Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên đị...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố hà nội

.PDF
95
86
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG THẾ LIÊN HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn thạc sỹ Luật học “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tôi là hoàn toàn trung thực, các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ ràng nguồn gốc. Luận văn này công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Thế Liên. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đỗ Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP ....... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hành nghề y dược ngoài công lập ................................................................................................ 8 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập ................................................. 15 1.3. Chủ thể, đối tượng, nội dung và công cụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập.................................... 19 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập ................................................................ 26 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ Y DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 30 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của lĩnh vực y dược ngoài công lập ở Hà Nội ....................................................................................... 30 2.2. Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập ở thành phố Hà Nội ................................ 34 2.3. Đánh giá chung về hoạt động của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội . 43 Chương 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 54 3.1. Quan điểm về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập ................................ 54 3.2. Định hướng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập ................................. 60 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CCHN Chứng chỉ hành nghề CS&BVSKND Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân GPHĐ Giấy phép hoạt động HNYD Hành nghề y dược Nxb Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhândân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống y tế hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................... 11 Bảng 2.1: Số lượng nhân lực tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập .... 31 Bảng 2.2: Số lượng cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố ......... 32 Bảng 2.3: Thống kê số lượng cấp phép trong năm 2018 .................................... 39 Bảng 2.4: Thống kê số lượng các đơn vị y dược ngoài công lập được kiểm tra giám sát các năm ................................................................................................. 40 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề chăm sóc sức khỏe con người, coi đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững. Cùng với đó ngành y tế được đề cao, được xếp là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của đất nước, được quan tâm đầu tư phát triển. Như vậy, ngành y tế có những thay đổi phát triển vượt bậc nâng cao sức khỏe của người dân cả về số lượng cơ sở y tế cũng như chất lượng khám chữa bệnh, góp phần làm cho thể lực của con người Việt Nam đã từng bước được cải thiện đáng kể, tuổi thọ bình quân ngày càng cao trong bảng xếp hạng trên thế giới. Tuy nhiên, do dân số ngày càng tăng, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn mô hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương tích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường trước, các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe ngày càng tăng (môi trường, biến đổi khí hậu, lối sống...) nên hệ thống khám chữa bệnh hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân. Thêm nữa là việc ngân sách Nhà nước hạn chế cũng như nguồn thu của hệ thống y tế công còn thấp nên khả năng cung ứng dịch vụ không theo kịp nhu cầu và sự phát triển về khoa học kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, việc khuyến khích phát triển dịch vụ y tế ngoài công lập là điều rất cần thiết, là hướng đột phá trong phát triển ngành y tế nước ta. Với thế mạnh là tính linh hoạt trong cung ứng dịch vụ nên y tế ngoài công lập đã được đông đảo người dân hưởng ứng và ủng hộ. Trong những năm qua, các cơ sở y tế ngoài công lập đã thực hiện được những mặt tích cực, cùng với y tế Nhà nước hình thành một mạng lưới khám chữa bệnh, cung cấp thuốc trong phạm vi toàn quốc, góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với 1 các dịch vụ y tế nhằm phát hiện sớm bệnh tật, đáp ứng nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh, người dân được chăm sóc và theo dõi sức khoẻ thường xuyên hơn, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ. Hàng năm, các cơ sở y tế ngoài công lập đã khám chữa bệnh cho số lượng bệnh nhân khá lớn, chia sẻ gánh nặng và góp phần giảm sự quá tải trong các cơ sở y tế Nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa y tế Nhà nước và y tế ngoài công lập. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hà Nội là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ của cả nước, Hà Nội có thế mạnh hơn các địa phương khác là có mật độ tập trung cao của các Bệnh viện đầu ngành của Trung ương, của các ngành, bệnh viện của thành phố, cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thiết bị hiện đại. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã và đang là một hệ thống y tế quan trọng và lớn nhất của cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện 41 Bệnh viện công lập, 38 bệnh viện ngoài công lập và có 14 bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện của các Bộ, ngành khác. Trong lĩnh vực cung ứng thuốc, Hà Nội là trung tâm phân phối thuốc của các tỉnh miền núi phía bắc, là nơi có rất nhiều hãng dược phẩm trong và ngoài nước đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nhằm mục đích xúc tiến thương mại hoặc giới thiệu sản phẩm, hiện nay có trên 20.000 thuốc đã được cấp số đăng ký đang lưu hành, hầu như đều được phân phối tại Hà Nội. Sự phát triển của lĩnh vực hành nghề ngoài công lập tại Hà Nội đã đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc nhân dân, giúp giảm tải đáng kể cho khối y tế công lập, đồng thời thể hiện sự phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội chung của thủ đô. Trong sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập, với một số những thành tích đáng ghi nhận, hoạt động của các cơ sở 2 y, dược ngoài công lập cũng còn một số tồn tại như: hành nghề khám chữa bệnh khi không đủ các điều kiện hoạt động; cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề; sử dụng lao động là người nước ngoài khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép; không niêm yết giá dịch vụ y tế, niêm yết giá thuốc không đầy đủ, niêm yết giá thuốc cao hơn giá kê khai hoặc thu tiền cao hơn giá niêm yết; hành nghề quá phạm vi chuyên môn cho phép; quảng cáo quá phạm vi chuyên môn được phê duyệt ... Những tồn tại này gây những hệ lụy đáng tiếc, đặc biệt có trường hợp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh tạo ra những bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên có nhiều nhưng chủ yếu bắt nguồn từ hai phía: Một là, hiểu biết những quy định của Pháp luật của một bộ phận cơ sở hành nghề cũng như người hành nghề về hành nghề y, dược ngoài công lập còn hạn chế; một bộ phận cơ sở hành nghề quá coi trọng lợi nhuận nên cố ý làm trái các quy định; Hai là, Công tác quản lý nhà nước có phần bị buông lỏng, có phần lúng túng, bị động, công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm sau cấp phép chưa thường xuyên với tần suất cần thiết; chưa có một cơ chế phối hợp thực sự chi tiết, cụ thể trong công tác quản lý các cơ sở hành nghề; các quy định về xử lý vi phạm chưa đủ tính răn đe để ngăn chặn sai phạm. Vì vậy, đổi mới tăng cường quản lý nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập nói chung và ở Hà Nội nói riêng là một đòi hỏi khách quan, cấp bách. Để góp phần thực hiện tốt QLNN trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập nhằm phát huy những mặt tích cực, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nghiên cứu về lĩnh vực y tế ngoài công lập ở Việt Nam đã và đang được nhiều người quan tâm. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình nghiên cứu sau: Luận án Tiến sỹ (2010), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay” tác giả Nguyễn Huy Quang, Luận án Tiến sỹ Quản lý Hành chính công [19]. Tác giả đã nghiên cứu về sự cần thiết quan trọng của QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực y tế, đưa ra các khái niệm về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế nói chung. Tác giả đã nghiên cứu các nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế như: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật để quản lý hoạt động y tế (đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi); tổ chức thực hiện pháp luật để quản lý hoạt động y tế; xử lý đối với các vi phạm y tế. Tuy nhiên, về nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập chưa được tác giả đề cập trong công trình này. Luận văn Thạc sỹ kinh tế (2011) “ Đẩy mạnh phát triển dịch vụ y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Bùi Thị Hằng [4]. Tác giả đã nghiên cứu phân tích về những vấn đề cơ bản về dịch vụ y tế tư nhân; thực trạng phát triển dịch vụ y tế tư nhân và những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sỹ chính sách công (2014) “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Tiến Lực [16]. Tác giả tập trung nghiên cứu về dịch vụ y tế tư nhân trong hệ thống dịch vụ y tế của Việt Nam cần có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Luận văn Thạc sỹ Luật học (2017) “Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hồ Nguyễn Kiều Hạnh [14]. Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về khám chữa bệnh theo những quy định của pháp luật Việt Nam trên địa bàn thành phố Đà 4 Nẵng. Đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại cũng như tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về khám, chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng. Luận án Tiến sỹ Luật học (2018) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư từ thực tiễn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Long [20]. Tác giả nghiên cứu QLNN bằng pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư; nghiên cứu QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; nghiên cứu QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hình thành được khái niệm, đặc điểm vai trò, nội dung QLNN bằng pháp luật đối với cơ sở khám chữa bệnh tư, phân tích được thực trạng QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư và đưa ra được quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với cơ sở khám chữa bệnh tư. Có thể thấy, sự nhìn nhận về hoạt động HNYD ngoài công lập từ thực tiễn và lý luận có nhiều góc nhìn khác nhau. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các công trình đã nghiên cứu, vấn đề “ Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu, nhằm đánh giá cụ thể, đưa ra những kiến nghị, giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y dược trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận liên quan đến QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược tại Hà Nội. Qua đó, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của cũng như nguyên nhân của những nhược điểm trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y dược trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu khía cạnh lý luận của Quản lý nhà nước trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập. - Hoạt động hành nghề của các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có mục đích kinh doanh được cung cấp bởi các cơ sở HNYD ngoài công lập có đăng ký và được kinh doanh theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập. - Thực tiễn hoạt động QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trong địa bàn phạm vi thành phố Hà Nội - Về thời gian: Từ năm 2016-2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. 6 Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nâng cao QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đối chiếu với kết quả hoạt động thực tiễn nhằm đề ra những giải pháp hoàn thiện, kiến nghị tích cực, phù hợp và có giá trị ứng dụng cao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn trực tiếp góp phần trong việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, những kiến nghị khoa học liên quan trực tiếp đến việc nâng cao QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập trên địa bàn thành phố sẽ là cơ sở quan trọng để thành phố Hà Nội tham khảo, nghiên cứu. Những đánh giá nhận định của tác giả đều lấy hoạt động nâng cao năng lực QLNN làm trung tâm, nên những phân tích đánh giá cũng tập trung để làm rõ những ưu điểm, bất cập hiện nay trong phạm vi nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tại thành phố Hà Nội, luận văn phát hiện nhiều điểm bất cập trong việc thực hiện pháp luật về QLNN trong lĩnh vực HNYD ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Việt Nam trong thời gian qua. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập. Chương 2. Thực trạng Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3. Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hành nghề y dược ngoài công lập 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hành nghề y dược ngoài công lập Hệ thống y tế bao gồm hệ thống y tế công lập và hệ thống y tế ngoài công lập. Trong hệ thống y tế ngoài công lập có nhiều hoạt động trong đó có hoạt động về HNYD. Lĩnh vực HNYD ngoài công lập là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các dịch vụ về sức khỏe ngoài quyền sở hữu của nhà nước, bao gồm toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận tiện và có hiệu quả các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người về chăm sóc sức khỏe. HNYD ngoài công lập là một loại hình dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực y tế, đó là loại hình dịch vụ mang tính kinh doanh mà cá nhân hoặc một tổ chức ngoài công lập đứng ra tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, kinh doanh dược, vacxin, sinh phẩm y tế theo quy định của Nhà nước. Một số khái niệm liên quan đến khám, chữa bệnh như: CCHN khám bệnh, chữa bệnh; GPHĐ khám bệnh, chữa bệnh [24]. Các khái niệm nêu trên được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cụ thể: Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề). Chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước. 8 Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động). Một số khái niệm liên quan đến hành nghề Dược như: CCHN Dược; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược [26]. Các khái niệm nêu trên được quy định tại Luật Dược năm 2016, cụ thể: Chứng chỉ hành nghề Dược văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Dược. Các vị trí công việc phải có CCHN Dược: 1) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược; 2)Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; 3) Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [26]. Hoạt động kinh doanh Dược và các cơ sở kinh doanh Dược được quy định cụ thể tại Luật Dược như sau: (1) Hoạt động kinh doanh dược bao gồm: a) Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; b) Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; c) Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; d) Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; đ) Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc. (2)Cơ sở kinh doanh dược bao gồm: a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; b) Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; d) Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đ) Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; h) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc [26]. 9 Để được hành nghề theo đúng quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược thì người hành nghề phải có đủ các điều kiện về văn bằng chuyên môn và đáp ứng điều kiện về thời gian thực hành liên tục tại các cơ sở hành nghề. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì người hành nghề được đề nghị cấp CCHN. Khi được cấp CCHN thì người hành nghề mới được đăng ký tham gia khám, chữa bệnh và chỉ những người có CCHN mới được thực hiện công tác HNYD và được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp CCHN và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề) [24]. Các cơ sở kinh doanh Dược đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Dược thì được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh Dược và cung cấp các dịch vụ: Sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc, bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc [26]. Khi đời sống xã hội phát triển, thì các dịch vụ y tế, nhất là y tế ngoài công lập ngày càng phát triển, các loại hình dịch vụ theo yêu cầu cũng phát triển theo. Song, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của nhân dân; thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, nhà nước cần thống nhất quản lý và đưa việc hành nghề ngoài công lập hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện khám, chữa bệnh thì phải có CCHN và được cấp GPHĐ. Những cá nhân, tổ chức không có đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên mà vẫn hành nghề thì được gọi là hành nghề không phép. Hệ thống y tế hiện nay của Việt Nam là sự kết hợp công lập và ngoài công lập trong cung cấp dịch vụ y tế. Hệ thống y tế công lập được chia làm ba cấp độ từ thành phố đến xã, phường (xem bảng 1.1). Mỗi cấp độ lại bao gồm một số đơn vị nhỏ chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau trong 10 hệ thống chăm sóc sức khỏe bao gồm: điều trị, khám chữa bệnh, cấp cứu và phân phối thuốc. Bảng 1.1: Hệ thống y tế hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội Công lập Ngoài công lập Quận, Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa; Bệnh viện đa khoa và huyện, Khoa Dược, Nhà thuốc Bệnh viện; chuyên khoa; thị xã Phòng khám đa khoa -Trung tâm y Phòng khám đa khoa; tế; Phòng khám chuyên khoa; Phòng khám chuyên khoa -Trung Cơ sở bán buôn thuốc; tâm y tế; Cơ sở bán lẻ thuốc (Nhà Nhà thuốc, Quầy thuốc; thuốc; Quầy thuốc; Cơ sở Nhà hộ sinh; bán lẻ thuốc đông y, thuốc Xã, Trạm y tế; từ dược liệu). phường, Quầy thuốc, Tủ thuốc Trạm Y tế. thị trấn (Nguồn Sở Y tế Hà Nội) Khối Y tế ngoài công lập cũng đã bắt đầu phát triển kể từ năm 1989, nhưng chủ yếu tập trung vào hoạt động điều trị và chăm sóc ngoại trú. Lĩnh vực HNYD ngoài công lập có các đặc điểm như sau: Xét về mặt quan hệ sản xuất thì các hoạt động HNYD ngoài công lập thuộc thành phần kinh tế tư nhân. HNYD ngoài công lập là hoạt động của các chủ thể cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe ngoài quyền sở hữu của Nhà nước. Họ có thể hoạt động vì mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh. Mặc dù hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng các cá nhân và tổ chức tham gia cung cấp hoạt động HNYD ngoài công lập vẫn phải đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn, về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. 11 Các dịch vụ y tế ngoài công lập hoạt động dưới sự giám sát và quản lý vĩ mô của Nhà nước. Theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược.... thì các hoạt động về lĩnh vực HNYD ngoài công lập hiện nay bao gồm: hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động kinh doanh Dược. Hiện nay việc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh; Luật Dược của người hành nghề và cơ sở hành nghề ngoài công lập còn nhiều tồn tại liên quan đến: Chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; dịch vụ y tế chưa hoàn thiện; trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận chưa tốt khiến cho người dân thiếu đi sự tin tưởng, không hài lòng. Do vậy, việc QLNN việc thực hiện các quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh có vai trò quan trọng nhằm đảo bảo quyền con người, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hiện nay. 1.1.2. Vai trò của y tế ngoài công lập trong phát triển hệ thống y tế Các bằng chứng về hiệu quả, chất lượng và công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế giữa công và tư cái nào hơn không thống nhất và không có tính khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên sự phát triển của ngoài công lập trong cung cấp dịch vụ và sự đóng góp của cá nhân vào các nguồn tài chính y tế là không thể phủ định. Việc kết hợp giữa y tế công lập và ngoài công lập trong y tế là điều cần thiết để cải thiện chất lượng, hiệu quả và công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Những người ủng hộ chủ trương phát triển khu vực y tế ngoài công lập trong cung cấp dịch vụ và tài chính y tế, trong đó có ngân hàng thế giới lập luận rằng y tế ngoài công lập hoạt động hiệu quả và có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Họ thường nêu lên bốn điểm yếu kém của y tế ngoài công lập là: kém hiệu quả trong phân bố nguồn lực, kém hiệu quả trong phát huy ưu thế về kỹ thuật, kém hiệu quả về công bằng và kém chất lượng. Một 12 trong những lý do họ ủng hộ chủ trương phát triển khu vực y tế ngoài công lập là để giải phóng các nguồn lực. Hiện tại ở Việt Nam khu vực ngoài công lập đang bị coi là đối tượng mà y tế công phải đối phó nhiều hơn là xem họ như đối tác có thể hợp tác nhằm thúc đẩy chất lượng, hiệu quả và công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vì vậy thời gian tới Nhà nước cần thay đổi quan điểm trong quản lý y tế ngoài công lập, cần chuyển từ quan điểm mang tính kiểm soát sang quan điểm hợp tác và khuyến khích đối với y tế ngoài công lập. Thực tế, trong hơn 20 năm tồn tại và phát triển, y tế ngoài công lập có nhữngvai trò trong phát triển hệ thống y tế ở Việt Nam như sau: Một là, hoạt động HNYD ngoài công lập không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp BV&CSSKND mà nó còn góp phần không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển dịch vụ y tế: Huy động nguồn vốn: hoạt động HNYD ngoài công lập góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi tham gia vào lĩnh vực y tế, góp phần chia sẻ gánh nặng tài chính với khu vực y tế công. Huy động nguồn nhân lực: hoạt động HNYD ngoài công lập phát triển làm tăng nhu cầu về bác sỹ, y tá..., vì vậy đã tạo động lực kích thích nguồn cung các lực lượng này. Hai là, tạo môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ y tế: Tạo nên sự cạnh tranh giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân; Tạo sự cạnh tranh của bản thân các cơ sở y tế ngoài công lập, giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập; Tạo nên năng lực cạnh tranh với các dịch vụ y tế quốc tế. Ba là, đa dạng hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng: hoạt động HNYD ngoài công lập tham gia vào dịch vụ y tế đã làm tăng thêm khả năng lựa chọn cho người có nhu cầu khám chữa bệnh. HNYD ngoài công lập giúp cho người 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan