Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ giải pháp đẩy mạnh chyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp đẩy mạnh chyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện cầu kè, tỉnh trà vinh

.PDF
122
1
110

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ TRÀ VINH, NĂM 2021 TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ TRỊNH THỊ BÍCH NGÂN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRỊNH THỊ BÍCH NGÂN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã ngành: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG HÀ TRÀ VINH, NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên là quan điểm cá nhân sau quá trình nghiên cứu. Luận văn không sao chép bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được công bố trong bất Trà Vinh, Ngày .... tháng ... năm 2021 Tác giả luận văn Trịnh Thị Bích Ngân i TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ kỳ công trình nào khác. LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và dành nhiều thời gian, góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”. Kế tiếp, tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Trà Vinh, quý Thầy, Cô giảng viên, viên chức Trường Đại học Trà Vinh đã tận tình hướng dẫn truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo, những kỹ năng cần thiết trong suốt quá trình học tập cũng như sắp xếp thời gian và các chương trình giảng dạy phù hợp, thuận tiện để tôi có được nền tảng, cơ sở lý luận cơ bản, áp dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Cho phép Tôi được gửi lời cảm ơn đến tất cả các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả những cô, bác, anh, chị đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học. Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và động viên tinh thần cho tôi; các thành viên lớp Quản lý Kinh tế đợt 02 năm 2018 đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Trà Vinh, giúp tôi hoàn thành khóa học này. Xin chân thành cám ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x TÓM TẮT ..................................................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 3 2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4 3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 4 3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 4 3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 7 3.3 Kết luận lược khảo và hướng nghiên cứu của tác giả.................................... 9 3.3.1 Kết luận lược khảo tài liệu trong nước................................................................... 9 3.3.2 Kết luận lược khảo tài liệu ngoài nước .................................................................. 9 3.3.3 Hướng nghiên cứu của tác giả .............................................................................. 10 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 10 4.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 10 4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 11 5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................. 11 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ............................... 12 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................ 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ....................................................................................................................... 13 1.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP ...................................................................... 13 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp ................................................................................ 13 1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp................................................................ 13 iii TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3 1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ........................................................... 14 1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ................................................................................. 14 1.2.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................... 15 1.2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế................................................................................... 15 1.2.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............................................................. 16 1.2.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............................................................................................................. 18 1.2.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................. 18 1.2.2.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................... 18 1.2.3 Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................... 19 1.2.4 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................. 20 1.2.5 Những tác động ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................................................................................................................. 20 1.2.5.1 Nhóm nhân tố nội tại ......................................................................................... 20 1.2.5.2 Nhóm nhân tố bên ngoài ................................................................................... 21 1.2.6 Tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..... 26 1.3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ NHÂN TỐ CẦN NGHIÊN CỨU ................................ 26 1.3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu ........................................................................ 26 1.3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 26 1.3.3 Cơ sở đề xuất các nhân tố cần nghiên cứu ................................................. 27 1.3.3 Các giả thiết nghiên cứu ............................................................................... 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH .............................................. 31 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH .................................................................................................................... 31 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 31 2.1.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 31 2.1.1.2 Địa hình ............................................................................................................. 32 2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết................................................................................................ 32 2.1.1.4 Thủy văn ............................................................................................................ 33 2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ..................................................................... 33 iv 2.1.2 Kinh tế - xã hội của huyện ........................................................................... 36 2.1.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế huyện từ cây trồng vật nuôi .............................. 36 2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động ............................................................................ 39 2.1.2.3 Tình hình y tế, giáo dục, văn hóa ...................................................................... 39 2.1.2.4 Tình hình thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cầu Kè ........................................................................................................................... 40 2.1.2.5 Kết cấu hạ tầng nông thôn ................................................................................. 45 2.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẦU KÈ GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 .............................................................................. 47 2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian gần đây .................. 47 2.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẦU KÈ TRONG THỜI 2.3.1 Ngành trồng trọt ........................................................................................... 50 2.3.3 Ngành thủy sản.............................................................................................. 57 2.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẦU KÈ ............................................................................. 58 2.4.1 Mô tả kết quả khảo sát ................................................................................. 58 2.4.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha ....................................... 63 2.4.2.1 Cronbach's alpha của nhân tố “điều kiện tự nhiên” .......................................... 63 2.4.2.2 Cronbach's alpha của nhân tố “điều kiện kinh tế - xã hội” ............................... 64 2.4.2.3 Cronbach's alpha của nhân tố “nguồn lực sản xuất người nông dân” ............... 65 2.4.2.4 Cronbach's alpha của nhân tố “đặc điểm người nông dân sản xuất” ................ 66 2.4.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cầu Kè ..................................................................................................................... 68 2.4.3.2 Thống kê trung bình nhân tố “điều kiện kinh tế - xã hội” ................................ 68 2.4.3.3 Thống kê trung bình nhân “nguồn lực sản xuất” .............................................. 69 2.4.3.4 Thống kê trung bình nhân tố “đặc điểm người nông dân sản xuất” ................. 69 2.4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 70 2.4.4 Đánh giá chung thực trạng chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè ............................................................................................ 72 2.4.3.1 Những ưu điểm đạt được................................................................................... 72 2.4.3.2 Tồn tại, hạn chế ................................................................................................. 73 v TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ GIAN QUA ................................................................................................................... 49 2.4.3.3 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế ......................................................................... 74 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH ........................................ 77 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 77 3.1.1 Định hướng bố trí sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 đến 2025......................................................................................... 77 3.1.2 Căn cứ xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 ..................................................................................................... 78 3.2 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP .......................................... 79 3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CẦU KÈ ..................................................................... 81 3.3.1 Quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại ............................................................................. 81 3.3.2 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh, vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến .................................................................................................................... 82 3.3.2.1 Trồng trọt .......................................................................................................... 82 3.3.2.2 Chăn nuôi .......................................................................................................... 82 3.3.2.3 Thủy sản ............................................................................................................ 82 3.3.3 Cần hỗ trợ vốn vay, lãi suất cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất... 83 3.3.4 Tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho nông hộ và phát triển ngành nghề nông nghiệp ................................................................................................... 83 3.3.5 Thực hiện các biện pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu ........ 83 3.3.6 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ...................................................................................................................... 83 3.3.7 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản .................... 84 3.3.8 Tăng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn ........................ 84 3.3.9 Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực............................................................. 85 3.3.10 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ............................................... 85 3.3.11 Đổi mới và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp .. 85 3.3.12 Phòng ngừa dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi ........................................... 86 vi 3.4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 86 3.4.1 Kết luận .......................................................................................................... 86 3.4.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 87 3.4.2.1 Đối với Trung ương .......................................................................................... 87 3.4.2.2 Đối với địa phương: .......................................................................................... 88 3.4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................... 88 3.4.3.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 88 3.4.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 89 TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 90 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCKT: Cơ cấu kinh tế CNH: Công nghiệp hóa ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc HTX: Hợp tác xã HĐH: Hiện đại hóa LLSX: Lực lượng sản xuất NN: Nông nghiệp OCOP: Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm UBND: Ủy ban nhân dân VEPR: Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách viii DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Các nội dung quan sát tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN .......................27 Bảng 1.2. Điều kiện tự nhiên (Ký hiệu ĐKTN) ........................................................................28 Bảng 1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội (Ký hiệu KTXH) .............................................................29 Bảng 1.4. Nguồn lực sản xuất của người nông dân (Ký hiệu NLSX) ......................................29 Bảng 1.5. Đặc điểm người nông dân sản xuất (Ký hiệu ĐĐ) ...................................................30 Bảng 2.1. Thống kê sử dụng đất huyện Cầu Kè năm 2019 ......................................................34 Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính, phân bố lao động trong lĩnh vực NN huyện Cầu Kè năm 2019 ...39 Bảng 2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2019 ...............................................47 Bảng 2.4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Cầu Kè giai Bảng 2.5. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2015 - 2019...48 Bảng 2.6. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2015 2019 ..........................................................................................................................................49 Bảng 2.7. Tình hình sản xuất của một số cây trồng của huyện Cầu Kè giai đoạn 2015 - 2019 ........50 Bảng 2.8. Tình hình gia tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm huyện Cầu Kè giai đọan 2015 2019 ..........................................................................................................................................56 Bảng 2.9. Tình hình gia tăng sản lượng thủy sản huyện Cầu Kè giai đoạn 2015 - 2019 .........57 Bảng 2.10. Mô tả kết quả khảo sát của hộ nông dân ................................................................58 Bảng 2.11. Cronbach's alpha của nhân tố “điều kiện tự nhiên” ................................................63 Bảng 2.12. Cronbach's alpha của nhân tố “điều kiện kinh tế - xã hội”.....................................64 Bảng 2.13. Cronbach's alpha của nhân tố nguồn lực sản xuất của người nông dân .................65 Bảng 2.14. Cronbach's alpha của nhân tố đặc điểm người nông dân sản xuất .........................66 Bảng 2.15. Thống kê trung bình của nhân tố điều kiện tự nhiên ..............................................68 Bảng 2.16. Thống kê trung bình của nhân tố “điều kiện kinh tế - xã hội “ ..............................69 Bảng 2.17. Thống kê trung bình của nhân tố “nguồn lực sản xuất của người nông dân” (NLSX) .....................................................................................................................................69 Bảng 2.18. Thống kê trung bình của nhân tố “đặc điểm người nông dân sản xuất” ................70 Bảng 2.19. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ......................................................................70 Bảng 2.20. Kết quả kiểm định Eigenvalues và phương sai trích ..............................................71 Bảng 2.21. Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax...................................................72 Bảng 3.1. Kết quả xử lý số liệu tổng hợp về tính khả thi của các giải pháp .............................79 ix TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ đoạn 2015 - 2019 ......................................................................................................................48 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu .....................................................................................26 Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu đề tài ......................................................................................27 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Cầu Kè ............................................................................32 Hình 2.2. Tổng hợp thông tin về trình độ học vấn ....................................................................60 Hình 2.3. Tổng hợp thông tin về kinh nghiệm sản xuất ...........................................................61 Hình 2.4. Tổng hợp thông tin về số lượng lao động tham gia sản xuất NN .............................62 Hình 2.5. Tổng hợp thông tin về vốn sản xuất..........................................................................62 x TÓM TẮT Đề tài luận văn “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” được tác giả nghiên cứu nhằm đánh thực trạng và đề xuất hàm ý chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh với mô hình đề xuất gồm 4 nhân tố tác động gồm: “Điều kiện tự nhiên”; “Điều kiện kinh tế - xã hội”; “Nguồn lực sản xuất của người nông dân”; “Đặc điểm người nông dân sản xuất”. Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ Huyện ủy, UBND huyện Cầu Kè, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, các số liệu công bố của Chi cục Thống kê huyện, Cục thống kê tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2019. gia. Tác giả kế thừa các phương pháp nghiên cứu như: “Phương pháp thống kê mô tả”, “Kiểm định độ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha” và “phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA”. Kết quả nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT NN tại huyện Cầu Kè thời gian qua, từ đó tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch CCKT và đưa ra nhữngnguyên nhân tác động. Thêm vào đó, với kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp, tác giả đề xuất 12 giải pháp cơ bản, khả thi để đẩy sự chuyển dịch CCKT ngành NN tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn tới. xi TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát 160 hộ nông dân và chuyên PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới, ngành NN của nước ta đạt được những kết quả đáng kể, sản phẩm NN gia tăng giá trị nhiều lần, sản lượng hàng hóa nông sản ngày càng đa dạng, thu nhập của người nông dân được cải thiện. NN Việt Nam được xem là một ngành ưu tiên phát triển của quốc gia và cũng là lĩnh vực có nhiều lợi thế trong hợp tác quốc tế. Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới đã mở ra cho đất nước ta nhiều cơ hội xen lẫn các thách thức, nhất là trong lĩnh vực NN. [12] Với những chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCKT NN theo hướng CNH, HĐH giúp cho ngành NN nước ta đã đạt được kết quả tăng trưởng nhanh và bền vững trong một khoảng thời gian dài, trong đó, các ngành chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp đều có tốc độ phát triển đáng kể. Đến năm 2019, ngành NN nước ta vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu quan trọng của ngành đều đạt và vượt so với nghị quyết mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra. Theo đó, năm 2019, ngành NN cả nước có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02%, trong đó khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào tăng trưởng chung. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có những bước tiến vượt bậc. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 400 triệu USD; đến năm 2007 đạt tới 12 tỷ USD; năm 2017 đạt hơn 36 tỷ USD và năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 54%; tỷ lệ che phủ rừng 41,85%, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2016. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều, hồ tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản..., đứng nhóm hàng đầu thế giới. [31] CCKT nội ngành chuyển dịch đúng hướng, mang lại nhiều kết quả đáng kể. Ngành NN dần chuyển nhanh sang hướng sản xuất NN hàng hóa, tăng nhanh giá trị sản phẩm NN, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. [31] Việc chuyển dịch CCKT ngành NN theo một hướng phù hợp, tích cực, hợp lý với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Song song đó, cơ chế chính sách có tính đột phá như: cơ chế khoán, phát triển kinh tế nông hộ, đổi mới mô hình sản xuất, là một trong 1 những nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH đất nước được triển khai khá rộng rãi. Trước những yêu cầu ngày càng cao của con người thì sản phẩm NN cần phải có chất lượng hơn, an toàn hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời, khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì việc chuyển dịch CCKT NN càng trở nên cấp thiết. [2] Tuy nhiên, CCKT NN ở nước ta còn bất hợp lý, hiện nay sản xuất NN còn tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất đạt hiệu quả thấp, sức cạnh tranh chưa cao, dẫn tới chưa khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước. Với nguyên nhân đó thì việc phát triển nông nghiệp là cần phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; vì vậy để góp phần làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách thì việc làm rõ các luận cứ khoa học về xu hướng phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của nước ta theo hướng “Huyện Cầu Kè nằm phía Tây Bắc của tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm Thành phố Trà Vinh 41 km, huyện có diện tích 245 km² và dân số là 116.000 người, có 64.568 người trong độ tuổi lao động với 53.818 người sống bằng nghề nông nghiệp (chiếm 83,35% số người trong độ tuổi lao động), về hành chính huyện Cầu Kè bao gồm 01 thị trấn và 10 xã. Ngoài những giồng cát có địa hình cao đặc trưng, địa hình của huyện tương đối bằng phẳng do mang tính chất chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng vùng dọc theo Sông Hậu có địa hình khá cao do ven sông và thấp dần về hướng Đông. Địa hình thấp nhất là từ 0,4 - 0,6m ở khu vực phía Đông Nam thuộc các địa bàn Phong Thạnh, Phong Phú và nằm rải rác ở các khu vực Đông Bắc thuộc Thạnh Phú, Thông Hòa. Đặc biệt có khu vực địa hình trũng thấp dưới 0,4m ở ấp Sóc Kha, xã Hoà Ân; Cây Gòn, xã Phong Thạnh)” [15]. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Cầu Kè là 19.929,53 ha (chiếm 80,81 % so với diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 4.732,88 ha (chiếm 19,19 % so với diện tích đất tự nhiên) [15]. Sản xuất nông nghiêp là thế mạnh kinh tế của huyện là ngành sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng như: cam, bưởi, xoài, nhãn, lúa,… trong đó cây trồng chủ lực của huyện là cây lúa, được sản xuất 3 vụ trong năm. Năm 2019, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của huyện là 28.436,5 ha, năng suất bình quân đạt 5,8 tấn/ha, sản lượng 164.987 tấn so với năm 2015, diện tích gieo trồng giảm 2.850,5 ha, năng suất giảm 0,35 2 TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ CNH, HĐH trong điều kiện hiện nay là rất quan trọng. [2] tấn/ha, sản lượng giảm 27.491 tấn. UBND huyện đã xác định sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 [25]. Những năm qua, huyện Cầu Kè đã đẩy mạnh việc thực hiện các kế hoạch nhằm tái cơ cấu nông nghiệp hướng tới gia tăng giá trị và phát triển bền vững, công tác quy hoạch sản xuất được cập nhật, điều chỉnh kịp thời, nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản phát huy hiệu quả tích cực, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn được nâng cấp, mở rộng. Các chỉ tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2015 đến năm 2019 đều vượt chỉ tiêu đề ra và cây lúa đóng góp quan trọng cho kết quả đó, đồng thời lĩnh vực sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động nông thôn. [25] Đa số người dân huyện Cầu Kè sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp huyện có tăng, nhưng xét về mặt kinh tế vẫn còn là huyện có tốc độ tăng trưởng chậm, chất lượng hàng hóa nông sản thấp, còn độc canh cây lúa, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế, chưa xác định tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng, bố trí, sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hợp lý dẫn đến giá thành sản xuất còn cao, sản xuất còn nhỏ lẻ, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Từ thực trạng trên, cần phải sớm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, nguồn nước và cơ cấu lao động phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và thị trường; tăng thêm giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ổn định và bền vững. [15] Xuất phát từ những vấn đề trên, để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp nhằm phát huy thế mạnh của huyện và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tác giả chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” là phù hợp với thực tiễn, là cần thiết. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách đẩy mạnh chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT NN. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng chuyển dịch CCKT NN tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 - 2019. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. 3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Bùi Tấn Đạt (2015), “Chuyển dịch cơ cấu NN tại tỉnh Vĩnh Long theo hướng phát ra các mối liên hệ giữa các yếu tố để nhìn nhận chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu”; (2) “phương pháp dự báo” giúp tác giả đưa ra mục tiêu để thúc đẩy chuyển dịch CCKT NN, xây dựng các mô hình kinh tế NN thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian sắp tới; (3) tác giả dùng “phương pháp bản đồ - biểu đồ” thể hiện một cách xúc tích, trực quan các đối tượng nghiên cứu trong chuyển dịch CCKT NN tại tỉnh Vĩnh Long; (4) “phương pháp khảo sát thực địa” giúp tác giả đánh giá, xác định lại một cách đầy đủ, chính xác tài liệu nhằm tránh những kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tế. Tác giả đã phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch CCKT NN Vĩnh Long trên quan điểm phát triển bền vững, qua đó đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT NN ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2010, đề ra những thành tựu, hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT NN Vĩnh Long. Bùi Văn Sáu (2001), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, nông thôn theo hướng CNH - HĐH ở tỉnh Vĩnh Long” [19]. Tác giả tập trung phân tích thực trạng và dự báo các nhân tố tác động qua đó, đề xuất giải pháp chuyển dịch CCKT NN theo hướng CNH - HĐH tại tĩnh Vĩnh Long. Dương Văn Khén (2013), “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” [15]. Tác giả hệ thống hóa các lý luận về phát triển NN, từ các phương pháp nghiên cứu: (1) “phân tích hệ thống”, chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố từ đó, nhìn nhận các đối tượng nghiên cứu một cách chính xác; (2) “phương pháp biểu đồ” nhằm cô đọng đối tượng nghiên cứu là NN - nông thôn của huyện; (3) “phương pháp 4 TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ triển bền vững” [12]. Luận văn dùng các phương pháp như: (1) “phân tích hệ thống tìm tổng hợp”, từ các số liệu thu thập được tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị để phát triển nông nghiệp huyện Cầu Kè. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh và các phương pháp khác để làm rõ tiềm năng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NN ở huyện Cầu Kè từ đó, đánh giá thực trạng phát triển NN để rút ra nguyên nhân yếu kém trong phát triển NN; đồng thời, đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển NN trên địa bàn huyện. Hoàng Trung Nguyên (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang” [17]. Bằng phương pháp thu thập tài liệu, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương tác giả sử dụng “phương pháp thống kê mô tả”, “phân tích - tổng hợp” và “phương pháp so sánh” để phân tích sự chuyển dịch CCKT NN ở huyện Giang Thành. Kết quả cho thấy các yếu tố chi phí sản xuất trực tiếp như: phân, thuốc, dụng cụ; trình độ và tình trạng sức khoẻ có tác động, ảnh hưởng tích cực đến năng suất NN. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp chuyển dịch CCKT NN huyện Giang Thành. Lê Thị Thùy An (2018), “Chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” [1]. Tác giả tổng hợp cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, chỉ ra tồn tại, yếu kém và nguyên nhân ảnh hưởng CCKT NN tại huyện Phú Vang. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch CCKT NN tại địa bàn huyện. Các phương pháp được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu: (1) “phương pháp thống kê kinh tế, dùng tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu”; (2) “phương pháp thống kê mô tả, mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu trên các biểu bảng, bản đồ, đồ thị để phân tích, nhận định”; (3) “phương pháp so sánh, dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua không gian và thời gian”. Ngô Trường Duy (2018), “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” [10]. Tác giả đã trình bày hệ thống lại một số vấn đề lý luận về CCKT, CCKT NN, chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCKT NN, yêu cầu khách quan phải chuyển dịch CCKT NN, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch CCKT NN cũng như trình bày kết quả chuyển dịch CCKT NN. Luận văn đã đánh giá sơ bộ về sự phát triển của kinh tế địa phương trong những năm qua trong đó phân tích hiện trạng sự phát triển, chuyển dịch CCKT của NN thông qua các 5 ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ trong NN. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát các hộ nông dân sản xuất trên địa bàn 14 xã, thị trấn của huyện về các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch CCKT NN, từ đó, rút ra hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chuyển dịch CCKT NN trên địa bàn huyện Châu Thành, làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Nguyễn Minh Dũng (2011), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu” [11]. Bằng các phương pháp: (1) “phân tích hệ thống”, tác giả đánh giá sự tương quan giữa các yếu tố; (2) “phương pháp dự báo” được sử dụng để đưa ra những dự báo về việc chuyển dịch CCKT NN thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; (3) “phương pháp bản đồ - biểu đồ” được sử dụng để cô đọng kết quả phân tích thực trạng chuyển dịch địa” được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT NN. Luận văn nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT NN và phát triển nông thôn của tỉnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay; từ đó, thấy được hạn chế trong thực hiện chuyển dịch CCKT NN và phát triển nông thôn của tỉnh Bạc Liêu và đưa ra những giải pháp phù hợp với sự phát triển kinh tế NN - nông thôn. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa” [7]. Luận văn hệ thống quá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chuyển dịch CCKT NN - nông thôn; đồng thời, dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích hệ thống, thống kê toán học và phương pháp thống kê thực địa để đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiêp - nông thôn của tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề ra những giải pháp chuyển dịch CCKT cho phù hợp với xu hướng CNH - HĐH của đất nước hiện nay. Nguyễn Ngọc Đệ và ctv (2016), “Chuyển dịch CCKTNN ở Đồng bằng sông Cửu Long: “Thực trạng và giải pháp”[13]. Nhóm tác giả nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trong NN tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó vấn đề cần quan tâm đặc biệt là sự cay tranh gay gắt mặt hàng nông sản trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm tác giả đưa ra những giải pháp liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm: (1) “Chuyển từ sản phẩm có giá trị thấp và tiềm năng thị trường thấp sang sản phẩm có giá trị cao và tiềm năng thị trường cao”; (2) “Cải thiện chất lượng, tăng giá trị nông sản”; (3) “Chuyên nghiệp hóa, mở rộng quy mô sản xuất”; 6 TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ CCKT NN và phát triển nông thôn của tỉnh Bạc Liêu; (4) “phương pháp khảo sát thực (4) “Liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ là yêu cầu bức thiết để phát triển bền vững”; (5) “Phát triển nguồn nhân lực”; (6) “Nâng cao vai trò của nhà nước và doanh nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu NN”. Trần Hữu Nghị (2018), “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” [18]. Tác giả thực hiện tổng hợp cơ sở lý thuyết và thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch CCKT NN và phân tích các yếu tố có liên quan đế nội dung nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch CCKT NN huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre như: “điều kiện tự nhiên”, “điều kiện kinh tế xã hội”, “nguồn lực sản xuất”, “đặc điểm người sản xuất”. Từ Minh Thiện (2019), “Mô hình thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực NN tại Trà Vinh” [21]. Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý thuyết có liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo trong NN, tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng liên quan đến khởi nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực NN cũng như trong lĩnh vực NN ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Qua đó, gợi ý một số giải pháp để hỗ trợ và phát triển các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực NN ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, công nghệ cao tỉnh Trà Vinh. 3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ibrahim et al (2009), “Income and crop diversification among farming households in a rural erea of north central Nigeria. J. Trop. Agric. Food. Environ. Extension” [27]. Xác định rằng “tuổi tác”, “giáo dục của chủ hộ gia đình”, “số lần mở rộng”, “thu nhập từ cây trồng” và “giao thông đường bộ” có ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa cây trồng ở Nigeria. Đa dạng hóa cây trồng đã được xác định là chiến lược thiết yếu để tăng thu nhập và giảm nghèo ở nông thôn. Chiến lược đó được phân tích dựa trên dữ liệu thực nghiệm được thu thập từ các hộ gia đình nông thôn. Phân tích được thực hiện hiện bằng cách sử dụng phân tích hồi quy Simpson Index of Diversity (SID) và bình thường nhỏ nhất (OLS). Kết quả cho thấy các yếu tố quyết định của đa dạng hóa thu nhập là “số trẻ em dưới 12 tuổi, “số già trên 60 tuổi” của một gia đình, các yếu tố quyết định của “đa dạng hóa cây trồng” là “độ tuổi và “trình độ học vấn” của chủ hộ và “lợi nhuận từ sản xuất cây trồng”. Hầu hết các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu không còn dựa vào nông nghiệp, tuy nhiên sự sẵn sàng đa dạng hóa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các đặc điểm kinh tế xã hội của họ. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan