Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại khu bảo tồn đất ngập nước láng sen, tỉnh long an

.PDF
95
16
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lệ Sa ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lệ Sa ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TỐNG XUÂN TÁM Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Những thông tin tôi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Lệ Sa LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xuân Tám đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, các anh chị trong Ban quản lí Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen và người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, Tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Lệ Sa MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở nam bộ và Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ...................................................................................................... 3 1.1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Nam Bộ ........................................................ 3 1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ........ 5 1.2. Đặc điểm tự nhiên và vai trò của Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ............................................................................................................. 10 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 10 1.2.2. Vai trò của Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ............................ 15 1.3. Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước .................................................. 15 1.3.1. Các yếu tố thủy lí ................................................................................ 15 1.3.2. Các yếu tố thủy hóa ............................................................................ 17 1.4. Hệ thống phân loại cá ................................................................................ 18 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 20 2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu................................................. 20 2.1.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 20 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 20 2.1.3. Tư liệu nghiên cứu .............................................................................. 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu cá ...................................................................... 25 2.2.1. Ngoài thực địa..................................................................................... 25 2.2.2. Trong phòng thí nghiệm ..................................................................... 26 2.2.3. Phương pháp đánh giá độ thường gặp ................................................ 29 2.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước...... 29 2.2.5. Phương pháp đánh giá tầm quan trọng khu hệ cá tại Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen .................................................................. 30 2.2.6. Phương pháp điều tra .......................................................................... 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 32 3.1. Thành phần các loài cá ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ............. 32 3.1.1. Danh sách các loài cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ........ 32 3.1.2. Đặc điểm khu hệ cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ........... 36 3.1.3. Tính chất của khu hệ cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen..... 38 3.1.4. Tình hình các loài cá trong Sách Đỏ ở Khu Bảo tồn ĐNN Láng Sen .................................................................................................... 46 3.2. Đánh giá một số chỉ số môi trường nước ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen........................................................................................... 47 3.3. Tầm quan trọng của khu hệ cá ở Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ............................................................................................................. 49 3.3.1. Tầm quan trọng của khu hệ cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ........................................................................................... 49 3.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khu hệ cá ............................................. 50 3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ................................................ 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 55 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải C Độ Celsius CSDL Cơ sở dữ liệu COD Chemical oxygen demand DO Dissolved oxygen ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNN Đất ngập nước Ec Electrical conductivity g Gram kg Kilogram KBT Khu bảo tồn km Kilometer KVNC Khu vực nghiên cứu l Lit µ Micro m Meter mg Miligram mm Milimeter NCKH Nghiên cứu khoa học pH Power of hydrogen S‰ Salinity - độ mặn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam t0 Temperature UBND Ủy ban nhân dân WWF World Wide Fund for Nature DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh lục các loài cá theo báo cáo tổng hợp của KBT ĐNN Láng Sen năm 2016 ......................................................................................... 5 Bảng 1.2. Diễn biến mực nước lũ từng năm tại huyện Tân Hưng ........................ 14 Bảng 2.1. Các điểm thu mẫu cá và nước ở KBT ĐNN Láng Sen ......................... 23 Bảng 2.2. Thời gian, địa điểm thu mẫu ................................................................. 24 Bảng 2.3. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá ...................................................... 29 Bảng 2.4. Phương pháp phân tích một số thông số chất lượng nước .................... 30 Bảng 3.1. Thành phần loài cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen .............. 32 Bảng 3.2. Tỉ lệ các họ, giống, loài trong những bộ cá ở KVNC ........................... 36 Bảng 3.3. Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC ............. 37 Bảng 3.4. Mức độ thường gặp của các loài cá ở KVNC ....................................... 41 Bảng 3.5. Các loài cá xuất hiện mới so với danh lục các loài cá theo báo cáo tổng hợp của KBT ĐNN Láng Sen năm 2016 ...................................... 42 Bảng 3.6. Các loài cá không tìm thấy so với danh lục các loài cá theo báo cáo tổng hợp của KBT ĐNN Láng Sen năm 2016 ...................................... 42 Bảng 3.7. Các loài cá có giá trị kinh tế, ngoại lai ................................................. 44 Bảng 3.8. Các loài cá có nguy cơ bị đe dọa KBT ĐNN Láng Sen ....................... 46 Bảng 3.9. Chỉ tiêu nhiệt độ (oC) của nước ở KBT ĐNN Láng Sen ...................... 47 Bảng 3.10. Chỉ tiêu độ mặn (S‰) của nước ở KBT ĐNN Láng Sen ..................... 47 Bảng 3.11. Chỉ tiêu độ dẫn điện (µS/cm) của nước ở KBT ĐNN Láng Sen ......... 47 Bảng 3.12. Chỉ tiêu pH của nước ở KBT ĐNN Láng Sen ...................................... 47 Bảng 3.13. Chỉ tiêu hàm lượng oxygen hòa tan (mg/l) của nước ở KBT ĐNN Láng Sen ............................................................................................... 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Long An ............................................................................ 10 Hình 1.2. Bản đồ vị trí Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ............................ 11 Hình1.3. Bản đồ phân ranh giới Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ............ 12 Hình 1.4. Mực nước tại bến đợi (kênh 79) vào ngày 8/7/2019 (trái) và 13/7/2019 (phải) ............................................................................... 14 Hình 2.1. Bản đồ hệ sinh thái tự nhiên trong KBT ĐNN Láng Sen ..................... 21 Hình 2.2. Bản đồ 12 Tiểu khu của vùng lõi KBT ĐNN Láng Sen ....................... 22 Hình 2.3. Bản đồ thể hiện 7 vị trí thu mẫu tại KBT ĐNN Láng Sen.................... 23 Hình 2.4. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương...................................................... 27 Hình 2.5. Sơ dồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối ............................................................... 28 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh số lượng loài cá thu được vào mùa mưa và mùa khô......................................................................................................... 39 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh số lượng loài cá bên trong và bên ngoài của KBT ..... 39 Hình 3.3. Cá Lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus )thu được ...................... 46 Hình 3.4. Người dân đặt ngư cụ đánh bắt cá tại vùng tràm kinh tế (ngoài lõi) .... 50 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh mực nước lũ 5 ngày đầu của tháng 8 từ 2017 2019 tại huyện Tân Hưng .................................................................... 51 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen được thành lập từ năm 2004, nằm trên xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An, được xem như một bồn trũng nội địa thuộc vùng trũng rộng lớn Đồng Tháp Mười - vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). KBT ĐNN có diện tích tự nhiên khoảng 5.030 ha, chia thành ba phân khu chức năng: Phân khu sinh thái; Phân khu rừng kinh tế; Phân khu đa dạng sinh học. Với địa hình và hệ thống sông rạch tự nhiên, khu vực này được xem như một vùng đầm lầy ngập nước chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long và ngập lũ hàng năm, có sự đa dạng về hệ sinh thái: Rừng tràm, rừng ven sông, đồng cỏ ngập nước theo mùa, thủy vực nước chảy [1]. Ngày 22-5-2015, KBT ĐNN Láng Sen chính thức được công nhận thành Khu Ramsar thứ 2.227 trên thế giới và là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam [2]. KBT ĐNN Láng Sen là vùng còn giữ được những nét hoang sơ của tự nhiên khi ít chịu tác động từ con người. Hơn 4.000 ha quanh năm ngập nước tạo nên một vùng đất với đầy đủ những nét đặc trưng nhất của Đồng Tháp Mười. Trong đó hệ sinh thái rừng tràm chiếm 57%, lung bàu đầm sen chiếm 11%, đồng cỏ ngập nước chiếm 29%. Đây là một trong những khu vực còn sót lại đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập nước Đồng Tháp Mười, với nhiều hệ động thực vật đa dạng và phong phú [2]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở KBT ĐNN Láng Sen chưa nhiều và chưa được đầu tư. Do vậy, việc nghiên cứu thành phần các loài cá KBT ĐNN Láng Sen, tỉnh Long An là cần thiết nhằm cung cấp các dẫn liệu khoa học cho các nhà quản lí. Đồng thời, kết quả của đề tài làm cơ sở đánh giá tình hình nguồn lợi, nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó đề xuất những biện pháp bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi cá ở nơi đây. Bên cạnh đó, đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho KBT ĐNN Láng Sen và vùng Đồng Tháp Mười. 2 Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại KBT ĐNN Láng Sen góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho KBT ĐNN Láng Sen, tỉnh Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu Các loài cá và mẫu nước ở KBT ĐNN Láng Sen. 4. Nội dung nghiên cứu 1. Thu thập các loài cá ở KBT ĐNN Láng Sen vào mùa mưa và mùa khô. 2. Định loại các loài cá và sắp xếp vào hệ thống phân loại. 3. Thống kê danh sách các loài cá quý hiếm. 4. Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước vào mùa mưa và mùa khô. 5. Phạm vi nghiên cứu 1. Các loài cá và mẫu nước ở KBT ĐNN Láng Sen thu được trong những đợt đi thu mẫu từ tháng 12/2018 đến tháng 9/2019. 2. Vì thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ khảo sát và thu mẫu ở một số địa điểm; phân tích một vài thông số chất lượng nước mặt như: nhiệt độ, pH, nồng độ ôxi hòa tan, độ mặn, độ dẫn điện. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở nam bộ và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen 1.1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Nam Bộ Các công trình nghiên cứu về cá nước ngọt ở Nam Bộ nói chung và ở khu vực ĐBSCL đã đạt được rất nhiều kết quả. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nguồn lợi cá ở ĐBSCL được quan tâm nên có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho cả khu vực và các khu vực nhỏ hơn được tiến hành. Công trình nghiên cứu tiêu biểu của Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992), “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” thu mẫu tại sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh và Phú Quốc với 255 loài [3]. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), “Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long” với 173 loài, 99 giống, 39 họ và 13 bộ [4]. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Xây dựng bộ mẫu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam” đã xây dựng bộ mẫu của 120 loài cá thuộc 41 họ, 14 bộ [5]. Đinh Minh Quang đã thu được 68 loài cá thuộc 50 giống, 29 họ trong đó có 10 loài có nguồn gốc từ biển thuộc 8 giống trong 5 họ đăng trên tạp chí khoa học Cần Thơ (2008:10 213-220) “Dẫn liệu về thành phần cá trên lưu vực sông Hậu thuộc địa phận An Phú - An Giang” [6]. Công trình “Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của Phạm Đình Văn (2010) đã xác định được 119 loài, 81 giống, 39 họ thuộc 12 bộ cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh [7]. Dự án NEF - CTU của các tác giả Trần Đắc Định, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Tô Thị Mỹ Hoàng, Taki Yasuhiko, Komoda Makoto, Natori Yoshihiro, Utsugi Kenzo, Shibukawa Koichi, Oizumi Tomoko, Ottomanski Stefan (2013) đã xuất bản cuốn sách “Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” mô tả 322 loài cá thu được, trong đó 312 loài thu 4 mẫu được trong vùng nước ngọt và nước lợ, 10 loài cá biển thu được ở vùng cửa sông [8]. Cao Hoài Đức và cs (2013 - 2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh Kiên Giang”, đã xác định được 117 loài cá, thuộc 91 giống, 50 họ, 16 bộ và có 5 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [9]. Lâm Hồng Ngọc (2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng” thu được 413 mẫu cá với 113 loài, xếp trong 87 giống, 47 họ, 16 bộ [10]. Đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá ĐBSCL và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội” của Thái Ngọc Trí (2015) đã thu thập và xác định được 216 loài cá thuộc 60 họ, 19 bộ ở ĐBSCL, ghi nhận mới 6 loài cá thuộc 3 họ, 2 bộ cho khu hệ cá ĐBSCL (4 loài thuộc bộ cá Chép và 1 loài thuộc bộ cá Vược) trong đó có 19 loài cá thuộc 11 họ, 8 bộ bị đe dọa ở các mức độ khác nhau [11]. Từ các công trình trên cho thấy, cơ sở dữ liệu về khu hệ cá ở Nam Bộ nước ta khá đa dạng và phong phú. Cùng với sự phát triển của khoa học - xã hội, các nghiên cứu về khu hệ cá nội địa Việt Nam đã có những bước phát triển trên nhiều mặt. Các công trình nhìn chung đã thống kê được thành phần loài và không bó hẹp trong những phạm vi nhất định. Mặt khác, các công trình ngày càng đi sâu vào nghiên cứu sinh thái, tình hình nguồn lợi; từ đó đề xuất các hướng khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá, phục vụ cho thực tiễn đời sống của con người. Thực tiễn còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình nghiên cứu như: trang thiết bị, kĩ thuật chưa thật đáp ứng tối ưu cho nghiên cứu; chưa thống nhất sử dụng chung một hệ thống phân loại nên gây khó khăn cho việc đánh giá, đối chiếu và so sánh. Các nghiên cứu mới chưa được cập nhật, bổ sung một cách kịp thời; chưa có nhiều công trình với quy mô toàn diện và đi sâu vào sự biến động số lượng và thành phần loài do tác động con người, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu như: xây hồ chứa nước, làm đập thủy điện trong và ngoài nước, làm ô nhiễm môi trường nước và sự tăng nhiệt độ, sự xâm lấn của nước biển,... 5 1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen Từ̀ năm 1998 đến nay, có nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện ở vùng đất ngập nước Láng Sen nhằm đánh giá tổng quan về đa dạng sinh học làm luận cứ khoa học cho việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và đạt các tiêu chí để trở thành Khu Ramsar thứ 2.227 trên thế giới. Theo báo cáo “Điều tra khảo sát nguồn lợi thủy sản, nguồn nước năm 2014 và phương hướng năm 2015” và “Báo cáo ghi nhận số liệu hàng tháng”, KBT ĐNN Láng Sen đã điều tra, định loại sơ bộ được 86 loài thuộc 25 họ (và 3 phân họ), 9 bộ; Công trình “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”, trước đây của Hòa và ctv, 2006 đã xác định được 80 loài cá [13]. Theo báo cáo tổng hợp “Đánh giá sinh khối và trữ lượng cá Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen năm 2016” của tác giả Trần Đắc Định và Tiêu Văn Út đã định loại được 82 loài cá thuộc 27 họ và 8 bộ, cụ thể theo bảng 1.1 [12]. Bảng 1.1. Danh lục các loài cá theo báo cáo tổng hợp của KBT ĐNN Láng Sen năm 2016 [12] STT TÊN PHỔ THÔNG TÊN KHOA HỌC I BỘ CÁ THÁT LÁT OSTEOGLOSSIFORMES 1 HỌ CÁ THÁT LÁT NOTOPTERIDAE 1 Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) II BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES 2 HỌ CÁ TRÍCH CLUPEIDAE 2 Cá Cơm Clupeichthys aesarnensis Wongratana, 1983 3 Cá Cơm trích Clupeioides borneensis Bleeker, 1851 III BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 3 HỌ CÁ CHÉP CYPRINIDAE 4 Cá Lòng tong 5 Cá Mè vinh Amblypharyngodon chulabhornae Vidthayanon & Kottelat, 1990 Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1849) 6 6 Cá Lòng tong đỏ Boraras urophthalmoides (Kottelat, 1991) 7 Cá Linh ống Henicorhynchus siamensis (Sauvage, 1881) 8 Cá Ba kì đỏ Cyclocheilichthys apogon (Valenciennes, 1842) 9 Cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1849) 10 Cá Ba kỳ trắng Cyclocheilichthys repasson (Bleeker, 1853) 11 Cá Lòng tong Esomus metallicus Ahl, 1923 12 Cá Ét mọi Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1849) 13 Cá Linh rìa 14 Cá Linh rìa Labiobarbus leptocheila (Valenciennes, in Cuvier & Valenciennes, 1842) Labiobarbus siamensis (Sauvage, 1881) 15 Cá Chài Leptobarbus rubripinna (Fowler, 1937) 16 Cá Mè lúi Osteochilus microcephalus (Valenciennes, 1842) 17 Cá Lành canh Parachela siamensis (Günther, 1868) 18 Cá Dảnh Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865) 19 Cá Rằm Puntius brevis (Bleeker, 1849) 20 Cá Lòng tong Rasbora borapetensis Smith, 1934 21 Cá Lòng tong Rasbora tornieri Ahl, 1922 22 Cá Lòng tong Rasbora trilineata Steindachner, 1870 23 Cá Duồng Cirrhinus microlepis Sauvage, 1878 24 Cá Mè lúi Osteochilus vittatus (Valenciennes, 1842) 25 Cá Thiểu Paralaubuca typus Bleeker, 1864 26 Cá He vàng Barbonymus altus (Günther, 1868) 27 Cá He đỏ Barbonymus schwanenfeldii (Bleeker, 1854) 28 Cá Hô Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898 29 Cá Nút Crossocheilus reticulatus (Fowler, 1934) 4 HỌ CÁ CHẠCH COBITIDAE 30 Cá Khoai sông Acantopsis choirorhynchos (Bleeker, 1854) 31 Cá Heo râu Lepidocephalichthys hasselti (Valenciennes, 1846) 5 HỌ CÁ HEO BOTIIDAE 32 Cá Heo vạch Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864) 33 Cá Heo sọc Syncrossus helodes (Sauvage, 1876) 7 BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES 6 HỌ CÁ NGẠNH BAGRIDAE 34 Cá Lăng Hemibagrus spilopterus Ng & Rainboth, 1999 35 Cá Chốt giấy Mystus albolineatus Roberts, 1994 36 Cá Chốt vàng Mystus velifer Ng, 2012 37 Cá Chốt Mystus atrifasciatus Fowler, 1937 38 Cá Chốt trắng Mystus gulio (Hamilton, 1822) 39 Cá Chốt sọc Mystus mysticetus Roberts, 1992 40 Cá Chốt bông Pseudomystus siamensis (Regan, 1913) 7 HỌ CÁ TRA PANGASIIDAE 41 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) 42 Cá Xác sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 43 Cá Vồ đém Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 8 44 HỌ CÁ LAU KIẾNG Cá Lau kiếng LORICARIIDAE Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) 9 HỌ CÁ NHEO SILURIDAE 45 Cá Trèn Kryptopterus geminus Ng, 2003 46 Cá Trèn bầu Ompok siluroides Lacépède, 1803 47 Cá Kết Phalacronotus apogon (Bleeker, 1851) 10 HỌ CÁ TRÊ CLARIIDAE 48 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) 49 Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Günther, 1864 V BỘ CÁ NHÁI BELONIFORMES 11 HỌ CÁ NHÁI BELONIDAE 50 Cá Nhái Xenentodon sp. 12 HỌ CÁ LÌM KÌM ZENARCHOPTERIDAE 51 Cá Lìm kìm Dermogenys siamensis Fowler, 1934 VI BỘ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES IV 13 HỌ SÔNG CÁ CHẠCH MASTACEMBELIDAE 8 52 Cá Chạch cơm Macrognathus siamensis (Günther, 1861) 53 Cá Chạch cơm Macrognathus semiocellatus Roberts, 1986 54 Cá Chạch lấu Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) 14 HỌ LƯƠN SYNBRANCHIDAE 55 Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) 56 Lịch đồng Ophisternon bengalense McClelland, 1844 15 HỌ CÁ LƯƠN CHAUDHURIIDAE 57 Cá Lươn Chaudhuria caudata Annandale, 1918 VII BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES 16 HỌ CÁ SƠN AMBASSIDAE 58 Cá Sơn Parambassis siamensis (Fowler, 1937) 59 Cá Sơn bầu Parambassis wolffii (Bleeker, 1850) 17 HỌ CÁ SẶC VỆN NANDIDAE 60 Cá Sặc vện Nandus oxyrhynchus Ng, Vidthayanon & Ng, 1996 18 HỌ CÁ LÓC CHANNIDAE 61 Cá Dày channa lucius (Cuvier, 1831) 62 Cá Lóc bông Channa micropeltes (Cuvier, 1831) 63 Cá Lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) 19 HỌ CÁ RÔ PHI CICHLIDAE 64 Cá Rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) 20 HỌ CÁ RÔ BIỂN PRISTOLEPIDIDAE 65 Cá Rô biển Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851) 21 HỌ CÁ HƯỜNG HELOSTOMATIDAE 66 Cá Mùi Helostoma temminckii Cuvier, 1829 22 HỌ CÁ RÔ ĐỒNG ANABANTIDAE 67 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) 23 HỌ CÁ TAI TƯỢNG OSPHRONEMIDAE 68 Betta sp. 69 Cá Lia thia Cá Sặc điệp 70 Cá Sặc bướm Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770) Trichopodus microlepis (Günther, 1861) 9 71 Cá Bãi trầu Trichopsis pumila (Arnold, 1936) 72 Cá Bãi trầu Trichopsis vittata (Cuvier, 1831) 73 Cá Tai tượng Osphronemus goramy Lacépède, 1801 74 Cá Sặc rằn Trichopodus pectoralis Regan, 1910 24 HỌ CÁ MANG RỔ TOXOTIDAE 75 Cá Mang rổ Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) 25 GOBIIDAE 76 HỌ CÁ BỐNG TRẮNG Cá Bống mắt tre 77 Cá Bống Gobiopterus chuno (Hamilton, 1822) 78 Cá Bống mắt tre Brachygobius sabanus Inger, 1958 79 Cá Bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 80 Cá Bống cát trắng Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) 26 HỌ CÁ BỐNG ĐEN ELEOTRIDAE 81 Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) VIII BỘ CÁ NÓC TETRAODONTIFORMES 27 HỌ CÁ NÓC TETRAODONTIDAE 82 Cá Nóc Tetraodon cambodgiensis (Chabanaud, 1923) Brachygobius sp. Theo báo cáo sau 20 năm hoạt động của tổ chức WWF (World Wide Fund For Nature - Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên) tại Việt Nam vào năm 2015: Với diện tích 5.030 ha, KBT ĐNN Láng Sen là một trong hai khu vực ở ĐBSCL vẫn còn rừng tràm tự nhiên. Khoảng 1.500 héc-ta là vùng lung, láng và đồng cỏ ngập nước, nơi sinh sản và trú đông quan trọng cho một số loài chim nước cũng như các loài chim di cư quan trọng như Sếu đầu đỏ và Cò lạo Ấn Độ. Trong KBT ĐNN Láng Sen có 86 loài cá thuộc 25 họ, 9 bộ đã được phát hiện. Khu Bảo tồn được xem là một trong những nơi sinh sản quan trọng nhất của nhiều loài cá thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, với những kết quả đạt được cho thấy sự đa dạng về thành phần loài cá tại KBT ĐNN Láng Sen. Tuy nhiên, các nghiên cứu được đầu tư và thống nhất 10 về hệ thống phân loại, các mẫu lưu chưa đầy đủ và đạt chuẩn gây khó khăn trong việc thống kê, đối chiếu, so sánh và tra cứu về cơ sở dữ liệu; cũng như chưa phản ánh được đầy đủ và chính xác về số lượng và thành phần các loài cá; biến động về thành phần và số lượng của các loài cá KBT ĐNN Láng Sen. 1.2. Đặc điểm tự nhiên và vai trò của Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lí Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Long An ( Tỉ lệ 1: 45.000) [14] 11 “Nguồn: Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen” Hình 1.2. Bản đồ vị trí Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen Láng Sen nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An trong phạm vi tọa độ địa lí: 10o45’ - 11o50’ vĩ độ Bắc và 105o45’ - 105o50’ kinh độ Đông, bao gồm toàn bộ diện tích khu bảo tồn sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười, lâm trường Vĩnh Lợi và một phần diện tích của 2 xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An); là vùng trũng ngập nước thường xuyên giữa Đồng Tháp Mười và lần lượt được mang các tên: Khu bảo tồn di tích lịch sử Láng Sen (1994 - do UBND tỉnh Long An quyết định), Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen (2004-QĐ199/QĐ-UB ngày 19/01/2004) của UBND tỉnh Long An), Khu Ramsar của thế giới (2015 - Ban thư kí Công ước Ramsar thuộc UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới) [15]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan