Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc, viết ch...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách tại các trường mầm non thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương

.PDF
303
1
90

Mô tả:

1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - Năm 2020 1 2 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC – VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỠNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THỊ THU HUYỀN BÌNH DƯƠNG - Năm 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Tác giả NGUYỄN THÙY DƯƠNG i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu luận văn, tác giả xin bày tỏ tình cảm và lời tri ân đến: Quý Giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức, kĩ năng quý báu. TS. Vũ Thị Thu Huyền Người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Hội đồng chuyên đề và Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ. Thầy Cô đã giúp tôi có cơ hội để hoàn thiện nội dung luận văn này Ban chủ nhiệm và toàn thể CBQL, GV và CMT tại các Trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã giúp chúng tôi thực hiện khảo sát tìm hiểu vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và những người thân đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh được các sai sót. Tôi rất mong sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả NGUYỄN THÙY DƯƠNG ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ xii Mở đầu........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1................................................................................................................ 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ....................................................... 9 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 9 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu Việt Nam .................................................................................... 13 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài........................................................................ 15 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mầm non .............................. 15 1.2.2. Phát triển kỹ năng tiền đọc - viết, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viếtcho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................ 17 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ......................................................................... 20 1.3. Những vấn đề chung về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ................ 21 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ............................ 21 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ................................... 22 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ................................... 23 iii 1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non....................... 26 1.3.5. Đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non ................................... 27 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non .......................................... 27 1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5 -6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non......... 28 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viếtqua hoạt động trải nghiệm với sách ................................................................................ 29 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách ................................................................................ 31 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách ......................................................... 32 1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết qua hoạt động trải nghiệm với sách ......................................................... 33 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết ở trường mầm nonqua hoạt động trải nghiệm với sách ........................... 35 1.5.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 35 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 36 Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 38 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 39 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................................. 39 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 39 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương ............................... 39 2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.............. 40 2.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 41 iv 2.2.1. Nội dung khảo sát........................................................................................... 41 2.2.2. Công cụ khảo sát ............................................................................................ 42 2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát .............................................................................. 42 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ......................................... 46 2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách........................................................................................................ 46 2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách .................................................................. 54 2.3.3. Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................ 56 2.3.4. Thực trạng đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách....................................................... 59 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................ 61 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................................ 61 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ........................ 67 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách....................................................... 84 2.4.4. Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ...................................... 90 2.4.5. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách................ 95 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trong quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ......... 101 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách.............................. 104 Tiểu kết chương 2................................................................................................... 108 v CHƯƠNG 3............................................................................................................ 109 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI SÁCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ....................................................................... 109 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .................................................................................... 109 3.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp ....................................................................... 110 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non trên địa bàn thành phố thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ....................................................................... 112 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV nhà trường, CMT về mục tiêu của giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách ......................... 112 3.3.2. Xây dựng kế hoạch bổ sung, chọn lựa sách, bút, truyện tranh có nội dung chủ đề gần gũi với trẻ, hình ảnh đa dạng, màu sắc thu hút trẻ...................................... 114 3.3.3. Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ thông qua phối hợp với gia đình ............................................................................ 117 3.3.4. Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ qua HĐTN với sách ................................................................................................................... 120 3.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách ................................................................................................ 123 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................... 125 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.......................... 126 3.5.1. Mục tiêu khảo nghiệm............................................................................... 126 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................ 127 3.5.4. Nội dung khảo nghiệm .............................................................................. 127 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp ............................................................ 128 Tiểu kết chương 3................................................................................................... 138 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 139 vi TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 142 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 145 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CMT Cha mẹ trẻ ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình XH Xếp hạng MTH Mức thực hiện KQĐ Kết quả đạt GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HĐGD Hoạt động giáo dục HĐTN Hoạt động trải nghiệm MN Mầm non HT Hiệu trưởng NV Nhân viên TT Thực trạng TTB Trang thiết bị viii DANH MỤC CÁC BẢNG TT 1 Nội dung Bảng 2.1: Số lượng CBQL, GV, NV tham gia khảo sát tại các Trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một Trang 42 2 Bảng 2.2: Thông tin CBQL, GV, NV tham gia khảo sát 43 3 Bảng 2.3. Quy ước cách xử lý thông tin 45 Bảng 2.4. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo trong các cân hỏi về 4 hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi 46 qua hoạt động trải nghiệm với sách Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giáo dục 5 phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với 47 sách của giáo viên và cán bộ quản lý Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục phát 6 triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 50 của giáo viên và cán bộ quản lý 7 8 9 10 11 12 Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về nội dung hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách Bảng 2.8. Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với cách sử dụng sách, bút Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với một số từ, nghĩa của từ, cấu trúc âm, phát đúng âm ix 54 57 59 62 68 70 13 14 Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết trong các nội dung, chủ đề sách và mở rộng vốn từ Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái, phân biệt sự giống và khác nhau của chữ cái 73 76 Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen việc đặt câu, 15 sử dụng câu, diễn đạt lại những gì nhìn thấy, nghe thấy và thuật lại 79 bằng lời nói mạch lạc theo từng chủ đề sách, báo 16 Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 84 Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục phát 17 triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm 90 với sách Bảng 2.18. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo 18 dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động 96 trải nghiệm với sách Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công 19 tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho 101 trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác 20 quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 103 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1 21 “Nâng cao nhận thức cho cán bộ GV nhà trường, CMT về mục tiêu của giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với 128 sách” Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2 22 “Xây dựng kế hoạch bổ sung, chọn lựa sách, bút, truyện tranh có nội dung chủ đề gần gũi với trẻ, hình ảnh đa dạng, màu sắc thu hút trẻ” x 129 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3 23 “Tổ chức nhận xét các sản phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong 131 trào đọc sách cùng trẻ thông qua phối hợp với gia đình” Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết của biện pháp 4 24 “Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 133 qua HĐTN với sách” Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5 25 “Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐTN với sách” xi 135 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục 1 phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với 53 sách của giáo viên và cán bộ quản lý 2 3 Biểu đồ 2.2: Thực trạng hình thức thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách Biểu đồ 2.3: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm với sách 58 88 Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo 4 dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động 98 trải nghiệm với sách Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá biện pháp “Tổ chức nhận xét các sản 5 phẩm, theo dõi tình hình phát âm, diễn đạt của trẻ, bổ sung sách, thống nhất nội dung sách và xây dựng phong trào đọc sách cùng trẻ 131 thông qua phối hợp với gia đình” Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp 6 “Tăng cường chỉ đạo GV giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 133 qua HĐTN với sách” 7 Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi trong các biện pháp được đề xuất xii 135 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Khả năng đọc, viết là yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi học sinh khi bắt đầu bước vào tiểu học, đây là điều kiện thuận lợi để học sinh nắm bắt được ý của người khác, bổ sung lập luận, chọn lọc được các câu từ phù hợp, phát âm rõ ràng và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm thực tiễn. Trường mầm non tuy không có nhiệm vụ giáo dục trẻ đọc, viết nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc – viết cho trẻ, công việc này được duy trì thực hiện trong suốt thời gian trẻ được đến trường, đặc biệt là từ 5 -6 tuổi. Theo thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi, đặc biệt là các kỹ năng tiền học đọc, học viết như sau: trẻ thể hiện hứng thú với việc đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết... Hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một vấn đề cấp thiết, là một công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Song tác động đến trẻ 5 – 6 tuổi là tác động đến một con người nên cần phải hết sức thận trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ theo đúng quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010–2015 thì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT) là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp Một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Đề án chỉ rõ PCGDMNTNT nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đồng thời cũng đề cao vai trò và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào trường phổthông chính là chuẩn bị toàn diện để trẻ có thể thích ứng với môi trường, cuộc sống và với hoạt động học tập tại trường phổ thông. Khả năng đọc, viết là một yếu tố quan trọng trong năng lực của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là cơ sở quan trọng để học sinh lĩnh hội tri thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống. Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viết nhưng cần chuẩn bị và phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ. Công việc này được tiến 1 hành trong suốt giai đoạn lứa tuổi mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5 - 6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Tuy nhiên, hiện nay rất ít trường mầm non quan tâm đến phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ; giáo viên chủ yếu phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ và dạy trẻ mẫu giáo phát âm, nhận biết các chữ cái một cách đơn lẻ, tập tô 29 chữ cái. Do đó, các trường mầm non cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm của trẻ với chữ viết, nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ, phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ nói riêng và các phẩm chất, năng lực khác của trẻ nói chung. Chuẩn bị cho trẻ vào trường Phổ thông là chuẩn bị cho sự chuyển giao ấy được dễ dàng, tạo điều kiện cho trẻ vượt qua bước ngoặt 6 tuổi một cách thuận lợi. Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà tâm lý và các bậc phụ huynh trong và ngoài nước quan tâm. K. D. U-Sin-Xki – nhà giáo dục người Nga đã từng nói: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở quan trọng của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức”. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Chính vì vậy, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi trẻ mới ra đời. Đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp Một thì vấn đề phát triển ngôn ngữ cần hết sức quan tâm. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là tiền đề để trẻ học tốt, học giỏi ở trường Phổ thông. Điểm đáng chú ý nhất của 2 lĩnh vực phát triển này chính là kỹ năng đọc – viết của trẻ. Ở tuổi mẫu giáo, chúng ta cần phải phát triển cho trẻ những kỹ năng tiền học đọc học viết, đó là sự chuẩn bị tốt nhất để trẻ có thể học đọc, học viết tốt ở trường Phổ thông; cũng là phát triển một kỹ năng quan trọng cho trẻ lĩnh hội các kiến thức trong môi trường học tập mới. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách tại các trường mầm non thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với 2 sách nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc- viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non. 4.2. Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và thiếu đồng bộ trong mỗi nội dung quản lý. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non có tính cần thiết và khả thi. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung 3 Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. 6.2. Về đối tượng khảo sát - Cán bộ quản lý: Đề tài dự kiến khảo sát một số giáo viên và cán bộ quản lý trên địa bàn nghiên cứu bao gồm 10 hiệu trưởng và 12 phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập. - Giáo viên: Đề tài dự kiến khảo sát 100 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn nghiên cứu. - Phụ huynh: Đề tài dự kiến khảo sát 90 phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non công lập trên địa bàn nghiên cứu. 6.3. Về thời gian Đề tài khảo sát thực trạng trong năm học 2018-2019, 2019-2020. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và quản lý các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ mầm non nói chung, quản lý hoạt động giáo dục phát 4 triển kỹ năng tiền đọc - viếtcho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách nói riêng trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết ở các cơ sở giáo dục này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản quản lý hoạt độnggiáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non phù hợp với thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở trường mầm non. 7.2.2. Các phương pháp thực tiễn Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 5 Mục đích: Nhằm phối hợp với các phương pháp khác để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và quản lý phát triển kỹ năng tiền đọc – viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất. Nội dung: Nội dung xoay quanh về công quản lý, hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở các đối tượng: Ban giám hiệu, giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi và phụ huynh) nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách. Cách tiến hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm: Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) tại các cơ sở giáo dục mầm non tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương. Phiếu 2: Dành cho giáo viên giảng dạy các lớp 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Phiếu 3: Dành cho phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích phỏng vấn nhằm khẳng định những vấn đề được trả lời trong phiếu điều tra và thu thập thông tin cho những vấn đề còn chưa được trả lời rõ ràng trong số liệu điều tra viết. Đây là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung phỏng vấn về thuận lợi khó khăn cũng như thực trạng hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách và công tác quản lý hoạt giáo dục phát triển kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm với sách của hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cách thức phỏng vấn: Chúng tôi chọn mẫu và phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Số lượng mà người nghiên cứu phỏng vấn bao gồm 5 hiệu trưởng, 10 giáo viên, 10 cha mẹ trẻ và 10 trẻ 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non trên địa 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan