Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan h...

Tài liệu Luận văn phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan hải quan trên địa bàn thành phố hồ chí minh

.PDF
86
157
138

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUÝ THẮNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUÝ THẮNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGUYÊN THANH Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác. Các dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ, đúng quy định và là kết quả nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Nguyễn Quý Thắng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................5 1.1. Cơ sở của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...........................5 1.2. Đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của Hải quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..................................19 1.3. Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. ................................27 Chương 2: THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................29 2.1. Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy thông qua xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng kiểm soát ma túy của Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................29 2.2. Hoạt động phòng ngừa chung và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan Hải quan đối với tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................................................36 Chương 3: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......57 3.1. Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................57 3.2. Một số biện pháp phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. ..............................66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự LTCCQĐTHS : Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự QLNN : Quản lý nhà nước TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XC,NC : Xuất cảnh, nhập cảnh XHCN : Xã hội chủ nghĩa XK,NK : Xuất khẩu, nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả bắt giữ ma túy từ năm 2014 đến năm 2018 của Cục Hải quan TP.HCM. ..........................................................................................................45 Bảng 2.2. Tỉ lệ các loại ma túy bị thu giữ qua địa bàn hoạt động hải quan TP.HCM ....................................................................................................................46 Bảng 2.3. Tỉ lệ các vụ bắt giữ ma túy qua các địa bàn hoạt động hải quan TP.HCM ....................................................................................................................48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Trong những năm gần đây nạn lạm dụng ma tuý có xu hướng gia tăng, các đối tượng phạm tội về ma tuý ngày càng có nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới và các hành vi khác liên quan đến ma tuý xảy ra trong địa bàn hoạt động hải quan đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. TP.HCM không chỉ được coi là địa bàn tiêu thụ ma tuý mà còn là địa bàn sản xuất, mua bán và vận chuyển ma tuý đi các nước của các cá nhân, tổ chức buôn lậu ma tuý. Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan hữu quan, trong đó Hải quan được xem là lực lượng nòng cốt ngăn chặn tội phạm ma tuý ngay tại biên giới, không để ma túy thâm nhập vào nội địa và đi ra nước ngoài. Đây là một cuộc đấu tranh thầm lặng, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp, quyết liệt và lâu dài, đối tượng phạm tội ma tuý với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng luôn lợi dụng những sơ hở trong chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh để vận chuyển ma túy qua đường hàng không, đường biển, bưu điện quốc tế và các địa bàn hoạt động hải quan khác, tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan Hải quan. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống, nhưng do tác động của nhiều yếu tố và tính phức tạp của loại tội phạm về ma túy nên hiệu quả phát hiện các hành vi vận chuyển ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM chưa cao. Vì vậy, việc phòng, chống tội vận chuyển trái phép ma tuý thuộc lĩnh vực hoạt động của hải quan trên địa bàn TP.HCM thực sự là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, học viên mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.” 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề tội phạm ma túy và phòng ngừa tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép ma túy đã có nhiều sách báo, bài viết, công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể, của các cơ quan chức năng như: “ Đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hà; “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng chống” của tác giả Đặng Thị Huệ, đề tài thạc sĩ luật học, năm 2011 và “ Các tội phạm về ma túy qua đường hàng không trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Vũ Đức Dũng, đề tài thạc sĩ luật học năm 2012, Học viện Khoa học xã hội. Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên đã đề cập nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về mặt lý luận về tội phạm ma tuý và đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, nhưng chưa đề cập cụ thể đến công tác phòng chống tội vận chuyển trái phép ma tuý trên địa bàn TP.HCM của cơ quan Hải quan với tư cách là một chủ thể phòng ngừa đặc biệt - vừa là cơ quan QLNN trong lĩnh vực hải quan, vừa là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận khoa học về phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy nói chung và phòng ngừa tội vận chuyển ma tuý qua biên giới nói riêng; hệ thống chủ thể phòng ngừa; tìm hiểu thực trạng tội vận chuyển trái phép ma tuý và công tác phòng, chống trên địa bàn TP.HCM của lực lượng Hải quan; đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vận chuyển ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu làm rõ lý luận về phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM. 2 - Nghiên cứu thực trạng phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý và hoạt động phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan TP.HCM, với tư cách là một chủ thể đặc biệt. Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi hoạt động phòng ngừa của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phòng, chống tệ nạn ma túy nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng Quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kế, trực tiếp khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi lấy ý kiến chuyên gia, so sánh thông qua các báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý hàng năm của ngành Hải quan và của Cục Hải quan TP.HCM. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài là tài liệu tổng kết thực tiễn, tình hình phát hiện, đấu tranh với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM; nó bổ sung làm phong phú về mặt lý luận đối với công tác phòng ngừa với loại tội phạm này. Những kiến nghị, giải pháp của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan của Cục Hải quan TP.HCM. 3 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chương 2: Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Cơ sở của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Phòng ngừa tội phạm ma túy là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân nhằm tác động lên những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm ma túy hoặc là nguồn gốc làm phát sinh những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma túy nhằm làm giảm đến mức thấp nhất số vụ phạm tội ma túy và tác hại do tội phạm ma túy gây ra. Các tội phạm về ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực có liên quan đến nguồn cung cấp chất ma túy và nguồn tiêu thụ các chất ma túy. Giảm nguồn cung cấp ma túy có nghĩa là làm giảm nguồn trồng các loại cây có chất ma túy, giảm sản xuất, tổng hợp chất ma túy, giảm nguồn cung cấp chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, từ đó làm giảm tội phạm ma túy và hệ quả của tệ nạn ma túy ở trong nước. Giảm nhu cầu sử dụng ma túy nghĩa là làm giảm số người lạm dụng ma túy dưới mọi hình thức. Hệ quả sẽ trực tiếp làm giảm số người tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sản xuất các chất ma túy, từ đó sẽ góp phần từng bước loại trừ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Như vậy, phòng ngừa tội phạm ma túy là quá trình kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ: làm giảm nguồn cung cấp chất ma túy và làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy. Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp như tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu tác hại của ma túy, không sử dụng ma túy, không trồng cây có chất ma túy; tiến hành các biện pháp cai nghiện ma túy; kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển chất ma túy, tiền chất từ nước ngoài vào Việt nam và từ Việt Nam ra nước ngoài góp phần làm giảm được nguồn 5 cung cấp ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; tăng cường hợp tác quốc tế; xóa bỏ mọi sơ hở, thiếu sót và những điều kiện xã hội làm nảy sinh tội phạm ma túy. Như vậy phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành theo hai hướng cơ bản: Thứ nhất: Phòng ngừa theo nghĩa hẹp, phòng ngừa xã hội là không để cho tội phạm ma túy xảy ra bằng cách thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma túy. Thứ hai: Phòng ngừa theo nghĩa rộng, phòng ngừa nghiệp vụ là phòng ngừa tội phạm bằng mọi cách không để tội phạm ma túy xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, đồng thời bằng mọi biện pháp làm giảm tình trạng phạm tội ma túy, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội ma túy. Như vậy, khái niệm phòng ngừa tội phạm ma túy bao hàm cả việc áp dụng các biện pháp đấu tranh ngăn chặn để tiến tới đẩy lùi tình trạng phạm tội ma túy . Phòng ngừa tội phạm là không để tội phạm xảy ra. Đây là phương hướng cơ bản, quan trọng nhất trong phòng ngừa tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, là mong muốn của xã hội. Mặt khác nguyên nhân của tình trạng phạm tội ma túy mang tính xã hội, cho nên hoạt động ngừa tình trạng phạm tội ma túy là trách nhiệm của toàn xã hội. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy phải được thực hiện một cách đồng bộ trong từng thời gian, từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, từng địa phương và từng ngành hoặc phạm vi toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và mọi công dân. Trong nội dung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, phòng ngừa tội phạm ma túy là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đòi hỏi sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân vào hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy, trong đó các cơ quan bảo vệ pháp luật là lực lượng nòng cốt. Mức độ tham gia tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể, trong đó,cơ quan bảo vệ pháp luật, được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ma túy luôn là chủ thể đương nhiên và có tính chuyên môn cao. 6 Chủ thể phòng ngừa tội phạm ma túy là các tổ chức nhà nước và xã hội, là các công dân thực hiện chức năng hoạt động có mục đích để loại trừ, hạn chế và làm suy yếu các quá trình, các hiện tượng và tình huống thuận lợi cho tội phạm ma túy xảy ra. Để thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng, nhiều ngành, của các tổ chức, đoàn thể và của công dân tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, cơ quan, tổ chức và công dân. Hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành bởi các chủ thể sau: - Một là, Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tiến trình cách mạng trong đó có hoạt động phòng ngừa tội phạm. Với quan điểm coi ma túy như giặc ngoại xâm, đứng trên tư cách là chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm nhưng ở vị trí người lãnh đạo, Đảng đã chỉ đạo công tác phòng ngừa tội phạm ma túy thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng chống ma túy; quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đấu tranh với sự xâm nhập của ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam; Đảng thông qua các cấp bộ Đảng và từng đảng viên để chỉ đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy; các cấp ủy Đảng thường xuyên nghe báo cáo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng ngừa tội phạm để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn nhằm khắc phục những sai sót, khuyết điểm đảm bảo cho hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy đi đúng hướng và có hiệu quả. - Hai là, các cơ quan quyền lực và các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh tế, xã hội, quản lý hành chính. Đây là nhóm chủ thể quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy. Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành pháp luật, ra các nghị quyết về công tác phòng chống ma túy làm cơ sở và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện; giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy của các cơ quan, tổ chức xã hội. 7 - Ba là, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục... Đây là nhóm chủ thể rất quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp với chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan này trong phòng ngừa tội phạm là quản lý, tổ chức điều hành, phối hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy. Các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa với tư cách là cơ quan trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm, chức năng chính là quản lý và tổ chức hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn. Ngành văn hóa thông tin thông qua tuyên truyền tác hại của tệ nạn ma túy, phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy mà nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm ma túy trong quần chúng nhân dân. Ngành công nghiệp quản lý chặt chẽ việc cấp phép XK, NK tiền chất, không để thất thoát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp để bọn tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp. Ngành y tế quản lý chặt chẽ các chất ma túy, thuốc tân dược gây nghiện, tiền chất trong lĩnh vực y tế không để thất thoát ra thị trường tự do là góp phần phòng ngừa tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy. Sự tham gia của các ngành trong công tác phòng chống ma túy sẽ góp phần xóa bỏ những cơ sở xã hội, những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng. - Bốn là, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, công dân là những chủ thể quan trọng của của hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó như Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên... là cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Hoạt động của tổ chức và công dân là phối hợp, hỗ trợ, tham gia cùng các cơ quan, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn của các ngành giáo dục kiến thức phòng chống ma túy, phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy; tham gia soạn thảo, xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm, trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa cụ thể ở địa bàn, khu vực. 8 - Năm là, các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan tư pháp và các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm ma túy như cơ quan Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường... Trong hệ thống cơ quan, tổ chức trên đây thì hầu hết hoạt động phòng, chống tội phạm ma túy được thực hiện trong nội địa thì hoạt động kiểm soát ma túy của cơ quan Hải quan được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan, đó là địa bàn biên giới, cửa khẩu. Cơ quan Hải quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh tại địa bàn hoạt động hải quan vừa trực tiếp phát hiện, bắt giữ các tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung, vừa có tác dụng răn đe, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất qua biên giới. Đây là loại tội phạm mà cơ quan Hải quan thường xuyên đối mặt khi làm nhiệm vụ. Quá trình phòng, chống tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa các khâu điều tra của cơ quan điều tra chuyên trách và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm ngư...) với khâu truy tố, xét xử Viện kiểm sát và Tòa án. 1.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan Hải quan là một chủ thể trong phòng ngừa tội phạm, trong đấu tranh, phòng chống tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Nó được thể hiện qua các quy định của pháp luật với nội dung sau: - Thứ nhất: Vị trí, vai trò của cơ quan Hải quan với tư cách là cơ QLNN trong đấu tranh phòng, chống tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy Trải qua hơn 70 năm hoạt động của mình ngành Hải quan đều được xác định là lực lượng bảo vệ biên cương tổ quốc về mặt kinh tế đối ngoại, có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh; đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. 9 Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau: Kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra, xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK; thực hiện thống kê hàng hóa XK, NK theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp QLNN về hải quan đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định quy định của nhà nước về hải quan; hợp tác quốc tế với hải quan các nước. Những nhiệm vụ, quyền hạn trên của Hải quan Việt Nam cũng là những nhiệm vụ, quyền hạn mà hầu hết các Nhà nước trên thế giới đều giao cho cơ quan Hải quan. Đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất, thể hiện tính chất, đặc điểm hoạt động hải quan, gắn liền với sự tồn tại, phát triển lực lượng Hải quan. - Với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương (Tổng cục Hải quan) xuống địa phương (Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương), các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và các đơn vị tương đương thuộc cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố). Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, chỉ đạo, điều hành quản lý từ Trung ương xuống cơ sở. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của hải quan cấp trên. Theo quy định của Luật Hải quan, cơ quan Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về hải quan. Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp thực hiện phối hợp thực hiện QLNN trong lĩnh vực hải quan, trong đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hải quan như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, kiểm dịch y tế, kiểm tra văn hóa... Mọi tổ chức, cá 10 nhân thực hiện XK,NK, quá cảnh hàng hóa, XC,NC, quá cảnh phương tiện vận tải là đối tượng quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của cơ quan QLNN trong lĩnh vực hải quan. - Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan Nhà nước trên trong QLNN đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh, đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan đóng vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện. Bởi vì, Hải quan Việt Nam có địa bàn hoạt động đặc thù tại các cửa khẩu, các địa bàn do pháp luật quy định, thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động XK, NK hàng hóa, XC, NC phương tiện vận tải, đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật về hải quan đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan, mà chỉ có cán bộ, công chức hải quan, những người được đào tạo đúng chuyên môn có khả năng đưa ra những biện pháp tác động quản lý phù hợp, có hiệu quả. Trong địa bàn hoạt động hải quan còn nhiều cơ quan hữu quan QLNN theo chuyên ngành, với vai trò chủ đạo của mình cơ quan Hải quan phải bảo đảm cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng không được vi phạm thời hạn thông quan cho hàng hóa, phương tiện theo luật định, tránh sự chồng chéo, tranh chấp, tạo khe hở cho tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới lợi dụng. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo cáo ngay cho cơ quan Hải quan để kiểm tra, xử lý. Nếu hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra xử lý theo quy định 11 của pháp luật. Trường hợp này cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Trong mối quan hệ này, cơ quan Hải quan là chủ thể phối hợp. Thứ hai: Vị trí, vai trò của cơ quan Hải quan với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự. Đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói chung và tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là một nhiệm vụ không thể thiếu của lực lượng Hải quan. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tội phạm ma túy là mục tiêu đấu tranh chung của nhân loại, trong đó hải quan các nước trên thế giới đều coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đảng, Nhà nước ta xác định Hải quan là một trong những lực lượng có nhiệm vụ phòng, chống kiểm soát ma túy cùng lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng. Một trong những văn bản đầu tiên của nhà nước ta cũng xác định điều này, tại mục 3 của Nghị quyết 06/CP ngày 29-01-1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy quy định về phân công trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy “Bộ nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác trên toàn lãnh thổ”. Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình cơ quan Hải quan, công chức Hải quan có những thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cụ thể là không chỉ được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính mà còn được thực hiện các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung và tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng. “Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan Hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra 12 phải theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự... Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.” [19, tr.96,97] Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được Luật Hải quan quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Hải quan trong công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung và tội vận chuyển, mua bán trái phép ma túy qua biên giới nói riêng; các văn bản pháp luật của Nhà nước còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra đối với các vụ án hình sự của cơ quan Hải quan. Theo đó, Điều 164 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, như sau: “1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn: a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. b. Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. …4. Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan… thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.” 13 Nhằm cụ thể hóa quyền hạn điều tra của cơ quan Hải quan theo quy định của BLTTHS, Điều 33 LTCCQĐTHS qui định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Hải quan: “1. Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.” Theo quy định của pháp luật thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong đó có cơ quan Hải quan không phải là cơ quan điều tra, những cán bộ tham gia điều tra không phải là điều tra viên. Việc quy định như trên là xuất phát từ sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hải quan được Nhà nước giao cho. Bởi vì, trong địa bàn, lĩnh vực hoạt động hải quan thường xuất hiện những hành vi đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó, cho nên pháp luật mới giao cho cơ quan Hải 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan