Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động ôn thi thpt quốc gia tại trường thpt huyện bắ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động ôn thi thpt quốc gia tại trường thpt huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương

.PDF
184
1
132

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN PHÚC LỘC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN PHÚC LỘC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ VĂN THÔNG BÌNH DƯƠNG – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn đều rõ ràng, những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Phúc Lộc i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành nghiên cứu này, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Do đó, với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: - Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Đào tạo Sau Đại học, Chương trình Quản lý giáo dục Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khoa học. - Thầy, cô phụ trách giảng dạy, quản lý lớp học trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. - Tiến sĩ Hồ Văn Thông với vai trò người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn - Tập thể Hội đồng sư phạm trường THPT Thường Tân đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học. - Thầy cô cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường THPT Lê Lợi, THPT Tân Bình, THPT Thường Tân đã nhiệt tình giúp đỡ, phối hơp trong quá trình tôi khảo sát tại trường. - Cán bạn cùng lớp quản lý giáo dục khóa 6,7 đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn. - Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè của tôi đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô, Hội đồng đánh giá để luận văn hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Phúc Lộc ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii MỤC LỤC .........................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC BẢNG ........................................................................ xi Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi khảo nghiệm ................................. xiii Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất.......... xiii Bảng 3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ............. xiii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... xiii 1. Lý do chọn thực hiện đề tài .................................................................... 1 1.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 1 1.2 Cơ sở khoa học ........................................................................................... 1 1.3 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................................... 3 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 3 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................................... 3 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................................ 4 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ........................................... 4 7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................................ 4 7.3.1 Mục đích ......................................................................................................................... 4 7.3.2 Nội dung ......................................................................................................................... 5 7.3.3 Cách thức tiến hành................................................................................................... 5 8. Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 5 iii 8.1. Về lý luận............................................................................................................................... 5 8.2. Về thực tiễn .......................................................................................................................... 5 9. Bố cục luận văn nghiên cứu .................................................................................. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................... .......................................................................................................................... 7 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 7 3.1 Ở nước ngoài ........................................................................................................................ 7 3.2 Ở trong nước ........................................................................................................................ 8 1.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................................... 10 1.1.1 Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ........................................ 10 1.1.2 Quản lý Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ....................... 11 1.2 Lý luận về hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. .......................................................................................................................... 15 1.2.1. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông ...................................................... 15 1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ................ 16 1.2.3 Mục tiêu của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông ......................................................................................................... 17 1.2.4 Nội dung của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ........................................................................................ 17 1.2.5. Phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia ................................ 18 1.2.6. Hình thức ôn thi trung học phổ thông quốc gia ........................................ 20 1.2.7. Điều kiện tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ........................................................................................ 21 1.3. Lý luận về quản lí hoạt động dạy ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ............................................................................................ 22 1.3.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ............................................................... 22 iv 1.3.2 Phân cấp quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ........................................................................................ 22 1.3.3. Chức năng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ........................................................................................ 23 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ôn trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. ................................................................... 29 1.4.1 Các yếu tố khách quan........................................................................................... 29 1.4.2 Các yếu tố chủ quan................................................................................................ 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ..................................................................................................35 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG..............................................................................36 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ....................................................................................... 36 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .................................................................................................................. 36 2.1.2 Khái quát chung về giáo dục – đào tạo của huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................... 37 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 38 2.2.1 Mục đích khảo sát .................................................................................................... 38 2.2.2 Nội dung khảo sát.................................................................................................... 38 2.2.3 Mẫu khảo sát.............................................................................................................. 38 2.2.4 Phương pháp khảo sát, công cụ điều tra ....................................................... 38 2.2.4.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi .................................................. 38 2.2.4.2 Phương pháp phỏng vấn ............................................................................. 40 2.2.5. Quy ước thang đo ................................................................................................... 40 v 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ......................................................................................................................................................... 42 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. ........................................... 42 2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu hoạt động ôn thi THPT QG tại trường Trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ....................... 44 2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................................................................................................... 46 2.3.4 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................................................................................................... 49 2.3.5 Thực trạng thực hiện các phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................................................................................................... 52 Giúp học sinh hiểu cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia ........... 52 Giúp học sinh hiểu cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia ........... 53 2.3.6. Thực trạng các điều kiện tổ chức ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương... 54 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ......................................................................................................................................... 56 2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. ........................... 56 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ................................................................................................................. 57 vi 2.4.3. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương............................................................................................ 59 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................................................................................................... 60 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................................................................................................... 62 2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ................................................................................................................. 63 2.5 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. ..................................................................................................................... 64 2.6 Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia của ba trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong hai năm gần nhất. ......... 66 2.7 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. .............................................................................................................................. 67 2.7.1. Ưu điểm ...................................................................................................................... 67 2.7.2 Nguyên nhân ưu điểm ........................................................................................... 67 2.7.3 Hạn chế ........................................................................................................................ 68 2.7.4 Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................... 68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................70 Chương 3 ............................................................................................................................ LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG. ........................................................................................................................72 vii 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................................. 72 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................... 72 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ................................................................ 72 3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 73 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống – đồng bộ ........................................... 73 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................ 74 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..................................................................... 74 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ........................................................ 74 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. ................................................... 74 3.3.2. Biện pháp 2: Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông........................................... 76 3.3.3 Biện pháp 3: Cải tiến công tác tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia .................................................................................................... 79 3.3.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ....................................................................................... 81 3.3.5 Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia ............................................................................................................. 82 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .............................................................. 83 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................. 84 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................................... 84 3.5.2. Nội dung khảo nghiệm ......................................................................................... 85 3.5.3. Đối tượng khảo nghiệm ....................................................................................... 85 3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................................ 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................99 1. Kết luận .....................................................................................................................99 viii 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 100 2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương ..................................................... 100 2.2 Đối với UBND huyện Bắc Tân Uyên ...................................................................... 100 2.3 Đối với CBQL các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................................................................................................................. 101 2.4 Đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 101 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............... ..................................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 105 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Stt Viết đầy đủ 1 BGH Ban Giám hiệu 2 CBGV Cán bộ giáo viên 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CĐ Cao đẳng 5 ĐH Đại học 6 GD Giáo dục 7 GDĐT Giáo dục Đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 NQ Nghị quyết 11 NXB Nhà xuất bản 12 PHHS Phụ huynh học sinh 13 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 14 THPT Trung học phổ thông 15 THCS Trung học cơ sở 16 TPCM Tổ phó chuyên môn 17 TTCM Tổ trưởng chuyên môn 18 TS Tiến sĩ 19 TT Thông tư 20 UBND Ủy ban nhân dân x DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC BẢNG Nội dung STT Trang Các bảng 1 Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát 45 2 Bảng 2.2. Đặc điểm CBGV các trường được khảo sát 45 3 Bảng 2.3 Quy ước thang đo 47 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát PHHS, HS về tầm quan trọng và 4 mức độ cần thiết của hoạt động ôn thi trung học phổ thông 49 quốc gia. 5 6 Bảng 2.5 . Kết quả khảo sát CBQL, GV về việc xác định mục tiêu hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên Bảng 2.6. Kết quả khảo sát CBQL, GV việc thực hiện nội dung ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường trung 50 53 học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bảng 2.7 Kết quả khảo sát PHHS, HS về việc thực hiện nội 7 dung ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường trung 54 học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bảng 2.8 . Kết quả khảo sát CBQL, GV về hình thức tổ chức 8 hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường 56 trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên 9 10 Bảng 2.9 . Kết quả khảo sát PHHS, HS về hình thức tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên Bảng 2.10. Kết quả khảo sát CBGV, NV về việc thực hiện các phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 57 59 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên Bảng 2.11. Kết quả khảo sát PHHS, HS về việc thực hiện các 11 phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên xi 60 14 15 Bảng 2.12 . Kết quả khảo sát CBQL, GV về các điều kiện tổ chức ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên Bảng 2.13 . Kết quả khảo sát PHHS, HS về các điều kiện tổ chức ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường trung 65 66 học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên. Bảng 2.14. Kết quả khảo sát CBQL, GV về xây dựng kế 16 hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường trung 69 học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Bảng 2.15 Kết quả khảo sát CBQL, GV về tổ chức triển khai 17 kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường 70 trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bảng 2.16. Kết quả khảo sát CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện 18 kế hoạch ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường 72 trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bảng 2.17. Kết quả khảo sát CBQL, GV về việc kiểm tra, 19 đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình 74 Dương Bảng 2.18. Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng quản lý 20 các điều kiện phục vụ hoạt động ôn thi trung học phổ thông 75 quốc gia tại 3 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên Bảng 2.19. Kết quả khảo sát CBQL, GV về các yếu tố ảnh 21 hưởng đến quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 3 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh 77 Bình Dương. Bảng 2.20 Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020, 22 2021 của các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. xii 79 23 24 25 Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi khảo nghiệm Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất Bảng 3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 105 105 112 Bảng 3.4 Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các nhóm 26 biện pháp quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc 118 gia Các biểu đồ và sơ đồ Biểu đồ2.1. Nhận thức CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt 1 động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung 48 học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lí, 2 giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. 67 Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý ôn thi trung 3 học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. xiii 103 TÓM TẮT Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…” (Ban chấp hành Trung ương 2013). Kì thi Trung học phổ thông quốc gia là kì thi quan trọng nhất trong chương trình Giáo dục phổ thông của nước ta. Kết quả của kì thi sẽ đánh giá hiệu quả giáo dục của một trường trung học phổ thông, đánh giá kết quả 12 năm đèn sách của một người học sinh. Huyện Bắc Tân Uyên là một huyện mới của tỉnh Bình Dương. Kết quả thi Tốt nghiệp trung học phổ thông của các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trong 03 năm qua tuy từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, yêu cầu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để đáp ứng điều kiện thực tế đã đặt ra cho công tác quản lý ôn thi tại các trường những thách thức to lớn. Đề tài “Quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” góp phần khảo sát thực trạng từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động ôn thi THPT QG hiệu quả hơn. Các biện pháp được đề xuất: 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. 2. Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. 3 Cải tiến tổ chức thực hiện hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. 4. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. 5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia. xiii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn thực hiện đề tài 1.1 Cơ sở pháp lý Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.2 Cơ sở khoa học Từ năm 2015, “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông” được thay bằng tên gọi “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia”. Đến năm 2020, “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia” trở lại với tên gọi ban đầu “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông”. Hiện nay ở nước ta kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông là kỳ thi quan trọng nhất trong chương trình Giáo dục phổ thông bởi lẽ kỳ thi này đánh giá kết quả 12 năm học của một người học sinh. Kết quả của kỳ thi này đánh giá hiệu quả giáo dục của một trường trung học phổ thông. Ôn thi cho học sinh có kết quả thi tốt là trách nhiệm của nhà trường THPT. Kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia trong 02 năm gần nhất, ở hầu hết các môn học, Bình Dương luôn nằm trong danh sách 10 địa phương dẫn đầu cả nước (theo thống kê xếp hạng của Bộ Giáo dục). Việc xếp hạng các địa phương theo kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia của Bộ GDĐT là có ý nghĩa. Bảng xếp hạng là áp lực với các địa phương, nhưng lại có giá trị như một chỉ số quan trọng về giáo dục, góp phần đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Căn cứ vào chỉ số này, lãnh đạo các địa phương cũng như các nhà trường có động lực để đổi mới mạnh mẽ hơn nữa giáo dục và đào tạo, từ đó có những chính sách và giải pháp quyết liệt để đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. 1.3 Cơ sở thực tiễn Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường THPT huyện Bắc Tân Uyên trong những năm qua được thực hiện liên tục và có đầu tư. Kết quả của hoạt động này đã từng bước được cải thiện ở từng trường thông qua kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia luôn đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%. Công tác quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia đã được cán bộ quản lý (CBQL) từng trường quan tâm, không ngừng đổi mới từ mục tiêu, hình thức tổ chức. Tuy nhiên, hạn chế của các trường trong hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý ôn thi trung học phổ 1 thông quốc gia là chất lượng điểm thi của các môn đang có chiều hướng đi xuống, thứ hạng của các trường cũng giảm theo từng năm. Chất lượng của hoạt động là không bền vững. Để nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia của các trường THPT trên địa bàn huyện trong thời gian tới, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại các trường THPT và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại các trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại các trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hiệu quả hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường Trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Từ việc khái quát cơ sở lý luận, đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, tác giả sẽ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có tính cần thiết và khả thi hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.. 2 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát hoạt động ôn thi THPT QG, quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại 03 trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương: - Trường THPT Lê Lợi - Trường THPT Tân Bình - Trường THPT Thường Tân Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động ôn thi THPT QG tại trường THPT huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tromng 02 năm: 2020 và 2021. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…tài liệu nhằm xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trong các trường THPT. Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết, mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước, của ngành GDĐT, của huyện Bắc Tân Uyên và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.1.1 Mục đích Thu thập số liệu, dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trong các trường THPT. 7.2.1.2 Nội dung Tập trung khảo sát thực trạng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chẳng hạn như: nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, về quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, những thuận lợi và khó khăn, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 3 7.2.1.3 Cách thức thực hiện Xây dựng công cụ bao gồm hệ thống phiếu khảo sát đối tượng nghiên cứu bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn 7.2.2.1 Mục đích Thu thập thêm thông tin một cách trực tiếp; đối chiếu và so sánh với kết quả khảo sát thực trạng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; thu thập thêm ý kiến, thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn mà khảo sát qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được. 7.2.2.2 Nội dung và cách thực hiện Đàm thoại, phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về thực trạng hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 7.2.3.1 Mục đích Tìm hiểu thực tế hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia và quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 7.2.3.2 Nội dung Tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện quản lí hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; những nội dung đã được triển khai và hiệu quả mang lại thông qua các hoạt động. 7.2.3.3 Cách thức tiến hành Tiến hành nghiên cứu, phân tích các hồ sơ quản lí như: kế hoạch; phân công nhiệm vụ; công tác tổ chức lớp; công tác thu chi; hoạt động kiểm tra, giám sát; báo cáo sơ kết, tổng kết năm học; kết quả thi trung học phổ thông quốc gia các năm; hồ sơ quản lý hoạt động ôn tập của tổ chuyên môn… 7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 7.3.1 Mục đích Đánh giá một cách chính xác từ những số liệu, dữ liệu khảo sát thực tế để đưa ra những phân tích, nhận định phù hợp trên cơ sở kết quả thu thập được. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan