Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp thực trạng và giải pháp quản lý khu rừng phòng hộ và...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp thực trạng và giải pháp quản lý khu rừng phòng hộ vành đai biên giới tỉnh đắk nông

.PDF
101
248
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN BÙI ĐỨC LUÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU RỪNG PHÒNG HỘ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Buôn Ma Thuột - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN BÙI ĐỨC LUÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU RỪNG PHÒNG HỘ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI TỈNH ĐĂK NÔNG Chuyªn ngµnh: L©m häc M· sè: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thanh Buôn Ma Thuột - 2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn này ñược hoàn thành tại Trường ñại học Tây Nguyên theo chương trình ñào tạo cao học Lâm nghiệp khóa II, giai ñoạn 2007- 2010. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau ñại học, Khoa Nông lâm, các thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên, Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông,… nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp ñỡ quý báu ñó. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Xuân Thanh Người hướng dẫn khoa học, ñã trực tiếp hướng dẫn, giúp ñỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn PGS.TS. Võ Đại Hải ñã cung cấp nhiều thông tin quý báu cho luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quy hoạch - Khảo sát - Thiết kế Nông Lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông và các Đồn Biên Phòng nơi tác giả nghiên cứu ñã cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cũng như tạo ñiều kiện cho tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia ñình ñã giúp ñỡ ñộng viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Đắk Nông, tháng 9 năm 2010 Tác giả Bùi Đức Luân MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 3 1.1.1. Các biện pháp quản lý rừng ........................................................................ 3 1.1.2. Sử dụng ñất vùng phòng hộ ........................................................................ 5 1.1.3. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ ................................................ 7 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 9 1.2.1. Các biện pháp quản lý rừng ....................................................................... 9 1.2.2. Sử dụng ñất vùng phòng hộ ..................................................................... 13 1.2.3. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ .......................................... 14 1.3. Nhận xét và ñánh giá chung ........................................................................... 16 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18 2.2. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19 2.4.1. Cách tiếp cận, quan ñiểm và phương hướng giải quyết vấn ñề .................... 19 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................. 22 2.4.2.1. Thu thập các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu ñã có ..................... 22 2.4.2.2. Phương pháp ñánh giá nhanh nông thôn RRA và ñánh giá nông thôn có sự tham gia PRA .................................................................................................. 22 2.4.2.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 24 2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu........................................ 25 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................................................................................................... 26 3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 26 3.1.1. Vị trí ñịa lý và ranh giới .............................................................................. 26 3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 26 3.1.3. Đất ñai ........................................................................................................ 27 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn........................................................................................ 28 3.1.5. Tài nguyên rừng.......................................................................................... 29 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 31 3.2.1. Dân số và lao ñộng ..................................................................................... 31 3.2.2. Thành phần dân tộc .. ................................................................................ 31 3.2.3.Tình hình kinh tế và ñời sống....................................................................... 32 3.2.3.1. Sản xuất Nông nghiệp .............................................................................. 32 3.2.3.2. Lâm Nghiệp ............................................................................................ 33 3.2.4. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 33 3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu tới công tác quản lý bảo vệ rừng .................................................. 34 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 36 4.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ñến công tác quản lý rừng tại khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ................. 36 4.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên ............................................................. 36 4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế ............................................................... 40 4.1.2.1. Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội .......................................... 40 4.1.2.2. Ảnh hưởng của ñầu tư và thu nhập........................................................... 41 4.1.2.3. Ảnh hưởng của thị trường ........................................................................ 41 4.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ................................................................ 42 4.1.3.1. Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao ñộng và sự phân bố dân cư ............... 42 4.1.3.2. Ảnh hưởng của dân trí, nhận thức ............................................................ 43 4.1.3.3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán .......................................................... 43 4.1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách ....................................................................... 44 4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng ở khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ....................................................................................... 45 4.2.1. Các mối ñe dọa tới khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông .. 45 4.2.1.1. Phá rừng ñốt nương làm rẫy, xâm lấn ñất rừng canh tác .......................... 47 4.2.1.2. Chăn thả gia súc không theo quy hoạch ................................................... 48 4.2.1.3. Săn bắn ñộng vật hoang dã ...................................................................... 49 4.2.1.4. Khai thác gỗ trái phép .............................................................................. 49 4.2.1.5. Tình hình vi phạm trong khai thác lâm sản ngoài gỗ ................................ 50 4.2.1.6. Cháy rừng ................................................................................................ 50 4.2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và tiềm lực của Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................................................................... 51 4.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ............................................................................................................. 51 4.2.2.2. Tiềm lực của Ban quản lý ........................................................................ 54 4.2.3. Thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông .................................................................... 55 4.2.3.1. Thực trạng quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng ............................................. 55 4.2.3.2. Thực trạng về phát triển tài nguyên rừng ................................................. 60 4.2.4. Tình hình khai thác, sử dụng rừng............................................................... 61 4.2.5. Thực trạng về tình hình an ninh biên giới ................................................... 62 4.3. Phân tích vai trò của các bên có liên quan trong quản lý rừng tại khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................................................... 63 4.3.1. Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông .................... 65 4.3.2. Bộ chỉ huy bộ ñội biên phòng tỉnh Đăk Nông và các ñồn biên phòng ......... 65 4.3.3. Kiểm lâm Đăk Nông ................................................................................... 66 4.3.4. Chi cục lâm nghiệp ..................................................................................... 66 4.3.5. Cộng ñồng thôn bản và chính quyền các xã ................................................ 66 4.4. Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñối với công tác quản lý rừng tại khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................... 67 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rừng tại khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ................................................. 69 PHẦN: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 72 1. Kết luận ......................................................................................................... 72 2. Tồn tại ........................................................................................................... 74 3. Kiến nghị ....................................................................................................... 74 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................. Phụ lục 1: Danh sách những người ñã tham gia phỏng vấn, trao ñổi ..................... Phụ lục 2: Phiếu ñiều tra phỏng vấn cán bộ thuộc ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông ......................................................................... Phụ lục 3: phiếu phỏng vấŽn hộ gia ñình sinh sống trong vùng rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông ......................................................................... Phụ lục 4: PhiếŽu ñiều tra phỏng vấn cán bộ, sỹ quan ñồn biên phòng ................... DANH MỤC CÁC BẢNG TT TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao ñộng khu vực nghiên cứu.......... 31 Bảng 3.2 Thành phần dân tộc các xã thuộc khu vực nghiên cứu… 32 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Những thuận lợi và khó khăn về ñiều kiện tự nhiên của Khu RPH vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông có ảnh hưởng tới công tác quản lý rừng………………………. Các mối ñe doạ tới khu rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông… Thống kê số vụ vi phạm và diện tích phá rừng ñốt nương làm rẫy………………………………………………….. Diện tích rừng giao khoán QLBVR cho từng ñồn biên phòng…………………………………………………. Tổng hợp kết quả vi phạm trái phép tài nguyên rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới từ 2008 2010 Tình hình trồng mới rừng Thông ba lá của Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông giai ñoạn 2008 - 7/2010 Phương thức quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông………………………………………….. Phân tích SWOT về quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu…………………………………………………….. 36 46 47 55 57 60 62 67 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ TT TÊN HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Sơ ñồ 2.1 Sơ ñồ phương hướng giải quyết vấn ñề của ñề tài……… 20 Hình 3.1 Rừng lá rộng thường xanh……………………………… 30 Hình 3.2 Rừng bán thường xanh………………………………….. 30 Hình 4.1 Dân cư sinh sống ở trong rừng.......................................... 43 Sơ ñồ bộ máy tổ chức BQL rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông …………………………………….. biểu thị sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý Sơ ñồ 4.2 rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông……… Sơ ñồ 4.1 53 64 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Ký hiệu NN&PTNT PTR PCCCR QLBV QLBVR SALT SWOT UBND Giải thích Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phát triển rừng Phòng cháy chữa cháy rừng Quản lý bảo vệ Quản lý bảo vệ rừng Hệ thống kỹ thuật trên ñất dốc Điểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội , thách thức ủy ban nhân dân 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng ñối với cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn ña dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như an ninh biên giới quốc gia,… Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ cả nước ñang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năng phòng hộ môi trường và tính ña dạng sinh học của rừng. Một phần nguyên nhân dẫn ñến việc rừng phòng hộ bị tàn phá như vậy là do công tác quản lý rừng vẫn còn nhiều hạn chế. Rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông ñược quy hoạch nằm trên ñịa bàn 04 huyện chạy dài từ Bắc xuống Nam là Cư Jut, Đắk Mil, Đắk Song và Tuy Đức, với tổng chiều dài 150 km và diện tích tự nhiên 10.070,3 ha. Toàn bộ ranh giới và diện tích vành ñai khu rừng phòng hộ nằm chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia, vì vậy còn ñược gọi là khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng của tỉnh Đăk Nông nói riêng và của cả vùng Tây nguyên nói chung. Toàn bộ khu vực là một hệ thống ñịa hình và thảm thực vật ña dạng và phong phú, bao gồm các dạng ñịa hình núi thấp và núi trung bình, ñộ dốc tăng dần từ Bắc xuống Nam, với các kiểu rừng ñặc trưng của Tây Nguyên: Kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới, á nhiệt ñới, ñây là kiểu rừng kín tập trung chủ yếu ở các huyện phía Nam; Kiểu rừng thưa, khô, rụng lá phân bố chủ yếu ở các huyện phía Bắc. Chính vì vậy, rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đăk Nông có một vị trí rất quan trọng không chỉ ñảm bảo an ninh biên giới quốc gia mà còn có tác dụng trong việc phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, bảo tồn ña dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng. Trong những năm gần ñây tình hình an ninh biên giới diễn biến phức tạp, mặc dù Đảng và Nhà nước ñã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, ñốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng, xâm phạm 2 ñến hành lang biên giới, nhưng tình hình trên vẫn tiếp diễn với chiều hướng gia tăng và phức tạp. Chất lượng cũng như diện tích rừng vì thế mà bị suy giảm, mất rừng không những làm ảnh hưởng tới chức năng phòng hộ môi trường sinh thái mà còn làm giảm tính ña dạng sinh học và an ninh biên giới. Khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông trước ñây do các Công ty lâm nghiệp Đắk Will, Đắk Mil, Đắk Song và Công ty lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý. Đến tháng 6 năm 2007 UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết ñịnh số 839/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới với nhiệm vụ chính là quản lý bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR). Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau khi thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ vành ñai biên giới tình trạng khai thác gỗ, săn bắt thú rừng và vận chuyển lâm sản trái phép vẫn thường xuyên diễn ra do công tác quản lý rừng vẫn còn nhiều bất cập. Từ thực tế ñó ñể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông, ñảm bảo cả về mặt phòng hộ cũng như ñáp ứng ñược nhiệm vụ về quốc phòng, ñề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý khu rừng phòng hộ vành ñai biên giới tỉnh Đắk Nông” ñặt ra là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Các biện pháp quản lý rừng Sự gia tăng dân số gây sức ép rất lớn ñối với tài nguyên rừng, phương thức quản lý rừng theo hướng tiếp cận ñơn mục ñích (chỉ chú ý tới khai thác bền vững tài nguyên gỗ) ñã không còn phù hợp nữa, xã hội loài người bắt ñầu hướng tới một phương thức quản lý rừng mới mang tính bền vững hơn ñó là phương thức quản lý rừng ña mục ñích. Quản lý rừng theo hướng tiếp cận mới - quản lý ña mục ñích là một ñóng góp rất ñáng kể cùng với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, sự phát triển ñó phải mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai [25]. Giai ñoạn ñầu thế kỷ XX, vai trò của người dân trong công tác quản lý rừng chưa ñược chú ý tới. Do vậy, người dân chỉ biết khai thác lâm sản và phá rừng lấy ñất canh tác nương rẫy mà không hề quan tâm tới việc xây dựng và phát triển vốn rừng dẫn tới tài nguyên rừng trong giai ñoạn này bị suy thoái nghiêm trọng [41]. Việc quản lý rừng theo phương thức tập trung ñã không mang lại kết quả trong quản lý tài nguyên rừng như mong muốn của các nhà quản lý, người ta bắt ñầu nhận thấy tầm quan trọng của người dân, cộng ñồng ñịa phương trong việc tham gia quản lý tài nguyên rừng ñó là cơ sở của sự ra ñời phương thức quản lý rừng dựa vào cộng ñồng và khái niệm ñồng quản lý trong tài nguyên rừng cũng ñược ra ñời từ ñó. Phương thức quản lý rừng cộng ñồng xuất hiện ñầu tiên ở ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippines,...) [26]. Trong việc xây dựng mối quan hệ ñồng quản lý tài nguyên rừng thì vai trò của người dân ñược nhắc tới nhiều hơn, việc ñồng quản lý nhằm gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ của người dân khi tham gia quản lý rừng, ñể người dân thực sự cảm nhận ñược vai trò làm chủ của mình ñối với tài nguyên rừng khi tham gia vào công tác quản lý rừng. Nhờ việc thực hiện theo phương thức quản lý rừng dựa vào cộng ñồng, 4 thực hiện ñồng quản lý trong việc chia sẻ lợi ích mà tại Ấn Độ ñã có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng, mang lại hiệu quả tích cực trong việc phục hồi và phát triển rừng của ñất nước, góp phần giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và người dân ñịa phương. Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương thức hợp tác quản lý với cộng ñồng dân cư dựa trên hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong ñó người dân cam kết bảo vệ ña dạng sinh học trên ñịa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các ñiều kiện kinh tế xã hội khác ñã ñóng góp rất tích cực cho việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia [38]. Chính sách của nhà nước về các giải pháp kinh tế, xã hội có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý rừng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết ñịnh tới hiệu quả của công tác quản lý rừng ñó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng/sở hữu rừng và ñất rừng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nơi mà quyền sở hữu/sử dụng về rừng và ñất rừng không ñược xác ñịnh rõ thì tài nguyên rừng nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt và chuyển sang các mục ñích sử dụng khác, không khuyến khích ñược việc bảo vệ ñất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế trước mắt. Vì vậy, sự tham gia của các cộng ñồng trong quản lý và sử dụng ñất ñược xem là một trong những chìa khoá ñể nâng cao hiệu quả sử dụng ñất. Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn ñề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [47]. Thông qua các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, chính phủ các nước ñã ñưa ra các chương trình quan trọng như “Lâm nghiệp cộng ñồng”, các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên và ñều chú trọng ñến sự tham gia của người dân, sự phân cấp và chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên sang các cộng ñồng ñịa phương và các nhóm sử dụng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, mâu thuẫn giữa việc muốn bảo vệ rừng và ñất rừng của nhà nước và lợi ích của cộng 5 ñồng ñịa phương có thể gây nên những xung ñột về sử dụng tài nguyên ở vùng rừng và ñất rừng phòng hộ ñầu nguồn cho các hồ thủy ñiện. Kết quả của sự canh tác nông nghiệp không hợp lý dẫn ñến xói mòn và rửa trôi ñất xuống lòng hồ làm suy giảm tuổi thọ của hồ thuỷ ñiện. Từ thực tế trên, một số quốc gia ñã ñưa ra các biện pháp chống xói mòn như: Biện pháp sử dụng ñất tổng hợp ñể kiểm soát xói mòn xuống lòng hồ, ñồng thời nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi cho người dân, biện pháp ñắp bờ, trồng cây theo ñường ñồng mức, trồng băng cây phân xanh hay cỏ lâu năm (Indonesia), canh tác trên ñất dốc với 4 mô hình SALT (Philippines). Như vậy, có thể thấy rằng người dân ñóng một vai trò hết sức quan trọng trong sử dụng ñất bền vững và là nhân tố quyết ñịnh tới việc quản lý bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ. Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của người dân thông qua hệ thống hợp ñồng quản lý ñất (dẫn theo Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2000) [37]. Ngoài ra, thông qua các chính sách ñất ñai cũng ñã giải quyết ñược vấn ñề như thúc ñẩy kinh tế, bình ñẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng ñất bền vững (Ulrich,1996 ) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [24]. Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức, các chính sách về ñất ñai, dựa trên những mục tiêu củng cố vai trò của người dân ñịa phương, trong ñó việc xác ñịnh rõ quyền sở hữu/sử dụng ñất ñai ñược coi như là cơ bản cho việc sử dụng ñất hiệu quả, bền vững và bảo vệ tài nguyên. 1.1.2. Sử dụng ñất vùng phòng hộ Sức ép dân số lên tài nguyên ñất ñai ngày càng lớn, việc dân số gia tăng ñòi hỏi con người phải sử dụng triệt ñể và có hiệu quả mọi diện tích ñất vốn có, do vậy việc sử dụng ñất ở khu vực phòng hộ ñầu nguồn là không thể tránh khỏi. Những thành tựu về phân loại ñất và xây dựng bản ñồ ñất ñã ñược sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng ñất ñai một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng ñất ở vùng phòng hộ ñầu nguồn làm sao vừa mang lại hiệu quả kinh tế ñáp ứng nhu cầu sống của người dân sở tại mà lại không làm giảm vai trò phòng hộ ñầu nguồn của rừng là một nhu cầu thực tế ñòi hỏi các nhà 6 khoa học phải quan tâm nghiên cứu. Mô hình sử dụng ñất ñầu tiên là du canh, ñất ñược phát quang ñể canh tác trong một thời gian ngắn (Conklin, 1957). Du canh còn ñang ñược xem xét như một góc nhìn ñể quản lý tài nguyên rừng, trong ñó có ñất ñai ñược luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - ñất của hiện trường canh tác (Mc Grath, 1987) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [24]. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì chu kỳ bỏ hóa ñất ñai trong phương thức du canh ngày càng ngắn dần, con người bóc lột tiềm năng của ñất mà không cung cấp trở lại nhằm duy trì tiềm năng sản xuất ñó, mặt khác phương thức du canh dẫn theo hiện tượng phá rừng làm nương rẫy hậu quả là diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, giảm ñộ che phủ và tăng diện tích ñất trống ñồi núi trọc làm suy giảm nghiêm trọng vai trò phòng hộ môi trường của rừng. Phát triển lên một bước nữa trong phương thức sử dụng ñất là sự ra ñời của phương thức Taungya. Phương thức Taungya ñược ra ñời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt ñới (Blanford, 1958). Đây là phương thức ñược U. Pankle ñề xuất năm 1806, theo ñó ñã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống Taungya cải tiến dần và ñược coi như là một hệ thống sử dụng ñất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái trên thế giới (Nair, 1987). Một phương thức sử dụng ñất khác ñược King (1977) ñưa ra thay thế phương thức Taungya ở Myanmar trên ñiều kiện ñất dốc ñồi núi ñó là phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Đây là phương thức sử dụng ñất hợp lý theo một hệ canh tác: Trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và cây làm thức ăn gia súc trên cùng một khoảnh ñất (Landgreen và T.B.Raintree, 1983; King, 1979; Hurley, 1983; Nair, 1989; Chun K.Lai, 1991) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [24]. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp dụng phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng mới trồng trong mấy năm ñầu; New Zealand và Australia, dưới dạng rừng và ñồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng xen rừng phòng hộ, cây lấy củi và cây nông nghiệp,... 7 Hệ thống kỹ thuật canh tác trên ñất dốc (SALT) nhằm sử dụng ñất dốc bền vững của Trung tâm ñời sống nông thôn Bapstit Mindanao - Philippines năm 1970 xây dựng gồm 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên ñất dốc ñó là mô hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4, ñây là những mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ ñất với sản xuất lương thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi trên ñất dốc [36]. Ngoài ra, mỗi quốc gia còn nghiên cứu và ñề xuất các mô hình thích ứng riêng như: Ở Ấn Độ, phương thức sử dụng ñất chủ yếu là mô hình trồng xen giữa các loài cây công nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ thống nông lâm kết hợp ñược bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem xét ñến ñiều kiện kinh tế xã hội cụ thể nơi gây trồng. Ở Inñônêxia, công ty Lâm nghiệp nhà nước chọn ñất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng Lâm nghiệp “Ladang” rất ñược chú ý. 1.1.3. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ Từ những năm 1930 giải pháp phục hồi rừng phòng hộ bằng biện pháp tái sinh rừng ñã ñược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong ñó vấn ñề ñược quan tâm ñặc biệt là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với tổ thành tầng cây cao (Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939, 1965; Aubrerille, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gibert,1954 ; Jones, 1955,1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969) [1], [49], [48]. Tiếp ñó một số vấn ñề về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt ñới ñã ñược nghiên cứu như hiệu quả của các phương thức xử lý lâm sinh ñến tái sinh các loài cây mục ñích trong các kiểu rừng (Kennedy, 1935; Lancaster, 1953; Taylor, 1954; Jones, 1960; Foggie, 1960; Rosevear, 1974) [1]; phương thức chặt dần tái sinh ở dưới tán (Schultz, 1960); phương thức chặt dần nhiệt ñới (Brooks, 1941; Ayoliffe, 1952 ); phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann (Griffith, 1947; Barnerji, 1959); phương thức chặt rừng ñều tuổi ở Malaysia (Bernard, 1950-1954); Wyatt Smith,1961, 1963), phương thức ñồng hoá tầng trên 8 (Nichalson, 1958; Maudova, 1951, 1954) [1]. Đây là những nghiên cứu có hệ thống nhằm ñiều tiết tổ thành cây tái sinh tạo nên những lâm phần rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, khác tuổi và bền vững. Ngoài ra, rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ñến tái sinh rừng như: Ánh sáng, ñộ ẩm của ñất, kết cấu quần thụ, cây bụi, dây leo và thảm tươi ñã ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình tái sinh rừng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ñưa ra ñược các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ ñầu nguồn kết hợp với yếu tố con người, ñể có ñược hệ sinh thái nhân văn bền vững. Biện pháp kỹ thuật trong xây dựng rừng phòng hộ cũng rất ñược quan tâm nghiên cứu. Ở Liên Xô cũ và Trung Quốc thường dùng công thức ñể xác ñịnh diện tích rừng chống xói mòn ở ñất dốc là: F = A * K1 + P * K 2 với F là diện tích h rừng bảo vệ dốc (ha), A là diện tích bậc thang mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng chống xói mòn (ha), P là diện tích ñồng cỏ mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng chống (ha); K1 là ñộ dày tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha ruộng bậc thang (mm/phút); K2 là ñộ dầy tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha ñồng cỏ (mm/phút) và h là sức hút nước của ñất rừng (mm/phút) [dẫn theo 42]. Đối với rừng phòng hộ ñầu nguồn, một số nước trên thế giới ñã áp dụng phương pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung, bảo vệ ngăn ngừa các tác ñộng xấu tới rừng. Tại Malaysia ñã xây dựng rừng nhiều tầng với việc sử dụng 2 loài cây trồng khác nhau; Nhật Bản cũng ñã tạo rừng nhiều tầng bằng cách khai thác rừng theo băng rộng 4 - 5 m và sau ñó trồng mới vào các băng rừng ñã chặt. Biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ven biển cũng ñược quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của V.A Lômitcôsku (1809), Dokuchaep (1982), X. A Timiriazep (1983, 1909, 1911) ñều cho rằng trên các hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo ñất phải trồng rừng phòng hộ thành hệ thống ñai theo mạng lưới ô vuông, có kết cấu kín, có hỗn giao nhiều tầng. Ở 9 Trung Quốc và các nước Trung Đông, miền Đông và Tây Châu Phi thì Phi lao ñược coi là loài cây chủ ñạo trồng trên các vùng cát thành các hệ thống ñai có chiều rộng ít nhất 100 - 200 m. Sau ñai rừng Phi lao là các ñai rừng hỗn giao hoặc thuần loài của Bạch ñàn, Keo, Thông nhựa, phía trong cùng sau các ñai rừng dùng ñể canh tác nông nghiệp. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Các biện pháp quản lý rừng Ở nước ta vấn ñề quản lý rừng cũng có sự phát triển cùng với giai ñoạn phát triển của ñất nước. Trước những năm 1945, diện tích rừng của chúng ta còn lớn, dân số còn ít, nhu cầu của con người ñối với các sản vật từ rừng còn ñược ñáp ứng ñầy ñủ do vậy mà vấn ñề quản lý rừng chưa ñược quan tâm chú trọng. Thời kỳ từ 1946 - 1990 cùng với sự ra ñời của ngành lâm nghiệp thì vấn ñề quản lý rừng cũng có nhiều chuyển biến, sau khi hòa bình lập lại toàn bộ diện tích rừng ñược giao cho 2 nhóm ñơn vị quản lý chủ yếu là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã, trong giai ñoạn này việc quản lý rừng chủ yếu chỉ nhằm khai thác gỗ theo chỉ tiêu ñược giao mà không có sự quan tâm phát triển vốn rừng, do vậy giai ñoạn này tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Giai ñoạn 1991 tới nay, ngành lâm nghiệp ñã có nhiều chuyển biến tích cực, ngành lâm nghiệp nước ta chuyển ñổi cơ chế quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, các biện pháp nhằm quản lý rừng ña mục ñích, quản lý rừng bền vững, hợp tác quản lý trong quản lý rừng, mô hình lâm nghiệp xã hội,… ngày càng ñược thực hiện ñầy ñủ phát huy tối ña các lợi ích tổng hợp mà rừng mang lại nhằm ñạt ñược bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả các mặt xã hội và môi trường sinh thái. Vấn ñề quản lý rừng dựa vào cộng ñồng, ñồng quản lý tài nguyên rừng rất ñược chú trọng trong công tác quản lý rừng hiện nay. Đồng quản lý tài nguyên rừng ở nước ta tuy chưa có những nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng trong ñiều kiện thực tế cho thấy phương pháp này là một trong những xu hướng phù hợp với ñiều kiện bảo tồn ña dạng sinh học trong các khu rừng ñặc dụng. Một số dự án 10 với nội dung ñồng quản lý ñã ñược triển khai ở một số vùng như. Dự án quản lý vùng chiến lược kết hợp với bảo tồn thiên nhiên (MOSAIC) do UASID/WWF tài trợ triển khai ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, trong ñó có nội dung thử nghiệm ñồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tiến hành năm 2001; dự án về ñồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế do tổ chức Catherine T. Macarthur Foundation tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mô hình ñồng quản lý khu bảo tồn giữa cộng ñồng dân cư và các tổ chức, cơ quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ) và dự án ñược thực hiện trong thời gian gần ñây nhất có liên quan tới ñồng quản lý và quản lý rừng ña mục ñích ñó là dự án “Xây dựng mô hình quản lý rừng ña mục ñích tại tỉnh Lâm Đồng” là những bước tiến mới trong quản lý rừng ở nước ta hiện nay. Các nghiên cứu gần ñây về “ñồng quản lý rừng” tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Quốc Dựng (2004); Tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La của Vũ Đức Thuận (2004); tại vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk của Phạm Văn Hạ (2007) bước ñầu ñã chỉ ra ñược kinh nghiệm ñồng quản lý rừng tại nơi nghiên cứu và cũng là những gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về ñồng quản lý rừng ở các ñịa phương khác. Giải pháp kinh tế, xã hội ñóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý rừng của nước ta hiện nay. Để có thể triển khai thực hiện một cách hiệu quả cơ chế ñồng quản lý, mô hình quản lý rừng dựa vào cộng ñồng,… thì việc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và người dân ñịa phương có ý nghĩa quyết ñịnh sự thành công hay thất bại trong quản lý rừng. Việc xác ñịnh cơ chế chia sẻ lợi ích, gắn chặt quyền và nghĩa vụ của người dân ñối với rừng rất ñược nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua và ñã ñược thể chế hóa thông qua hệ thống văn bản chính sách, có thể thống kê một số vấn ñề liên quan tới rừng phòng hộ như: - Giao rừng và ñất rừng phòng hộ 11 Giao rừng và ñất rừng phòng hộ tới chủ sở hữu, sử dụng cụ thể ñược xem là giải pháp phục hồi, bảo vệ rừng phòng hộ rất có hiệu quả và ñã ñược thể chế hóa trong các văn bản luật như: Luật Đất ñai năm 1993, 1998 và 2003 [31]; [32]; [33], Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 [10], Nghị ñịnh số 02/CP, Nghị ñịnh 163/1999/NĐ-CP [20]; [21]. Đối tượng giao ñất rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ, các tổ chức của Nhà nước, lực lượng vũ trang; một số rừng phòng hộ ñầu nguồn ít xung yếu, ñất khu phòng hộ ñầu nguồn phân tán không ñủ ñiều kiện ñể thành lập Ban Quản lý rừng thì giao cho các tổ chức khác, chi cục kiểm lâm, hộ gia ñình, cá nhân,... theo hướng dẫn của Bộ NN & PTNT. Hạn mức và thời hạn giao ñất theo quy ñịnh của Nhà nước (30 - 50 năm), rừng phòng hộ ñầu nguồn, giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ kết hợp với mục ñích khác giao cho tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân,... - Cho thuê, giao khoán ñất và thu hồi rừng phòng hộ Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy ñịnh: Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm ñể bảo vệ phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, môi trường. Việc quy ñịnh về việc giao khoán rừng và ñất rừng phòng hộ ñược thực hiện theo Quyết ñịnh số 202/TTg ngày 02 tháng 05 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản quy ñịnh về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng, theo ñó ñối tượng ñược phép giao ñất, giao rừng phòng hộ bao gồm: Các ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý dự án 661 về rừng phòng hộ và các hộ ñược nhận khoán bao gồm: hộ gia ñình; cá nhân; các cơ quan; ñơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các trường học; các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế gọi chung là hộ nhận khoán (Điều 2 - Quyết ñịnh số 202/TTg). Hạn mức giao, thời hạn giao, cho thuê ñất, cho thuê rừng, thu hồi ñất, thu hồi rừng thực hiện theo Luật Đất ñai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị ñịnh số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất