Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện bàu bàng, giai đoạn 2020 2025

.PDF
104
1
139

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ VĂN NHÂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÀU BÀNG, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 188440301004 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG, 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ VĂN NHÂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÀU BÀNG, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN BÌNH DƯƠNG, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng Luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, giai đoạn 2020 2025” là nghiên cứu của tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong Luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Bình Dương, ngày 22 tháng 12 năm 2020 Người cam đoan Ngô Văn Nhân i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, quý Thầy Cô giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Võ Châu Ngân, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp đã tận tình cung cấp tài liệu, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời tác giả cũng xin cảm ơn các anh chị học viên chuyên ngành Khoa học môi trường đã giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những thông tin có liên quan trong quá trình hoàn thiện luận văn. Cảm ơn gia đình đã luôn đồng hành, hỗ trợ, động viên trong quá trình tác giả thực hiện nội dung đề tài. Trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Ngô Văn Nhân ii TÓM TẮT LUẬN VĂN TIẾNG VIỆT Nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, giai đoạn 2020 - 2025” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng, nhận diện các mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Bàu Bàng, tìm ra những nguyên nhân hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng quan sát thực địa các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác lộ thiên… trên địa bàn huyện Bàu Bàng để biết được đặc điểm, cách thức bố trí, vận chuyển chất thải đến và đi. Sử dụng phương pháp phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu (hộ dân, người thu gom trực tiếp) và điều tra công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của cấp huyện, xã thông qua các văn bản, quy định ban hành cùng một số cách thức tuyên truyền người dân. Đồng thời xác định thành phần của rác thải bằng cách lấy mẫu rác tại 3 vị trí phát sinh khối lượng rác lớn nhất theo khảo sát. Từ kết quả nghiên cứu của ba nhiệm vụ trên, số liệu ghi nhận được phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Đồng thời kiến nghị với Ủy ban nhân dân và các cấp, các ngành huyện Bàu Bàng và tỉnh Bình Dương triển khai, áp dụng vào thực tiễn các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và công tác quản lý môi trường nói chung, đem lại lợi ích cho cộng đồng. TIẾNG ANH The research “Assessment of the current situation and propose solutions to domestic solid waste management in Bau Bang district, the period 2020 2025” aimed to analyze the current situation, identify the positive and negative aspects in the implementation of domestic solid waste management in Bau Bang district, find out the reasons for the limitation and propose solutions to overcome the limitations and improve implementation efficiency in the coming time. The research methodology including of observed the garbage collection areas, open landfills, etc. in Bau Bang district to identify the characteristics, layout, and transportation of waste to and from. Used interview method to people who related to the research concern (households, onsite collectors), investigated iii waste management activities at district and commune levels through current documents and regulations, and the ways to propagate local people on waste management. Determined the composition of waste by taking garbage samples at the three locations where the largest volume of waste is collected according to the survey. From the recorded data, a number of management solutions for domestic solid waste collection, transportation and treatment in Bau Bang are proposed. At the same time, it is recommended optimum solutions to the People's Committee and other local authority in Bau Bang district and Binh Duong province about solutions on domestic solid waste management in particular and environmental management in general, bring benefits to the local community. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ............................................................................. x MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................... 2 4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 2 5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1 GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU - HUYỆN BÀU BÀNG ...................... 4 1.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 4 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 8 1.2 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ............................................... 14 1.2.1 Khái niệm chung ......................................................................................... 14 1.2.2 Các quy định liên quan ................................................................................ 16 1.2.3 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay ....................... 24 1.2.4 Công nghệ xử lý chất thải rắn ở một số quốc gia trên thế giới ................... 26 1.2.5 Tác động tiêu cực của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con người .............................................................................................................. 29 1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................................................. 31 1.3.1 Những nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 31 v 1.3.2 Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 32 1.4 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bàu Bàng giai đoạn 2020 – 2025 ...................................................................................................................... 35 1.4.1 Quan điểm chỉ đạo ...................................................................................... 35 1.4.2 Mục tiêu chung ............................................................................................ 35 1.4.3 Mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể ....................................................... 36 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 38 2.1 ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................... 38 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 38 2.3 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH ............................................................................................. 40 2.4 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 42 3.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HUYỆN BÀU BÀNG 42 3.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............................. 42 3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt .............................................................. 45 3.1.3 Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương............................ 48 3.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÀU BÀNG ............................................................. 50 3.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý môi trường của huyện ........................................... 50 3.2.2 Tổ chức mạng lưới thu gom, vận chuyển.................................................... 50 3.2.3 Đánh giá chung ........................................................................................... 57 3.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN BÀU BÀNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 ........................................................................ 60 3.3.1 Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng đến năm 2025 ...................................................................................................................... 60 3.3.2 Một số giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Bàu Bàng đến năm 2025 .............................................................................................. 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 70 vi 1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 70 2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 75 PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 76 PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 78 PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 84 PHỤ LỤC 5 ......................................................................................................... 87 PHỤ LỤC 6 ......................................................................................................... 90 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CTCC Công trình công cộng CTRCNTT Chất thải rắn công nghiệp thông thường CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt Cty TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên KCN Khu công nghiệp KDC Khu dân cư KLH Khu liên hiệp UBND Ủy ban nhân dân XN Xí nghiệp viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích các đơn vị hành chính huyện Bàu Bàng ........................... 5 Bảng 1.2. Dân số trên địa bàn huyện Bàu Bàng năm 2019 .............................. 6 Bảng 1.3. Giá trị công nghiệp giai đoạn 2016 - 2019 ....................................... 10 Bảng 1.4. Giá trị nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2019 ...................................... 12 Bảng 1.5. Giá trị thương mại - dịch vụ giai đoạn 2016 - 2019 ....................... 13 Bảng 3.1. Thành phần CTRSH trên huyện Bàu Bàng.................................... 43 Bảng 3.2. Khối lượng CTRSH phát sinh (tấn/ng.đ) của tỉnh Bình Dương ... 46 Bảng 3.3. Hệ số phát thải CTRSH theo QCXDVN 01:2008 ........................... 46 Bảng 3.4. Khối lượng CTRSH phát sinh ở huyện Bàu Bàng năm 2019........ 47 Bảng 3.5. Lộ trình vận chuyển CTRSH ........................................................... 52 Bảng 3.6. Hiện trạng các loại trang thiết bị, phương tiện thu gom vận chuyển CTRSH trên huyện Bàu Bàng ............................................................. 54 Bảng 3.7. Tần suất thu gom CTRSH trên huyện Bàu Bàng .......................... 55 Bảng 3.8. Dự báo dân số huyện Bàu Bàng giai đoạn 2020 - 2025 .................. 61 Bảng 3.9. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh huyện Bàu Bàng ................ 61 ix DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bàu Bàng ................................................. 4 Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 ............................ 9 Hình 1.3. Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2016 -2019 ..................... 11 Hình 1.4. Tỷ lệ tăng trưởng thương mại-dịch vụ giai đoạn 2016 - 2019 ....... 14 Hình 1.5. Sơ đồ sản xuất phân Dano của Đan Mạch ...................................... 27 Hình 1.6. Nhà máy sản xuất Compost Steinmueller của Đức ........................ 28 Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Hoa Kỳ .................................... 29 Hình 1.8. Tác động của chất thải sinh hoạt lên sức khỏe con người ............. 31 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................... 41 Hình 3.1. CTRCNTT, bóng đèn huỳng quang, thiết bị điện tử, vật dụng gia đình tập kết tại điểm tập kết rác ....................................................................... 44 Hình 3.2. Lưu chứa CTRSH tại hộ gia đình, khu dân cư và chợ .................. 49 Hình 3.3. Các điểm thu gom dọc tuyến trên địa bàn huyện Bàu Bàng ......... 53 Hình 3.4. Sơ đồ đốt chất thải thu năng lượng.................................................. 68 x MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bàu Bàng là một huyện nằm phía Bắc của tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương. Trong giai đoạn 2016 - 2019 kinh tế huyện Bàu Bàng tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 18,77%/năm. Song song đó, quá trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Theo quy hoạch đô thị đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trên địa bàn huyện sẽ phát triển nhiều khu đô thị, khu dân cư mới để đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển về kinh tế. Đi kèm theo sự phát triển trên, huyện Bàu Bàng thu hút một số lượng lớn lao động nhập cư, học sinh - sinh viên và các chuyên gia học tập, làm việc trong nhiều lĩnh vực kéo theo sự gia tăng ô nhiễm các vấn đề môi trường đặc biệt là nước thải và chất thải rắn (CTR). Với dân số 95.582 người, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) thu gom, vận chuyển và xử lý bình quân hàng ngày của huyện Bàu Bàng khoảng 51,296 tấn (theo Quyết định 88/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của UBND tỉnh Bình Dương hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2020). Công tác quản lý và thu gom xử lý CTRSH thời gian qua trên địa bàn huyện Bàu Bàng đã đạt nhiều kết quả; các cấp, các ngành, các địa phương đã thật sự vào cuộc nhưng nhìn chung chất lượng vệ sinh tại địa bàn thị trấn và các xã hiện nay vẫn còn hạn chế như CTRSH không được thu gom kịp thời gây nên tình trạng ùn ứ chất thải tại các điểm tập kết, gây ô nhiễm môi trường; công tác thu gom tại nguồn chưa phủ kín hết khu vực dân cư, đặc biệt khu dân cư xa đường chính (quốc lộ 13, các đường tỉnh...) do đó còn tình trạng người dân tự xử lý rác thải bằng việc đốt hoặc chôn lấp gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Mặt khác, việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước về quản lý CTRSH đang hoàn thiện, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý từ cấp huyện đến cấp xã. Vì vậy việc điều chỉnh phương thức tổ chức thu gom, nâng cao năng lực vận chuyển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với CTRSH trên địa bàn huyện Bàu Bàng là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn 2020 - 2025 nhằm mang lại hiệu quả thu gom, vận chuyển CTRSH ngày càng cao, đảm bảo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp; ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện ngày càng bền vững. Từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng 1 và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, giai đoạn 2020 - 2025” nhằm đánh giá cụ thể hiện trạng phát sinh, thu gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện; đồng thời, đề ra các giải pháp quản lý việc thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện Bàu Bàng nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi phí quản lý CTRSH, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới của huyện Bàu Bàng đến năm 2025. - Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bàu Bàng trong giai đoạn 2016 - 2019; Xác định những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện; Đề xuất các giải pháp quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại huyện Bàu Bàng. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Phạm vi nghiên cứu: Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt khoa học: hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về công tác quản lý CTRSH ở nước ta. Về mặt thực tiễn: khảo sát, nhận xét thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Giới hạn về thời gian: từ năm 2016 đến năm 2019. Giới hạn về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Bàu Bàng, bao gồm 2 01 thị trấn Lai Uyên và 06 xã (xã Cây Trường II, xã Hưng Hòa, xã Lai Hưng, xã Long Nguyên, xã Tân Hưng và xã Trừ Văn Thố). 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU - HUYỆN BÀU BÀNG 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Bàu Bàng nằm phía Bắc của tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh Bình Dương. Ranh giới hành chính huyện Bàu Bàng như sau: - Phía Đông giáp huyện Phú Giáo; - Phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng; - Phía Nam giáp thi ̣xã Bến Cát; - Phía Bắc giáp huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bàu Bàng (Nguồn: UBND huyện Bàu Bàng, 2019) 4 Huyện Bàu Bàng có diện tích tự nhiên 340,02 km2, gồm thị trấn Lai Uyên và 06 xã: Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Tân Hưng, Long Nguyên, Hưng Hòa và Lai Hưng. Diện tích của các đơn vị hành chính huyện Bàu Bàng được trình bày trong Bảng 2.1. Bảng 1.1. Diện tích các đơn vị hành chính huyện Bàu Bàng STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Xã Cây Trường II 4.464,1 13,1 2 Xã Hưng Hòa 2.319,8 6,8 3 Xã Lai Hưng 4.777,2 14,0 4 Thị trấn Lai Uyên 8.835,9 26,0 5 Xã Long Nguyên 7.541,4 22,2 6 Xã Tân Hưng 3.299,2 9,7 7 Xã Trừ Văn Thố 2.764,5 8,1 Toàn huyện 34.002,1 100,0 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bàu Bàng, 2019) Hiện nay, huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng kết nối với các huyện thị và tỉnh khác như: Đại lộ Bình Dương, đường tỉnh (ĐT) 750, ĐT 749A, ĐT 749C, ĐT 741B… Trong tương lai, sẽ đầu tư thêm các tuyến: đường Hồ Chí Minh ở phía Bắc của huyện, đường tạo lực Mỹ Phước - Bàu Bàng đi qua Khu công nghiệp (KCN) và Đô thị Bàu Bàng kết nối đến đường Hồ Chí Minh, ĐT 741B nâng cấp mở rộng thành đường vành đai 05 qua KCN Tân Bình, đường nhánh Hồ Chí Minh qua thị trấn Lai Uyên, Tân Hưng kết nối vào đường Mỹ Phước - Bàu Bàng, đường Bàu Bàng - Phú Giáo - Bàu Bàng kết nối với cảng Logistics Tân Uyên, đường xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh, tuyến Metro Thành phố mới Bình Dương - Bàu Bàng. Bên cạnh đó, huyện Bàu Bàng còn có KCN đô thị Bàu Bàng và KCN Tân Bình với quy hoạch tổng thể đảm bảo hài hòa giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung. 1.1.1.2 Quy mô dân số Tính đến tháng 9/2019, dân số huyện là 100.832 người, diện tích tự nhiên 340,2 km2. Trong giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng dân số bình quân là 2,28%/ năm. Dân số tăng gấp 1,13 lần so với năm 2016, mật độ dân số trung bình hiện 5 nay của huyện tương đối thấp khoảng 296 người/km2 so với mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh là 769 người/km2. Bảng 1.2. Dân số trên địa bàn huyện Bàu Bàng năm 2019 STT Các đơn vị hành chính Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) 01 Thị trấn Lai Uyên 32.028 363 02 Xã Long Nguyên 18.045 239 03 Xã Lai Hưng 15.048 315 04 Xã Trừ Văn Thố 12.485 452 05 Xã Tân Hưng 9.791 297 06 Xã Hưng Hòa 8.322 359 07 Xã Cây Trường II 5.113 115 Tổng 100.832 296 Nguồn: Thu thập thông tin từ các UBND xã Dân cư phân bố trên toàn huyện không đồng đều, tập trung chủ yếu tại vùng trung tâm huyện gồm thị trấn Lai Uyên, xã Long Nguyên và xã Lai Hưng, đây là những nơi phát triển công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện. Cơ cấu dân số huyện Bàu Bàng đang có sự chuyển dịch giữa nông thôn và thành thị do ngành công nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng. Năm 2019, dân số nông thôn chiếm 68,24%, dân số thành thị chỉ chiếm 31,76%. 1.1.1.3 Đặc điểm địa hình Huyện Bàu Bàng nằm trên vùng đồng bằng nối liền nam cao nguyên đất đỏ, có địa hình thoải dần về phía nam. Độ cao biến thiên trong khoảng 10 - 30 m so với mặt nước biển. Khu vực cao thuộc trung tâm huyện, khu vực gần sông Thị Tính thấp dần. Địa hình huyện Bàu Bàng tương đối cao so với các địa phương xung quanh, đây là lợi thế về điều kiện tiêu thoát nước trên địa bàn huyện so với các địa phương khác, đảm bảo không xảy ra tình trạng ngập úng nước mưa, nước thải. Đây là điều kiện thuận lợi định hướng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp - đô thị và trồng cây công nghiệp lâu năm. 1.1.1.4 Đặc điểm khí hậu Số liệu quan trắc khí tượng 2016 - 2018 cho thấy huyện Bàu Bàng nằm 6 trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu có những đặc trưng chính như sau: - Có nền nhiệt độ cao đều quanh năm: nhiệt độ trung bình năm đa ̣t 27,7 28,0oC, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 3,7oC. - Lươ ̣ng nhiê ̣t bức xa ̣ cao và ổ n đinh, ̣ bức xa ̣ còn la ̣i lên đế n 75 - 80 kcal/ 2 cm /năm, nắng nhiều (số giờ nắng trung bình năm từ 2.174,2 - 2.457,2 giờ/năm), trong năm có đế n ≥ 8 tháng có số giờ nắ ng ≥ 150 giờ/tháng. Nhìn chung, nguồn nhiệt lượng và thời gian nắng của khu vực khá dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho động thái phát triển của thực vật cũng như quá trình phân giải hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất. - Mưa phân bố theo mùa rõ rê ̣t, lượng mưa khá cao và mùa mưa kéo dài, tính trung bình năm, lượng mưa và số ngày mưa đều khá cao, lên đến 1.961,7 - 2.483,8 mm và 140 - 160 ngày có mưa. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của các tỉnh phía Nam, sự phân bố lượng mưa trong năm không đều, có đến 84 - 90% tổng lượng mưa năm rơi vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10). Mưa tập trung làm cho một số khu vực đất thấp trong vùng bị ngập úng; ngoài ra, ở các khu vực có địa hình cao, quá trình rửa trôi các cation kiềm và một số yếu tố dinh dưỡng xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến chua hóa và giảm thấp dinh dưỡng trong đất. Mùa khô từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau song mưa rấ t ít chỉ chiế m khoảng 10 - 16% tổng lượng mưa năm. Mưa ít, nắng nóng nhiều, bề mặt đất khô làm cho các quá trình phân hủy chất hữu cơ và quá trình bốc thoát hơi nước bề mặt càng thêm mãnh liệt. - Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn, trung bình năm vào khoảng 1.000 - 1.100 mm. Tuy nhiên tổng lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô (tháng 11 đến tháng 4) lớn hơn nhiều so với các tháng mùa mưa. Tổng lượng bốc hơi các tháng mùa khô lên đến 730 - 800 mm, chiếm khoảng 66 - 67% tổng lượng bốc hơi năm. Trong các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) lượng bốc hơi chỉ khoảng 350 - 400 mm, trong khi lượng mưa rơi lên đến 1.600 - 2.400 mm, làm cho chỉ số ẩm lên đến 4,0 - 6,0 lần. - Ẩm độ không khí khá cao: trung bình các tháng trong năm là 70 - 96% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa khoảng 13 - 21%. Độ ẩm không khí trung bình các tháng mùa mưa đạt khoảng 83 - 96% và trung bình các tháng mùa khô là 70 - 84%. - Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão 7 và áp thấp nhiệt đới: Bàu Bàng cũng như Bình Dương và Đông Nam Bộ nói chung có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây Nam thịnh hành trong mùa mưa với tốc độ trung bình là 1,6 - 1,7 m/s; và gió Nam, Đông Nam thịnh hành trong mùa khô với tốc độ trung bình là 1,7 - 2,0 m/s. Gió mạnh nhất trong ngày chiếm tần suất lớn nhất là từ cấp 3 đến cấp 5, tương đương với tốc độ 3,4 - 10,7 m/s. Gió mạnh từ cấp 6 trở lên (≥ 10,8 m/s) chiếm tỷ lệ không đáng kể. Huyện Bàu Bàng có điều kiện khí hậu khá ôn hòa, ít gió bão, lượng bức xạ lớn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chế độ khí hậu tương phản rõ theo mùa, lượng bốc hơi cao dễ hạn hán vào mùa khô gây nhiều bất lợi. 1.1.1.5 Đặc điểm thủy văn Trên địa bàn huyện có 01 sông lớn là sông Thị Tính, bên cạnh đó còn có mạng lưới kênh rạch, mương đập nằm rải rác phân bố ở các xã. Tuy nhiên, hệ thống sông rạch phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam của huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hồ Sanmiguel, hồ Từ Vân 01 và Từ Vân 02 đóng vai trò điều hòa và tiêu thoát nước mưa cho khu vực; kênh thủy lợi Phước Hòa cấp nước về hồ Dầu Tiếng, đồng thời cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp tại khu vực tuyến kênh này đi qua. Nhìn chung, mật độ sông suối, kênh rạch của huyện Bàu Bàng không cao so với các địa phương khác trong tỉnh Bình Dương, tuy nhiên vẫn đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của huyện là 18,77%. Tổng thu ngân sách đến cuối năm 2019 đạt 1.236 tỷ 087 triệu đồng, tăng 1,87 lần so với năm 2016. Trong giai đoạn 2016 - 2019, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Công nghiệp ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành kinh tế, kéo theo là sự phát triển của ngành dịch vụ để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất