Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và ...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea

.PDF
89
171
132

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU CÚC ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN ĐẠM VÀ TUỔI THU HOẠCH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỨC ĂN TRICHANTHERA GIGANTEA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU CÚC ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN ĐẠM VÀ TUỔI THU HOẠCH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỨC ĂN TRICHANTHERA GIGANTEA Ngành: Chăn nuôi Mã ngành: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoan THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Trần Thị Hoan và GS.TS.Từ Quang Hiển với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới sinh viên Nguyễn Việt Trường, Hoàng Đức Trường lớp 46 Chăn nuôi Thú y đã cộng tác với tôi trong thời gian bố trí thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm. Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong trại chăn nuôi gia cầm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống, Khoa Chăn nuôi Thú y, bộ phân quản lý đào tạo Sau Đại học thuộc phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn của mình. Thái Nguyên, ngày 19 tháng 10 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOẶC TÊN KHÁC CỦA .......................... vi CÁC GIỐNG CÂY THỨC ĂN XANH TRONG LUẬN VĂN .......................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Giới thiệu về cây T. gigantea ...................................................................... 3 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây thức ăn ......... 8 1.2.1. Ảnh hưởng của phân bón ............................................................................ 8 1.2.2. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt ................................ 15 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cây T. gigantea ................ 18 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................ 18 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................. 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 23 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 23 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 23 2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................ 25 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 26 iv Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27 3.1. Khí tượng và thành phần hóa học đất khu vực thí nghiệm ....................... 27 3.1.1. Khí tượng khu vực thí nghiệm năm 2017 ................................................. 27 3.1.2. Thành phần hóa học đất thí nghiệm .......................................................... 29 3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất, chất lượng T. gigantea ..... 30 3.2.1. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất sinh khối .......................................... 30 3.2.2. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất lá tươi .............................................. 33 3.2.3. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất vật chất khô ..................................... 34 3.2.4. Ảnh hưởng của KCC đến thành phần hóa học lá ...................................... 36 3.2.5. Ảnh hưởng của KCC đến sản lượng ......................................................... 39 3.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất, chất lượng cây thức ăn T. gigantea ................................................................................................ 42 3.3.1. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất sinh khối...................... 43 3.3.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất lá tươi .......................... 45 3.3.3. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất vật chất khô của lá ...... 47 3.3.4. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến thành phần hóa học ..................... 50 3.3.5. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sản lượng của T. gigantea ........... 52 3.3.6. Hiệu lực sản xuất của các mức bón đạm khác nhau ................................. 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 57 1. Kết luận ........................................................................................................... 57 2. Tồn tại và đề nghị ............................................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ahs: Khoáng tổng số CF: Xơ thô CIAT: Center of International Tropical Agriculture CP: Protein thô CS: Cộng sự DM: Vật chất khô EE: Lipit thô GE: Năng lượng thô K: Kali KCC: Khoảng cách cắt KPCS: Khẩu phần cơ sở N: Nitơ NFE: Dẫn xuất không chứa nitơ NT: Nghiệm thức OM: Chất hữu cơ P: Phốt pho TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam VCK: Vật chất khô vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOẶC TÊN KHÁC CỦA CÁC GIỐNG CÂY THỨC ĂN XANH TRONG LUẬN VĂN Brachiaria brizantha B. brizantha Brachiaria decumhens B.decumhens Brachiaria humidicola B. humidicola Brachiaria multica B. multica Moringa oleifera M.oleifera Paspalum atratum P. atratum Panicum maximum P. maximum Trichanthera gigantean T. gigantean vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm 1 ........................................................................ 24 Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm 2 ........................................................................ 25 Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm ........................................ 29 Bảng 3.3. Năng suất sinh khối của T. gigantea ở các khoảng cách cắt khác nhau ..................................................................................... 30 Bảng 3.4. Năng suất lá tươi của T.gigantea ở các khoảng cách cắt khác nhau .... 33 Bảng 3.5. Năng suất vật chất khô của T. gigantea ở các khoảng cách cắt khác nhau ..................................................................................... 35 Bảng 3.4. Thành phần hóa học lá T. gigantea ở các khoảng cách cắt khác nhau ...................................................................................... 37 Bảng 3.5. Sản lượng của T. gigantea ở khoảng cách cắt khác nhau ............ 39 Bảng 3.8. Năng suất sinh khối của T. gigantea ở các mức bón đạm khác nhau ....... 43 Bảng 3.9. Năng suất lá tươi của T. gigantea ở các mức bón đạm khác nhau ... 46 Bảng 3.10. Năng suất vật chất khô của T. gigantea ở các mức bón đạm khác nhau ...................................................................................... 48 Bảng 3.11. Thành phần hóa học T. gigantea ở các mức bón đạm khác nhau ..... 50 Bảng 3.12. Sản lượng của T. gigantea ở các mức bón đạm khác nhau ......... 52 Bảng 3.13. Hiệu lực sản xuất của T. gigantea ở các mức bón đạm khác nhau ... 55 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa ở khu vực Thái Nguyên ...... 29 Hình 3.2. Biểu đồ mối quan hệ giữa KCC với năng suất sinh khối ............... 32 Hình 3.3. Biểu đồ mối quan hệ giữa KCC với năng suất lá tươi .................... 34 Hình 3.4. Biểu đồ mối quan hệ giữa KCC với năng suất vật chất khô........... 36 Hình 3.5. Biểu đồ mối quan hệ giữa KCC và sản lượng VCK ....................... 41 Hình 3.6. Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm với năng suất sinh khối ...... 45 Hình 3.7. Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm với năng suất lá tươi ...... 47 Hình 3.8. Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm với năng suất vật chất khô .... 49 Hình 3.9. Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm và sản lượng VCK ......... 54 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ. Người chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp kết hợp với thức ăn xanh nhằm giảm chi phí thức ăn, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nghiên cứu nguồn cây thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng cao, ít nhiễm mầm bệnh phục vụ cho chăn nuôi là rất cần thiết. Trong những năm gần đây, người dân đã trồng và sử dụng nhiều loại cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Trichanthera gigantea (T. gigantea). Đây là loại cây cho lá, dễ trồng trên mọi loại đất, có thể sống trong nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái khác nhau, có năng suất chất xanh khá cao, nhiều gia súc, gia cầm thích ăn. Cây T. gigantea có tỷ lệ protein thô từ 21-27% VCK, hàm lượng sắc tố khoảng 450 mg/kg VCK. Cây T. gigantea có thân gỗ, dạng thân bụi, lá cây nằm ở trên cao, do đó khả năng nhiễm Salmonella và cầu trùng ít hơn so với các cây thức ăn nằm sát mặt đất (rau lang, cỏ, rau muống…). Đặc biệt cây thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Campuchia, Philippine... là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản và thỏ. Trong chăn nuôi gia cầm, chính vì muốn cải thiện độ vàng của da, lòng đỏ trứng, đồng thời làm tăng hương vị thịt gia cầm, người chăn nuôi đã bổ sung sắc tố tổng hợp hoặc bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn. Tuy nhiên, sắc tố tổng hợp không cải thiện được hương vị thịt, mặt khác sắc tố tổng hợp có thể còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Vì vậy, bổ sung bột lá cây thức ăn chứa sắc tố để được sản phẩm vừa có màu sắc hấp dẫn người tiêu dùng, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm là phương án tối ưu. Hiện nay, các loại bột lá cây thức ăn xanh thường được sản xuất là bột lá keo giậu, bột hoa cúc, bột cỏ Medicago, bột cỏ Stylo, bột lá sắn, bột lá cây T. gigantea (cây chè đại, chè khổng lồ)… 2 Tuy T.gigantea là loại cây trồng có tiềm năng nhưng lại ít được nghiên cứu và quan tâm nhiều tới kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác để có được năng suất tốt nhất phục vụ cho việc sản xuất bột lá thực vật. Chính vì vậy, để trồng cây T. gigantea có năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng hiệu quả trong chăn nuôi cần phải nắm vững một số kỹ thuật canh tác cơ bản nhất (mật độ, phân bón, khoảng cách thu hoạch...) và thành phần hóa học cũng như giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn này. Với các lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Trichanthera gigantea”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định mức bón phân đạm và được tuổi thu hoạch thích hợp để áp dụng vào canh tác cây T. gigantea nhằm đạt được năng suất chất xanh và bột lá cao. - Xác định được thành phần hóa học để làm dữ liệu xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi, mà trong đó bột lá T. gigantea là một trong những nguyên liệu thức ăn. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành dinh dưỡng và thức ăn động vật những hiểu biết về ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của cây T. gigantea. Từ đó, có thể sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài này có thể ứng dụng trong sản xuất để nâng cao năng suất chất xanh của cây T. gigantean, nâng cao năng suất và chất lượng bột lá để giảm giá thành sản phẩm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây T. gigantea Phân loại thực vật Cây T. gigantea thuộc họ Acanthaceae (họ Ô rô), họ phụ Ancanthoideae, bộ Trichanthereae (chi thực vật có hoa), giống Hera; loài Trichanthera gigantea, tên khoa học là Trichanthera gigantea. Cây T. gigantea có nguồn gốc ở chân đồi Andean của Colombia, nhưng cũng được nhưng cũng được tìm thấy ở dọc bờ sông và khu vực Hình 1.1. Cây Trichanthera gigantea đầm lầy từ Costa Rica đến miền Bắc nước Mỹ (Mc Dade, 1983) [65] và các rừng mưa từ Trung Mỹ đến Peru và lưu vực Amazon, vùng đồng cỏ trên các đảo ở vùng cửa sông Amazon (Record và Hess, 1972) [73]. Mutis là người đầu tiên mô tả về cây T. gigantea. Trích dẫn theo Rosales (1997) [75], Kunt đề xuất thành lập giống Trichanther vào năm 1817, sau đó tới năm 1847 Nees dựa trên cơ sở những mô tả ban đầu đặt tên giống Trichanthera. Đặc tính sinh thái Cây T. gigantea thích nghi được với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Cây có thể sống ở độ cao khoảng từ 0 đến 2000 m. Cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm và lượng mưa hàng năm từ 1.000 đến 2.800 mm (Acero, 4 1985 [49], Murgueitio, 1989, [67], Jaramillo and Corredor, 1989) [61]). Cây T. gigantea phát triển được trong điều kiện đất acid, kém màu mỡ nhưng thoát nước tốt. Ở Việt Nam cây T. gigantea cho thấy khả năng phát triển tốt ở nơi có khí hậu nóng ẩm của miền Bắc (Nguyen Ngoc Ha và Phan Thi Phan, 1995) [69] hay ở Miền Trung với lượng mưa hàng năm 3.415 mm, nhiệt độ 21-290C, ẩm độ 79-91% (Nguyen Xuan Ba và Le Duc Ngoan, 2003) [70] và thích hợp cả với Miền Nam với lượng mưa hàng năm 1.600 - 1.700 mm, nhiệt độ trung bình 26-280C và ẩm độ 78 - 88% (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 1998) [28] . Đặc điểm sinh vật T. gigantea là loại cây bụi hoặc có thể cao đến 5 m. Cây có tán tròn, nhánh bậc 2, thân có nhiều mấu lồi nhỏ, phân bố tạo thành 2 - 4 đường bên ở hai phía dọc theo thân. Khi còn non thân mềm nhiều nước, sau trồng khoảng 6 tháng, cây sinh trưởng cứng cáp, thân màu nâu, hoá gỗ cứng phía ngoài, phía trong mềm nhưng không hoá bấc. Lá T. gigantean hình cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 14 cm thuôn nhọn về chót lá, bản hẹp, cuống lá dài 1-5 cm, có màu xanh sẫm, mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, giòn, có lông nhỏ mịn và hơi ráp, khi khô lá ngả mầu đen. Mỗi quả của cây T. gigantea có 35 - 40 hạt, có 1.123 quả/kg và 4.050.000 hạt/kg (Acero, 1985) [49]. Tuy nhiên, hạt cây thường khó hoặc hiếm khi nảy mầm nên tỷ lệ trồng bằng hạt chỉ đạt 0-2% (CIPAV, 1996) [54] nên người ta thường chọn cách nhân giống bằng hom. Theo Mc Dade (1983) [65] nguyên nhân là do cây không tự thụ phấn khi nhụy hoa không có hạt phấn. Cây T. gigantea có khả năng ra rễ từ gốc đến ngọn, ngay cả một mẩu lá nhỏ cũng có khả năng ra rễ, tuy nhiên lá không có khả năng tạo thành cây mới. Rễ là một trong những bộ phận giúp cây T. gigantea có thể nhân giống, phần thân trưởng thành tại vị trí gần đất sẽ hình thành rễ, các rễ này khi tiếp xúc với đất sẽ hình thành cây mới (Gomez and Murgueitio, 1991) [58]. 5 Bên cạnh rễ, người ta còn dùng hom để nhân giống cây T. gigantea. Cây T. gigantea có khả năng nhân giông vô tính rất nhanh, trong 6 tháng từ một cây con có thể cho ra ít nhất 100 cây mới. Tuy nhiên, khi sử dụng các đoạn hom có đường kính 4 cm, dài 50 cm để nhân giống thì tỷ lệ nảy mầm có thể đạt 95%. Nhưng khi sử dụng các đoạn hom có đường kính lớn hơn (3,2-3,8 cm) và chiều dài ngắn hơn (20-30 cm) để nhân giống thì tỉ lệ mọc mầm có thể sẽ thấp hơn 50% (Acero, 1985) [49]. Cây T. gigantea có hoa nở theo chu kỳ nhưng cây chỉ ra hoa ở vùng miền Nam Việt Nam còn vùng miền Bắc chưa thấy cây T. gigantea ra hoa. T. gigantea là cây ưa ẩm, chịu bóng râm vừa, có tốc độ sinh trưởng đều trong năm. Tuy nhiên gặp sương muối cây bị táp lá và sinh trưởng kém. Hình 1.2. Lá và hoa T. gigantea Cây T. gigantea rất nhạy cảm với phân đạm; khi thiếu đạm lá ngả mầu vàng, nhưng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng làm lá xanh trở lại. Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành và cành giâm có thể nẩy mầm tốt ở các mùa trong năm. Cây ưa ẩm vừa phải, nếu ở nơi thiếu nước thì năng suất bị hạn chế vì cây có lá mỏng và to bản nên thoát nước rất mạnh. Cây T. gigantea ít bị sâu bệnh nhưng khi trồng với mật độ cao và đất quá ẩm thì thường bị bệnh thối nhũn lá, hầu hết lá chuyển thành màu xám đen và nhũn với tốc độ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, chữa trị hết sức đơn giản, chỉ cần cắt bỏ những cây bị sâu bệnh, sau đó thu hoạch toàn bộ, làm sạch cỏ, bón bổ sung phân lân và vôi. 6 Giá trị sử dụng trong chăn nuôi T. gigantea là loại cây trồng mới sử dụng làm thức ăn cho gia súc, được nhập vào Việt Nam năm 1993 từ nước Côlômbia, đây là loại cây thân bụi, lá to, năng suất khá cao, giàu protein, khoáng và vitamin. Hiện nay, cây T. gigantean được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc nước ta để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thỏ và cá. Kết quả cho thấy sử dụng loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi. Cây T. gigantea có hàm lượng nước trong lá cao, từ 80-85% khi lá ở độ tuổi 30-45 ngày, vì vậy lá mềm mại nhưng lại khó phơi khô; tỷ lệ protein thô trong VCK của lá dao động từ 18-26% tùy thuộc vào tuổi của lá; trong protein hầu hết là protit, nitơ phi protit rất ít; tỷ lệ lipit thấp, khoảng 2-3% VCK; tỷ lệ xơ thô thấp, khoảng 10-18% VCK tùy theo tuổi của lá; tỷ lệ khoáng rất cao (20-25% VCK), hàm lượng canxi cao hơn rất nhiều so với các loại cây thức ăn khác, do đó có thể sử dụng bột lá T. gigantea như một nguồn cung cấp can xi cho vật nuôi. Tỷ lệ protein và khoáng trong VCK của lá cao đã làm cho tỷ lệ dẫn xuất không chứa nitơ thấp hơn so với một số loại lá khác, nó dao động từ 30-40% VCK. Tỷ lệ lipit và dẫn xuất không chứa nitơ trong VCK đều thấp dẫn đến năng lượng của bột lá thấp. Đây là điều cần lưu ý khi phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn của vật nuôi; bổ sung thêm dầu, mỡ để bù đắp năng lượng thiếu hụt là yêu cầu bắt buộc khi bổ sung bột lá vào khẩu phần ăn của gia cầm. Trong thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng (Rosales và Galindo, 1987) [74] chứng minh rằng, trong cây T. gigantea không có alkaloid hay tanin, hàm lượng sanponin và steroid thấp. Hàm lượng phenol tổng số và steroid là 450 và 6,2 ppm. Bằng phương pháp tiêu hóa dạ cỏ để xác định tỷ lệ tiêu hoá đối với lá cây T. gigantea thấy rằng tỷ lệ phân giải chất khô là 77%. 7 Cây T. gigantea có thể thu hoạch lứa đầu vào lúc 4-6 tháng sau khi trồng, năng suất đạt 15,64 đến 16,74 tấn/ha (thân lá tươi) với mật độ trồng 40.000 cây/ha (với khoảng cách 0,5m x 0,5m). Sản lượng sinh khối (lá tươi và thân) đạt trên 50 tấn/ha/năm; khi trồng với mật độ 17.690 cây/ha (khoảng cách 0,75m x 0,75m) và khoảng cách cắt (KCC) 1,5 - 3 tháng một lần, năng suất bình quân đạt 17 tấn/ha/lứa ở năm thứ 2 trở đi. Sản lượng sinh khối (lá tươi và thân) đạt trên dưới 100 tấn/ha/năm. Cây T. gigantea có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho thấy quá trình tổng hợp nitơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của Mycorrhiza hay những vi sinh vật khác. Cây T. gigantea chịu được cắt liên tục nhiều lần trong năm vì hình thành nhánh non rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tái sinh chậm nên trong năm đầu có thể thu được khoảng 4 lứa, các năm sau khoảng 5-6 lứa/năm. Cắt ngang phần thân lá mà gia súc có thể ăn được. Hình 1.3. Cây T. gigantea sau thu cắt Sau khi thu cắt nên để héo rồi mới cho gia súc ăn hoặc có thể ủ chua với cám hoặc bột sắn/bã sắn... theo tỷ lệ 3 - 5% cám (tính theo khối lượng lá tươi). Nhiều đối tượng vật nuôi có thể sử dụng thân lá cây thức ăn này, như bò, dê, lợn, gà, cá... Lá T. gigantea giàu protein và sắc tố do đó ngoài cho vật nuôi ăn tươi còn có thể chế biến thành bột lá bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Mặc dù năng suất T. gigantea không cao nhưng phân bố sinh khối đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ lá cao vào lúc giáp vụ nên T. gigantea là cây thức ăn xanh tốt 8 trong vụ đông - xuân. Có thể sử dụng lá T. gigantea như là thuốc chữa bệnh táo bón cho gia súc mà không gây độc hại. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây thức ăn Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, khoảng cách giữa các lần thu cắt, phân bón… trong số đó, yếu tố phân bón và khoảng cách cắt đóng vai trò quan trọng, cần được nghiên cứu. 1.2.1. Ảnh hưởng của phân bón Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng. Lượng phân bón nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau từ đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần các chất dinh dưỡng của cây trồng. Theo tác giả Từ Quang Hiển và cs (2002) [10] hàng năm chúng ta cần bón bổ sung một lượng phân bón nhất định cho cây trồng để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất. Tác giả cho biết, cứ mỗi năm, một bãi chăn thả với sản lượng cỏ khô khoảng 2,5 tấn/ha/năm (bãi chăn thuộc loại trung bình) sẽ tiêu tốn khoảng 70 kg N; 7,5 kg P; 60 kg K2O và 37 kg Ca/ha do đó phải bù đắp một lượng phân bón lớn hơn thế. 1.2.1.1. Phân đạm Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng đầu. Cây trồng hấp thu nitơ từ đất dưới 2 dạng ion: nitơ oxy hóa (NO3-) và nitơ khử (NH4+), sau đó ion kết hợp với carbohydratio tạo thành aminoacids, amides, amines; các aminocaid kết hợp lại với nhau tạo thành protein (Ngô Ngọc Hưng và cs 2004) [18]. Do vậy, nếu cây được cung cấp nitơ cao thì hàm lượng protein trong cây sẽ cao. Tuy nhiên, đây là loại phân bón dễ thất thoát, đặc 9 biệt thường bay hơi khiến lượng đạm mà cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30 - 40% lượng cung cấp. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài ra đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng của ánh sáng để chuyển đổi nước và carbonic thành đường bột. Phân đạm là thức ăn chính cho cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển, lá có khích thước lớn từ đó tăng khả năng quang hợp và tăng năng suất cây trồng. Đạm ure dùng để bón cho cây (NH2)2CO là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, chứa khoảng 46% N. Khi gặp nước sẽ bị thủy phân tạo thành đạm amôn (NH4+), đây là loại đạm cây có thể hấp thụ được. Tuy nhiên lượng amôn lớn, cây trồng không hấp thụ hết thì amôn nhanh chóng thủy phân, phân giải thành amoniac (NH3-). Theo Nguyễn Văn Viết (2006) [47] ẩm độ trong không khí của mỗi mùa khác nhau trong sinh quyển ở Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng. Ẩm độ quá thấp, bón phân đạm có thể bị thất thoát do bốc hơi và cây khó hấp thu, nhất là mùa đông ở Bắc bộ. Bên cạnh đó, đạm ure còn bị phản nitrat hóa, tạo thành oxit nitơ dẫn đến thất thoát khi sử dụng. Ngoài ra còn nhiều yếu tố dẫn đến thất thoát như nhiệt độ, pH của nước, mực nước trong ruộng... Đạm có mặt ở nhiều nơi trong tế bào cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản, phức tạp và các hợp chất khác nhau. Đạm là thành phần chính của màng tế bào thực vật, có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp (Lê Vĩnh Thúc, 2015) [36]. Theo Ngô Thị Đào, Vũ Hữu Yêm (2007) [7] đạm còn có trong thành phần của các gen di truyền ADN, ARN và cả trong các men (enzime) của cây, có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các 10 cơ quan thực vật. Theo Kanno và Macedo (1999) [62] khi bón thừa đạm sẽ thừa amôn nên cây sẽ phải hút nhiều nước để giải độc vì vậy nước trong thân lá cao, thân lá mềm, vươn dài, che bóng lẫn nhau gây ảnh hưởng tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục cao nên lá thường có màu xanh đậm, cây thành thục muộn do quá trình sinh trưởng (thân, lá) kéo dài, cây phát triển um tùm, mềm oặt nên dễ bị “đổ lốp”, sâu bệnh. Ngược lại, nếu thiếu đạm cây sẽ nhanh già cỗi, ra hoa đậu quả kém, lá sớm vàng úa nhanh rụng, năng suất thấp. Jailson Lara Lagundes và cs (2005) [60] thí nghiệm bón đạm với các liều lượng từ 75 - 300 kg N/ha/năm và thấy sản lượng vật chất khô của cỏ tỷ lệ thuận với mức bón đạm tăng. Mức bón đạm (liều lượng bón) khác nhau đối với đậu Macroptilium được Lưu Hữu Mãnh nghiên cứu năm 2007 [22] cho biết mức độ phân bón 30N/ha là phù hợp nhất, với mức độ này cây phát triển tốt và tạo điều kiện cho cây có thể cố định đạm vào những năm tiếp theo. Nguyễn Văn Bình (2004) [3] cho biết phân đạm đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng các axit béo trong cỏ Timothy. Tăng lượng nitơ bón cho đồng cỏ Timothy từ 0kg lên 120 kg/ha đã làm tăng rõ rệt axit béo tổng số thức ăn. Giai đoạn sinh trưởng phát triển chiều cao ở mức nitơ là 0kg/ha hàm lượng axit béo của cỏ là 8,71 (mg/kg chất khô), tăng lên mức 120 kg/ha hàm lượng axit béo của cỏ là 11,43 (mg/kg chất khô). Bùi Quang Tuấn (2005a) [44] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân ure khác nhau đến năng suất, thành phần hóa học, cũng như hiệu quả của đầu tư phân bón đối với cỏ Voi, cỏ Ghi nê. Kết quả cho thấy mức bón phân urê thích hợp đối với cỏ Voi là 100kg N/ha/lứa cắt, cỏ Ghi nê là 50kgN/ha/lứa cắt. Điểm nổi bật là bón phân urê đã cải thiện được tỷ lệ protein thô trong cây thức ăn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mức bón phân urê đến chất lượng của thức ăn không rõ như ảnh hưởng đến năng suất của cây thức ăn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất