toàn khi đến trường cũng như tan trường, có 15.8% học sinh đã từng đánh nhau, trong đó những vụviệc đánh nhau của học sinh THCS là nghiêm trọng nhất; có 49.7% học sinh cấp 2 không cảm thấy an toàn; có 21.8% học sinh đã từng đánh nhau (Chen Erping, 2009). Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lựctrong các trường học ở châu Á (2015). Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảosát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi từ 12-17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụhuynh... tại 5 quốc gia (Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal), thựchiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trongcác trường học châu Á đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 emtừng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có tỉ lệ học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan