Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá tính bền vững của du lịch nông thôn tại huyện...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá tính bền vững của du lịch nông thôn tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình.

.PDF
48
251
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC -------------------- GIANG THỊ HUYỀN THU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC -------------------- GIANG THỊ HUYỀN THU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thế Anh Hà Nội – 2016 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN......... 4 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4 1.1.1. Du lịch nông thôn .............................................................................................4 1.1.2. Du lịch nông thôn bền vững ...........................................................................13 1.2. Tổng quan về du lịch nông thôn .......................................................................... 23 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................23 1.2.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................24 1.3. Giới thiệu về huyện Mai Châu và du lịch Mai Châu ........................................... 28 1.4. Sơ lược về xã Chiềng Châu, huyện Mai châu, Hòa bình ..................................... 29 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................29 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................31 1.4.3. Tài nguyên du lịch nông thôn xã Chiềng Châu ..............................................32 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark no 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Về kinh tế: ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Về xã hội: ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Về môi trường: ............................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined. 2.4. Phương pháp luận/cách tiếp cận .......................... Error! Bookmark not defined. 2.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.5.1. Xây dựng Hệ thống tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined. 2.5.2. Phương pháp kế thừa, phân tích, tổng hợp tài liệuError! defined. Bookmark not 2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa ...................... Error! Bookmark not defined. 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................. Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU ........................ Error! Bookmark not defined. 3.1. Kinh tế xã Chiềng Châu trước sự phát triển của Du lịch nông thônError! Bookmark not de 3.1.1. Cơ cấu kinh tế biến động theo hướng tăng tỷ trọng từ du lịch và dịch vụ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Thu nhập của nông dân từ du lịch nông thôn tăng và dần chiếm vị trí chủ đạo Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Sản phẩm nông sản địa phương tăng về lượng nhưng các nông sản bản địa giảm dần ............................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển nhưng còn nhiều bất cập ở khâu tiếp thị và xúc tiến bán hàng ............ Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Cở sở hạ tầng nông thôn được đầu tư và phát triểnError! Bookmark not defined. 3.1.6. Cơ chế phối hợp và phân chia lợi nhuận giữa các chủ thể của DLNT ở xã Chiềng Châu chưa hài hòa........................................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Văn hóa của người Thái sinh sống ở xã Chiềng Châu trước sự phát triển của du lịch nông thôn ............................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Nhà sàn của người Thái ở Mai Châu bị biến đổi nhiềuError! Bookmark not defined. 3.2.2. Bữa ăn và ẩm thực của người Thái phong phú và khác xưaError! Bookmark not defined. 3.2.3. Trang phục truyền thống chỉ được duy trì mặc trong các dịp lễ tết và biểu diễn văn nghệ ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Ngôn ngữ của người Thái chỉ còn tồn tại ở dạng khẩu ngữError! Bookmark not defined. 3.2.5. Đời sống tâm linh của người Thái không bị ảnh hưởng và du nhập ...... Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Các loại hình nghệ thuật của người dân bản địa được gìn giữ và phát triển Error! Bookmark not defined. 3.2.7. Một số lễ hội dân gian truyền thống đã bị quên lãngError! Bookmark not defined. 3.2.8. Các ngành nghề thủ công truyền thống được kiên định giữ gìn và phát triển Error! Bookmark not defined. 3.2.9. Các di tích văn hóa được bảo tồn nhưng chưa được khai thác nhiều cho các hoạt động du lịch nông thôn ..................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.10. Các hiện vật, cổ vật của người Thái được bảo tồn và gìn giữ .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.11. Số lượng hộ nghèo giảm đáng kể qua các nămError! Bookmark not defined. 3.2.12. Vị thế của người phụ nữ Thái đã được nâng caoError! Bookmark not defined. 3.2.13. Nhiều công ăn việc làm mới được tạo ra từ du lịch nông thôn ............ Error! Bookmark not defined. 3.2.14. Trình độ học vấn được nâng cao .................. Error! Bookmark not defined. 3.1.15. Số lượng người dân được tập huấn về du lịch giai đoạn 2011-2016 gia tăng Error! Bookmark not defined. 3.3. Sinh thái và Môi trường ở xã Chiềng Châu trước sự phát triển cuả du lịch nông thôn ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Cảnh quan môi trường có nhiều biến động .... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Chất lượng đất nông nghiệp được giữ gìn tốt Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Một số động thực vật ở rừng bị khai thác mạnh phục vụ DLNT ........... Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Công tác thu gom và xử lý rác thải được quan tâm, chú trọng nhưng chưa được thực hiện triệt để .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Thực hiện tốt vấn đề xử lý nước thải sinh hoạtError! Bookmark not defined. 3.3.6. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển du lịch nông thôn ở Chiềng Châu ............................................................. Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN BỀN VỮNG Ở XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU Error! Bookmark not defined. 4.1. Nhóm giải pháp về Kinh tế .................................. Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Xây dựng thương hiệu cho các các sản phẩm nông sản bản địa ............ Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Hỗ trợ tiếp thị và xúc tiến bán hàng cho các sản phẩm thủ công truyền thống Error! Bookmark not defined. 4.1.3. Xây dựng cơ chế phối hợp và phân chia lợi nhuận hài hòa giữa các chủ thể của DLNT ở xã Chiềng Châu ................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.4. Phát triển rộng loại hình cơ sở lưu trú du lịch nông thôn Homestay ..... Error! Bookmark not defined. 4.1.5. Xúc tiến quảng bá hoạt động du lịch nông thôn ở Chiềng Châu ........... Error! Bookmark not defined. 4.1.6. Đẩy mạnh phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined. 4.1.7. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư cho du lịch nông thônError! Bookmark not defined. 4.2. Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội..................... Error! Bookmark not defined. 4.2.1. Gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hoá nhà sàn của người Thái ở Chiềng Châu Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Khôi phục và duy trì trang phục truyền thống trong cuộc sống thường ngày của người Thái ở Chiềng Châu ................................ Error! Bookmark not defined. 4.2.3. Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ của người Thái ......... Error! Bookmark not defined. 4.2.4. Phục dựng và duy trì các lễ hội truyền thống ở Chiềng Châu ............... Error! Bookmark not defined. 4.2.5. Đầu tư và khai thác các giá trị di tích văn hóa phục vụ phát triển DLNT Error! Bookmark not defined. 4.2.6. Xây dựng mới bảo tàng dân tộc Thái ở xã Chiềng ChâuError! Bookmark not defined. 4.2.7. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thônError! Bookmark not defined. 4.3. Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường ........ Error! Bookmark not defined. 4.3.1. Bảo tồn môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh họcError! Bookmark not defined. 4.3.2. Đầu tư xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt cho xã Chiềng Châu đạt quy chuẩn Việt Nam ............................................................... Error! Bookmark not defined. 4.3.3. Nghiên cứu và tính toán được sức chứa của môi trường sinh thái tại điểm phát triển du lịch ....................................................... Error! Bookmark not defined. 4.3.4. Ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển DLNT ở xã Chiềng Châu Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...................................................................... Error! Bookmark not defined. KIẾN NGHỊ ..................................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 34 Phụ lục 1 ........................................................................ Error! Bookmark not defined. Phụ lục 2 ........................................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Định hướng sản phẩm du lịch nông thôn của các quốc gia châu Âu ........... 9 Bảng 3.1: Cơ cấu thu nhập của xã Chiềng Châu 2012-2015Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2: Lượng du khách đến bản Lác 2013-2015 ... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình làm du lịch ở bản LácError! Bookmark not defined Bảng 3.4: Thu nhập từ du lịch nông thôn của hộ gia đình ở bản LácError! Bookmark not defin Bảng 3.5: Thu nhập của hộ gia đình ở bản Lác từ dệt thổ cẩmError! Bookmark not defined. Bảng 3.6: Thu nhập của hộ gia đình ở bản Lác từ sản xuất rượu cầnError! Bookmark not defin Bảng 3.7: Tổng hợp về tình hình nhà sàn ở bản Lác .. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.8: Mức sống của một số xã và thị trấn của Mai châuError! Bookmark not defined. Bảng 3.9: Lao động tạo thu nhập từ DLNT trong gia đình ở bản LácError! Bookmark not defin Bảng 3.10: Các loại hình hoạt động du lịch nông thônError! Bookmark not defined. Bảng 3.11: Trình độ học vấn của người dân huyện Mai ChâuError! Bookmark not defined. Bảng 3.12: Hộ gia đình làm du lịch ở bản Lác được tập huấn 2011-2016Error! Bookmark not d Bảng 3.13: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong nông nghiệpError! Bookmark no DANH MỤC CÁC HÌNH Hình ảnh 2.1: Khảo sát và thảo luận nhóm ................. Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.1: Gạo ở Chiềng Châu được du khách ưa chuộng làm quàError! Bookmark not defi Hình ảnh 3.2: Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng ChâuError! Bookmark not def Hình ảnh 3.3: Gian hàng sản phẩm dệt thổ cẩm ở bản LácError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.4: Rượu cần được sản xuất ở bản Lác ...... Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.5: Nhà sàn của người Thái ở bản Lác ...... Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.6: Nhà sàn cách tân của người Thái ở bản LácError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.7: Nhà sàn chia thành các phòng nhỏ tiện nghiError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.8: Nhà sàn của người Thái ở bản Lác với mục đích sử dụng mớiError! Bookmark n Hình ảnh 3.9: Bản Lác đông vui nhộn nhịp ................ Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.10: Nhà mái bằng bên cạnh những nhà sàn tại Bản LácError! Bookmark not define Hình ảnh 3.11: Xôi ngũ sắc và Cơm lam của người Thái ở Chiềng ChâuError! Bookmark not d Hình ảnh 3.12: Các món nướng của người Thái ở Chiềng ChâuError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.13: Bữa ăn dành cho Đoàn thực địa ở Nhà sàn số 4, bản LácError! Bookmark not d Hình ảnh 3.14: Trang phục truyền thống của nam giới TháiError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.15: Trang phục truyền thống của nữ giới TháiError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.16: Nhà mồ của người Thái ở Mai Châu . Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.17: Đội văn nghệ biểu diễn phục vụ du kháchError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.18: Người Thái ở Chiềng Châu dệt vải bên khung cửiError! Bookmark not defined Hình ảnh 3.19: Hang Mỏ Luông ................................. Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.20: Nhà trưng bày hiện vật, cổ vật văn hóa Thái Mai ChâuError! Bookmark not def Hình ảnh 3.21: Cây Thị hơn 700 năm tuổi ở Chiềng ChâuError! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.22: Hoa phong lan ở rừng Chiêng Châu được bày bán cho du kháchError! Bookmar Hình ảnh 3.23: Bãi tập kết rác của xã Chiềng Châu ... Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.24: Bãi tập kết rác của xã Chiềng Châu nằm cạnh suốiError! Bookmark not defined Hình ảnh 3.25: Hộ gia đình ở bản Lác tự đốt rác ....... Error! Bookmark not defined. Hình ảnh 3.26: Quốc lộ 6 bị sạt lở và ùn tắc ngày 14/8/2016Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở xã Chiềng Châu 2013-2015Error! Bookm Biểu đồ 3.2: Hộ nghèo xã Chiềng Châu 2012-2015 ... Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đào Thế Anh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Giang Thị Huyền Thu LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ “Đánh giá tính bền vững của Du lịch nông thôn tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” đã được hoàn thành tại Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 9 năm 2016. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đào Thế Anh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị đang làm việc tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện Mai Châu, các hộ gia đình ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn đã hỗ trợ tác giả về chuyên môn, thu thập tài liệu, thông tin trong các chuyến Thực địa tháng 8 năm 2015 và Thực địa tháng 9 năm 2016 tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy lớp Khoa học bền vững – Khóa 1, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập cũng như khi thực hiện luận văn. Và tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lớp Khoa học bền vững – Khóa 2 đã tạo điều kiện và hỗ trợ tác giả trong chuyến Thực địa tháng 9/2016. Trong khuôn khổ của một luận văn, do thời gian cũng như điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng năm 2016 Tác giả Giang Thị Huyền Thu MỞ ĐẦU Du lịch nông thôn bao gồm các hoạt động du lịch diễn ra ở nông thôn, do cư dân nông thôn tổ chức điều hành, thông qua đó giới thiệu về cuộc sống nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Hình thức du lịch này đang được phát triển, quảng bá mạnh mẽ ở cả các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới như Pháp, Italia, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,... Việt Nam là nước nông nghiệp, khu vực nông thôn có khoảng 75% dân cư đang sinh sống; đa dạng về điều kiện sinh thái và đa dạng sinh học; đa dạng về văn hóa truyền thống bao gồm 54 dân tộc; người dân nông thôn có truyền thống hiếu khách;... Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu quan tâm phát triển hình thức du lịch nông thôn và sự phát triển của hình thức du lịch này đã góp phần nâng cao trình độ dân trí; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo điều kiện giao lưu hiểu biết văn hóa - xã hội giữa các dân tộc, các vùng miền; giữ gìn môi trường; tăng giá trị hàng hóa sản xuất tại địa phương; tạo nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bản địa. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Pháp AFD, du lịch nông thôn Việt Nam mới ở dạng tiềm năng còn ít được khai thác. Trên thế giới, hiện nay du lịch trong nông thôn có thể thấy hai dạng chính là du lịch sinh thái do các doanh nghiệp đầu tư và du lịch nông nghiệp đón tiếp tại nông hộ do các hộ nông dân đầu tư phát triển. Ở nước ta, những năm gần đây, du lịch nông thôn phát triển rất nhanh, nhưng chủ yếu chỉ nhà nước và khu vực tư nhân được hưởng lợi. Nông dân chính là những người đưa di sản sinh thái và văn hóa của mình tham gia vào hoạt động du lịch lại thu được rất ít từ hoạt động này. Tại các nước đã phát triển, du lịch đã trở thành một hoạt động dịch vụ của nền kinh tế nông thôn, mang lại lợi nhuận cho nông dân như một hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Du lịch đã giúp cho nông dân có việc làm, phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của họ và trở thành một phần rất quan trọng của phát triển nông thôn. Trên thế giới, khái niệm du lịch bền vững về các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Đối với các nước đang phát triển, du lịch nông thôn được coi là một thành tố của phát triển nông thôn bền vững. 1 Ở Việt Nam đã có một số địa phương phát triển du lịch nông thôn từ lâu như Mai Châu là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và cả hệ thống các hang động, thác nước tạo nên cảnh quan sinh động, một thung lũng xanh, xinh đẹp thơ mộng. Không những thế, Mai Châu còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống đậm đà văn hóa dân tộc. Vì vậy mà việc phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng là cần thiết và là thế mạnh của Mai Châu. Đến nay, trên địa bàn huyện có 04 điểm du lịch gồm bản Lác, xã Chiềng Châu; bản Bước, xã Xăm Khòe; bản Văn, bản Pom Coọng, Thị trấn Mai Châu. Trong đó, bản Lác, xã Chiềng Châu là điểm du lịch lâu đời nhất cũng như lớn nhất của huyện Mai Châu và hiện nay đây đang là điểm du lịch nông thôn mỗi năm thu hút hàng chục nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Tuy nhiên, ban đầu du lịch nông thôn ở xã Chiềng Châu nói riêng và huyện Mai Châu nói chung chủ yếu là tự phát, tự quản của người dân hay liên kết của một số công ty với một số hộ dân đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu rồi tổ chức đón khách. Do không có sự thống nhất quản lý dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng phục vụ không đảm bảo, trách nhiệm với môi trường không được quan tâm vv... gây nhiều hệ lụy không tốt, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và ô nhiễm môi trường, tài nguyên du lịch có xu hướng bị cạn kiệt. Trong chuỗi giá trị du lịch có hiện tượng phân chia lợi ích không hài hòa, các doanh nghiệp du lịch thu phần lớn lợi nhuận mà không đầu tư gì cho điểm du lịch. Hoạt động du lịch cũng tách rời các hoạt động phát triển nông thôn mới do chưa có chính sách phù hợp. Do vậy, nếu không khắc phục được các vấn đề tồn tại này thì sự phát triển du lịch nông thôn ở xã Chiềng Châu nói riêng, huyện Mai Châu nói chung sẽ không bền vững. Từ những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài: “Đánh giá tính bền vững của Du lịch nông thôn tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” với địa bàn nghiên cứu khảo sát thực tế tại xã Chiềng Châu để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Khoa học bền vững. Kết cấu của Luận văn bao gồm các phần chính sau: Mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận và tổng quan về du lịch nông thôn 2 Chương II: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương III: Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở xã Chiềng Châu, huyện Mai châu Chương IV: Các giải pháp phát triển du lịch nông thôn bền vững ở xã Chiềng Châu, huyện Mai châu Kết luận Tài liệu tham khảo 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Du lịch nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm du lịch nông thôn Trong các công trình nghiên cứu trên thế giới, khái niệm du lịch nông thôn được định nghĩa và diễn giải theo các cách khác nhau tùy thuộc vào yếu tố văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý khác nhau. Có thể kể tới một số khái niệm cơ bản dưới đây: (1) “Du lịch nông thôn là tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khu vực nông thôn” (Bourdeau, 2001). (2) “Du lịch nông thôn bao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ và tiện nghi được cung cấp bởi nông dân làm thu hút khách du lịch đến khu vực nông thôn” (Gannon, 1988). (3) “Du lịch nông thôn là tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khu vực nông thôn, bao gồm du lịch trang trại, nhà nghỉ nông thôn, các hoạt động du lịch ngoài trời, du lịch khám phá các thắng cảnh tự nhiên, văn hóa, ẩm thực địa phương,…” (Fiquet, 1992). (4) “Du lịch nông thôn là tất cả mọi hoạt động có địa điểm là nông thôn (bao gồm các trang trại, khu bảo tồn, làng quê,…) khai thác tính đặc trưng vùng miền để thu hút khách du lịch” (Ủy ban Du lịch Canada). (5) “Du lịch nông thôn là lĩnh vực hoạt động du lịch chuyên sâu với đối tượng tham gia là các du khách có nhu cầu tương tác với môi trường nông thôn và các cộng đồng địa phương” (Tổ chức Du lịch thế giới - UNWTO). (6) “Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên” (Từ điển du lịch (Encyclopediaof tourism, 2000, Routledge), trang 514-515). (7) “Du lịch nông thôn là loại hình du lịch (i) được diễn ra ở những khu vực nông thôn; (ii) thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới tự nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã; (iii) có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây 4 dựng cũng như khu quy mô định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản); (iv) dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương, phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã; (v) với nhiều loại hình thể hiện đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi nông thôn” (Bernard Lane, 1994). (8) “Du lịch nông thôn là hoạt động du lịch trong trang trại của nông dân, kết hợp với các hoạt động truyền thống” (Martins, 1995). (9) “Du lịch nông thôn là các dịch vụ đón tiếp, phục vụ ăn nghỉ cho khách du lịch, có sử dụng các nguồn lực của trang trại, với mục đích đóng góp vào phát triển kinh tế hộ và duy trì các hoạt động nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp của hộ” (Hardt, 1994). Ở Việt nam, các tác giả đã định nghĩa về du lịch nông thôn như sau: (10) “Du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn. Nó là một tập hợp thể loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự kiện và sản vật nông thôn để thu hút khách (Nguyễn Văn Mạnh & Trần Huy Đức, năm 2010). (11) “Du lịch nông thôn là các hoạt động du lịch diễn ra ở nông thôn, do cư dân nông thôn tổ chức và điều hành, thông qua đó, giới thiệu về cuộc sống nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương” (Đào Thị Hoàng Mai, 2015). Nhìn chung các khái niệm này có cách diễn giải khác nhau nhưng có điểm chung là nhấn mạnh vai trò trung tâm của người dân địa phương trong việc phát huy các cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hóa, ẩm thực địa phương như là tài nguyên du lịch. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm Du lịch nông thôn của Đào Thị Hoàng Mai (2015). 1.1.1.2. Các hình thức du lịch nông thôn Các loại du lịch nông thôn không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ ràng. Thách thức lớn nhất đặt ra là làm thế nào để xác định được tính đặc trưng của mỗi loại hình. Trên thực tế, chính sự đa dạng trong cách tổ chức thực hiện ở các nước, các vùng lãnh thổ dẫn đến việc các thuật ngữ về du lịch nông thôn được sử dụng ở mỗi nơi một khác. Theo Đào Thế Anh (2013), có 4 hình thức du lịch nông thôn: - Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địa phương. 5 - Du lịch sinh thái, tự nhiên quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương. - Du lịch tiếp đón tại làng xã, nông hộ, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại. - Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương. Ngoài ra, trong du lịch nông thôn cần chú ý đến các hình thức du lịch, có thể kết hợp với các hình thức du lịch nông thôn nêu trên: - Quán ăn nông thôn tổ chức ở một trang trại, nấu các món ăn đặc sản của vùng từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ. Có những hiệu ăn tổ chức trong các chuồng cừu, chuồng bò cũ, trang bị lại nhưng có giữ một số quang cảnh cổ truyền. - Nhà bảo tàng nông dân: là các nhà nông dân giữ lại các cảnh sản xuất như một hộ nông dân cổ truyền của vùng với các cây trồng, vật nuôi truyền thống. Trong nhà lưu giữ các nông cụ và vật dụng cổ truyền như một bảo tàng. - Nhà bảo tàng phong tục nông thôn: giới thiệu các cách sống, phong tục cổ truyền nông thôn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống. Có thể sản xuất các vật kỷ niệm bán cho khách du lịch. - Các làng nghề: có thể tổ chức lưu giữ các hoạt động thủ công nghiệp cổ truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thống mang tính kỷ niệm. - Ở các vùng có lễ hội nông thôn, du lịch nông thôn có thể tổ chức để đón khách trong các dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch. Du lịch Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng quan trọng trong du lịch nông thôn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản…Tuy nhiên các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao. Trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn. Thông qua hoạt động sản xuất, nông dân đóng góp vào tính thu hút của môi trường nông thôn: cảnh quan được gìn giữ. Đối với những người làm hoạt động đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Những địa 6 phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn, ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại - quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại…Các khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn. Khái niệm du lịch cộng đồng cũng là một thuật ngữ có liên hệ chặt chẽ với du lịch nông thôn. Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét độc đáo về tự nhiên, văn hóa, xã hội của địa phương. Trong trường hợp hoạt động du lịch được tổ chức bởi các cộng đồng nông thôn, khái niệm du lịch cộng đồng có thể trùng khớp với các hình thức du lịch kể trên bởi các loại hình này luôn đan xen lẫn nhau. Việc xác định loại hình du lịch không chỉ khó khăn do tính chất đan xen mà như đã nói ở phần trước, khái niệm về mỗi loại hình du lịch cũng thay đổi theo không gian và thời gian. Ví dụ: Khái niệm Du lịch sinh thái đã bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng cuối thập niên 60 thế kỷ XX, khi các nhà bảo vệ môi trường và các nhà kinh tế học phát triển bắt đầu lo ngại về việc sử dụng không hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Hector Ceballos-Lascurain, nhà bảo vệ môi trường người Mêhico được cho là người tiên phong đưa ra thuật ngữ “du lịch sinh thái”. Theo ông, “du lịch sinh thái là du lịch chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên, nơi hầu như chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm, với mục đích nghiên cứu và thưởng thức phong cảnh, bao gồm các loại thực vật, động vật hoang dã, cũng như các giá trị văn hóa (lịch sử và hiện đại) của những vùng này” (Ceballos-Lascurain, 1987). Với định nghĩa như vậy, du lịch sinh thái hầu như không có gì khác so với du lịch thiên nhiên. Cùng với xu hướng gia tăng mối quan tâm đến bảo vệ môi trường, khái niệm về du lịch sinh thái cũng biến đổi theo chiều hướng nhấn mạnh hơn tính trách nhiệm của người đi du lịch. Theo Hội du lịch sinh thái quốc tế, “du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm, có ý thức tôn trọng, bảo tồn thiên nhiên các giá trị lịch sử, văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực; đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư sở tại” (International Ecotourism association, 1996). Còn theo định nghĩa của Hội đồng tư vấn môi trường Canada, “Du lịch sinh thái là trải nghiệm về thiên nhiên cho du khách, đồng thời góp phần bảo tồn hệ sinh thái, tôn trọng sự toàn vẹn của các cộng đồng đón 7 tiếp” (Canadian environmental Advisory Council, 1993). Trong các hình thức du lịch nông thôn thì du lịch nông nghiệp và du lịch đón tiếp tại nông hộ là các hình thức phổ biến và có tác động rõ ràng đến phát triển nông thôn. 1.1.1.3. Các đặc trưng của du lịch nông thôn Các nghiên cứu trên thế giới đã tổng kết 4 đặc trưng chính của du lịch nông thôn là (Đào Thế Anh, 2013): (1) Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp và nghề truyền thống. (2) Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp; thay đổi từ tham quan đến tham gia. (3) Du lịch nông thôn không cạnh tranh mà bổ xung cho các loại hình du lịch khác. (4) Có tính liên ngành (nông nghiệp, du lịch, xã hội, văn hóa) và liên vùng cao (mạng lưới, hợp tác). Đi sâu vào các khía cạnh: a. Tài nguyên của du lịch nông thôn Chìa khóa của sự phát triển du lịch nông thôn là người dân địa phương, trên cơ sở các nguồn tài nguyên sẵn có, tạo ra sản phẩm thu hút khách du lịch. Chính vì vậy, việc xác định các nguồn tài nguyên của du lịch nông thôn là một việc làm cần thiết. - Thiên nhiên và môi trường nông thôn: Đây là điều kiện tiên quyết cho phát triển du lịch nông thôn. Các nguồn tài nguyên quan trọng nhất là những cảnh quan tự nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm: nguồn nước (sông, suối, hồ, vùng đất ngập nước), rừng, bờ biển, đồng cỏ, đầm lầy, khu bảo tồn – dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, công viên thiên nhiên, các loài động vật hoang dã và thực vật quý. - Di sản văn hóa lịch sử: các di chỉ khảo cổ học và các di tích cổ (bao gồm bãi đá, cây cổ thụ, hang động hay đơn giản chỉ là những ngọn đồi, khu vườn lâu năm), di tích lịch sử: lâu đài, nhà thờ, đình chùa, miếu mạo,… - Các giá trị phi vật thể và đời sống nông thôn: các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Ngoài ra, khách du lịch ngày càng bị thu hút bởi cuộc sống thường nhật ở nông thôn, nhất là những vùng có đặc trưng văn hóa, dân tộc khác biệt. Được tham dự và là một phần trong các hoạt động đó sẽ khiến du khách có được những trải nghiệm thú vị. Các ngành nghề thủ công ở nông 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan