Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương v...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện đơn dương và đức trọng tỉnh lâm đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục

.PDF
84
1
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Quốc Cường “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG RAU TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG VÀ ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC” LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM TP. HỒ CHÍ MINH – tháng 4 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Quốc Cường Lớp: 2019A, Khóa 2019 “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG RAU TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG VÀ ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC” Chuyên ngành: Mã số: Sinh học thực nghiệm 8420114 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: LÂM VĂN HÀ TP. HỒ CHÍ MINH – tháng 4 năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và đã được sự cho phép sử dụng số liệu của đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục”. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Cường LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Lâm Văn Hà, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Minh Châu – Giám Đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng thoái hóa đất sản xuất rau, hoa thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận” cũng như được sử dụng các số liệu trong đề tài này để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn anh chị tại Trung tâm nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi Trường phía Nam đã tạo điều kiện và hỗ trợ hết mình để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Qua đây, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô Khoa sau Đại học, Học Viện Khoa Học Và Công Nghệ đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp. Trân trọng Nguyễn Quốc Cường DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT DIỄN GIẢI NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc, FAO Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc UNCCD Công ước Liên Hợp Quốc năm 1994 về chống sa mạc hóa GLADSOL Chương trình đánh giá thoái hóa đất do con người ở Nam và Đông Nam Á MP-AES Máy khối phổ phát xạ nguyên tử SCS Bảo tồn đất NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn BC Báo cáo BVTV Bảo vệ thực vật KTCB Kiến thiết cơ bản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam AMF Tổng số bào tử nội cộng sinh có ích Nts Nito tổng số KHKT Khoa học kỹ thuật KC Khuyến cáo VSV Vi sinh vật CEC Dung lượng cation trao đổi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tỉ lệ xói mòn đất hàng năm ở một số quốc gia được lựa chọn (tấn/ha). ............................................................................................................. 9 Bảng 1.2.Tỉ lệ xói mòn đất .............................................................................. 14 Bảng 2. 1:Tóm tắt phương pháp và thủ tục phân tích một số tính chất hóa học của đất.............................................................................................................. 19 Bảng 3. 1.Một số tính chất vật lý đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng ............................................................................................................... 27 Bảng 3. 2 Một số tính chất hóa học tổng số và dễ tiêu trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng. ............................................ 33 Bảng 3. 3.Một số tính chất hóa học về độ pH, cation trao đổi và các nguyên tố di động trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng. ......................................................................................................................... 39 Bảng 3. 4 Một số kim loại nặng trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng. ............................................................................. 46 Bảng 3. 5 Một số VSV tổng số, VSV đối kháng và E. coli trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng. ...................................... 48 Bảng 3. 6: Quy trình bón phân cho cà rốt của 2 mô hình (tính cho 1000m2) . 58 Bảng 3. 7: So sánh kết quả của hai mô hình CT1 và CT2 .............................. 60 Bảng 3. 8 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình CT1 và CT2 .............................. 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3. 1 Nhóm rau ăn trái ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương .................... 22 Hình 3. 2 Nhóm rau ăn lá ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương ...................... 23 Hình 3. 3 Thực trạng xử lý đất sau mỗi vụ thu hoạch..................................... 24 Hình 3. 4 Thực trạng bón phân ....................................................................... 25 Hình 3. 5 Thực trạng xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng .......................... 25 Hình 3. 6 Thực trạng sử dụng giống ............................................................... 26 Hình 3. 7 Dung trọng trong đất của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ................................................................... 28 Hình 3. 8 Độ xốp trong đất của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ................................................................... 29 Hình 3. 9 Đoàn lạp bền trong nước của phiếu điều tra vùng chuyên canh trồng rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ............................................................. 30 Hình 3. 10 Độ pH (KCl) đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ....................................................................................................... 32 Hình 3. 11 Hàm lượng OM+ trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 34 Hình 3. 12 Hàm lượng Nts trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 35 Hình 3. 13 Hàm lượng P2O5 ts và P2O5 dt trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ................................................................... 36 Hình 3. 14 Hàm lượng K2O ts và K2O dt trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ................................................................... 38 Hình 3. 15 Hàm lượng CEC trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 40 Hình 3. 16 Hàm lượng Ca2+ trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 41 Hình 3. 17 Hàm lượng Mg2+ trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 42 Hình 3. 18 Hàm lượng Fe dđ trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 44 Hình 3. 19 Hàm lượng Fe dđ trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng ...................................................................................... 45 Hình 3. 20. Mô hình CT1 và CT2 ................................................................... 56 Hình 3. 21 Sinh trưởng và phát triển CT1 và CT2 ......................................... 62 Hình 3. 22 Cà rốt sau 45 ngày trồng ............................................................... 62 Hình 3. 23 Cà rốt sau 78 ngày trồng ............................................................... 63 Hình 3. 24 Hội thảo đầu bờ (4/12/2020) ......................................................... 63 Hình 3. 25 Kết quả của CT1 và CT................................................................. 64 1 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4 1. Đặt vấn đề................................................................................................. 4 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 5 3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 6 3.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 6 3.2 Ý nghĩa thực tiễn : .............................................................................. 6 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 7 1. 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................................................... 7 1.1.1 Tổng quan thoái hóa đất trên thến giới ........................................... 7 1.1.2 Tình hình thoái hóa trên thế giới ..................................................... 9 1.1.3 Các công trình nghiên cứu thoái hóa đất trên thế giới .................. 10 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT Ở VIỆT NAM 12 1.2.1 Tổng quan thoái hóa đất ở việt nam ........................................... 12 1.2.2 Tình hình thoái hóa đất đai ở Việt Nam ..................................... 14 1.2.3 Kết quả những nghiên cứu về thoái hóa đất ............................... 15 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 16 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ............................................................ 16 2.2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................ 16 2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ......................................................... 16 2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 16 2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 17 2.5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin tập quán canh tác các loại rau củ quả của nông dân vùng nghiên cứu dựa trên phiếu thông tin in sẵn. ................................................................................................... 17 2 2.5.2 Phương pháp thực địa thu thập thông tin khoanh vùng nghiên cứu và thu thập mẫu đất. ............................................................................. 17 2.5.3. Phương pháp xử lý phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của các mẫu đất đã thu thập. ......................................................... 18 2.5.3.1. Phân tích một số tính chất vật lí ......................................... 18 2.5.3.3. Phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật ................................... 21 2.5.3.4. Phương pháp xử lý thống kê kết quả nghiên cứu ............... 21 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 22 3.1 THỰC TRẠNG VỀ CANH TÁC RAU VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA HUYỆN ĐƠN DƯƠNG VÀ ĐỨC TRỌNG 22 3.2 THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT CỦA VÙNG CHUYÊN CANH RAU Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG VÀ ĐƠN DƯƠNG ................................................................................................... 27 3.2.1 Dung trọng trong đất ................................................................... 27 3.2.2. Độ xốp đất .................................................................................. 29 3.2.3 Độ bền đoàn lạp trong nước ........................................................ 30 3.3 THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ĐẤT VÙNG CHUYÊN CANH RAU Ở HAI HUYỆN ĐỨC TRỌNG VÀ ĐƠN DƯƠNG ................................................................................................... 31 3.3.1. Độ pH trao đổi của đất pH (KCl) ................................................. 31 3.3.2 Hàm lượng chất hữu cơ (OM) ...................................................... 33 3.3.3 Hàm lượng Nitơ (Nts) tổng số trong đất ...................................... 35 3.3.4 Hàm lượng Lân (P2O5 ts) và (P2O5 dt) .......................................... 36 3.3.5 Hàm lượng Kali (K2O ts) và (K2O dt) .......................................... 37 3.3.6 Các cation trao đổi (CEC) ............................................................. 38 3.3.7 Hàm lượng Ca2+ trong đất ............................................................ 40 3.3.8 Hàm lượng Mg2+ trong đất ............................................................ 42 3.3.9 Hàm lượng Fe (dđ) di động ........................................................... 43 3 3.3.10 Hàm lượng Al3+ di động .............................................................. 44 3.3.11 Các kim loại nặng trong đất ........................................................ 45 3.4. VI SINH VẬT TRONG ĐẤT ............................................................. 46 3.5. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ THOÁI HÓA ĐẤT TRỒNG RAU VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA HUYỆN ĐƠN DƯƠNG VÀ ĐỨC TRỌNG. ............................................ 49 3.5.1. Nguyên nhân của thoái hóa đất do các yếu tố tự nhiên gây nên như: .......................................................................................................... 49 3.5.2. Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nên (nhân tác): ......................................................................................................... 50 3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC RAU BỀNH VỮNG ĐỒNG THỜI CẢI TẠO ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT, HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT. ................................. 52 3.6.1. Giải pháp quản lý ......................................................................... 53 3.6.2. Giải pháp bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp và duy trì sức sản xuất của đất .................................................................................................... 53 3.6.2.1 Nhóm các giải pháp công trình .............................................. 53 3.6.2.2. Nhóm các giải pháp sinh học và sinh học kết hợp với công trình: ................................................................................................... 54 3.6.2.3. Nhóm giải pháp canh tác ....................................................... 55 3.6.3 Xây dựng mô hình canh tác cây Cà rốt bền vững theo hướng hữu cơ sinh học.............................................................................................. 56 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................ 65 1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 65 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 67 3. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI .......................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 68 4 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất là giá đỡ và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây trồng. Vì vậy, có thể nói đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành nông nghiệp. Các thành phần vật lý, hóa học và sinh học của đất là vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển, cũng như đảm bảo năng suất và chất lượng của cây trồng. Do vậy, đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp, vì thế vấn đề sử dụng đất hợp lý, bền vững phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, trong nhiều thập kỷ qua việc khai thác sử dụng đất của con người đặt biệt là trong canh tác nông nghiệp đã làm một phần không nhỏ diện tích đất canh tác trên thế giới bị thoái hoá (suy giảm chất lượng đất), mất dần sức sản xuất hoặc không còn sản xuất được. Thoái hóa đất nông nghiệp đã được nghiên cứu trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất phát từ vấn đề an ninh lương thực và tác động tới các thành phần sinh thái khác. Ở Việt Nam, thoái hóa đất đã được chú trọng từ rất lâu, đã tác động tới các hệ sinh thái, trong đó quan trọng nhất hệ sinh thái nông nghiệp và rừng. Trong những năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với áp lực gia tăng dân số, áp lực thâm canh cao (lạm dụng phân hóa học và hóa chất BVTV), quá trình đô thị hóa dẫn đến vấn đề thoái hóa đất ngày càng diễn biến phức tạp và diện tích thoái hóa đất ngày càng tăng mạnh như hiện tượng sa mạc hoá, hoan mạc hoá, xói mòn, ô nhiễm kim loại nặng trong đất và hạn mặn dẫn đến đất suy giảm độ phì nhiêu đất ngày càng trầm trọng, xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế trong đất làm cho đất mất sức sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước và toàn thế giới nhằm bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế mức thấp nhất việc suy thoái môi trường đất để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững. 5 Lâm Đồng là tỉnh có rất nhiều ưu đãi về điều kiện khí hậu, đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các chủng loại rau ôn đới phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Rau ôn đới của tỉnh Lâm Đồng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn tầm quốc tế được nhiêu nước trên thế giới biết đến. Năm 2018, rau các loại xuất khẩu đạt 11 ngàn tấn (tăng 2,4% so với năm 2017), thu về 27,5 triệu USD, chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sang các nước Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore... Việc phát triển vùng chuyên canh lớn sản xuất rau của tỉnh Lâm Đồng đã đưa đến sản xuất rau ôn đới phụ vụ tiêu thu trong nước và xuất khẩu là ngành kinh tế mũi nhỏ của tỉnh đem lại thu nhập cao cho người dân. Từ lâu, Lâm Đồng đã hình thành vùng chuyên canh rau ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao nổi tiếng, mang tính đặc thù riêng tập trung ở các huyện phụ cận Đơn Dương, Đức Trọng với 65.273 ha gieo trồng các loại; sản lượng bình quân 2,3 triệu tấn/năm, cao nhất trong cả nước. Giá trị sản xuất ước đạt 8.659 tỷ đồng chiếm 28% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Do giá trị thu nhập lớn từ việc canh tác rau vùng Nông nghiệp Công nghệ cao của tỉnh nên người dân đã tăng cường tần suất khai thác sử dụng đất, quay vụ liên tục không cho đất nghỉ, cùng với phát triển công nghệ nhà màng và áp lực của phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật làm cho đất ngày càng bị suy giảm chất lượng xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế. Thực tế những năm vừa qua với sự quan trắc của Viện Môi trường Nông nghiệp (2018) cho thấy, đất trồng rau của tỉnh Lâm Đồng bị suy giảm chất lượng và thực trạng của vấn đề thoái hoá này chủ yếu do phương thức canh tác của nông dân và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được thực trạng canh tác rau vùng Nông nghiệp Công nghệ cao của hai huyện Đơn Dương và Đức Trong. - Xác định được thực trạng chất lượng đất (về tính chất vật lý, hoá học và sinh học) đang canh tác rau vùng Nông nghiệp Công nghệ cao của hai huyện Đơn Dương và Đức Trong. 6 - Xác định được các nguyên nhân và mức độ suy giảm chất lượng đất đang canh tác rau vùng Nông nghiệp Công nghệ cao của hai huyện Đơn Dương và Đức Trong. - Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng thoái hóa đất trồng rau vùng Nông nghiệp Công nghệ cao của hai huyện Đơn Dương và Đức Trong. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học - Góp phần bổ sung cơ sở lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai bền vững để tránh bị thoái hóa và ô nhiễm đất. - Làm phong phú thêm cho hướng nghiên cứu về đất nhiệt đới ở các vùng cao nguyên của ngành khoa học đất. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn : - Cung cấp thêm cho người dân kiến thức cần phải tích hợp các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm cải thiện và duy trì độ phì nhiêu lâu dài trong quá trình sản xuất. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để địa phương tham khảo cho tổ chức đánh giá suy thoái đất, quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 7 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1 Tổng quan thoái hóa đất trên thến giới Chất lượng đất (sức khỏe của đất) được các nhà thổ nhưỡng, nông hóa và sinh thái học đất quan tâm nghiên cứu nhiều trong những thập niên gần đây. Khi chất lượng đất canh tác nông nghiệp giảm xuống đồng nghĩa với sức khỏe đất, độ phì nhiêu đất bị suy giảm vấn đề này cũng là một hiện tượng của suy thoái đất canh tác nông nghiệp, làm cho đất mất sức sản xuất. Vì vậy trong quá trình khải thác sử dụng đất con người cần quan tâm đến sức khỏe đất, nhằm bảo vệ độ phì nhiêu của đất trồng tránh hiện tượng suy thoái đất. Thoái hóa đất là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới. Năm 2002, FAO[1] đã đưa ra khái niệm thoái hóa đất như sau: “Thoái hóa đất là sự suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn khả năng sản xuất của đất (suy giảm chất lượng đất canh tác)”. Định nghĩa của FAO[2], xuất phát từ những nghiên cứu về sự suy thoái đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng từ rất lâu do đất trồng trọt là môi trường sản xuất lương thực cho nhân loại. Tổ chức Công ước Liên Hiệp quốc về Phòng chống sa mạc hóa (UNCCD) nhận định: chúng ta đang đứng trước cuộc khủng hỏang không dự liệu trứơc là khỏang 1.5 tỷ người sẽ là nạn nhân của đất nông nghiệp bị thóai hóa, nhất là những nước nghèo đói. Tổ chức này cũng cho biết hiện có 169 nước đang bị tác động của đất thóai hóa, trong đó 116 nước đã cam kết hòan thành mục tiêu ngăn chặn đất thóai hóa FAO[1] đã khảng định qua quá trình đánh giá thực trạng tài đất với quy mô toàn cầu có đến 25% diện tích đang bị thoái hóa nghiêm trọng với nhiều biểu hiện xói mòn, thiếu nước và suy giảm mức độ đa dạng sinh học. Khoảng 8% diện tích đất bị thoái hóa ở mức vừa phải, 36% ở mức thoái hóa nhẹ hoặc ổng định. Diện tích đất được cải thiện chất lượng thông qua nhân tác chiếm khoảng 10%. Suy thoái đất trở thành vấn đề toàn cầu ở thế kỷ 21, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, theo ước tính cho thấy mức độ suy giảm 60% từ 19502010, cũng theo tính toán có khoảng 500 triệu ha đất vùng nhiệt đới bị suy 8 thoái (Lamb, D.;, 2005) [3], và tính trên toàn thế giới thì 33% đất bề mặt bị ảnh hưởng bởi suy thoái (Bini, C, 2009) [4]. Hiện tại trên thế giới đang có khoảng 10-20% diện tích đất khô hạn đã bị suy thoái. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hóa ước tính từ 6-12 triệu km2, lớn hơn so với tổng diện tích đất của Brazil, Canada và Trung Quốc cộng lại. Đất khô hạn đang chiếm tới 43% diện tích đất canh tác của thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới đã bị bỏ hoang trong 40 năm qua do xói mòn không thể sản xuất được. Đặc biệt có tới 9,34 triệu ha đất hoang hóa, trong đó có khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh bởi sa mạc hóa, chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc bạc màu, đang có nguy cơ bị thoái hóa nghiêm trọng. Trên thế giới có khoảng 1.965 triệu ha, trong đó Châu Á là 749 triệu ha (38%), Châu Âu là 218 triệu ha (11,1%), Châu Đại Dương là 102 triệu ha (5,2%) (Theo Oldeman, L.R, Hakkeling, R.T.A. and Sombroek, 1992)[5]. Cũng theo Oldeman L.R (1992) [5], Châu Á là vùng có diện tích thoái hóa đất từ trung bình đến nặng (452,5 triệu ha). Chương trình đánh giá thoái hóa đất do con người ở Nam và Đông Nam Á (GLADSOL) do FAO/UNEP/UNDP/ISRIC[1] tiến hành từ 1991-1997 cho thấy ở Đông Nam Á diện tích đất thoái hóa chiếm trên 45% tổng diện tích. Trong đó chủ đạo là xói mòn do nước (21%); thoái hóa hóa học 24%; xói mòn do gió 20% và thoái hóa vật lý 9%. Trong số 17 nước Đông Nam Á, Việt nam là một trong 5 nước có xói mòn do nước ở mức từ trung bình tới cực kỳ nghiêm trọng và chiếm 10% diện tích đất bị thoái hóa. Việt Nam cũng ở trong nhóm 8 nước có thoái hóa hóa học do con người gây ra rất đáng kể. Thoái hóa hóa học có biểu hiện phổ biến nhất là giảm độ phì nhiêu chiếm tới 70% diện tích thoái hóa hóa học hay 10% diện tích toàn khu vực và có thể thấy ở Thái lan (25,5 triệu ha); Pakistan (18,5 triệu ha); Campuchia (8,5 triệu ha); Bangladet (7,5 triệu ha). Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của thoái hóa hóa học hầu hết do quản lý sử dụng không đúng đất canh tác. Về chiều hướng của thoái hóa đất do con người ở khu vực Đông Nam Á thì nguy cơ gia tăng là chủ đạo (75%), chỉ có 25% nguy cơ thoái hóa có chiều hướng giảm dần. 9 1.1.2 Tình hình thoái hóa trên thế giới Theo Lal, R (2009) [7], suy thoái đất làm suy giảm chất lượng đất với sự giảm chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái. Theo đó, có 4 loại suy thoái đất: vật lý, hóa học, sinh học và sinh thái. Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước lượng khoảng 2,5 cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mòn trên đất canh tác có tỉ lệ gấp18 - 100 lần sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên. Sự xói mòn tầng mặt của đất canh tác có tốc độ lớn hơn sự đổi mới thành lập tầng đất mặt, phần lớn tầng đất mặt bị rửa trôi được đưa vào sông hồ, đại dương; người ta ước tính trên thế giới có khoảng 7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm. Bảng 1.1. Tỉ lệ xói mòn đất hàng năm ở một số quốc gia được lựa chọn (tấn/ha). Các nước Đất tự nhiên Trung Quốc 0,1 – 2 Đất được trồng trọt Đất trơ 150 - 200 280 – 360 5 – 170 4–9 Hoa Kì 0,3 – 3 xtrâylia 0,0 – 64 0,1 – 150 44 – 87 Nigêria 0,5 – 1 0,1 – 35 3 – 150 Ấn Độ 0,5 – 5 0,3 – 40 10 – 185 Êtiôpia 1–5 8 – 42 5 – 70 Bỉ 0,1 – 0,5 3 – 30 7 – 82 Anh 0,1 – 0,5 0,1 – 20 10 – 200 (nguồn Tổ chức Công ước Liên Hiệp quốc về Phòng chống sa mạc hóa) Tỉ lệ xói mòn đất thay đổi theo địa hình, kết cấu của đất, tác động của mưa, sức gió, dòng chảy và đối tượng canh tác. Xói mòn đất do hoạt động của con người xảy ra rất nhanh ở các quốc gia như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nga và 10 Hoa Kỳ, tính chung các quốc gia này sản xuất hơn 50% số lượng lương thực và chiếm 50% dân số thế giới. Ở Trung Quốc, theo báo cáo hàng năm mặt đất bị bào mòn trung bình 40 tấn cho mỗi ha, trong cả nước có 34% diện tích đất bị bào mòn khốc liệt và làm cho các con sông chứa đầy phù sa. Ở Ấn Ðộ, xói mòn đất làm sông bị lấp đầy bùn là một vấn đề nghiêm trọng, trong cả nước có khoảng 25% diện tích đất bị bào mòn mạnh. Ở Liên Xô, theo ước tính của The Worldwatch Institute có diện tích đất canh tác lớn nhất và có tầng đất mặt bị xói mòn nhiều nhất thế giới. Ở Hoa Kỳ, theo điều tra của SCS (Soil Conservation Service) ước tính có khoảng 1/3 tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi, tỉ lệ xói mòn trung bình là 18 tấn/ha; còn ở Iowa và Missouri hơn 35 tấn/ha. Theo một số phân tích, nếu tỉ lệ xói mòn trung bình 18 tấn/ha thì 50 năm nữa sự thiếu hụt trung bình ngân sách quốc gia khoảng từ 2% - 3% hàng năm. Người ta tin rằng các điều trên có thể được khắc phục và bù đắp bằng các phương pháp kỹ thuật canh tác mới và việc sử dụng phân bón trong canh tác. 1.1.3 Các công trình nghiên cứu thoái hóa đất trên thế giới Chương trình đánh giá thoái hóa đất do con người ở Nam và Đông Nam Á (GLADSOL) do FAO/UNEP/UNDP/ISRIC tiến hành từ 1991-1997 [1] cho thấy ở Đông Nam Á diện tích đất thoái hóa chiếm trên 45% tổng diện tích. Trong đó chủ đạo là xói mòn do nước (21%); thoái hóa hóa học 24%; xói mòn do gió 20% và thoái hóa vật lý 9%. Trong số 17 nước Đông Nam Á, Việt nam là một trong 5 nước có xói mòn do nước ở mức từ trung bình tới cực kỳ nghiêm trọng và chiếm 10% diện tích đất bị thoái hóa. Việt Nam cũng ở trong nhóm 8 nước có thoái hóa hóa học do con người gây ra rất đáng kể. Thoái hóa hóa học có biểu hiện phổ biến nhất là giảm độ phì nhiêu chiếm tới 70% diện tích thoái hóa hóa học hay 10% diện tích toàn khu vực và có thể thấy ở Thái lan (25,5 triệu ha); Pakistan (18,5 triệu ha); Campuchia (8,5 triệu ha); Bangladet (7,5 triệu ha). Tại Ấn Độ, diện tích đất chịu ảnh hưởng của tác nhân gây thoái hóa đất là 199,4 triệu ha, chiếm 60,6% diện tích cà nước. Trong đó, xói mòn do nước 11 là 152,2 triệu ha (chiếm 46,6%), xói mòn do gió là 15 triệu ha (chiếm 4,6%), ô nhiễm hóa chất 14,9 triệu ha (chiếm 4,5%), ngập úng là 16,3 triệu ha (chiếm 4,9%), (M. Velayutham, 1994) [8]. Tại Thái Lan, diện tích đất bị xói mòn là 51,40 triệu ha, trong đó được phân cấp mức độ như sau: rất nhẹ (18,99 triệu ha), nhẹ (11,44 triệu ha), trung bình (4,14 triệu ha), mạnh (6,82 triệu ha) và rất mạnh (6,26 triệu ha), (Upatham Potisuwan,1994) [9]. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của thoái hóa hóa học hầu hết do quản lý sử dụng không đúng đất canh tác. Về chiều hướng của thoái hóa đất do con người ở khu vực Đông Nam Á thì nguy cơ gia tăng là chủ đạo (75%), chỉ có 25% nguy cơ thoái hóa có chiều hướng giảm dần. Rattan Lal (2015) [6] chỉ ra nguyên nhân suy thoái đất bao gồm xói mòn, cạn kiệt carbon, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng giữa các loại phân bón và nguyên tố trong đất, acid hóa và mặn hóa. Việc phục hồi chất lượng đất bị thoái hóa bằng cách: giảm thiểu xói mòn, tạo C hữu cơ, đa dạng các loài sinh vật đất, cải thiện cấu trúc đất... Nông nghiệp bảo tồn bao gồm 4 nguyên tắc chính: (1) duy trì phần tồn dư của cây trồng, (2) kết hợp cây che phủ đất, (3) quản lý dinh dưỡng bằng cách kết hợp phân hóa học và sinh học, (4) hạn chế cày xới đất. *Về các biện pháp phục hồi và bảo vệ đất chống thoái hóa: Chương trình đánh giá thoái hóa đất do con người ở Nam và Đông Nam Á (GLADSOL) [1] cũng chỉ ra rằng: Biện pháp sinh học để bảo vệ, cải tạo đất và biện pháp quản lý sử dụng đất là hai biện pháp chủ đạo giúp giảm thiểu và phục hồi suy thoái đất đáng được khuyến khích. Biện pháp sinh học giúp giảm lượng đất mất tới 65,3% ở Quý Châu (Trung Quốc); 84,5 % ở Kuanang (Indonexia); 91,3 % ở Manini (Philippin); 93,4% ở Chiangmai (Thái Lan) …Năm 2018, Tổ chức Công ước Liên Hiệp Quốc tế về Phòng chống Sa mạc hóa (UNCCD) đã đưa ra lời cảnh báo sẽ thiệt hại 23 ngàn tỉ USD cho nền kinh tế thế giới về đất bị thoái hóa. Nếu từ bây giờ, chúng ta có biện pháp chặn dừng khả năng suy giảm chức năng sản xuất, bị thoái hóa của đất trồng thì thiệt hại chỉ ở mức 4,6 ngàn tỉ USD. Một trong những nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa là xói mòn nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp như: giải pháp sinh học, giải pháp công trình, 12 giải pháp kết hợp giữa sinh học với công trình hay giải pháp sử dụng vật liệu phủ. Nhiều thí nghiệm ở các nước Đông nam Á và Việt Nam đều cho thấy biện pháp sinh học cải thiện độ phì nhiêu đất một cách toàn diện và không gây ra bất cứ hệ quả nào. Rất nhiều nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới đều chứng minh điều đó. Ở Thái Lan, trồng một hàng sắn xen 2 hàng lạc không những chỉ tăng thu thập mà còn giảm đi hơn 30% lượng đất mất do xói mòn; trồng ngô làm giảm 15% năng suất sắn nhưng giảm được 15% lượng mất đất so với sắn thuần (Tongglum và cs, 1998) [10]. Một nghiên cứu được thực hiện ở vùng cận nhiệt đới ẩm ở đồng cỏ Nam Phi cho thấy sự suy giảm cỏ che phủ ban đầu từ 100% giảm còn 0-5% tương ứng với nguồn cacbon hữu cơ từ 1,25kg/m2 còn 0.074kg/m2 (Dlamini, P, 2014) [11]. Một nghiên cứu ở Tây Kenya cho thấy quản lý tối ưu có thể dẫn đến tích lũy cacbon hữu cơ từ 20-40 tấn/ha ở độ sâu 0,1m cho năng suất hạt bắp tăng từ 3,5 lên 4,2 tấn/ha .Việc tái sử dụng các phụ phẩm chất hữu cơ có thể giúp cải thiện độ màu mỡ của đất và cải thiện cấu trúc đất (Abiven, S, 2008) [12]. Trong các tính chất hóa học, hàm lượng hữu cơ trong đất được coi như chỉ thị về “độ phì của đất” vì liên quan đến xói mòn, tốc độ thấm và bảo vệ các chất dinh dưỡng trong đất. Theo Dekalu K.O và cs (2006) [13], chất hữu cơ liên quan đến vật chất trung chuyển và chi phối nhiều đặc tính lý, hóa và sinh học đất, đóng vai trò quan trọng đối với kết cấu và đoàn lạp đất: tính thấm, da dạng vi sinh vật, cung cấp đủ oxy cho rễ và hệ vi sinh vật đất, giảm xói mòn. Chất hữu cơ trong đất dưới 1,5 – 2% sẽ làm giảm đoàn lạp bền cũng như sự thấm nước của đất. Khi tăng hàm lượng hữu cơ trong đất từ 2,3 đến 3,5% sẽ làm giảm khả năng vỡ đoàn lạp, giảm hình thành váng bề mặt dưới tác dụng của mưa, tăng tốc độ thấm. 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT Ở VIỆT NAM 1.2.1 Tổng quan thoái hóa đất ở việt nam Theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002) [14], thoái hóa đất được định nghĩa là các quá trình thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của đất dẫn đến giảm khả năng của đất trong việc thực hiện các chức năng của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất