Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng tại tỉnh quảng ...

Tài liệu Luận văn phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng tại tỉnh quảng nam

.PDF
90
272
86

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÂM ĐÌNH ĐỨC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÂM ĐÌNH ĐỨC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là những kiến thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, nghiên cứu tài liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hồ Sỹ Sơn. Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lâm Đình Đức MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG ..............................................7 1.1. Khái niệm, cơ sở, nguyên tắc, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ............................................................................7 1.2. Cơ chế phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng..........................19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM ............................ 32 2.1. Thực trạng nhận thức mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ..................................................................32 2.2. Thực trạng xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ..............................................................................................................34 2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng .............................................................................................. 37 2.4. Kết quả của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ............45 CHƯƠNG 3. TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM ............................ 56 3.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng và khả năng phòng ngừa tình hình các tội này tại tỉnh Quảng Nam .................................................................56 3.2. Tăng cường nhận thức mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ........................................................... 59 3.3. Tăng cường xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ........................................................................................................61 3.4. Tăng cường tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình các tội xâm phạm trật tự công cộng ........................................................................................................69 3.5. Tăng cường các nguồn lực cho phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ..................................................................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQG : An ninh quốc gia ANTQ : An ninh Tổ quốc ANTT : An ninh trật tự CAND : Công an nhân dân TTATXH : Trật tự an toàn xã hội TTCC : Trật tự công cộng TTXH : Trật tự xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội xâm phạm TTCC là loại tội phạm nguy hiểm xâm phạm các quy định của nhà nước về TTCC gây ra những thiệt hại về tài sản của nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở những nơi công cộng. Trong những năm qua, tình hình các tội xâm phạm TTCC diễn biến phức tạp, có sự gia tăng cả về số lượng và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt, các đối tượng phạm tội có sự liên kết thành các băng nhóm, hình thành các đường dây phạm tội có tổ chức, hoạt động manh động, tinh vi, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng kinh tế phát triển trọng điểm miền Trung, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng. Thời gian qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều diễn biến phức tạp, số vụ việc có liên quan đến TTATXH luôn chiếm tỉ lệ cao và cơ cấu tội phạm đa dạng. Nằm trong xu hướng chung đó, tình hình các tội xâm phạm TTCC trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, từ năm 2014 đến năm 2018, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử tổng cộng 978 vụ án xâm phạm TTCC, với 1.421 bị cáo, trung bình 195.6 vụ/năm và 284.2 bị cáo/năm. Tình hình trên đây phải được kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, nếu không sẽ gây hậu quả phức tạp, khó lường về ANTT. Yêu cầu đặt ra là cần phải làm tốt công tác phòng ngừa để giải quyết được từ đầu, tại chỗ, hạn chế và tiến tới triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tình hình các 1 tội xâm phạm TTCC. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Nam đã phát huy vai trò chủ công, nòng cốt trên mặt trận phòng ngừa tình hình tội phạm, đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC và đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào sự nghiệp bảo đảm ANTT. Song thực tiễn hoạt động này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, nhất là: Nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC còn hạn chế; việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tấn công trấn áp các tội xâm phạm TTCC ở một số địa phương còn yếu, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của quần chúng nhân dân. Các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC đã được triển khai nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC còn mỏng, trình độ năng lực còn hạn chế; việc phối hợp giữa các cơ quan, chức năng trong phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC có nơi, có lúc chưa kịp thời, chặt chẽ nên hiệu quả đạt được chưa cao. Về mặt lý luận, đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở các ở các khía cạnh và mức độ khác nhau về đấu tranh phòng, chống tình hình các tội phạm TTCC. Mặc dù vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam. Từ những lập luận nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng tại tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thời 2 gian qua, đã có một số nhà luật học, tội phạm học quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ khác nhau, cụ thể: - Giáo trình “Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), chương X: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, TTCC”, Võ Khánh Vinh, năm 2001. - Luận văn thạc sĩ “Các tội xâm phạm TTCC trong luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang”, Triệu Văn Nam, năm 2016. - Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam”, Vũ Ngọc Khánh, năm 2014. - Luận văn thạc sĩ “Tội gây rối TTCC trong luật Hình sự Việt Nam”, Nguyễn Thanh Hải, năm 2011. - Luận văn thạc sĩ “Tội chứa mại dâm trong luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội”, Nguyễn Thu Huyền, năm 2015. Những công trình khoa học nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm TTCC nói chung hoặc một số tội phạm riêng lẽ trong nhóm các tội phạm xâm phạm TTCC, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, đề tài luận văn có tính độc lập và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC và khảo sát thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam, luận văn đề ra các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. - Khảo sát và đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam. - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. - Về địa bàn: Luận văn nghiên cứu, khảo sát tại địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã nghiên cứu nhiều loại tài liệu tại Thư viện của Học viện Khoa học xã hội, tại Công an tỉnh Quảng Nam, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam... Qua đó đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận, tập hợp các số liệu nhằm giải 4 quyết các vấn đề được đề cập trong luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng để phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam, qua đó tổng hợp làm rõ nhận thức lý luận và đánh giá thực trạng của hoạt động phòng ngừa trên. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả nghiên cứu các bài viết, các báo cáo thực tiễn về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu được về thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam, tác giả tiến hành thống kê, so sánh làm cơ sở để chứng minh làm rõ các vấn đề được đề cập trong luận văn. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả tranh thủ ý kiến của những người có trình độ cao, am hiểu sâu về lý luận, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC thông qua việc xin ý kiến đánh giá, nhận xét của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau: Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp nhất định vào phát triển khoa học phòng ngừa tội phạm. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng vào thực tiễn phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại tỉnh Quảng Nam và trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu 5 tham khảo tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành luật ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng. Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng tại tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng tại tỉnh Quảng Nam. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG 1.1. Khái niệm, cơ sở, nguyên tắc, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng 1.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng Phòng ngừa tình hình tội phạm là khái niệm cơ bản của tội phạm học, vấn đề này luôn được các nhà khoa học đặt ra nghiên cứu và được các nhà lập pháp đề cập đến trong các văn bản luật. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phòng ngừa tình hình tội phạm, cụ thể: Quan điểm thứ nhất cho rằng, phòng ngừa tình hình tội phạm là việc áp dụng các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… do các cơ quan, tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện phạm tội; không để tội phạm xảy ra; làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Theo quan điểm này, phòng ngừa tình tội phạm bao gồm cả hoạt động phòng ngừa và hoạt động đấu tranh chống tội phạm. Quan điểm này được đa số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận về tội phạm học ủng hộ. Quan điểm thứ hai cho rằng, phòng ngừa tình hình tội phạm chỉ là các hoạt động tác động vào nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước không để tội phạm xảy ra và loại trừ nguyên nhân phát sinh tội phạm. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phòng ngừa tình hình tội phạm nhưng tựu trung lại, phòng ngừa tình hình tội phạm trước hết là việc làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên phạm vi toàn xã hội, từ đó áp dụng các biện pháp nhằm xóa bỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, xóa bỏ nguồn gốc phát sinh tội phạm. Đồng thời tiến hành 7 quản lý, giáo dục đối với những người có điều kiện, khả năng phạm tội nhằm không để họ tiếp tục thực hiện tội phạm, ngăn chặn, hạn chế, làm giảm tình hình tội phạm, tiến tới loại bỏ tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Để phòng ngừa tình hình tội phạm đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác nhau với sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh, tạo điều kiện cho việc phát triển, hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN. Tội phạm xâm phạm TTCC là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm các quy định của Nhà nước về TTCC, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, tài sản của công dân, xâm phạm đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng. Các tội xâm phạm TTCC được quy định từ điều 318 đến điều 329 thuộc mục 4, chương XXI, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bao gồm 12 tội danh: Tội gây rối TTCC; tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt; tội hành nghề mê tín, dị đoan; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; tội rửa tiền; tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp; tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Tình hình các tội xâm phạm TTCC là một bộ phận trong cơ cấu tình hình tội phạm. Do vậy, phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC không thể tách rời phòng ngừa tình hình tội phạm cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC là hoạt động phòng ngừa đối với nhóm tội phạm cụ thể, vì vậy phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC mang những nét đặc trưng riêng, trong đó phải xác định các vấn đề cụ thể sau: 8 Một là, phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC phải tiến hành đồng bộ các biện pháp chính trị, kinh tế, pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành, hành chính, giáo dục… để nghiên cứu, tìm ra và hạn chế, triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm các tội xâm phạm TTCC. Hai là, phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC được tiến hành một cách có hệ thống, có tính xã hội cao với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án là lực lượng trung tâm và nòng cốt. Đây là lực lượng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm nói riêng; lực lượng này được đào tạo bài bản, được áp dụng các phương tiện, biện pháp nghiệp vụ vào thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm và phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác để triển khai các biện pháp phòng ngừa. Ba là, mục đích của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC là nghiên cứu, tìm ra và hạn chế, triệt tiêu những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTCC nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ tình hình tội phạm đó ra khỏi đời sống xã hội. Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, kinh tế, pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành, hành chính, giáo dục… do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng để nghiên cứu, tìm ra và hạn chế, triệt tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng, nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng ra khỏi đời sống xã hội”. 1.1.2. Cơ sở của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự công cộng - Cơ sở chính trị: Phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng 9 ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC nói riêng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đảng ta luôn xác định đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng. Đảng chỉ rõ: “Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm phải kết hợp chặt chẽ chủ động tiến công với chủ động phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính” [2, tr.5]. Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” đã đặt ra mục đích: “Trong thời gian tới, công tác phòng, chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới; tạo ra môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân” [5, tr.3]. Để đạt được mục đích đó Chỉ thị số 48-CT/TW đã đề ra 4 yêu cầu và 9 nhiệm vụ chủ yếu trong phòng, chống tội phạm. Trong đó, Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là: “Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình; đề ra các nghị quyết, chương trình để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phòng, chống tội phạm” [5, tr.5]. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp phòng, chống tội phạm, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực, hội nhập quốc tế. Đặc biệt Nghị quyết số 28-NQ/TW 10 đã đặt ra vấn đề “bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ xa”, tức là tăng cường các hoạt động phòng ngừa trong đó có phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. Nghị quyết số 28-NQ/TW đã chỉ rõ: “Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm phải lấy việc giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật” [2, tr.4]. Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm ANTT trong tình hình mới” cũng đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT. Chỉ thị nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trong tình hình mới; trong công tác phòng, chống tội phạm phải lấy chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn công trấn áp tội phạm. Bên cạnh đó, các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều đặt ra nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó có hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt ra 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH” [13, tr.5]. Tại tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các nghị quyết chỉ đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong đó có phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. Điển hình, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra giải pháp bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ gìn TTATXH: 11 “Chủ động nắm bắt, dự báo chính xác tình hình, phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ANTT, giữ vững ổn định chính trị và TTATXH” [30, tr.13]. Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 15/3/2011 của Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các tổ chức Đảng, các ban ngành, đoàn thể, địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW đã chỉ rõ: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình… Huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng và nhân dân vào công tác phòng, chống tội phạm”… Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT là cơ sở chính trị quan trọng để các cơ quan ban ngành, nòng cốt là các cơ quan bảo vệ pháp luật triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm trong đó có phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. - Cơ sở lý luận: Lý luận về tội phạm học đã chỉ ra rằng, tình hình tội phạm trong đó có tình hình các tội xâm phạm TTCC là hiện tượng xã hội tiêu cực chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của xã hội loài người và sẽ mất khi khi các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm đó không còn nữa. Nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình các tội xâm phạm TTCC là sự tác động qua lại giữa các yếu tố khách quan của môi trường sống với các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân mỗi con người làm phát sinh tình hình các tội xâm phạm TTCC. Chính vì vậy, phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC là hoạt động có thể thực hiện được nếu như xác định đúng nguyên 12 nhân, điều kiện làm phát sinh, thúc đẩy loại tội phạm này xuất hiện, từ đó áp dụng hệ thống các biện pháp để hạn chế, triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện đó nhằm loại bỏ tình hình các tội xâm phạm TTCC ra khỏi đời sống xã hội. Để phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC trên một địa bàn, vùng, miền cụ thể thì ngoài việc xác định nguyên nhân, điều kiện chung nhất, đặc thù nhất của tình hình các tội xâm phạm TTCC còn phải xác định những nét đặc trưng về đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường xã hội… của địa bàn, vùng, miền đó là nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTCC. Vì vậy, để phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC tại một địa bàn cụ thể có hiệu quả thì phải xác định được đầy đủ nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTCC tại địa bàn đó, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp, tức là các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm phải được thiết kế cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, vùng, miền cụ thể với các đối tượng có đặc điểm nhân thân khác nhau. - Cơ sở pháp lý: Cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong phòng ngừa tình hình tội phạm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có các quy định về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC nói riêng, cụ thể: Điều 4, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “(1) Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. (2) Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra 13 tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình. (3) Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm” [20, tr.3]. Đặc biệt, từ điều 318 đến điều 329, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định một cách cụ thể các tội xâm phạm TTCC. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để các chủ thể triển khai các hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. Điều 2, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bộ luật Tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [21, tr.2]. Điều 16, Luật CAND năm 2014 quy định: “CAND có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [24, tr.7]. Khoản 4, Điều 8, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định: “Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa” [25, tr.4]. Bên cạnh đó, Luật khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013, Nghị định 167/2013/NĐ-CP… cũng có những điều, khoản quy định về phòng ngừa tình hình tội phạm. 14 Những văn bản pháp lý trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan chức năng trong việc triển khai hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC. - Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua, tình hình các tội xâm phạm TTCC diễn biến phức tạp, có sự gia tăng cả về số lượng và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt, các đối tượng phạm tội xâm phạm TTCC có sự liên kết thành các băng nhóm, hình thành các đường dây phạm tội có tổ chức, hoạt động manh động, tinh vi, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Để ổn định tình hình an ninh chính trị, TTATXH, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước thì việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC nói riêng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn xã hội. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành, trọng tâm là các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; đặc biệt, đã xây dựng các kế hoạch, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC, quá trình triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào sự nghiệp bảo đảm ANTT. Mặc dù vậy, hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức đẩy lùi tội phạm, còn xảy ra nhiều vụ đánh bạc với quy mô lớn, hoạt động có tổ chức, tội phạm gây rối TTCC, rửa tiền, chứa mại dâm, môi giới mại dâm diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTCC là vấn đề cấp thiết. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan