Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã, t...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã, từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội

.PDF
81
220
87

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THƠ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI SINH, KHAI TỬ Ở CẤP XÃ, TỪ THỰC TIỄN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THƠ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI SINH, KHAI TỬ Ở CẤP XÃ, TỪ THỰC TIỄN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hiến pháp và hành chính Mã số: 8.38.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Công Giao HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Thơ LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” đã được hoàn thành thể hiện kết quả tổng hợp, cô đọng của hai năm học cao học tại Học viện Khoa học Xã hội. Tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá VIII đợt 02 năm 2017, đặc biệt xin cảm ơn PGS.TS. Vũ Công Giao – Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, thầy đã nhiệt tình, nghiêm túc, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng phản biện, chấm luận văn; cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI SINH, KHAI TỬ Ở CẤP XÃ ........................................................................................................ 7 1.1. Khái niệm khai sinh, khai tử và quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ......................................................................................... 7 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động khai sinh, khai tử...... 18 1.3. Các yếu tố bảo đảm quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh khai tử ở cấp xã ................................................................................................. 20 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI SINH, KHAI TỬ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 27 2.1. Những đặc điểm của quận Hà Đông thành phố Hà Nội liên quan đến quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử ở cấp xã ................................ 27 2.2. Thực tiễn thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội ............ 29 2.3. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội ............... 36 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI SINH KHAI TỬ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................. 45 3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .............. 45 3.2. Tăng cường bảo đảm quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã ......................................................................................... 48 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 68 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế xã hội QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Sơ đồ 1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch ................................ 16 Bảng 2.1. Thống kê số lượng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông tính đến tháng 12/2018 ........................................................... 33 Bảng 2.2. Thống kê số liệu đăng ký khai sinh giai đoạn 2014-2018 của quận Hà Đông thành phố Hà Nội............................................................................. 34 Bảng 2.3. Thống kê số liệu đăng ký khai tử giai đoạn 2014-2018 của quận Hà Đông thành phố Hà Nội .................................................................................. 35 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý dân cư. Đây là hoạt động được thực hiện để xác định tình trạng nhân thân của một cá nhân, là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, dựa vào đó, Nhà nước có thể bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và có biện pháp quản lý dân cư thống nhất, khoa học để phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển KTXH, giữ gìn trật tự xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Các vấn đề pháp lý về quản lý khai sinh, khai tử có tầm quan trọng tương tự như các vấn đề pháp lý về quốc tịch và các quyền con người, quyền công dân khác. Hiện nay, QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở nước ta được thực hiện theo Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật Hộ tịch năm 2016 được ban hành nhằm kế thừa và phát triển các quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch trong các Nghị định của Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời cụ thể hóa thẩm quyền và quy trình thực hiện công tác hộ tịch. Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TTBTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch để bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp thực hiện tốt hoạt động quản lý hộ tịch nói chung và quản lý hoạt động khai sinh, khai tử nói riêng. Do đó, QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử dần đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả nhất định. Là một quận của thành phố Hà Nội, trong những năm qua, các phường 1 trên địa bàn quận Hà Đông đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong QLNN về lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn quận.Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ, các cấp chính quyền (quận, phường), QLNNvề hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã ở quận Hà Đông từng bước được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, công tác quản lý về hoạt động khai sinh, khai tử ở quận Hà Đông còn nhiều hạn chế cần phải được hoàn thiện trong thời gian tới.Vì vậy, nghiên cứu QLNNvề hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận Hà Đông nói riêng là cần thiết, nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý khai sinh, khai tử cấp xã, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế, và trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử trên địa bàn quận Hà Đông. Đây là lý do khiếm học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” để thực hiện luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử liên quan đến nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức sâu rộng, trình độ chuyên môn vững vàng, thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển KTXH của địa phương...Như vậy, nhà quản lý mới có thể linh hoạt áp dụng pháp luật của nhà nước để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí đề cập đến QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử và các chính sách liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến đó là: - Lương Thị Lanh, Đánh giá thực trạng pháp luật về hộ tịch và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số chuyên đề pháp luật về hộ tịch năm 2013), tác giả đã nêu lên những kết quả đã đạt được và những hạn chế 2 trong công tác hộ tịch, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. - TS. Đinh Trung Tụng, Quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng dự án Luật Hộ tịch, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số chuyên đề pháp luật về hộ tịch năm 2013), tác giả đã phân tích thực trạng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở nước ta, từ đó đưa ra các quan điểm về phương hướng xây dựng Luật Hộ tịch. - Phạm Trọng Cường, Quản lý nhà nước về hộ tịch -Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; tác giả tiến hành khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý hộ tịch ở Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều các công trình nghiên cứu khác có liên quan đếnQLNN về hoạt động khai sinh, khai tử như: - Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch, biên soạn: Nguyễn Quốc Cường, Lương Thị Lanh, Trần Thị Thu Hằng, Nxb. Tư pháp, 2006; -Trần Văn Quảng, Nâng cao năng lực đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 9 năm 2006; - Nguyễn Thị Thu Trang, Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, năm 2013,... Các công trình khoa học kể trên đã nghiên cứu khá toàn diện những vấn đề về quản lý khai sinh, khai tử cấp xã như khái niệm, lịch sử quản lý, các sự kiện, phương thức quản lý và đăng ký khai sinh, khai tử, thực trạng và giải pháp QLNNvề hoạt động khai sinh, khai tử. Đó là những tài liệu tham khảo hữu ích cho các học viên thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, hiện vẫn còn có nhiều vấn đề chưa được làm rõ hoặc chưa đầy đủ, đặc biệt là chưa có công 3 trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến việc QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã ở địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Vì vậy, luận văn này vẫn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn của QLNNvề hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã từ thực tiễn quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về lĩnh vực khai sinh, khai tử nói chung, trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài là: - Phân tích cơ sở lý luận của QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã; - Đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã thông qua thực tiễn ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội trong khoảng 05 năm gần đây. - Đề xuất những quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã nói chung và trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nói riêng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian được giới hạn ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội. 4 - Về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu được thực hiện dựa trên những luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hộ tịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: phương pháptổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phân tích, so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống... Trong Chương 1, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử, luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh,phân tích nhằm làm rõ thêm quan niệm, nội dung QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử. Chương 2, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thực trạng QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội trong những năm qua. Chương 3, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để đưa ra quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý hành chính nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về khai sinh, khai tử và QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã, đánh giá những vấn đề lý luận đó trong thực tiễn và củng cố những vấn đề lý luận đó thông qua những quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN về hoạt động khai 5 sinh, khai tử ở cấp xã. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lý trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; là cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm học liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về luật hiến pháp, luật hành chính ở Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam và các cơ sở đào tạo luật khác ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã. Chương 2: Thực trạng QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI SINH, KHAI TỬ Ở CẤP XÃ 1.1. Khái niệm khai sinh, khai tử và quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử 1.1.1. Khái niệm về khai sinh, khai tử Trong Tiếng Việt, từ “Khai” mang rất nhiều ý nghĩa. “Khai” trong “Khai sinh” và “Khai tử” được lấy từ “Khai” trong “Khai báo” mang ý nghĩa là hoạt động nói hay viết cho một cơ quan, tổ chức nào đó hoặc theo yêu cầu của một cơ quan, tổ chức nào đó để cho biết rõ điều cần biết về mình hoặc những điều mình biết [70]. Từ đây có thể hiểu: Khai sinh là hoạt động khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc một đứa trẻ vừa được sinh ra do cha mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ thực hiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Khai tử là việc thân nhân của người vừa mất khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin cần thiết về mặt thủ tục hành chính liên quan đến người vừa mất. Khai sinh là sự kiện hộ tịch để xác định một đứa trẻ là thực thể của tự nhiên, của xã hội, đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và ghi vào sổ đăng ký khai sinh sự kiện được sinh ra của một cá nhân. Đây là sự kiện đăng ký đầu tiên có liên quan đến nhân thân của một người từ khi mới sinh ra. Nội dung đăng ký khai sinh là việc xác định những thông tin về bản thân người được đăng ký khai sinh (Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch) và thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh(Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú) [39]. Sau khi được đăng ký khai sinh, cơ quan 7 đăng ký sẽ cấp giấy khai sinh có ghi nhận đầy đủ những thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân vào sổ đăng kí khai sinh, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân. Đăng ký khai sinh là biện pháp mà nhà nước thực hiện việc theo dõi được sự biến động tự nhiên về lĩnh vực dân số, trên cơ sở đó đề ra các chính sách phát triển KTXH trên phạm vi cả nước cũng như ở mỗi địa phương. Mặt khác, đăng ký khai sinh đúng cách là bảo vệ quyền nhân thân của trẻ em theo quy định của pháp luật và phù hợp với luật pháp quốc tế. Khai tử là sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân không còn là thực thể của tự nhiên, của xã hội,đăng ký khai tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào sổ khai tử. Theo đó, quan hệ của người chết được chấm dứt theo gia đình và xã hội. Đồng thời cũng bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người chết. Nhân thân hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử. Trường hợp người chết không có người thân thì đại diện của cơ quan, tổ chức, tá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Người đi đăng ký khai tử phải nộp tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu; giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp và văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch [39]. Nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài [39]. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc khai tử đúng thì cơ quan đăng ký cấp trích lục cho người đi khai tử, đồng thời ghi đầy đủ thông tin người chết vào sổ khai tử và khóa thông tin hộ tịch của người chết trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Mục đích cơ bản của việc đăng ký khai tử cũng giống như đăng ký 8 khai sinh là giúp cơ quan nhà nước theo dõi sự biến động tự nhiên về dân số, góp phần quan trọng tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các chính sách dân số, gia đình. 1.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã Xem xét QLNN theo nghĩa rộng, thì đó là hoạt động của cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước là đối nội, đối ngoại. Xem xét QLNN theo nghĩa hẹp, thì đây là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành, được cấu thành bởi các yếu tố có tính tổ chức, thực hiện thi hành Hiến pháp, pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước [27]. Theo cách hiểu này, chủ thể quản lý hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện chức năng chủ yếu là chấp hành, điều hành, nhằm tổ chức thực hiện trực tiếp và thường xuyên các hoạt động trong xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị quốc gia. Trong khoa học quản lý, QLNN thường được hiểu theo nghĩa hẹp. Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử tập trung chủ yếu vào các hoạt động: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động khai sinh, khai tử; phổ biến, giáo dục pháp luật về khai sinh, khai tử; tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử; thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử; tổng kết, báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử. Như vậy, QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở cấp xã là hoạt động của các cơ quan hành chính cấp xã mà trực tiếp thực hiện là công chức tư pháp – hộ tịch phụ trách lĩnh vực khai sinh, khai tử trên cơ sở những quy định của pháp luật về hộ tịch và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ 9 tịch, góp phần vào bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển KTXH [39]. 1.1.3 Vai trò quản lý nhà nước về hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử Quản lý hộ tịch nói chung và quản lý hoạt động khai sinh, khai tử nói riêng là một nội dung vô cùngquan trọng trong QLNN nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Về mặt lý luận, hoạt động quản lý hoạt động khai sinh, khai tử là thể hiện chức năng xã hội của nhà nước, xét trên ba phương diện cơ bản: Thứ nhất, quản lý hoạt động khai sinh, khai tử là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó, góp phần tạo cơ sở dữ liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác. Quản lý hoạt động khai sinh, khai tử được cập nhật kịp thời, thường xuyên sẽ là nguồn tài sản thông tin quý giá cho cơ sở dữ liệu quốc gia, hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác và tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là việc hoạch định các chính sách KTXH ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực tiễn cho thấy, công tác quản lý hoạt động khai sinh, khai tử ở những địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa này thường thiếu chặt chẽ; số liệu khai sinh, khai tử đôi khi không chính xác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội trên những địa bàn này gặp nhiều khó khăn và đạt hiệu quả thấp. Thứ hai, hoạt động quản lý và đăng ký khai sinh, khai tử thể hiện việc Nhà nước công nhận việc thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, ví dụ như quyền được khai sinh, khai tử, quyền thay đổi họ tên, quyền đối với quốc tịch, quyền xác định lại dân tộc, quyền kết hôn, quyền ly hôn,... 10 Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, quyền nhân thân của con người được ghi nhận và bảo hộ, trong đó là các quyền về hộ tịch. Như vậy việc đăng ký khai sinh, khai tử là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân thân,là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của cá nhân với tư cách là một công dân. Đối với nhà nước thì đây chính là sự thể hiện quản lý thống nhất, tập trung về khai sinh, khai tử và thực hiện các quyền nhân thân của cá nhân khi được cá nhân yêu cầu. Các dữ liệu về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên chứng thư hộ tịch (giấy khai sinh, trích lục khai tử bản chính…)thể hiện giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi cá nhân, dựa vào đó mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá cá nhân đó có đủđiều kiện tham gia vàocác quan hệ pháp luật nhất định hay không. Thứ ba, quản lý hoạt động khai sinh, khai tử góp phần quan trọng việc bảo đảm trật tự xã hội. Khi cần đánh giá năng lực chủ thể của một cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến các giấy tờ của cá nhân, trong đó giấy khai sinh là một chứng thư cần thiết, bởi giấy khai sinh chứa đựng các dữ liệu gốc về nhân thân của cá nhân như ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha mẹ... Khi cần truy nguyên nguồn gốc của một cá nhân, hệ thống sổ đăng kí khai sinh, khai tử và cơ sở dữ liệu hộ tịch về khai sinh, khai tử là công cụ quan trọng để thực hiện công việc trên một cách dễ dàng. Khi các chứng thư hộ tịch về khai sinh, khai tử được sử dụng với tư cách là căn cứ, điều đó có thể giúp cho cơ quan pháp luật tống đạt các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, ... góp phần đảm bảo sự ổn định và trật tự an toàn xã hội. 11 1.1.4 Các đặc điểm của quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử ở cấp xã 1.1.4.1 Quản lý khai sinh, khai tử phải đảm bảo các nguyên tắc pháp lý Quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử là một hoạt động quản lý con người, đối tượng được quản lý là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về căn cước của mỗi người rất phong phú và là đối tượng của nhiều hoạt động quản lý khác nhau,ví dụ như họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, tiền án, tiền sự… tất cả những dấu hiệu đặc trưng đó bảo đảm cho việc phân biệt chính xác một cá nhân này với một cá nhân khác. Chính vì vậy, cần xem xét, xác định phạm vi của QLNN về hộ tịch nói chung và QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử nói riêng. Quản lý hoạt động khai sinh, khai tử có liên quan đến các đặc điểm nhân thân có tính bền vững của cá nhân, những đặc điểm này không thể thay đổi trừ những trường hợp đặc biệt và theo trình tự, thủ tục pháp lý chặt chẽ. Hoạt động quản lý khai sinh, khai tử được giới hạn trong các nhóm đặc điểm nhân thân nên có tính ổn định cao, tính công khai và có khả năng phổ biến thông tin. Do đó, QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử tuân theo những nguyên tắc sau: Thứ nhất, mọi sự kiện sinh, tử phải được đăng ký một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Cơ quan đăng ký khai sinh, khai tử phải thực hiện việc ghi nhận thông tin khai sinh, khai tử một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, điều đó đảm bảo quyền lợi của công dân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đây cũng là thời điểm phát sinh các quyền mới của công dân. Ví dụ, trường hợp trẻ em sinh ra phải được cơ quan QLNN về hộ tịch đăng ký khai sinh ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, giới tính, tôn giáo... một cách chính xác và đúng thời gian quy định, sau khi đăng ký khai sinh đứa trẻ sẽ được hưởng các 12 quyền lợi khác như bảo hiểm y tế, đăng ký hộ khẩu cũng như các quyền của một con người. Thứ hai, mỗi sự kiện sinh, sự kiện tử chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúngthẩm quyền quy định. Pháp luật về hộ tịch quy định một sự kiện sinh, tử chỉ được đăng ký ở một nơi. Nếu được đăng ký ở nhiều nơi khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, sai lệch thông tin, ảnh hưởng đến việc quản lý dân cư. Vì vậy, QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử phải được thực hiện một cách thống nhất và khoa học. Thứ ba, các quy định về đăng ký khai sinh, khai tử phải được thực hiện công khai, minh bạch. Nhà nước quản lý hoạt động khai sinh, khai tử thông qua công cụ là văn bản quản lý và các quy định về trình tự, thủ tục hành chính để các cơ quan quản lý và người dân thực hiện một cách dễ dàng. Các văn bản quản lý và các quy định về mặt thủ tục, giấy tờ phải được công khai để các cơ quan quản lý và người dân có thể nắm bắt được. Thứ tư, cơ quan QLNN cấp trên về khai sinh, khai tử phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan QLNN cấp dưới về khai sinh, khai tử; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Điều này là bởi nếu không kiểm tra chặt chẽ, cơ quan cấp dưới có thể quản lý lỏng lẻo, tuỳ tiện dẫn đến sai sót, không thống nhất, bên cạnh đó có thể còn gây ra những hậu quả cho bản thân công dân và QLNN, quản lý xã hội. Tất cả những nguyên tắc trên bảo đảm cho QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử chính xác, kịp thời, đầy đủ, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thực tiễn cho thấy, các giấy tờ về khai sinh, khai tử nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như giải quyết hậu quả sau đó. Vì vậy, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan