Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường trung học c...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường trung học cơ sở huyện phú giáo, tỉnh bình dương

.PDF
214
1
92

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHAN TRỌNG NHÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHAN TRỌNG NHÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Phan Trọng Nhân, mã số học viên: 1918140114014 là học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục (CH19QL01) khóa 6, Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường trung học cơ sở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Tất cả số liệu, kết quả thực hiện được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác. Nếu có sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của nhà trường. Bình Dương, ngày 25 tháng 9 năm 2021 Tác giả Phan Trọng Nhân ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp. Tôi chân thành xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Tuyết Mai - người cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một cùng toàn thể các thầy, cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình hướng dẫn, quan tâm trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý và giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, đồng nghiệp cùng gia đình đã động viên, cổ vũ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, tác giả luận văn đã gặp rất nhiều khó khăn về những lý luận cơ sở đối với đề tài nghiên cứu, cách thức phân tích đề tài nghiên cứu, đặc biệt là gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế bản khảo sát sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, người viết đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ các bạn học viên trong lớp, trao đổi trực tiếp với giảng viên hướng dẫn nên đã hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định. Dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, song, chắc chắn rằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Phan Trọng Nhân iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xiv TÓM TẮT ............................................................................................................ xv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 6.1. Giới hạn về nội dung................................................................................... 4 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 4 6.3. Giới hạn về thời gian .................................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 4 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................. 4 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................... 4 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn ...................................................................... 5 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động .................................... 5 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp .................................................. 5 7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................... 6 8. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 6 iv 8.1. Về lý luận ........................................................................................................ 6 8.2. Về thực tiễn ..................................................................................................... 7 9. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .......................................................................... 8 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 10 1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................... 13 1.2.1. Khái niệm dự án, dạy học theo dự án ................................................ 13 1.2.2. Khái niệm hoạt động dạy học theo dự án .......................................... 15 1.2.3. Khái niệm quản lý, quản lý trường trung học cơ sở .......................... 16 1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS . 18 1.3. Lý luận về hoạt động dạy học theo dự án tại trường trung học cơ sở ...... 18 1.3.1. Đặc điểm học sinh trung học cơ sở ................................................... 18 1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS ... 19 1.3.3. Mục tiêu và tiến trình của hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS .................................................................................................................... 21 1.3.4. Nội dung hoạt động dạy học theo dự án tại trường ........................... 22 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động học theo dự án của học sinh............... 26 1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động dạy học theo dự án .............................. 28 1.3.6.1. Điều kiện về cơ sở vật chất ............................................................ 28 1.3.6.2. Điều kiện về năng lực của giáo viên .............................................. 28 1.3.6.3. Điều kiện về năng lực của học sinh ................................................ 28 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS ........ 29 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học theo dự án.............. 29 1.4.2. Phân cấp quản lý hoạt động dạy học theo dự án ............................... 30 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS ... 32 1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học theo dự án ........................ 32 v 1.4.3.2 Tổ chức hoạt động dạy học theo dự án............................................ 33 1.4.3.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học theo dự án ........................................... 35 1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo dự án .......................... 37 1.5. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động dạy học theo dự án .................. 39 1.5.1. Quản lý điều kiện cơ sở vật chất ....................................................... 39 1.5.2. Quản lý điều kiện về năng lực của giáo viên .................................... 40 1.5.3. Quản lý điều kiện về năng lực của học sinh ...................................... 40 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS ........................................................................................................ 40 1.6.1. Các yếu tố khách quan....................................................................... 40 1.6.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................... 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ....................................................................................... 43 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI CÁC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................. 44 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.................................................................................. 44 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ... 44 2.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 44 2.1.1.2. Kinh tế - Xã hội .............................................................................. 44 2.1.2. Khái quát chung về giáo dục trung học cơ sở của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .......................................................................................................... 44 2.1.2.1. Quy mô, cơ cấu............................................................................... 44 2.1.2.2. Chất lượng giáo dục ....................................................................... 45 2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên .............................................. 46 2.1.2.4. Cơ sở vật chất ................................................................................. 48 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động dạy học theo dự án và quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .. 48 2.2.1. Nội dung khảo sát .............................................................................. 48 2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng ................................................ 49 vi 2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ điều tra, khảo sát ... 51 2.2.4. Tổ chức khảo sát ................................................................................ 53 2.2.5. Quy ước thang đo .............................................................................. 53 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương........................................ 54 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học theo dự án ...................................................................................... 54 2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về quan niệm hoạt động DHTDA ............... 54 2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về vị trí, vai trò hoạt động dạy học theo dự án ...................................................................................... 56 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học theo dự án tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................... 59 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương............................................................ 60 2.3.4. Thực trạng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương............................................................ 63 2.3.5. Vận dụng phân tích tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo dự án vào nghiên cứu trường hợp dạy học theo dự án môn Sinh học tại trường trung học cơ sở Phước Hòa – huyện Phú Giáo – Bình Dương ............................................ 67 2.3.5.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................. 67 2.3.5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 67 2.3.5.3. Quy trình dạy học theo dự án ..................................................... 67 2.3.5.4. Các nội dung tổ chức dạy học theo dự án trong bài Vệ sinh hô hấp (Sinh học 8) .......................................................................................................... 68 2.3.5.5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học theo dự án đối với bài Vệ sinh hô hấp tại trường THCS Phước Hòa........................................... 69 2.3.5.6. Những ưu điểm và hạn chế khi thực hiện dạy học theo dự án môn Sinh học đối với bài Vệ sinh hô hấp tại trường trun ghọc cơ sở Phước Hòa – huyện Phú Giáo ............................................................................................................... 69 2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập theo dự án ............ 70 vii 2.3.7. Thực trạng các điều kiện dạy học theo dự án .................................... 73 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương............................................................ 75 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động dạy học theo dự án ..................................................................................... 76 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................ 78 2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ............................................... 81 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................ 84 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................ 86 2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................ 88 2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................ 90 2.5.1. Thực trạng những yếu tố thuận lợi trong quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .................. 91 2.5.2. Thực trạng những yếu tố khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .................. 93 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................ 94 2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................. 95 2.6.2. Hạn chế .............................................................................................. 95 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 96 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................... 97 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI CÁC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................. 99 viii 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ..................................................................... 99 3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ......................................................... 99 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................... 99 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ................................................. 100 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................... 100 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .................................................. 100 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................... 100 3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ..................................................................... 101 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS ........................................................................ 101 3.3.1.1. Mục tiêu ........................................................................................ 101 3.3.1.2. Nội dung ....................................................................................... 101 3.3.1.3. Điều kiện và cách thức tiến hành ................................................. 101 3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện hoạt động dạy học theo dự án cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ....................... 102 3.3.2.1. Mục tiêu ........................................................................................ 102 3.3.2.2. Nội dung ....................................................................................... 102 3.3.2.3. Điều kiện và cách thức tiến hành ................................................. 103 3.3.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo dự án ....................................................................................................................... 103 3.3.3.1. Mục tiêu ........................................................................................ 103 3.3.3.2. Nội dung ....................................................................................... 103 3.3.3.3. Điều kiện và cách thức tiến hành ................................................. 104 3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo dự án .................................................................................................... 104 3.3.4.1. Mục tiêu ........................................................................................ 104 3.3.4.2. Nội dung ....................................................................................... 104 3.3.4.3. Điều kiện và cách thức tiến hành ................................................. 105 ix 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy học theo dự án .......................... 105 3.3.5.1. Mục tiêu ........................................................................................ 105 3.3.5.2. Nội dung ...................................................................................... 106 3.3.5.3. Điều kiện và cách thức tiến hành ................................................. 106 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 106 3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .. 107 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................... 107 3.5.2. Công cụ và khách thể khảo sát ........................................................ 107 3.5.2.1. Công cụ khảo sát .......................................................................... 107 3.5.2.2. Khách thể khảo sát ....................................................................... 108 3.5.3. Quy ước thang đo ............................................................................ 109 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................... 110 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..................................................................................... 120 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 121 1. Kết luận .......................................................................................................... 121 2. Khuyến nghị ................................................................................................... 122 2.1. Đối với Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo........................................................... 122 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo ........................................................... 122 2.3. Đối với CBQL các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ....... 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .............................................................................................. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 125 PHỤ LỤC x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 ĐHSP Đại học sư phạm 5 ĐTB Điểm trung bình 6 DHTDA Dạy học theo dự án 7 ĐLC Độ lệch chuẩn 8 ĐTB Điểm trung bình 9 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 10 GV, HS Giáo viên, Học sinh 11 GVBM Giáo viên bộ môn 12 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 13 GQVĐ Giải quyết vấn đề 14 KHTN Khoa học tự nhiên 15 KHXH Khoa học xã hội 16 KT – XH Kinh tế - Xã hội 17 QL Quản lý 18 PC, NL Phẩm chất, năng lực 19 PHHS Phụ huynh học sinh 20 TBDH Thiết bị dạy học 21 TH, THCS, THPT 22 TP Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Thành phố xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình trường học, lớp học, và học sinh THCS tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (Năm học 2019 – 2020) ........................................................... 45 Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực học sinh THCS tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (Năm học 2019 – 2020) ........................................................................... 45 Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (Năm học 2019 – 2020)................................................................... 46 Bảng 2.4. Số lượng và trình độ của đội ngũ CBQL và giáo viên THCS tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (Năm học 2019 – 2020) .......................................... 47 Bảng 2.5. Bảng thống kê số lượng khảo sát ......................................................... 49 Bảng 2.6. Đặc điểm CBQL, GV được khảo sát ................................................... 50 Bảng 2.7. Đặc điểm học sinh được khảo sát ........................................................ 51 Bảng 2.8. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các thang đo về thực trạng ................ 52 Bảng 2.9. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo công tác quản lý ................. 53 Bảng 2.10. Đặc điểm trường các được khảo sát .................................................. 53 Bảng 2.11. Thang đánh giá Likert ........................................................................ 54 Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động dạy học theo dự án ...................................................................................... 55 Bảng 2.13. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vị trí, vai trò của dạy học theo dự án ......................................................................................... 57 Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .................. 59 Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng thực hiện nội dung hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS H. Phú Giáo, T. Bình Dương..... 62 Bảng 2.16. Thực trạng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................ 63 Bảng 2.17. Quy trình dạy học theo dự án môn Sinh học tại trường THCS Phước Hòa – H. Phú Giáo ............................................................................................... 68 Bảng 2.18. Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập theo dự án ....................................................................................... 71 xii Bảng 2.19. Ý kiến của CBQL, GV và HS về thực trạng các điều kiện dạy học theo dự án ..................................................................................................................... 74 Bảng 2.20. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS H. Phú Giáo, T. Bình Dương..... 82 Bảng 2.21. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo thực hiện dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................ 84 Bảng 2.22. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động dạy học theo dự tại các trường THCS H. Phú Giáo, T. Bình Dương ......... 87 Bảng 2.23. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động DHTDA tại các trường THCS H. Phú Giáo, T. Bình Dương ............. 89 Bảng 3.1. Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................................................................................................................... 108 Bảng 3.2. Đặc điểm CBQL, GV được khảo sát ................................................. 108 Bảng 3.3. Quy ước thang đo Linkert .................................................................. 109 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động DHTDA tại các trường THCS” ......... 110 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Tăng cường tổ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện hoạt động dạy học theo dự án cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên” ........................................................................... 112 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo dự án” .............................................. 114 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo dự án” ................... 115 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Tăng cường bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy học theo dự án” ........................................................................... 117 Bảng 3.9. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp được đề xuất trong luận văn ........................................................................................ 119 xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá về mức độ thực hiện DHTDA giữa CBQL, GV và HS ... 61 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về quản lý hoạt động DHTDA ................................................................................................................ 76 Biểu đồ 2.3. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS H. Phú Giáo, T. Bình Dương.............. 79 Biểu đồ 2.4. Thực trạng những thuận lợi ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .................. 91 Biểu đồ 2.5. Những yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .................. 93 xiv TÓM TẮT Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra quan điểm về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Công văn hướng dẫn số 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 3 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 20172018 đã cho thấy việc thực hiện và tổ chức dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, phát triển toàn diện năng lực của người học là yêu cầu cần thiết hiện nay. Do đó, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, trong đó, việc áp dụng hoạt động dạy học theo dự án là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường trung học cơ sở huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương” tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động DHTDA cũng như thực trạng quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu trường hợp) và phương pháp xử lý số liệu) để giải quyết các vấn đề và giả thuyết nghiên cứu đưa ra như: vai trò của DHTDA, đặc điểm của DHTDA, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động DHTDA. Trong thời gian qua, hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã được triển khai, áp dụng và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động DHTDA vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong nhận thức, trong việc thực hiên nội dung hoạt động DHTDA, một số nội dung trong tiến trình tổ chức thực hiện DHTDA chưa có hiệu quả, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện năng lực của giáo viên và học sinh chưa đảm bảo, gây khó khăn trong công tác DHTDA tại các trường THCS ở địa phương. xv Đề tài đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động DHTDA. Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, bao gồm: - Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động dạy học theo dự án tại trường THCS. - Tăng cường tổ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện hoạt động dạy học theo dự án cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. - Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo dự án. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo dự án. - Tăng cường bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy học theo dự án. Các biện pháp trên đã được CBQL, GV khẳng định có tính cần thiết và tính khả thi khá cao. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; đồng thời, có tác động qua lại, hỗ trợ nhau, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế của từng trường, hiệu trưởng có thể lựa chọn và sử dụng các biện pháp trên một cách thích hợp, phù hợp với công tác quản lý tại đơn vị. xvi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra quan điểm về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở cho người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” (Ban chấp hành trung ương Đảng, 2013). Chính vì vậy, việc thực hiện và tổ chức dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, phát triển toàn diện năng lực của người học là yêu cầu cần thiết hiện nay. Công văn hướng dẫn số 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT, ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển NL và PC HS từ năm học 2017-2018 đã nêu rõ: Tăng cường tập huấn, hướng dẫn GV về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Đồng thời, thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập. Như vậy, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, trong đó, cần tăng cường áp dụng hoạt động DHTDA vào dạy học. DHTDA là mô hình dạy học lấy HS làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan; thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, 1 khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. DHTDA giúp gắn lý thuyết và thực hành, kích thích động cơ và hứng thú cho người học; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và phát triển khả năng sáng tạo của HS; rèn luyện khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ và kiên nhẫn; rèn luyện NL hợp tác trong công việc của người học. Với ưu điểm nổi bật của DHTDA nên hoạt động dạy học này được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện trong nhà trường. Tuy nhiên, để thực hiện thành công DHTDA nói riêng, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nói chung, vai trò của người GV rất quan trọng. Song, để người GV toàn tâm toàn ý, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình với chất lượng cao đòi hỏi sự quan tâm, điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. Hiện nay, bên cạnh một số GV có ý thức đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV sử dụng các phương pháp dạy học như đọc – chép, hỏi – trả lời…Điều này đã khiến cho HS cảm thấy nhàm chán. Chính vì vậy, đòi hỏi người GV phải không ngừng học hỏi, thay đổi phương pháp và hình thức dạy học nhằm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy NL người học. Hiện nay, DHTDA được áp dụng tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thông qua hoạt động DHTDA, làm tăng tính say mê, hứng thú học tập, phát triển toàn diện nhân cách người học. Vì vậy, cần tăng cường quản lý DHTDA nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Phú Giáo là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương. Trong những năm qua, các trường THCS trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, đa số GV chỉ áp dụng khi có tiết thao giảng, sinh hoạt chuyên đề. Một số GV áp dụng DHTDA và thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức nên chất lượng DHTDA tại các trường THCS còn hạn chế. Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện, chính xác việc thực hiện DHTDA và quản lý DHTDA tại các trường THCS huyện Phú 2 Giáo, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học theo dự án tại các trường trung học cơ sở huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài khảo sát thực trạng hoạt động DHTDA và quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS của địa phương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học tại trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua, hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã được triển khai, áp dụng và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động DHTDA vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong nhận thức, trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, thực hiện nội dung và kiểm tra, đánh giá. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thì tác giả nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có tính cần thiết và khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động DHTDA và quản lý hoạt động DHTDA tại trường THCS. - Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động DHTDA và công tác quản lý hoạt động DHTDA tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan