Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường phổ thô...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện pác nặm tỉnh bắc cạn​

.PDF
133
105
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LỤC VĂN TRÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC CẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LỤC VĂN TRÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC CẠN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã ngành: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH NGỌC THẠCH THÁI NGUYÊN - 2016 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lý. Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2016 Tác giả Lục Văn Trân i LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tác giả xin trân trọng cảm ơn: Khoa Sau Đại học, khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoành thành luận văn. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Bắc Kạn, các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường PTDTNT Pác Nặm đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Trịnh Ngọc Thạch, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 26 tháng 6 năm 2016 Tác giả Lục Văn Trân ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................ v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ................4 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 4 1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 4 1.1.2. Sở lược về tình hình nghiên cứu trong nước ............................................. 5 1.2. Mốt số khái niệm cơ bản .............................................................................. 7 1.2.1. Văn hóa ...................................................................................................... 7 1.2.2. Lối sống ..................................................................................................... 8 1.2.3. Lối sống văn hóa........................................................................................ 9 1.2.4. Giáo dục lối sống có văn hóa cho học sinh phổ thông ............................ 11 1.3. Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT ... 16 1.3.1. Cơ sở pháp lý của việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT ................................................................... 16 iii 1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT ............... 18 1.3.3. Nội dung công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT.......................................................................... 21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT của Hiệu trưởng .......................... 22 1.4.1. Yếu tố tâm lý lứa tuổi .............................................................................. 22 1.4.2. Yếu tố nhà trường .................................................................................... 22 1.4.3. Yếu tố gia đình ........................................................................................ 23 1.4.4. Yếu tố xã hội............................................................................................ 23 Kết luận chương 1.............................................................................................. 26 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC CẠN ................................................. 27 2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình nhà trường .............................................. 27 2.2. Thực trạng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn ................................................................... 30 2.2.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về giáo dục lối sống văn hóa và vai trò của giáo dục lối sống văn hóa ......... 31 2.2.2. Thực trạng về lối sống văn hóa của học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.............................................................................. 43 2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn ........................ 53 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trường đối với hoạt động giáo dục lối sống văn hóa ..... 53 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản sinh, Đoàn thanh niên ...... 57 2.3.3. Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục lối sống văn hóa .................. 59 iv 2.3.4. Thực trạng quản lý các phương pháp giáo dục lối sống văn hóa ............ 63 2.4. Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường trong giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn ................................................................... 65 2.4.1. Thực trạng vai trò các lực lượng trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn .......... 65 2.4.2. Thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn...................................................................................................... 67 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn .......... 68 2.5.1. Đánh giá thực trạng ................................................................................. 68 2.5.2. Nguyên nhân thực trạng .......................................................................... 70 Kết luận chương 2.............................................................................................. 73 Chương 3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC CẠN .................................................................................................. 74 3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ............................................ 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................... 74 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 75 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 75 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn ............................... 75 3.2.1. Xây dựng các nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các văn bản của ngành giáo dục ........................................................................................... 75 v 3.2.2. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ............................. 78 3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ....... 81 3.2.4. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ......................................................................... 85 3.2.5. Chỉ đạo bộ phận Đoàn - Đội phát huy vai trò tiền phong trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ............................................... 88 3.2.6. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ..................................................... 91 3.2.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ................................................................................. 93 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 95 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất......... 95 Kết luận chương 3.............................................................................................. 98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99 1. Kết luận .......................................................................................................... 99 2. Khuyến nghị................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 103 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDCD Giáo dục công dân PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú TBCN Tư bản chủ nghĩa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 2.1. Xếp loại hạnh kiểm một số năm học ........................................... 29 Bảng 2.2. Số lượng học sinh bị kỷ luật qua một số năm ............................. 29 Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ........................................................................... 31 Bảng 2.4. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhận viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ......................................................... 33 Bảng 2.5. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh .............................................. 35 Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh .......................................................... 37 Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về những chuẩn mực của lối sống văn hóa cần phải giáo dục cho học sinh phổ thông..................... 41 Bảng 2.8. Thực trạng việc thực hiện chuẩn mực lối sống văn hóa của học sinh trong trường (đối tượng khảo sát là giáo viên) ............. 44 Bảng 2.9. Bảng khảo sát thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực về lối sống văn hóa của học sinh trong trường (đối tượng khảo sát là học sinh) ............................................................................. 47 Bảng 2.10. Những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh ............................ 49 Bảng 2.11. Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện làm theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh .............. 51 Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá đối với hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường .............................................................................. 54 Bảng 2.13. Những nguồn cung cấp thông tin giúp phụ huynh biết được các chủ trương, nội quy quy định về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh .......................................................................... 56 v Bảng 2.14. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của giáo viên trong nhà trường .............................. 57 Bảng 2.15. Các hình thức giáo dục lối sống văn hóa đã được nhà trường thực hiện .......................................................................... 60 Bảng 2.16. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục lối sống văn hóa........................................................................... 62 Bảng 2.17. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giáo dục lối sống văn hóa ................................................................................ 64 Bảng 2.18. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh .......................................................................... 66 Bảng 2.19. Sự phối hợp, chỉ đạo giữa các lực lượng trong hoạt động quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.......................... 67 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ......................................................................................... 96 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 97 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lý luận Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là ngoài việc “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bảo tồn các giá trị văn hóa...” [10]. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối, lối sống nói chung và việc giáo dục lối sống văn hóa nói riêng cho học sinh là hết sức cần thiết. 1.2. Về mặt thực tiễn Hiện nay tại các nhà trường PTDTNT nói chung và tại trường PTDTNT Pác Nặm nói riêng công tác giáo dục lối sống văn hóa học đường đã được thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Vẫn còn có học sinh có lối sống chưa phù hợp và có những hành vi, hành động chưa phù hợp với lứa tuổi, phong tục tập quán ở mức độ khác nhau. Đặc biệt ở những địa phương vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số theo học vấn đề này càng trở nên cần thiết. Công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức hay nói cách khác là chưa có phương pháp quản lý hoạt động này dẫn đến hiện tượng các nhà quản lý giáo dục không nắm được hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh được thực hiện đến đâu? Hiệu quả như thế nào? Lực lượng tham gia giáo dục là ai? Giáo dục những nội dung gì? Ngoài ra, có một số nhà quản lý giáo dục còn chủ quan cho rằng việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh là là thứ yếu, không quan trọng bằng dạy 1 kiến thức. Chính vì vậy mới dẫn đến hiện tượng một số học sinh người còn có lối sống vô tổ chức, lệch chuẩn văn hóa và đánh mất những nét đẹp vốn có của người Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng đồng thời chưa hình thành nên văn hóa đặc trưng của trường học. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên và để cho công tác quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của trường PTDNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn thật sự có hiệu quả thì người quản lý nhà trường phải có biện pháp quản lý tốt nhất. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn" làm luận văn Thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của trường PTDTNT Pác Nặm Bắc Cạn để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động này tốt hơn, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý giáo dục lối sống văn hóa hiện nay cho học sinh tại trường PTDTNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh tại trường PTDNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn. 4. Giả thuyết khoa học Các biện pháp quản lý công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông. 2 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý và các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn. 6.2. Khách thể điều tra: Cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trường PTDTNT Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm và phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7.3. Các phương pháp bổ trợ: phương pháp thống kê, phương pháp kiểm định giả thuyết. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Lối sống, văn hóa và lối sống văn hóa đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu và triển khai. Về thuật ngữ “Lối sống” lần đầu được nhà Xã hội học người Đức Max Weber (1864 - 1920) sử dụng như một khái niệm khoa học trong công trình nghiên cứu Xã hội học. Sự phân tầng của xã hội được Weber mô tả như hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là tầng lớp trên - những người sở hữu tư liệu sản xuất, phần giữa là tầng lớp trung lưu và phần đáy là tầng lớp nghèo khổ không của cải. Mỗi tầng lớp lại chia thành những nhóm nhỏ dựa trên địa vị, cơ may, thu nhập và tiện nghi sinh hoạt khác với những “lối sống” và “mức sống” khác nhau. Chính lối sống, kiểu sống của các nhóm này nói lên sự phân tầng của xã hội khi được ông mô tả bằng những số liệu thống kê xã hội học. Nhiều mặt, nhiều vấn đề của lối sống được các nhà Xã hội học phương Tây nghiên cứu trước đây: việc làm, sự khác biệt về giới, hôn nhân gia đình, ly hôn, tôn giáo. Tuy nhiên, các vấn đề đó chỉ được nghiên cứu tách rời, chưa theo hệ thống. Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ 20, ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, các nhà Xã hội học và Triết học đã phát triển mạnh mẽ lý thuyết “Lối sống XHCN Xô Viết” với hàng trăm tác phẩm đã đề cập đến bản chất, cấu trúc và chức năng của xã hội của lối sống, chẳng hạn N.M.Kêgiêrov với “Vấn đề lối sống trong chiến dịch tuyên truyền tư sản hiện nay”, V.I.Daxêpin với tác phẩm “Lối sống xã hội chủ nghĩa và sự phát triển về mặt tinh thần của con người”, hay X.X.Visnhicôxki với tác phẩm “Lối sống Xô Viết hôm nay và ngày mai”. Tuy có nhiều quan điểm và cách hiểu bản 4 chất của lối sống khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu các tác phẩm này đều nhất trí với nhau rằng, khái niệm lối sống được đặc trưng cho một hiện thực xã hội, nó là bản chất của một hình thái kinh tế xã hội nhất định được thể hiện trong đời sống hằng ngày của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau trong hoạt động của cá nhân. Lối sống được mô tả như một tập hợp những yếu tố của đời sống xã hội vật chất, xã hội và tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội và của nhóm người hay từng người trong xã hội, hoặc được xem như một phương thức hoạt động của cả một xã hội. Nhìn chung những nghiên cứu về lối sống của các nhà nghiên cứu ở các nước XHCN đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở. Tiêu chí của lối sống xã hội chủ nghĩa được xác lập bằng cách so sánh mang tính đối lập với lối sống TBCN. Việc nghiên cứu thường nặng về lý luận, kinh viện chứ chưa lý giải đúng mức các biểu hiện cụ thể, đặc trưng các lối sống, kiểu sống hiện thực của các nhóm xã hội hay cá nhân. Về lĩnh vực “văn hóa” có rất nhiều quan điểm khác nhau. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần; hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục và văn hóa văn nghệ; văn hóa được đặt trong phạm vi nếp sống lối sống, đạo đức xã hội. Văn hóa là sự hiểu biết nhằm định hướng cho sự phát triển theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Văn hóa là một trong những bộ phận quan trọng cho sự phát triển lâu bền nhiều mặt của một dân tộc. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về văn hóa như của nhà nhân loại học người Anh Edward Burnet Tylor (1832 - 1917), với tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”. Nhà nhân loại học người Mỹ Edward Sapir (1884 - 1939), với tác phẩm “Lý thuyết văn hóa”. 1.1.2. Sở lược về tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, vấn đề lối sống đã được đề cập một cách phong phú. Từ năm 1980, nhiều vấn đề lý luận về lối sống đã được đề cập trong nghiên cứu của một số tác giả. 5 Tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là gì”, bên cạnh đó tác giả Hà Xuân Trường với bài báo “Từng bước xây dựng nền văn hóa mới” đã đề cập đến nếp sống văn hóa và những mặt biểu hiện của nó” [27]. Những vấn đề về lối sống cũng được tác giả Lê Như Hoa đề cập tới khi “Bàn về lối sống, nếp sống xã hội chủ nghĩa” [23]. Đây là một công trình nghiên cứu lý luận và trình bày một cách có hệ thống các khái niệm, các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mô hình Chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986). Tác giả Đỗ Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống có văn hóa trong “Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam” [26]. Theo đó, lối sống có văn hóa là lối sống thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau và mỗi lối sống đều có một hệ chuẩn mực xã hội chi phối. Những công trình này cho thấy các tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận của lối sống theo những quan điểm khác nhau về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho việc nghiên cứu và xây dựng lối sống XHCN chống lại lối sống TBCN. Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi đất nước đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có nhiều công trình nghiên cứu về lối sống của học sinh, sinh viên và đề ra những giải pháp giáo dục lối sống cho giới trẻ. Một số tác giả tiêu biểu như: Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú” [17], đã đưa ra thực trạng lối sống của sinh viên cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực tại môi trường ký túc xá và đưa ra những kiến nghị nhằm cải tạo điều kiện sống ở ký túc xá cho sinh viên cũng như đưa ra những biện pháp giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên nội trú. Tác giả Văn Hùng cùng bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [24], đã phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở cửa, đồng thời mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới. 6 Tác giả Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang với đề tài: “Thực trạng lối sống của sinh viên đại học Sư phạm Thái Nguyên” [25], đã góp phần làm phong phú thêm việc nghiên cứu lối sống của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên ở miền núi phía Bắc. 1.2. Mốt số khái niệm cơ bản 1.2.1. Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì thế, không ít người đã đồng nhất nó với lối sống. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh. Khi nói các "trung tâm văn hóa", “nhà văn hóa” chính là nói theo cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là trình độ sống của mỗi người, thể hiện qua cách ăn uống, ăn ở, ăn mặc, đi đứng, nói năng, cư xử với thiên nhiên, với mọi người và với chính bản thân người đó trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong trường hợp này, văn hóa là thước đo trình độ sống của con người và các cấp độ được đánh giá sẽ là: trình độ văn hóa cao, trình độ văn hóa thấp; hoặc người có văn hóa và người vô văn hóa. Theo Từ điển triết học, “văn hóa” được định nghĩa như sau: “Nói đến văn hoá là nói đến toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong qúa trình lịch sử của mình”. Ở các nước phương Tây, văn hoá bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cultus, nghĩa ban đầu của cultus là vỡ đất, gieo trồng cây cối, làm nông nghiệp. Đến cuối thời kỳ Cổ đại khái niệm được phát triển thêm nghĩa trừu tượng để nói đến sự phát triển tinh thần, trí tuệ của con người và có thêm nghĩa là trồng người (giáo dưỡng). Theo quan niệm Trung Hoa cổ đại, văn hoá có thể hiểu là giáo hóa cái đẹp cho con người. Như thế văn hóa có thể coi là quan niệm về cái đẹp của một cộng 7 đồng mà quan niệm về cái đẹp của mỗi cộng đồng thường không giống nhau. Sự khác nhau trong quan niệm về cái đẹp tạo ra cái đẹp riêng đã làm nên nét độc đáo, khác biệt, nét cá tính hay còn gọi là bản sắc của mỗi cộng đồng. Đó là cơ sở để hình thành nên hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, văn hóa của mỗi quốc gia, văn hóa của từng dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, văn hóa vùng miền, văn hóa làng xã và văn hóa gia đình. Dĩ nhiên, văn hoá không đồng nhất với văn minh bởi vì văn minh thường gắn với trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất của một xã hội nên luôn biến đổi. Còn văn hoá là kiểu lựa chọn, là cách quan niệm về cái đẹp của mỗi cộng đồng nên thường ổn định. Có thể nói, nếu văn minh là mặt động của một xã hội thì văn hoá chính là mặt tĩnh của xã hội đó. Cho nên có những dân tộc còn lạc hậu, chưa văn minh nhưng vẫn có nền văn hoá riêng hết sức độc đáo. 1.2.2. Lối sống Thuật ngữ lối sống theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự kết hợp biện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã đề cập đến khái niệm lối sống ở nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng nhìn chung, các khái niệm lối sống được xem xét với một góc nhìn tổng hợp, đề cập đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạt động sống và điều kiện sống, giữa hoạt động sản xuất và hoạt động tinh thần của con người. Nghiên cứu lố i số ng gắ n liề n với hoa ̣t đô ̣ng của con người và mô ̣t hình thái kinh tế - xã hô ̣i nhấ t đinh, ̣ GS Thanh Lê quan niê ̣m: “Nói đến “lối sống” là nói rõ con người số ng như thế nào, để làm gì, họ làm những gì, cuộc số ng của họ chứa đựng những hành vi nào. Vì thế , thực chấ t, lố i số ng không những chỉ bao quát những điều kiện số ng mà là toàn bộ những hình thức hoạt động số ng của con người trong quá trình sản xuấ t của cải vật chấ t và tinh thầ n cũng như trong các liñ h vực xã hội - chính tri ̣ và gia đình - sinh hoạt” [28, tr.109]. Xem lố i số ng như những quan hê ̣ xã hô ̣i, PGS,TS Lê Như Hoa cho rằ ng: “Lối sống là một khái niệm bao gồm các mối quan hệ kinh tế - xã hội, tư 8 tưởng, tâm lý đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ khác của con người. Đặc trưng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [23, tr. 9]. Quán triê ̣t quan điể m của chủ nghĩa Mác - Lênin về lố i số ng, GS Vũ Khiêu đã đưa ra mô ̣t khái niê ̣m lối số ng theo nghiã rô ̣ng: “Lối sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấ p, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điề u kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhấ t định và biểu hiện trên các liñ h vực của đời số ng: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hê ̣ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thầ n và văn hóa” [27, tr. 514]. Qua một số định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng, điể m chung cơ bản của các tác giả khi đinh ̣ nghiã về lối sống là ở chỗ, coi lố i số ng bao hàm tấ t cả các lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng số ng cơ bản của con người, từ lao đô ̣ng, sinh hoa ̣t, hoạt đô ̣ng xã hội - chiń h tri ̣và giải trí. Chính vì vậy, để tiế p câ ̣n đươ ̣c đầ y đủ nô ̣i dung và pha ̣m vi rô ̣ng lớn, đa tầng và đa nghĩa của lố i số ng không thể chỉ dừng la ̣i ở cấ p đô ̣ bản thể luâ ̣n mà phải biế t xuấ t phát từ đó để tiế p câ ̣n xã hô ̣i ho ̣c và văn hóa ho ̣c đố i với lố i số ng. Chúng tôi cho rằng: Lố i số ng là tổng hợp những biểu hiện hoạt động của cá nhân và của cộng đồng qua phương thức sản xuất, qua giao tiếp xã hội, tạo nên một kiểu sinh hoạt, một phong cách sống của cá nhân và cộng đồng đó. 1.2.3. Lối sống văn hóa Văn hóa là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và trong ngôn ngữ khoa học. Do khái niệm văn hóa được sử dụng và phản ánh nhiều lĩnh vực của nhiều ngành khoa học cụ thể như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, triết học, văn hóa học,… Văn hóa trong quan niệm của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không những không tách rời, mà nó còn là một bộ phận hữu cơ của chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Các vấn đề về văn hóa, học thuyết về văn hóa của chủ nghĩa Mác có mối liên hệ nội tại với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Trên quan điểm 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan