Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường mầm n...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã bến cát, tỉnh bình dương

.PDF
214
1
125

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *** TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *** TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG BÌNH DƯƠNG – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Huỳnh Lâm Anh Chương. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự nghiên cứu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Phương Chi i ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn: - Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khoa học. - TS. Huỳnh Lâm Anh Chương, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. - Quý Thầy, Cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Phòng Giáo dục & Đào tạo TX Bến Cát, cán bộ quản lí và giáo viên các trường mầm non ngoài công lập trong thị xã Bến Cát đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này. - Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã góp ý và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Dù đã rất cố gắng, song luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô và Hội đồng chấm luận văn góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn ! Tác giả Trần Thị Phương Chi ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt STT Từ đầy đủ 1 BDTX Bồi dưỡng thường xuyên 2 BGH Ban giám hiệu 3 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 CBQL Cán bộ quản lý 5 CM Chuyên môn 6 CMHS Cha mẹ học sinh 7 CTGDMN Chương trình giáo dục mầm non 8 CSVC Cơ sở vật chất 9 ĐLC Độ lệch chuẩn 10 ĐTB Điểm trung bình 11 GV Giáo viên 12 GDMN Giáo dục mầm non 13 CTGDMN Chương trình giáo dục mầm non 14 GDTTL Giáo dục tính tự lập 15 HĐGD Hoạt động giáo dục 16 HĐGDTTL Hoạt động giáo dục tính tự lập 17 KHGD Kế hoạch giáo dục 18 KNS Kỹ năng sống 19 KT – VH - XH Kinh tế - Văn hóa – Xã hội 20 MG Mẫu giáo 21 MN Mầm non 22 NCL Ngoài công lập 23 PHHS Phụ huynh học sinh 24 TTL Tính tự lập iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Bảng nội dung giáo dục TTL cho trẻ mẫu giáo theo Chương trình GDMN .............................................................................................................. 19 Bảng 1. 2: Bảng nội dung GDTTL cho trẻ MG theo bộ chuẩn đánh giá cuối độ tuổi .................................................................................................................... 21 Bảng 2. 1: Thống kê tổng số CBQL và GV các trường được khảo sát ................ 45 Bảng 2. 2: Thông tin cá nhân các đối tượng tham gia khảo sát ........................... 45 Bảng 2. 3: Quy ước thang đo ............................................................................. 49 Bảng 2. 4: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ...................................................................................... 50 Bảng 2. 5: Thực trạng nhận thức về mục đích giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ................................................................................................................... 52 Bảng 2. 6: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV) ......................................................................................... 53 Bảng 2. 7: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với PHHS) ................................................................................................. 56 Bảng 2. 8: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các hình thức giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV) ................................................................................................................... 59 Bảng 2. 9: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các hình thức giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với PHHS) .......................................................................................................................... 61 Bảng 2. 10: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các phương pháp giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV) ....................................................................................................... 62 Bảng 2. 11: Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá trong HĐGDTTL cho trẻ mẫu giáo (Đối với CBQL, GV) ................................................................................................................... 63 iv Bảng 2. 12: Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục tính tính tự lập cho trẻ trong trường mầm non .................................................................................. 65 Bảng 2. 13: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại các trường mầm non ...................................................................... 67 Bảng 2. 14: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại các trường mầm non ...................................................................... 69 Bảng 2. 15: Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDTTL cho trẻ mẫu giáo ................................................................................................................... 70 Bảng 2. 16: Thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại các trường mầm non ................................... 72 Bảng 2. 17: Thực trạng yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại các trường mầm non ................................... 73 Bảng 3. 1: Các bước thực hiện cải tiến xây dựng kế hoạch ................................ 86 Bảng 3. 2: Bảng cho điểm phiếu hỏi biện pháp ................................................ 102 Bảng 3. 3: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí HĐGDTTL ...................................................................................................... 102 Bảng 3. 4: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lí HĐGDTTL 106 Bảng 3. 5: So sánh kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí HĐGDTTL .................................................................................. 110 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON......................................................................................................................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 9 1.1.1.Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 12 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................. 14 1.2.1. Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ...................................... 14 1.2.1.1. Tính tự lập ............................................................................................ 15 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục tính tự lập............................................................. 16 1.2.1.3. Hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ................................. 16 1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo .......................... 16 1.3. Lí luận hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo .............................. 17 1.3.1. Vị trí vai trò, mục tiêu của hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG ..... 17 1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG ................................ 19 vi 1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG .......................................................................................................................... 23 1.3.3.1. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục TTL cho trẻ MG .................. 23 1.3.3.2. Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục TTL cho trẻ MG ............ 24 1.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG ................. 25 1.3.5. Điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG................ 26 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG ..................................... 27 1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục tính TTL cho trẻ trong trường MN .......................................................................................................................... 28 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG .................. 32 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MN................... 35 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐ GD tính tự lập cho trẻ MG ............ 36 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG trong trường MN ............................................................................................... 39 1.5.1. Yếu tố khách quan (quan điểm chỉ đạo, giáo viên, trẻ, môi trường xã hội, cơ sở vật chất và gia đình trẻ) ........................................................................... 39 1.5.2. Yếu tố chủ quan ( Hiệu trưởng) ............................................................... 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN TX BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................... 42 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của địa bàn nghiên cứu .......................................................................................................................... 42 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 42 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non thị xã Bến Cát ......................... 43 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng HĐGDTTL cho trẻ MG và quản lý HĐGDTTL cho trẻ MG trên địa bàn TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................. 44 2.2.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 45 2.2.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 46 vii 2.2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 46 2.2.4. Cách thực hiện ......................................................................................... 47 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ......................... 50 2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ................................................................................................ 50 2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục đích giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ............................................................................................................... 52 2.3.3. Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của các nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ....... 53 2.3.4. Thực trạng các hình thức giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ....... 59 2.3.5. Thực trạng các phương pháp giáo dục kĩ năng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .. 62 2.3.6. Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện và mức đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ........ 63 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non ........... 64 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép HĐGDTTL cho trẻ MG tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ........ 64 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .......................................................................................................................... 67 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ... 69 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDTTL cho trẻ MG tại các trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ............... 70 viii 2.5.1. Yếu tố khách quan (quan điểm chỉ đạo, giáo viên, trẻ, môi trường xã hội, cơ sở vật chất và gia đình trẻ) ........................................................................... 72 2.5.2. Yếu tố chủ quan (Hiệu trưởng) ................................................................ 73 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .......................................................................................................................... 75 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................... 75 2.6.2. Hạn chế.................................................................................................... 77 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................. 79 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 80 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................. 82 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................. 82 3.1.1. Cơ sở pháp lí............................................................................................ 82 3.1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 82 3.1.3. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 82 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................... 83 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ............................................................................. 83 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................... 83 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ........................................................... 83 3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................. 84 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục tính tự lập tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................. 84 3.3.1. Cải tiến chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép HĐGDTTL cho trẻ ...................................................................................................................... 84 3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp ......................................................................... 84 3.3.1.2. Nội dung biện pháp ............................................................................... 85 3.3.1.3. Các bước thực hiện ............................................................................... 86 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 86 ix 3.3.2. Tăng cường chỉ đạo GV đa dạng hình thức giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ MG .................................................. 87 3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp ......................................................................... 87 3.3.2.2. Nội dung biện pháp ............................................................................... 88 3.3.2.3. Các bước thực hiện ............................................................................... 88 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 90 3.3.3. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục tính tự lập cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. ............................................... 90 3.3.3.1 Mục tiêu biện pháp ................................................................................ 90 3.3.3.2. Nội dung biện pháp ............................................................................... 91 3.3.3.3. Các bước thực hiện ............................................................................... 91 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 93 3.3.4. Tăng cường chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh về giáo dục TTL cho trẻ. ..................................................................................................... 93 3.3.4.1. Mục đích của biện pháp ........................................................................ 93 3.3.4.2. Nội dung biện pháp ............................................................................... 94 3.3.4.3. Các bước thực hiện ............................................................................... 94 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 97 3.3.5. Tăng cường quản lý về công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục TTL cho trẻ ................................................................................ 97 3.3.5.1. Mục đích của biện pháp ........................................................................ 97 3.3.5.2. Nội dung của biện pháp ........................................................................ 98 3.3.5.3. Các bước thực hiện ............................................................................... 98 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 99 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 100 3.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 100 3.5.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................... 101 3.5.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát ....................................................... 101 3.5.3. Nội dung khảo sát .................................................................................. 102 3.5.4. Kết quả khảo sát .................................................................................... 102 x 3.5.4.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp ......................... 102 3.5.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ................................. 106 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 113 1.Kết luận ........................................................................................................ 113 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 114 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương .................................... 114 2.2. Đối với CBQL các trường mầm non NCL trên địa bàn TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương ..................................................................................................... 115 2.3. Đối với giáo viên và nhân viên ................................................................. 116 2.4. Đối với Phụ huynh ................................................................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...118 PHỤ LỤC 1…… ................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2....................................................................................................... 18 PHỤ LỤC 3....................................................................................................... 27 PHỤ LỤC 4....................................................................................................... 28 xi TÓM TẮT Giáo dục mầm non (GDMN) là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Vị trí của giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân. Theo TT 01/VBHNBGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 về việc Ban hành chương trình giáo dục mầm non (CTGDMN) đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống (KNS) cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.” Cùng với đó, những định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng, sự cụ thể hóa của ngành giáo dục Việt Nam đã luôn bám sát thực tế của nền giáo dục toàn cầu trong các giai đoạn cụ thể. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám, Khóa XI, Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó thì cha mẹ và nhà trường cần chú trọng đến việc rèn tính tự lập (TTL) cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non (MN). Bởi chỉ khi hình thành được tính tự lập thì trẻ mới có tiền đề để xây dựng cho mình sự chủ động, tự tin, tính tự giác, linh hoạt… hướng đến phát triển nhân cách toàn diện. Trước yêu cầu nhiệm vụ giáo dục cho trẻ mầm non phát triển nhân cách toàn diện, cũng như đưa chất lượng giáo dục trường mầm non tư thục ngày một đi lên, chúng tôi nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường mầm non tư thục. Làm sao để các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát làm tốt hơn công tác quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ? Làm sao để hoạt động giáo dục tính tự lập thực sự có hiệu quả, đồng bộ và tạo được sự lan tỏa trong ngành mầm non thị xã xii Bến Cát, góp phần xây dựng nền tảng nhân cách cho thế hệ mầm non: khỏe, tự chủ, năng động, sáng tạo. Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục tính tự lập, quản lí hoạt động giáo dục tính tự lập ở trường MN; tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ em ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Kết quả khảo sát tại 15 trường MN tư thục trên địa bàn TX Bến Cát cho thấy: - Về nhận thức: phần lớn cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) và cha mẹ trẻ (CMT) các trường MN tư thục trên địa bàn TX Bến Cát nhận thức đúng đắn về vai trò hoạt động giáo dục tính tự lập (TTL). Tuy nhiên, về mục tiêu của hoạt động thì đa số CBQL và GV có nhận thức tốt còn CMT nhận thức chưa tốt. Họ còn thể hiện sự phân vân giữa mong muốn giáo dục trẻ và thói quen giáo dục trẻ tự lập, tự phục vụ. - Về hoạt động giáo dục TTL: các trường đã thực hiện một số nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục TTL nhưng kết quả chưa cao, chưa đồng bộ. Một số hạn chế như: các hình thức tổ chức chưa được chú trọng đồng đều, có hình thức thường xuyên tổ chức, có hình thức còn mờ nhạt. Các nội dung giữa các độ tuổi đa số chú trọng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, lớp mẫu giáo 3 tuổi chưa được chú trọng. Tại gia đình, một số CMT chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường do quan điểm giáo dục còn khác biệt. - Về quản lí hoạt động giáo dục TTL cho trẻ em tại các trường mầm non: Ban giám hiệu các trường đã thực hiện đầy đủ các chức năng của quá trình quản lí hoạt động giáo dục TTL cho trẻ như: xây dựng kế hoạch lồng ghép, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy, một số nội dung như: tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xiii bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ GV, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép hoạt động hay kiểm tra đánh giá và tái kiểm tra còn nhiều vấn đề bất cập, cần khắc phục để tổ chức có hiệu quả hơn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng (khách quan và chủ quan), nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ ở trường MN tư thục trên địa bàn TX Bến Cát. Trong đó, các yếu tố về năng lực, kinh nghiệm của CBQL và GV, yếu tố về sự chỉ đạo đúng hướng của người hiệu trưởng hay yếu tố về chế độ chính sách của giáo viên được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lí hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ ở trường mầm non. Để khắc phục những hạn chế trên, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn TX Bến Cát (05 biện pháp). Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt biện pháp này sẽ tác động và gây hiệu ứng đến các biện pháp còn lại. Tác giả tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp trên 50 CBQL và GV tại các trường MN tư thục trên địa bàn TX Bến Cát. Kết quả cho thấy, 5/5 biện pháp được đánh giá là cần thiết và khả thi trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường MN tư thục trên địa bàn TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương. xiv xv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non (GDMN) là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Vị trí của giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân. Theo TT 01/VBHNBGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 về việc Ban hành chương trình giáo dục mầm non (CTGDMN) đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống (KNS) cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.”(Bộ giáo dục và đào tạo, 2017) Cùng với đó, những định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng, sự cụ thể hóa của ngành giáo dục Việt Nam đã luôn bám sát thực tế của nền giáo dục toàn cầu trong các giai đoạn cụ thể. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám, Khóa XI, Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”(Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8,khóa XI, 2013). Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó thì cha mẹ và nhà trường cần chú trọng đến việc rèn tính tự lập (TTL) cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non (MN). Bởi chỉ khi hình thành được tính tự lập thì trẻ mới có tiền đề để xây dựng cho mình sự chủ động, tự tin, tính tự giác, linh hoạt… hướng đến phát triển nhân cách toàn diện. Trẻ mầm non với đặc điểm tâm sinh lý “chóng nhớ mau quên”, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện từng bước từ lứa tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo (MG) với chương trình và kế hoạch cụ thể, phù hợp lứa tuổi. Giai đoạn này chính là thời điểm cần đến sự quan tâm đặc biệt của các nhà giáo dục, nhằm giúp trẻ hoàn thiện các bước phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mầm non, mặt khác là sự chuẩn bị tích cực cho trẻ để chuyển sang cấp học mới với sự thay đổi của hoạt 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan