Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình trường học mơi (vn...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình trường học mơi (vnen) ở các trường tiểu học huyện cẩm khê tỉnh phú thọ​

.PDF
118
131
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM NGỌC THU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM KHÊ - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM NGỌC THU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM KHÊ - TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÍ THỊ HIẾU THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Phú Thọ, tháng 6 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Ngọc Thu i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục, phòng Đào tạo bộ phận sau đại học của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. TS. Phí Thị Hiếu, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của phòng GD & ĐT huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đội ngũ CBQL, GV, HS của của 3 trường tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ gồm: trường Tiểu học Phương Xá; trường tiểu học Thị trấn Sông Thao; trường Tiểu học Phú Khê đã tạo mọi điều kiện về vật chất, thời gian, lẫn tinh thần để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết nhất định. Tôi mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện. Phú Thọ, tháng 6 năm 2016 Tác giả Phạm Ngọc Thu ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ............................................................................. v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN ............................... 5 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 5 1.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 10 1.2.1. Quản lý nhà trường và quản lý trường tiểu học ................................................ 10 1.2.2. Hoạt động tự quản và hoạt động tự quản của học sinh tiểu học ....................... 12 1.2.3. Quản lý hoạt động tự quản của học sinh tiểu học ............................................. 13 1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học và hoạt động tự quản trong học tập của học sinh tiểu học theo mô hình VNEN .................................................. 14 1.3.1. Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN ......... 14 1.4. Quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh ở trường tiểu học theo mô hình VNEN .................................................................................................. 19 1.4.1. Hiệu trưởng trường tiểu học với vai trò quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh tiểu học ............................................................................. 19 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.4.2. Nội dung quản lý động tự quản trong học tập của học sinh ở trường tiểu học theo mô hình VNEN .................................................................................... 21 1.4.3. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh trường tiểu học theo mô hình VNEN ...................................... 25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh theo mô hình VNEN của hiệu trưởng trường tiểu học ............................... 26 1.5.1. Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học .................................. 26 1.5.2. Năng lực của nhà quản lý ................................................................................. 27 1.5.3. Đội ngũ giáo viên .............................................................................................. 27 1.5.4. Động cơ, tinh thần, thái độ học tập của học sinh .............................................. 29 1.5.5. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học (CSVC&TBTH) .................................... 30 1.5.6. Môi trường giáo dục và môi trường dạy học .................................................... 31 1.5.7. Thông tin quản lý .............................................................................................. 33 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 35 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ THEO MÔ HÌNH VNEN ...................................................................... 36 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 36 2.1.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................. 36 2.1.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 36 2.1.3. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 36 2.1.4. Khách thể khảo sát ............................................................................................ 36 2.1.5. Vài nét về các trường tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ ......................... 37 2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mô hình trường học VNEN và vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự quản trong học tập của học sinh tiểu học ............................................................................................................... 38 2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mô hình trường học VNEN ........ 38 2.3. Thực trạng hoạt động tự quản trong học tập theo mô hình VNEN của học sinh tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ ...................................................... 42 2.3.1. Góc học tập của học sinh theo mô hình VNEN ................................................ 42 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.3.2. Thực trạng thực hiện quy trình 10 bước học tập của học sinh tiểu học............ 44 2.3.3. Thực trạng hoạt động của hội đồng tự quản trong học tập của học sinh tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú thọ theo mô hình VNEN ................................... 45 2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự quản trong học tập của giáo viên đối với học sinh các trường tiểu học theo mô hình VNEN ............................................ 48 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh tiểu học theo mô hình VNen huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ ........................................... 52 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh .... 52 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh trường tiểu học theo mô hình VNEN ...................................... 54 2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ theo mô hình VNEN ................... 61 2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh các trường tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ theo mô hình VNEN ..... 66 2.5.1. Những thành công và nguyên nhân .................................................................. 66 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 67 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 70 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ THEO MÔ HÌNH VNEN.................................................. 71 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 71 3.1.1. Quán triệt định hướng phát triển mô hình trường học mới VNEN ở tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 71 3.1.2. Đảm bảo tính khả thi ......................................................................................... 71 3.1.3. Đảm bảo tính pháp chế ..................................................................................... 72 3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ ....................................................................................... 72 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh các trường tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ theo mô hình VNEN ......................................... 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự quản trong việc đảm bảo chất lượng dạy học ....................................... 72 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.2.2. Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ tự quản cho học sinh ....................... 74 3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự quản của người học .......................................................... 77 3.2.4. Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng phát huy năng lực tự quản của học sinh ................................................. 80 3.2.5. Xây dựng lớp học thân thiện ............................................................................. 86 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 93 3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất .................................................................... 94 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 94 3.4.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 94 3.4.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 94 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 95 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 97 1. Kết luận .................................................................................................................. 97 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 101 PHỤ LỤC vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Viết đầy đủ 1 BGH Ban Giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CSVC&TBTH Cơ sở vật chất và thiết bị trường học 4 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5 GV Giáo viên 6 GVBM Giáo viên bộ môn 7 HS Học sinh 8 PPDH Phương pháp dạy học 9 QLGD Quản lý giáo dục 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 TW Trung ương iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa thầy (dạy) và trò (tự quản) ....................................... 28 Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về mô hình trường học VNEN ......... 38 Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hoạt động tự quản trong học tập của học sinh .............................................. 40 Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về góc học tập của học sinh ................................................................................................. 43 Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng hoạt động của hội đồng tự quản .................................................................... 46 Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của giáo viên về đánh giá mức độ thực hiện việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự quản................................... 51 Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tự quản .................................................................. 52 Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác tổ chức thực hiện quản lý hoạt động tự quản của học sinh ........................................ 55 Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động tự quản .......................................................................... 57 Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự quản của học sinh ................... 60 Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động tự quản ............................................. 62 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ........................ 95 Hình: Hình 1.1: Hội đồng tự quản lớp 4E, Trường Tiểu học Phú Khê ................................ 17 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở…” [10, tr.12]. Để chuẩn bị cho đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục sau năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm nhiều chương trình dạy học mới, trong đó có Mô hình trường học mới gọi tắt là VNEN thí điểm ở cấp Tiểu học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, VNEN là kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại. Mô hình này dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới giáo dục của quốc tế; vận dụng cách làm của giáo dục Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình này đã được UNICEF, UNESCO, Ngân hàng Thế giới ủng hộ và đánh giá cao. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN khác phương pháp dạy học hiện hành: Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Mô hình trường học kiểu mới đã được áp dụng tại 3 trường tiểu học ở huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên chất lượng học tập của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả không được như mong muốn. Tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, học sinh vẫn còn thờ ơ với việc học, lười học bài, lười đọc sách, việc học tập đối với học sinh còn mang tính ép buộc. Công tác quản lý, tổ chức của nhà trường đối với hoạt động tự 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn quản của học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Muốn chất lượng học tập của học sinh các trường tiểu học trong huyện đạt kết quả cao, phải thay đổi cách quản lý hoạt động tự quản của học sinh và phải bồi dưỡng động cơ, thái độ tự quản, kỹ năng tự quản cho học sinh. Xuất phát từ các lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình trường học mới (VNEN) ở các trường tiểu học huyện Cẩm Khê - Tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình trường học mới ở các trường tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự quản của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học theo mô hình trường tiểu học mới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu học theo mô hình trường học mới VNEN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học huyện Cẩm Khê - Tỉnh Phú Thọ. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động tự quản của học sinh tại các trường tiểu học đang thử nghiệm chương trình VNEN còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh một cách khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện thành công dự án xây dựng mô hình trường tiểu học mới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động tự quản, quản lý hoạt động tự quản của học sinh các trường tiểu học theo mô hình VNEN. - Khảo sát thực trạng hoạt động tự quản, các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Đề xuất v à khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh các trường tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động tự quản trong học tập của học sinh tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ theo mô hình VNEN. 6.2. Về thời gian và địa bàn nghiên cứu: Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên 15 cán bộ quản lý, 45 giáo viên của 3 trường tiểu học huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ gồm: Trường Tiểu học Phương Xá; trường tiểu học Thị trấn Sông Thao; trường Tiểu học Phú Khê đã áp dụng mô hình VNEN trong quản lý nhà trường trong các năm học từ 2013 - 2016. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các vấn đề lý luận từ các văn bản, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý theo mô hình VNEN nói riêng. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình VNEN hiện có, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Đọc, nghiên cứu hồ sơ chuyên môn (giáo án, kế hoạch giảng dạy bộ môn,…) của GV để nắm bắt các vấn đề về năng lực chuyên môn, đồng thời phát hiện thực trạng quản lý hoạt động tự quản của học sinh trong địa bàn nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Chúng tôi xin ý kiến của lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV các nhà trường để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh theo mô hình VNEN. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7.2.4. Phương pháp quan sát Chúng tôi tiến hành góc quan sát học tậpvà học sinh trong các giờ học để thu được những thông tin sống độngvề thực trạng hoạt động tự quản trong học tập của học sinh. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu Sử dụng một số công thức thống kê toán học dùng trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa học. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự quản của học sinh tiểu học theo mô hình VNEN. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự quản của học sinh các trường tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ theo mô hình VNEN. Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh các trường tiểu học huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ theo mô hình VNEN. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử phát triển giáo dục của nhân loại, yếu tố tự quản lý của con người luôn được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Trong từng giai đoạn phát triển, vấn đề tự quản lý được đề cập và nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau và đã được nhiều học giả nghiên cứu. Ngay từ thời Trung Hoa cổ đại, nhà giáo dục lỗi lạc, Khổng Tử (551-479 Tr.CN) đã sớm đề cập đến vai trò tự quản, tích cực suy nghĩ của người học. Ông cho rằng: "Học mà không suy nghĩ sẽ chẳng có thu hoạch gì, chỉ suy nghĩ mà không học thì sẽ rất nguy hiểm". Theo ông người học không những phải chủ động tích cực học tập, mà phải học ở mọi nơi mọi lúc: "Học bất cứ ai, học bất cứ nơi nào, lúc nào. Trong ba người đồng hành tất phải có một người là thầy ta". Khổng Tử còn yêu cầu môn sinh: Bác học, thâm vấn, thận tư, minh biện, đốc hành (học cho rộng, hỏi cho sâu/ kỹ, tư duy, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ ràng, làm cho hết sức). Ông còn nhấn mạnh: “Cũng có điều chưa học, nhưng đã học điều gì mà không được thì không thôi. Cũng có điều chưa hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà chưa rõ thì không thôi. Cũng có điều chưa phân biệt được, nhưng đã phân biệt được thì phân biệt cho minh bạch. Cũng có điều chưa làm, nhưng đã làm điều gì mà không xong thì không buông xuôi. Người ta dùng công mười mà được, ta cũng dùng công mười mà chưa được thì dùng công gấp ngàn lần kỳ được mới thôi. Nếu làm được theo điều ấy thì đầu ngu cũng hoá sáng, yếu cũng thành mạnh và nếu môn đệ không tự hỏi phải làm ra sao? phải làm ra sao? Thì ta cũng chẳng làm thế nào được” [15, tr.2]. Khổng Tử cho rằng, thầy giáo chỉ giúp học trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác học trò phải từ đó mà tự tìm ra, thầy không được làm thay tất cả cho trò. Ông đòi hỏi người học phải biết suy nghĩ, phải biết phát huy tính tự quản, tích cực của bản thân trong học tập. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc JA Comenxiki (1592-1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại đã khẳng định: "Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng"; và "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách... hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Như vậy, Comenxky đã đánh giá rất cao vai trò của tự quản, tự học, sự tích cực chủ động của người học sẽ là yếu tố quyết định đối với hoạt động học tập của người học [2]. Tsunesaburo Makiguchi (1871- 1944), nhà giáo dục học nổi tiếng người Nhật Bản cho rằng: "Mục đích của giáo dục không phải là truyền đạt tri thức. Nhiệm vụ của nó là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh" [11, tr. 236]. Như vậy, giáo dục được xem như một quá trình hướng dẫn học sinh tự quản lý việc học, là hòn đá tảng của phương pháp sư phạm của Makiguchi thời bấy giờ. Tác giả Jamshid Gharajedaghi, trong cuốn "Tư duy hệ thống", trong phần "Hệ thống học tập" đã mô hình hoá cơ cấu hệ thống này, trong đó có 3 điểm quan trọng là: Học cách học; Học cách làm; Học làm người. Theo ông: Phải biến người học thành người tự dạy mình học, làm cho người học gia tăng mạnh mẽ nguyện vọng và năng lực tiến vào một quá trình không bao giờ chấm dứt của việc học. Bỏ những điều lỗi thời của cái học cũ, học thêm cái mới [5]. Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (theo mô hình VNEN) là hoạt động dạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự quản, tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Mô hình trường học kiểu mới (VNEN) được hình thành và phát triển ở khu vực Caldas - một trong 32 thực thể hành chính của Colombia (nơi mà mô hình này được Ngân hàng thế giới giới thiệu điển hình). Vai trò phát triển giáo dục ở đây có sự tham gia của nhà nước gắn bó với Hiệp hội cà phê và các tổ chức xã hội khác. Hiệp hội các nhà trồng cà phê Caldas (CGC) đã được thành lập vào năm 1927. Để giải quyết vấn đề nhân lực, vốn chủ sở hữu, tình trạng học sinh bỏ học và chất 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn lượng giáo dục thấp trong các trường học nông thôn ở Caldas, các CGC bắt đầu đầu tư vào giáo dục Tiểu học từ năm 1981 thông qua phương pháp học mới tại các trường học nông thôn. Mục tiêu của sáng kiến trường học mới ở Caldas của CGC năm 1981 là tăng cường giáo dục nông thôn (từ lớp 1 đến lớp 5) và cung cấp một nền giáo dục năng động hơn. Theo dữ liệu có sẵn từ CGC, chương trình đạt trực tiếp 1.113 trường học trong khu vực Caldas, phục vụ bình quân 50.000 học sinh hàng năm, đào tạo được khoảng 3.200 giáo viên để cải thiện cách tiếp cận kiến tạo của họ. Các nguyên tắc dạy học kiến tạo của mô hình trường học mới: - Học sinh là trung tâm của quá trình học tập. - Học sinh thiết lập nhịp điệu và tốc độ của riêng họ cho việc học, với một chương trình đào tạo đó là tự quản, tự học và khuyến khích làm việc theo nhóm. - Phương pháp giảng dạy thúc đẩy tự quản, tự học, khuyến khích sáng kiến của học sinh và sự sáng tạo. - Mỗi trường thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cộng đồng và trường học trong đó các thành viên trong gia đình tham gia vào quá trình giáo dục. - Hội đồng tự quản học sinh sử dụng các chiến lược để đảm bảo sự tham gia tích cực của thành viên trong đời sống dân chủ của trường, trong đó tăng cường các giá trị như hợp tác, tôn trọng và làm việc nhóm. Mô hình trường học mới là xương sống của tất cả các chương trình hỗ trợ đổi mới giáo dục của Hiệp hội cà phê. Các CGC đã mở rộng mô hình này và tạo ra các chương trình mới sau giáo dục Tiểu học cho THCS (lớp 6-9) và THPT (lớp 10, 11). Tất cả đều sử dụng phương pháp tiếp cận kiến tạo. 1.1.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây chúng ta đã chú ý nhiều đến đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó người học phải tích cực, độc lập, sáng tạo trong việc học tập của mình. Quan điểm này đã được thể hiện qua văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều". 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tinh thần này cũng được thể hiện trong luật giáo dục: "Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục" đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" và mục 2 điều 28 "Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục" cũng đã nêu rõ: "phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [10, tr.12]. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "coi trọng việc tự học, tự đào tạo… học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người" [1, tr.194]. Người nhấn mạnh: "phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học", Người khuyên "không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập" [1, tr. 97]. - Nguyên tổng bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã khẳng định: "Tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi người trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau; đó cũng là truyền thống quý báu của người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực tự học, sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục" [14]. Dạy học hướng vào người học là luận điểm then chốt của lý luận dạy học hiện đại, là bản chất của đổi mới phương pháp dạy - học. Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) đã quán triệt quan điểm này với một loạt hoạt động đổi mới: Đổi mới về tổ chức lớp học, về tài liệu dạy - học, về phương pháp dạy - học, về đánh giá học sinh, về quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Mô hình VNEN thực hiện Quyết định số 4106/QĐ-BGDĐT, ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 4523/QĐ-BGDĐT, ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mô hình trường học mới Việt Nam là dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE - Global Partnership for Education) triển khai thí điểm ở các trường Tiểu học trên toàn quốc từ 6/2012 đến 6/2015. Mô hình này vừa kế thừa 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lý lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy - học. Mô hình VNEN là một trong những mô hình nhà trường phát triển theo xu hướng hiện đại, với định hướng tiếp cận là giáo dục năng lực của người học, dựa trên cơ sở mô hình dạy học truyền thống. Dự án GPE-VNEN đã tiến hành nghiên cứu, chuyển đổi các thành tố trong Chương trình dạy học, đặc biệt các nội dung về mặt sư phạm theo định hướng tiếp cận giáo dục của mô hình. Mô hình VNEN là một quá trình chuyển đổi từ mô hình dạy học chủ yếu truyền thụ kiến thức sang mô hình dạy học, giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực của học sinh. Nhìn chung, theo tư tưởng đổi mới của mô hình VNEN, quá trình dạy học và giáo dục được hiểu là: - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh cần phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục. - Chú trọng rèn luyện phương pháp tự quản, tự học, phương pháp tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Đây là những phẩm chất và điều kiện tốt nhất để có thể duy trì thói quen học tập thường xuyên và học tập suốt đời. - Tăng cường học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm. Học sinh là chủ thể của quá trình học, tự mình chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tạo ra môi trường học tập tương tác thày - trò, trò - trò. Vì thế nó có tác dụng rất tốt để phát huy năng lực của mỗi cá nhân học sinh. - Dạy và học chú trọng tới sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dạy học sinh trên những gì các em đã có, tạo hứng thú, óc tò mò, sáng tạo cho học sinh. Học sinh phải biết cách làm việc độc lập, sáng tạo, biết tổ chức công việc để giải quyết các đòi hỏi của xã hội và nhu cầu đa dạng, phức tạp của công việc sau này. - Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi, học qua trải nghiệm. Giáo viên hướng dẫn mang tính định hướng mà không có ý áp đặt trong quá trình học của học sinh. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò, của gia đình, cộng đồng. Ngoài đánh giá kết quả học (đánh giá kết thúc) rất coi trọng đánh giá bằng nhận xét qua quá trình học của học sinh (đánh giá theo tiến trình, đánh giá theo từng phần). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 6444/BGDĐT-GDTH, ngày 28 tháng 12 năm 2012 “V/v tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá học tập của học sinh ở các lớp triển khai mô hình VNEN”. Gần đây một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành QL giáo dục bước đầu cũng đã đề cập đến các biện pháp quản lý hoạt động tự quản, quản lý hoạt động dạy học theo hướng tự quản hoặc theo mô hình Vnen như: Luận văn thạc sĩ “Quản lý sinh viên nội trú ở trường Đại học Y Hải Phòng theo hướng tự quản" của tác giả Đinh Thị Hoàng Oanh nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý SV nội trú để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường Đại học Y Hải Phòng. Tác giả Trịnh Thúy Nga với đề tài “Quản lý trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN” đã chỉ ra thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có một luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động tự quản của học sinh trường tiểu học theo mô hình VNEN. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết, đồng thời có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý nhà trường và quản lý trường tiểu học Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục 2005, quy định: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”. Trong khoản 1 điều 58 quy định: Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục. Như vậy, quản lý trường học là nội dung quan trọng trong QLGD. Hoạt động của nhà trường được chuyên biệt hóa; do vậy, quản lý nhà trường cũng được chuyên biệt hóa [10, tr.35]. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan