Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên các trường thpt, thị xã dĩ an, tỉnh bình dương

.PDF
191
1
60

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI THỊ THANH LOAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT, THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG - NĂM 2021 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI THỊ THANH LOAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT, THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HẢO BÌNH DƯƠNG NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu của bản thân, được đề xuất từ yêu cầu thực tế của công tác quản lý dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hảo. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày 03 tháng 8 năm 2021 Người viết cam đoan Bùi Thị Thanh Loan i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được Luận văn “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thị Hảo, người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học của trường ĐH Thủ Dầu Một và đặc biệt là thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và thầy cô giáo ở của các trường THPT trên địa bàn thị xã Dĩ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi có được các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn anh chị em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hoàn cảnh và tình hình dịch Covid đang diễn ra phức tạp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Bình Dương, ngày 03 tháng 8 năm 2021 Tác giả Luận văn Bùi Thị Thanh Loan ii TÓM TẮT Thông qua sử dụng thông tin sơ cấp từ kết quả cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi đội ngũ quản lý và giáo viên đang công tác tại 3 trường là THPT Dĩ An, Nguyễn An Ninh và Bình An thuộc thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, luận văn đã phân tích, đánh giá khá toàn diện, đa chiều và có tính đối sánh để tìm hiểu một cách chân thực nhất thực trạng về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại các trường này. Có thể thấy một số kết quả đáng chú ý như sau: Một là, luận văn đã xây dựng hệ thống lí luận tương đối toàn diện về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong nhà trường THPT. Hai là, với việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bản câu hỏi, sử dụng công cụ phân tích dữ liệu SPSS, phiên bản 20.0 và kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận văn đã phản ánh bức tranh khá sát thực và toàn diện về thực trạng công tác quản lý nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường thời gian qua trên 4 chức năng quản lý: (1). Công tác định hướng và xây dựng kế hoạch NCKHSPUD của nhà trường; (2). Tổ chức thực hiện kế hoạch NCKHSPUD của nhà trường; (3). Chỉ đạo triển khai thực hiện NCKHSPUD; (4). Kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKHSPUD; cũng như tìm hiểu các khó khăn và nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động NCKHSPUD của GV trường THPT. Ba là, căn cứ kết quả phân tích thực trạng công tác quản lý NCKHSPUD, luận văn đã xây dựng hệ thống biện pháp, kiến nghị và đề xuất đến các chủ thể có liên quan nhằm khắc phục tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học này dựa trên các căn cứ về tính chính trị, tính pháp lý và tính thực tiễn. Trong đó, trọng tâm là các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý như kiến thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 8 1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 14 1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên THPT ... 21 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên ở trường THPT ..................................................................................... 26 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên THPT ............................................................................. 31 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKHSPUD CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT, THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............ 36 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 36 2.2. Về đặc điểm của 3 trường THPT tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .......... 40 2.3. Tổ chức nghiên cứu “Quản lý hoạt động NCKHSPUD của giáo viên các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ..................................................... 44 2.4. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên THPT ở địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ................................................. 49 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên THPT ở địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương .................................. 52 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên THPT ................................................................... 68 2.7. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên THPT ở địa bàn thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 71 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 74 Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG iv NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT , THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................... 76 3.1. Cơ sở xác lập biện pháp ................................................................................ 76 3.2. Các biện pháp cụ thể ..................................................................................... 78 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 91 1. Kết luận ............................................................................................................ 91 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 93 v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ............................ 25 Bảng 2.1: Quy ước đánh giá điểm trung bình ...................................................... 47 Bảng 2.2: Một số đặc điểm xã hội của mẫu khảo sát sau khi thống kê ở 02 nhóm khách thể .............................................................................................................. 48 Bảng 2.3: Tầm quan trọng của NCKHSPƯD, quản lý hoạt động NCKHSP so với một số hoạt động giáo dục khác ........................................................................... 50 Bảng 2.4: Phương thức để xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của nhà trường (Đơn vị tính: %) ................................................................. 53 Bảng 2.5: Nội dung chủ yếu trong các kế hoạch về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng do nhà trường ban hành (Đơn vị tính: %) ............................................ 55 Bảng 2.6: Hình thức tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các nhà trường (Đơn vị tính: %) ................................................. 57 Bảng 2.7: Mức độ thường xuyên thực hiện các nội dung trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các nhà trường ....................................................... 59 Bảng 2.8: Nội dung chủ yếu được chỉ đạo trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại các nhà trường................................................... 63 Bảng 2.9: Một số nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các nhà trường .............................................. 66 Bảng 2.10: Khó khăn chủ yếu khi quản lý hoạt động NCKHSPƯD của trường thời gian qua ................................................................................................................ 68 Bảng 2.11: Một số nguyên nhân tác động đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các nhà trường (Đơn vị tính: %)............ 70 Bảng 3.1: Quy ước đánh giá điểm trung bình khảo sát sự cần thiết và khả thi ... 87 Bảng 3.2 : Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp đưa ra...... 88 Bảng 3.3: Mối tương quan giữa hai nhóm Tính cần thiết và Tính khả thi........... 89 Biểu đồ 2.1: Hình thức thể hiện chủ yếu của nội dung kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Đơn vị tính: %) .............................................................. 54 vi Biểu đồ 2.2: Biện pháp khuyến khích, khích lệ động viên GV thực hiện NCKHSPUD ........................................................................................................ 58 Biểu đồ 2.3: Mức độ “thu hút” sau khi triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của các nhà trường (Đơn vị tính: %) .......................................... 61 Biểu đồ 2.4: Nội dung chủ yếu được kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của các nhà trường (Đơn vị tính: %) .............. 65 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh NCKHSPUD : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PPDH : Phương pháp dạy học SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là xu thế chung của nghiên cứu khoa học thế kỷ XXI, hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực. Nó không chỉ là hoạt động dành riêng cho các nhà nghiên cứu mà đã dần trở thành hoạt động thường xuyên và cần thiết của đội ngũ giáo viên, của cán bộ quản lý. NCKHSPƯD nhằm nghiên cứu tìm kiếm các biện pháp / tác động để thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện trạng giáo dục (trong phạp vi hẹp, môn học, lớp học, trường học…). Đồng thời thông qua NCKHSPƯD, giáo viên, cán bộ quản lý được nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. NCKHSPƯD còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho GV, CBQL nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh phương pháp dạy và học, phương pháp giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy nghề và định hướng nghề nghiệp....” (Quốc hội, 2014) đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi cả về nhận thức lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, NCKHSPƯD sẽ giúp GV tiếp nhận được chương trình, phương pháp dạy học (PPDH) mới một cách sáng tạo và hiệu quả. Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), THPT (THCS) có nhiều cấp học đã quy định giáo viên bộ môn có nhiệm vụ: “Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia NCKHSPƯD sư phạm ứng dụng” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011). Bên cạnh đó, Điều lệ Hội thi giáo 1 viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (đính kèm Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010) cũng quy định các thí sinh phải có “báo cáo sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) hoặc kết quả NCKHSPƯD được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức hội thi”. Thời gian qua, nhận thức của các cán bộ quản lý và giáo viên nói chung , đặc biệt là giáo viên bậc trung học về vai trò của hoạt động NCKHSPƯD đã có những bước chuyển rõ rệt. Họ xác định đây là nhiệm vụ, yêu cầu, trách nhiệm song song cùng phát triển năng lực dạy học (năng lực chuyên môn). Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động NCKHSPUD của GV các trường của CBQL ở các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chưa đặt hiệu quả cao dẫn đến hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chưa được thực hiện một cách rộng rãi và chất lượng... NCKHSPƯD là một công việc mới và khó thực hiện dù tính khả thi, hiệu quả của nó có ưu thế nổi trội hơn so với SKKN. Nhà quản lý ở các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chưa thật sự quan tâm và xem công tác NCKHSPƯD là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài ra, chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên tham gia, đầu tư vào NCKHSPƯD; các trường chưa có chiến lược, kế hoạch triển khai bài bản cho việc hình thành và phát triển phong trào NCKHSPƯD thực sự trong đội ngũ GV. Trước sự cấp thiết cũng như thực trạng của hoạt động NCKHSPƯD và quản lý hoạt động NCKHSPƯD trong trường THPT, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” nhằm tìm ra thực trạng đồng thời đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của giáo viên; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng trong việc quản lý cũng như dạy và học ở nhà trường THPT trong bối cảnh mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương một cách 2 khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể: Hoạt động NCKHSPƯD của GV tại các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Thực trạng quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương được tiếp cận theo các chức năng của khoa học quản lý. Những nội dung và dữ liệu ngoài phạm vi này học viên sẽ không đề cập trong luận văn. - Về không gian nghiên cứu: Việc thu thập thông tin diễn ra tại 03 trường THPT trên thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương gồm: THPT Dĩ An, THPT Bình An và THPT Nguyễn An Ninh. - Về thời gian nghiên cứu: Việc thu thập thông tin thứ cấp được lấy trong 2 năm học 2017 - 2018, 2018 - 2019; thông tin sơ cấp (thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn sâu) được thực hiện vào quý I/2020. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương hiện nay diễn ra kết quả như thế nào? - Câu hỏi 2: Đâu là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương? Trên cơ sở 02 câu hỏi nghiên cứu, luận văn xây dựng 2 giả thuyết nghiên cứu để giả định về các kết quả nghiên cứu; từ đó, thúc đẩy tiến hành kiểm định các giả thuyết này, gồm: - Giả thuyết 1: Quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chỉ mới được quan tâm, đầu tư trong thời gian gần đây, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng. - Giả thuyết 2: Thay đổi nhận thức, nâng cao kiến thức về hoạt động NCKHSPUD của giáo viên và CBQL đồng thời nâng cao năng lực quản lý của 3 CBQL là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT. - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất những biện pháp cơ bản có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi phối hợp sử dụng các nhóm PPNC sau đây: 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống - cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV với quản lý các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống - cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý NCKHSPƯD của GV ở các trường THPT, tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của quản lý hoạt động NCKHSPƯD nói chung, quản lý hoạt NCKHSPƯD của GV trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn 4 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV ở các trường THPT tỉnh Bình Dương nói chung và tại thị xã Dĩ An nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV ở các cơ sở giáo dục này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp, hệ thống, phân tích và khái quát hóa các vấn đề lý luận từ các tài liệu, văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như các Bộ Ngành liên quan, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến hoạt động NCKHSPƯD của GV THPT, quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV THPT nhằm xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Các phương pháp thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a) Về thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi điều tra được thiết kế để thu thập thông tin từ CBQL, GV về quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương về các vấn đề: - Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của hoạt động NCKHSPƯD của GV. - Thực trạng quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV thể hiện qua các mặt: + Công tác định hướng, kế hoạch NCKHSPƯD của nhà trường. + Công tác tổ chức hoạt động NCKHSPƯD của nhà trường. + Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện NCKHSPƯD. + Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKHSPƯD. + Những khó khăn và nguyên nhân của sự khó khăn trong quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 5 Ngoài ra, điều tra bằng bảng hỏi còn được sử dụng để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. b) Về cách chọn mẫu và phân bố mẫu: - CBQL: Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn của 3 trường THPT Dĩ An, THPT Bình An, THPT Nguyễn An Ninh: 17 người. - GV tại 3 trường THPT Dĩ An, THPT Bình An, THPT Nguyễn An Ninh: 128 người (tuy nhiên chỉ có 123 người có phiếu trả lời hợp lệ). Trong đó, đảm bảo cơ cấu mẫu hợp lí giáo viên các khối lớp 10, 11 và 12; cơ cấu giới tính, cơ cấu thâm niên nghề nghiệp (tuổi nghề), giáo viên có và không kiêm nhiệm công tác khác công tác giảng dạy (chủ nhiệm lớp, làm nhiệm vụ đoàn thể,…) để kết quả khảo sát phản ánh trung thực và khái quát nhất hiện trạng vấn đề nghiên cứu. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Học viên thiết kế các câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm bổ sung thêm thông tin định tính cho các kết quả định lượng, nắm bắt được suy nghĩ, sự đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về những nội dung ít được phản ánh trong thu thập thông tin định tính. 7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng như Microsoft Excel, SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thông tin tổng hợp các ý kiến điều tra, lập các bảng biểu, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập từ các nguồn để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QL hoạt động NCKHSPƯD của GV THPT ở địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Rút ra được những ưu nhược điểm của công tác QL hoạt động NCKHSPƯD của GV THPT ở địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 8. Ý nghĩa của đề tài Về lý luận: Bổ sung tri thức khoa học vào lĩnh vực NCKHSPƯD và quản lý hoạt động NCKHSPƯD tại các trường phổ thông hiện nay; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT. 6 Về thực tiễn: - Tìm ra được nguyên nhân những yếu kém trong khâu quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV THPT ở địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất biện pháp xây dựng quy trình quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV THPT ở địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quy trình với đầy đủ các vai trò các khâu của quản lý sẽ có thể giúp cho quản lý hoạt động NCKHSPƯD đạt hiệu quả hơn. 9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKHSPƯD của giáo viên THPT Chương 2. Thực trạng về quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKHSPƯD của GV các trường THPT, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Quyển sách: “Managing staff development in schools: An action research approach” (Quản lý phát triển nhân sự trong trường học: Cách tiếp cận từ các nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng) của Pamela Lomax xuất bản năm 1990. Quyển sách tập hợp nhiều bài viết của các chuyên gia giáo dục, giới thiệu nhiều nội dung có liên quan luận văn như: quan điểm về phát triển đội ngũ nhân sự tại các trường học thông qua các hoạt động NCKHSPƯD; giới thiệu nền tảng thực hành và công cụ cho tổ chức hoạt động nghiên NCKHSPƯD tại nhà trường cũng như cách thức xây dựng ra các biện pháp mới để cải thiện tri thức giáo dục trong quá trình giảng dạy,… Quyển sách: “Short guide to action research” (Hướng dẫn giản lược về NCKHSPƯD) do Andrew P. Johnson, Minnesota chủ biên, tái bản lần thứ 4, năm 2012. Quyển sách có 15 chương, giới thiệu tổng quát nhất các vấn đề cơ bản liên quan đến NCKHSPƯD rất có giá trị tham khảo cho nhà nghiên cứu, giáo viên, kể cả nhà quản lý giáo dục khi triển khai hoạt động nghiên cứu này. Tuy nhiên, quyển sách chưa bàn nhiều về quản lý hoạt động NCKHSPƯD của đội ngũ nhà quản lý giáo dục - vốn là đối tượng được quan tâm chính của luận văn (Andrew P. Johnson, Minnesota, 2012). Bài báo khoa học: “Benefits of collaborative action research for the beginning teacher” (Lợi ích của việc hợp tác nghiên cứu đối với giáo viên mới vào nghề) của nhóm tác giả Sidney N. Mitchella, Rosemary C. Reillyb và Mary Ellin Loguea đăng trên Tạp chí “Teaching an Teacher Education”, số 25, kỳ 2, tháng 2/2009. Sidney N. Mitchella et al. (2009) cho rằng, giáo viên mới bắt đầu vào nghề giảng dạy luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề của sự nghiệp họ như quản 8 lý lớp, sự khác biệt cá nhân, quan hệ với đồng nghiệp, học sinh và cả đối với phụ huynh,… Bài viết lặp luận rằng, cách tiếp cận tốt nhất đề phát triển sự nghiệp của giáo viên mới vào nghề và giải quyết các vấn đề sư phạm họ đang đối mặt chính là thông qua mô hình hợp tác trong nghiên cứu, tức là nhấn mạnh đến sự cộng tác giữa giáo viên với nhau, với học sinh và cả giáo viên cố vấn trong quá trình giảng dạy. Đối với luận văn, cách lập luận của bài báo gợi mở cho học viên nhiều ý tưởng về nâng cao công tác lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong đó việc hình thành nhóm nghiên cứu, tương tác và hỗ trợ nhau cũng cần được xem xét. Bài báo khoa học: “Action research in Singapore education: constraints and sustainability” (Hoạt động nghiên cứu khoa học ở nền giáo dục Singapore: Những giới hạn và sự phát triển bền vững) của tác giả Hairon Salleh công bố trên Tạp chí Education Action Research, số 14, kỳ 4, năm 2006. H. Salleh (2006) nhấn mạnh, các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường học ngày càng nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo nhà trường bởi sự thúc đẩy từ Bộ Giáo dục của Singapore bằng các cơ chế, chính sách mới, đa dạng và thông thoáng hơn. Bài viết nhấn mạnh, hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm được xem là phương tiên phát triển chuyên nghiệp nghề nghiệp của giáo viên. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích một số rào cản gây ra những hạn chế nhất định đối với những nỗ lực trong nghiên cứu khoa học sư phạm của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường. Bài báo khoa học: “Exploring student experiences of belonging within an urban high school choral ensemble: an action research study” (Khám phá trải nghiệm của một nhóm hợp xướng ở trường trung hoc khu vực thành thị: Qua nghiên cứu KHSPUD) của Elizabeth Cassidy Parker công bố trên Tạp chí Music Education Research, số 12, kỳ 4, năm 2010. Trong đó, 26 ca sĩ là học sinh vị thành niên trong trường trung học ở thành thị được chọn tham gia nghiên cứu, chia thành các nhóm nhỏ, trải nghiệm qua 5 chủ đề, hoạt động do nhóm nghiên cứu đưa ra để khám phá sự phát triển đầy đủ hơn về tình cảm và xã hội. Bài báo khoa học: “Using a participatory action research approach to create a universally designed inclusive high school science course: A case study” (Sử dụng cách tiếp cận NCKHSPƯD có sự tham dự để tạo ra một khoá học tại 9 trường trung học: Từ một tình huống nghiên cứu) của Stacy K. Dymond và các cộng sự đăng trên tạp chí SAGE journals, xuất bản năm 2006. Bài viết nhấn mạnh sự dụng kết hợp nghiên cứu trường hợp và NCKHSPƯD có sự tham gia để kiểm tra lại quá trình thiết kế của khoá học khoa học ở trường trung học, cho 2 nhóm học sinh khuyết tật và không khuyết tật. Kết quả kiểm tra lại là căn cứ đề điều chỉnh, thay đổi cần thiết về hoạt động giảng dạy, tổ chức học tập, tham gia của học sinh,… Bài báo khoa học: “A historical review of action research: Some implications for the education of teachers in their managerial role” (Một đánh giá lịch sử về NCKHSPƯD: Vài hàm ý cho sự nghiệp giáo dục của giáo viên gắn với vai trò quản lý của họ) của Mike Wallace đăng trên tạp chí Journal of Education for Teaching (International research and pedagogy) số 13, kỳ 2, xuất bản năm 2006. Bài viết đặt ra vấn đề rằng các nhà quản lý giáo dục cũng như giáo viên cần nhận thức rõ vị trí của họ ở 5 vấn đề, trong đó có “mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành”, “hỗ trợ, giám sát cho đội ngũ NCKHSPƯD”. Bài báo khoa học: “Teachers as researchers: Implications for supervision and for teacher education” (Giáo viên - nhà nghiên cứu: Những hàm ý cho việc giám sát và việc giáo dục giáo viên) của John Elliott, công bố năm 2002 trên Tạp chí Teaching and Teacher Education. Quan điểm trung tâm của nghiên cứu này là sự tái khẳng định vai trò to lớn của các nhà quản lý giáo dục trong các tổ chức giáo dục nhằm thúc đẩy NCKHSPƯD. 1.1.2. Ở Việt Nam Bài báo khoa học: “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, một loại hình nghiên cứu phù hợp trong giáo dục” của tác giả Ngô Viết Sơn được đăng trên Tạp chí Giáo dục số 297 (kì 1-11/2012). Công trình đã giới thiệu khá khái quát các vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng như khái niệm, chu trình, phương pháp,… có chú ý phân tích hiện trạng vấn đề này và tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan. Tác giả Ngô Viết Sơn (2012) cũng chỉ ra thực trạng của hoạt động này, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với yêu cầu đẩy mạnh căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và nhấn mạnh đây là công việc 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan