Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phong cách thơ anh thơ...

Tài liệu Luận văn phong cách thơ anh thơ

.PDF
144
132
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------ĐINH THỊ LỆ THỦY phong cách thơ anh thơ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------ĐINH THỊ LỆ THỦY phong cách thơ anh thơ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lưu Khánh Thơ Hà Nội – 2010 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của luận văn 5 6. Cấu trúc luận văn 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT. 6 ANH THƠ TỪ THƠ MỚI ĐẾN THƠ CÁCH MẠNG 1. Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật 6 2. Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam hiện đại 8 2.1. Tác giả Anh Thơ 8 2.2. Anh Thơ quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời 9 2.3. Anh Thơ trong phong trào Thơ mới 12 2.3.1. Khái quát về phong trào Thơ mới 12 2.3.2. Đôi nét về các nhà thơ nữ trong phong trào Thơ mới 15 3. Anh Thơ và những chặng đường thơ sau Cách mạng 22 3.1. Thơ ca kháng chiến chống Pháp và những đóng góp của Anh Thơ 22 3.2. Anh Thơ và đội ngũ thơ nữ trong giai đoạn chống Mĩ 25 CHƯƠNG II: PHONG CÁCH ANH THƠ NHÌN TỪ NỘI DUNG TRỮ TÌNH 30 1. Đối tượng thẩm mĩ trong thơ Anh Thơ 30 1.1. Cảnh quê, tình quê trong thơ Anh Thơ trước Cách mạng 30 1.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên mang đậm hương vị làng quê 33 1.1.2. Cảnh sinh hoạt lao động nơi làng quê 46 Trang 1.1.3. Những lễ hội, phong tục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 51 1.2. Cảnh quê, tình quê trong thơ Anh Thơ sau Cách mạng tháng Tám 61 1.3. Hình ảnh con người trong thơ Anh Thơ 78 1.3.1. Hình ảnh con người trong Bức tranh quê 79 1.3.2. Hình ảnh con người trên những nẻo đường kháng chiến 85 2. Cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 92 2.1. Cái tôi trữ tình lãng mạn trong thơ Anh Thơ 92 2.2. Cái tôi trữ tình cách mạng 96 2.2.1. Từ ý thức cá nhân đến ý thức công dân 96 2.2.2. Vị thế và cách nhìn mới về người phụ nữ 98 CHƯƠNG III: PHONG CÁCH THƠ ANH THƠ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT 106 THỂ HIỆN 1. Thể thơ 106 1.1. Thể thơ tám chữ 106 1.2. Thể thơ tự do 109 1.3. Thể thơ lục bát 111 1.4. Thể thơ bảy chữ 112 1.5. Thể thơ năm chữ 113 2. Ngôn ngữ 114 2.1. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đời thường 115 2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng 117 3. Giọng điệu 121 3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng, mềm mại giàu nữ tính 121 3.2. Giọng điệu trữ tình, tha thiết, giàu cảm xúc 123 3.3. Giọng điệu rắn rỏi, tự tin, khúc triết 125 KẾT LUẬN 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Anh Thơ là nhà thơ sáng tác ở cả hai giai đoạn Thơ Mới và thơ Cách mạng. Mỗi giai đoạn, Anh Thơ đều có những đóng góp nhất định đối với tiến trình thơ ca dân tộc. Trong phong trào Thơ mới, cùng với Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính… Anh Thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành tựu của dòng thơ đồng quê. Những năm sau Cách mạng sức sáng tạo của Anh Thơ vẫn tiếp tục bền bỉ và dẻo dai. Thơ ca của bà không chỉ thể hiện tình yêu sâu đậm đối với quê hương đất nước mà còn ca ngợi nét đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến, nét đẹp của cuộc sống mới đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của người phụ nữ Việt Nam. Đóng góp của bà đã phần nào được ghi nhận bằng những giải thưởng có giá trị như: Giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn trao cho tập Bức tranh quê (1939); giải thưởng của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ cho truyện thơ Kể chuyện Vũ Lăng (1956); giải thưởng Nhà nước đợt I về Văn học nghệ thuật năm 2001 và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2006. Do đó việc nghiên cứu phong cách thơ Anh Thơ với những đặc trưng riêng trong cách thức tiếp cận cho phép khám phá cá tính sáng tạo và những nét độc đáo về mặt nghệ thuật của nhà thơ nhằm xác định vị trí và vai trò của nhà thơ trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề. Cũng như hầu hết các nhà Thơ mới, cuộc đời sáng tác của Anh Thơ trải qua hai chặng đường: những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong suốt quá trình đó, Anh Thơ đã sáng tác không ngừng nghỉ, điều đó được thể hiện qua sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ. -1- Ngay từ khi tập thơ Bức tranh quê xuất hiện trên thi đàn, nó đã trở thành một hiện tượng mới mẻ, đặc sắc thu hút được sự quan tâm của người đọc. Chúng tôi xin điểm lại những bài viết cơ bản về thơ Anh Thơ theo trình tự thời gian. Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã có bài viết và nhận xét về tác giả Anh Thơ, chủ yếu là tập trung nói về Bức tranh quê của nữ sĩ. Hoài Thanh cho biết: Ông rất kính phục và ngạc nhiên trước tài thơ của Anh Thơ. Đó là một lối thơ giản dị, mộc mạc, tự nhiên nhưng rất dồi dào cảm xúc mà không phải ai cũng làm được và ông đã nhận xét về Bức tranh quê: “Tập thơ này cũng thuộc về lối thơ của người có học” [44, tr189], hay “nhiều lúc tôi tưởng người đã đi quá xa. Tranh quê có bức chỉ là bức ảnh; cái thản nhiên hàm xúc của nghệ sĩ đã nhường chỗ cho cái thản nhiên trống rỗng của nhà nghề. Theo gót thi nhân đến đó, ta thấy uất ức khó thở: Người dẫn ta vào một thế giới tù túng rồi không cho ta mơ tưởng đến một trời đất nào khác nữa. Không, thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình. Cho nên mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, là thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: Có lẽ là hồn thi nhân” [44, tr189]. Và Hoài Thanh đã chọn những bài thơ tiêu biểu để in và Thi nhân Việt Nam như Chiều Xuân, Trưa hè, Rằm tháng bảy, Bến đò ngày xưa. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến thơ mới nói chung và thơ Anh Thơ nói riêng. Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long là một công trình nghiên cứu khá đồ sộ về Thơ mới. Nguyễn Tấn Long đã tìm hiểu, nhận xét, thẩm định từng tác giả và đến nữ sĩ Anh Thơ, nhà nghiên cứu đã khẳng định “nữ sĩ lấy thiên nhiên làm bối cảnh, lấy nếp sống nông thôn làm người sáng tác” [33, tr1294]. -2- Trong Thơ Mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Quốc Túy nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc ảnh hưởng đối với phong trào Thơ Mới. Trong bài “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian ca dao, dân ca đối với Thơ Mới” và bài “Có một thế giới cổ tích trong Thơ Mới”, tác giả nhận định: Anh Thơ là một nhà thơ tiêu biểu với đề tài nông thôn, với cảnh đẹp làng quê. Trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca của Hà Minh Đức đã tập hợp nhiều bài viết về các tác giả tiêu biểu như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận… Mặc dù chưa đề cập một cách trực tiếp về Anh Thơ nhưng đã khẳng định được sự hiện diện của “nhóm thi sỹ đồng quê” trong đó Anh Thơ là một tác giả tiêu biểu. Trong cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca do Giáo sư Hà Minh Đức và nhà thơ Huy Cận chủ biên, cũng đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu. Trong bài “Về Thơ mới” Huy Cận khẳng định sự gắn bó “cội nguồn dân tộc”, “Đất nước và con người được tái hiện trong Thơ mới một cách đậm đà đằm thắm. Quê hương rõ ràng là máu thịt của hồn thơ trong “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Bức tranh quê” của Anh Thơ. Phê bình bình luận văn học của Vũ Tiến Quỳnh, đề cập đến các nhà thơ nữ tiêu biểu trong đó có Anh Thơ. Công trình nghiên cứu này cho ta thấy vai trò, vị trí của Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam và những nét cơ bản nhất về con người, cuộc đời cũng như những tác phẩm tiêu biểu của Anh Thơ trước 1945. Tủ sách văn học trong nhà trường của Lâm Quế Phong, tập hợp những bài viết nghiên cứu về tác giả Thơ mới: Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ. Tập sách đã cho ta một cái nhìn khái quát nhất về toàn bộ sáng tác của Anh Thơ. Gần đây ta thấy có một số luận văn viết về Anh Thơ như “Bức tranh quê trong thơ Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ” của Nguyễn Thị Bình hay “Dấu ấn văn hóa dân gian trong thơ Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn -3- Nhược Pháp” của Lê Thị Thanh Yên hoặc “Nét đẹp văn hóa làng quê qua sáng tác của 4 nhà thơ Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, thuộc phong trào Thơ Mới Việt Nam (1930 - 1945)” của Cao Thị Hảo. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát nhất về tập Bức tranh quê trên nhiều phương diện: con người, thiên nhiên, văn hóa. Tạp chí Sông Hương, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, số 9, năm 2009 có bài viết ca ngợi thơ tình Anh Thơ: “Anh Thơ cũng có thơ tình nhưng viết theo định hướng nào, không phải là mối tình quê của trai gái vào buổi hội hè mà chủ yếu là tâm tình của cô gái bước vào tuổi đang yêu. Chỉ có những tâm trạng và xúc động giàu nữ tính trong buổi đầu đến với tình yêu, ngượng ngùng, chờ đợi, mong ước và cũng lo lắng băn khoăn” [11, tr20]. Chùm thơ tình buổi đầu của Anh Thơ góp phần nói lên một phương diện đẹp của tình cảm Anh Thơ trong phong trào Thơ mới. Như vậy các công trình nghiên cứu về Anh Thơ trước và sau cách mạng mới chỉ lướt qua một vài khía cạnh, có tính khái quát mà chưa có những công trình chuyên sâu nghiên cứu về phong cách thơ Anh Thơ. Tuy nhiên những ý kiến đánh giá và nhận xét của những nhà nghiên cứu đi trước là những định hướng quan trọng, đồng thời đó cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi tham khảo đi vào tìm hiểu thơ Anh Thơ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà thơ Anh Thơ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Tìm hiểu các tập thơ chính của Anh Thơ: Bức tranh quê (1941), Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Đảo Ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965), Hoa Dứa trắng (1967), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977), và những bài thơ lẻ khác đồng thời luận văn còn tìm -4- hiểu qua những sáng tác văn xuôi của tác giả để thấy rõ được một cách đầy đủ về sự nghiệp sáng tác của Anh Thơ. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành so sánh thơ Anh Thơ với một số nhà thơ khác để làm nổi rõ hơn những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách sáng tạo của Anh Thơ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu về phong cách thơ Anh Thơ, luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp. 4.2. Phương pháp thống kê. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4.4. Phương pháp thi pháp học. 5. Đóng góp của luận văn. 5.1. Về lý thuyết. Vận dụng lý thuyết phong cách học vào việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả. 5.2. Về thực tiễn. Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo về phong cách Anh Thơ, đồng thời vận dụng vào giảng dạy Thơ mới và thơ Anh Thơ trong chương trình phổ thông. 6. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật. Anh Thơ từ Thơ mới đến thơ Cách mạng. Chương II: Phong cách thơ Anh Thơ nhìn từ phương diện nội dung. Chương III: Phong cách thơ Anh Thơ nhìn từ phương diện nghệ thuật thể hiện. -5- NỘI DUNG CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT. ANH THƠ TỪ THƠ MỚI ĐẾN THƠ CÁCH MẠNG 1. Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật. Khi nói đến khái niệm phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp bởi từ trước tới nay chúng ta chưa đi tới một khái niệm phong cách thống nhất, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách. Phong cách được hiểu là những khám phá nghệ thuật mang tính cá nhân được định hình thành những nét chủ đạo lặp đi lặp lại trong sáng tác của một tác giả nào đó. Phong cách nghệ thuật trước hết hình thành từ cá tính sáng tạo của tác giả, nhưng cá tính sáng tạo chưa phải là phong cách. Nhìn chung khái niệm phong cách thường được dùng để định vị cho những nét nghệ thuật của những tác giả có đóng góp lớn, trong khi đó bất kỳ nghệ sĩ nào hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng. Nhà văn Pháp Bufo (Buyffông) định nghĩ: Phong cách chính là người. Theo Phương Lựu: “Phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải bản thân anh ta và tất cả những thứ mà anh ta giống với người khác”. Phong cách được ông hiểu có tầm quan trọng đặc biệt. Một nhà văn không có phong cách tức là anh vẫn còn chưa định hình được ngòi bút của mình vẫn bị lẫn vào đám đông. Vì quan niệm này, cho nên nhiều người hiểu khái niệm phong cách bao gồm trong đó sự đánh giá những đóng góp lớn lao về mặt nghệ thuật. -6- Chẳng hạn phong cách của các tác giả lớn trong văn học Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân… Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm phong cách được hiểu nghiêng nhiều hơn về phía cá tính sáng tạo và nếu nghệ sĩ có những đóng góp nhất định về nghệ thuật đều có thể được xem là có phong cách nghệ thuật. Thực chất của vấn đề phong cách chính là cách nhìn, cách quan niệm của nhà văn về thế giới và con người. Nhà văn Pháp M.Proust khẳng định, thực chất của vấn đề phong cách chính là “vấn đề cái nhìn”. Cái nhìn này tạo ra những yếu tố trội, làm nên nét riêng của nhà văn, làm anh ta nổi bật giữa những cá tính và phong cách khác. Vì vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật phải chỉ ra đặc trưng văn chương của một tác giả. Nói như Đỗ Lai Thúy “trong những “bức tranh nghệ thuật” của nhà thơ thế nào cũng có một yếu tố trội bắt tất cả những yếu tố còn lại phải phục tùng nó, phải phản chiếu ánh sáng của nó”. Do đó, cần phải sử dụng phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại một cách tinh tế nhằm chỉ ra những yếu tố trội đó. Theo Raymond Carver, một nhà văn hiện đại xuất sắc Hoa Kỳ thế kỷ XX thì: “Mỗi nhà văn vĩ đại hay thậm chí mỗi nhà văn rất giỏi đều sáng tạo nên thế giới phù hợp với chính đặc tính của anh ta”. Nói cách khác, thế giới nghệ thuật của nhà văn tương thích với phong cách nghệ thuật của nhà văn đó. Mối quan hệ qua lại này cho phép chúng ta đi từ văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn đó… “Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn và đặc thù của nhà văn trên mọi thứ anh ta sáng tạo. Đấy là thế giới của riêng anh ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác. Đây là một trong những điều phân biệt nhà văn này với nhà văn nọ (…) một nhà văn thì phải có cách nhìn đặc biệt nào đó về sự vật và phải in cách diễn đạt nghệ thuật lên cách nhìn đó” [13, tr356]. -7- Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông: Phong cách và cá tính nhà văn không phải là cái gì khó hiểu. Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây dựng chủ đề, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng [24, tr14]. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, nói đến phong cách phải nói đến tính thống nhất của nó, tức là tính độc đáo trong việc kết hợp những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Nó bao gồm các yếu tố như cá tính của nhà văn, kiến thức, vốn sống, quan điểm sáng tác, nội dung đề tài, nội dung hình tượng, phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ… mà cụ thể ở đây là cá tính của chủ thể sáng tạo và sự tự do lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm. Đỗ Lai Thúy, trong Con mắt thơ, với phụ đề: Phê bình phong cách Thơ mới, trước khi đi vào phân tích từng phong cách cá nhân có lưu ý đến hoàn cảnh lịch sử - xã hội nảy sinh hiện tượng Thơ mới, khẳng định các nhà Thơ mới có “một cái nhìn thế giới” khác với các nhà thơ cổ. Điều này cho thấy, phong cách, xét cho cùng sẽ biểu hiện cụ thể nhất ở “cách nhìn” này. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu cái nhìn nghệ thuật chung cho cả dòng thơ như một chuẩn, một phong cách chung cho cả một thời đại thi ca thì từng cái nhìn nghệ thuật riêng của mỗi thi nhân là một lệch chuẩn. Chính sự lệch chuẩn này tạo nên phong cách cá nhân của nhà thơ. Như vậy nghiên cứu phong cách thơ Anh Thơ không thể tách rời với phong trào Thơ mới và thơ ca Cách mạng. 2. Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam hiện đại. 2.1. Tác giả Anh Thơ. Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân, sinh ngày 25/01/1921 tại Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Hưng. Cha là Vương Đan Lộc đỗ tú tài khoa thi Hương cuối cùng của chế độ nhà Nguyễn. Mẹ là bà Kiều Thị Thư, con gái cụ Phó Bảng -8- Kiều Oánh Mậu, người đã có công lớn trong việc hiệu đính và chú giải truyện Kiều. Cha nữ sĩ là một công chức nên thường xuyên thuyên chuyển công tác, do vậy chưa qua cấp tiểu học mà Anh Thơ đã phải thay đổi trường 3 lần (Hải Dương, Thái Bình rồi Bắc Giang). Từ bé, chịu ảnh hưởng thơ văn yêu nước của ông ngoại, thấm đậm chất thơ dân gian trong các chuyện cổ do bà nội kể, bảy tuổi Anh Thơ đã mê thơ và giấu cha mẹ tập làm thơ và đến năm 14 tuổi bà đã có thơ đăng trên các báo Đông Phương, Tiểu thuyết thứ Năm, báo Đàn Bà… Anh Thơ đặt chân vào lãnh địa thơ tiền chiến khoảng năm 1936, giai đoạn mà phong trào Thơ mới đang ở thời kỳ vàng son. Khi mới bước vào làng thơ, nữ sĩ lấy bút hiệu là Tuyết Anh, sau đổi thành Hồng Anh và cuối cùng lấy bút hiệu là Anh Thơ. Bà đã từng công tác trên nhiều tạp chí xuất bản tại Hà Nội từ 1938 1943 có thể kể đến tờ “Tiểu thuyết thứ Năm”, báo “Ngày Nay”, Hà Nội Báo”, “Phụ nữ”, “Bạn Đường”… Riêng về thơ trước cách mạng, Anh Thơ chỉ có hai tập là Bức tranh quê và Xưa. Tập Bức tranh quê được trao giải thưởng của Tự lực văn đoàn và được xuất bản lần đầu năm 1941 bởi Nhà xuất bản Đời Nay, Hà Nội. Tập “Xưa” xuất bản năm 1941 cộng tác với Bàng Bá Lân bởi Nhà xuất bản Sông Thương, Bắc Giang. Ngoài ra, Anh Thơ còn viết tiểu thuyết Răng Đen xuất bản 1943 do Nhà xuất bản Nguyễn Du. Năm 1945, Anh Thơ tham gia Cách mạng và bà vẫn tiếp tục sáng tác. Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến khi mất bà có những tác phẩm sau: Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ 1957), Theo cánh chim câu (thơ, 1960), Đảo Ngọc (thơ, 1964), Hoa dứa trắng (thơ, 1967), Mùa xuân màu xanh (thơ, 1973), Quê chồng (thơ, 1977), và bộ hồi ký văn học: Từ bến sông Thương (1986), Tiếng chim tu hú (1995) và Bên dòng chia cắt (2002). 2.2. Anh Thơ quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời. -9- Trong suốt quá trình sáng tác, từ những tác phẩm đầu tiên là tập Bức tranh quê cho đến những tác phẩm cuối cùng - tập thơ Cuối mùa hoa, Anh Thơ luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi để tạo cho mình một phong cách sáng tác riêng, độc đáo. Anh Thơ quan niệm: “Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kì câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người con gái dưới thời phong kiến. Tôi yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi”. Quan niệm này của Anh Thơ được thể hiện rõ nét trong hầu hết các sáng tác của bà. Ngay từ khi làm tập thơ Bức tranh quê, Anh Thơ đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, bị cha ngăn cấm, bị cha bắt được và đánh đòn, may nhờ chị Hai và các em giúp đỡ: “Mỗi buổi trưa, chị Hai bưng quả trầu, thúng khâu lên gác, các em tôi ngồi suốt dọc cầu thang để canh. Tôi có một quyển sổ nhỏ và chiếc bút chì. Hễ có động là tôi dễ dấu” [8, tr44]. Và khi có thời gian để làm thơ, Anh Thơ cũng luôn băn khoăn, lúng túng không biết mình sẽ viết những gì trong thơ đây? Bởi nếu “Thơ tình yêu say mê như Xuân Diệu? Nhưng tôi đã được yêu và biết yêu đâu? Như Chế Lan Viên nhớ xứ Chàm nhưng có biết xứ Chàm ở đâu? … Vậy thì viết gì? Tôi lại làm thơ về phong cảnh xóm làng vậy”. [8, tr44-45]. Vậy là Anh Thơ chỉ có thể viết về cuộc sống nông thôn; xóm làng có những gì, quê hương có những gì, bà cứ miêu tả như vậy, chân chất, giản dị mà mộc mạc, dễ đi vào lòng người. Bà tả cảnh bốn mùa; cảnh mưa nắng; cảnh lụt, cảnh hạn; bà tả phiên chợ, đám cưới, đám ma, ngày Tết. Cứ nghĩ đến đâu, thích cảnh gì bà làm một bài thơ cảnh đó, cảnh và người đã thấm sâu vào máu thịt, và rồi ba mươi bài thơ đã được hoàn thành. - 10 - Và ngay cả khi tập thơ Bức tranh quê đoạt giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn (thơ không có giải nhất, giải nhì, chỉ có giải khuyến khích dành cho Anh Thơ và Tế Hanh), Anh Thơ cũng không vì thế mà tự kiêu, tự cho mình là giỏi mà ngược lại Anh Thơ đã rất khiêm tốn, chân thành. Bà đọc lại những lời nhận xét, đánh giá của ban giám khảo về những hạn chế cũng như những ưu điểm đối với tập thơ Bức tranh quê của mình. Đối với những hạn chế của tập thơ, Anh Thơ đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần, tự rút kinh nghiệm cho bản thân, bà đã nghĩ: “Đến tập thơ thứ hai, tôi sẽ tránh được những khuyết điểm này” [8, tr56]. Bên cạnh những hạn chế thì tập thơ cũng được đánh giá rất cao. Nhất Linh (thành viên của ban giám khảo) đã nhận xét: “Những nhận xét của cô Anh Thơ rất đúng. Có khi đúng đến nỗi làm người ta phải ngạc nhiên và chịu phục (…). Trong bài “Chợ mùa hè” có hai câu tỏ rõ tài nhận xét của cô Anh Thơ đến cực điểm: “Chó le lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng Lợn trói nằm hồng hộc thở căng giây”. [8, tr54] Hay Bàng Bá Lân nhận xét: “Thơ cô rất độc đáo (…) cô lại có tài quan sát, khiến tôi cũng giống Nhất Linh, là rất phục cô” [8, tr77]. Có thể thấy, Anh Thơ đã viết được như những gì bà quan niệm đó là thơ phải ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Những năm sau cách mạng, cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ của cả dân tộc đã giúp Anh Thơ có thêm cách nhìn mới về cuộc đời, về nghệ thuật. Đối với bà, bây giờ không phải chỉ ngồi một chỗ để nghĩ và viết ra thơ mà để sáng tác những bài thơ hay, có giá trị, người nghệ sĩ cần phải đi thâm nhập cuộc sống, phải lăn lộn với cuộc đời, để hiểu và cảm thông với sự vất vả của cả dân tộc trong giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc” thì mới ra được những vần thơ hay. Trong một lần Xuân Quỳnh đem sáng tác của mình đến hỏi Anh Thơ, Anh Thơ đã tâm sự: “Ai làm thơ qua tập đầu rồi đến tập thứ hai cũng phải chật vật một thời gian để có vốn sống mới, em ạ. Em nên xin đi thực tế, để lăn lộn - 11 - với cuộc sống thơ sẽ bật ra”… hay “Cuộc sống thay đổi càng cho em nhiều vốn sống để sau này viết em ạ. Các nhà thơ lớn từ đông sang tây có ai được một cuộc sống ổn định đâu? Như cụ Nguyễn Du đấy. Biết đâu sau này thơ em lại nổi, vì cuộc sống vất vả hôm nay…” [48, tr360 - 361]. Những tâm sự chân thành của Anh Thơ dành cho Xuân Quỳnh là những kinh nghiệm được Anh Thơ đúc kết và trải nghiệm trong quá trình sáng tác, điều này đã được minh chứng qua hầu hết các tác phẩm của bà. Sau cách mạng và kháng chiến, Anh Thơ đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau như làm báo, công tác phụ nữ, cứu thương, bình dân học vụ… và bà cũng đã đi rất nhiều nơi từ Bắc vô Nam, từ miền xuôi đến miền ngược; qua bất kì vùng miền nào bà cũng ghi lại trên những trang thơ như khi ra thăm đảo Cô Tô, bà viết Đảo Ngọc; những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Anh Thơ đi thực tế ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, bà viết hai tập thơ Hoa dứa trắng và Mùa xuân màu xanh; sau ngày giải phóng miền Nam, Anh Thơ đi thực tế các tỉnh phía Nam, bà viết tập thơ Quê chồng. Có thể thấy, trong số các nữ thi sĩ của lớp trước, Anh Thơ là cây bút sung sức. Bà đi nhiều, viết nhiều nên tầm hiểu biết xã hội của Anh Thơ vượt lên rất nhiều. Điều đó thật đáng trân trọng bởi Anh Thơ đã phải rất cố gắng để từ một cô gái tỉnh lẻ, trong một gia đình phong kiến trở thành nhà thơ Cách mạng với những đóng góp to lớn cho nền thơ ca dân tộc. 2.3. Anh Thơ trong phong trào Thơ mới. 2.3.1. Khái quát về phong trào Thơ mới. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược kéo dài gần trăm năm ở nước ta. Từ 1858 đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ yếu có những hoạt động về quân sự và đến đầu thế kỷ XX, chúng mới thực sự tiến hành cuộc khai thác thuộc địa về kinh tế. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Từ Nam chí Bắc, nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa, hành - 12 - chính của xã hội thực dân, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Những tầng lớp này có nhu cầu văn hóa thẩm mĩ mới, họ tạo thành một công chúng văn học ngày càng đông đảo và đòi hỏi một thứ văn chương mới, chính vì thế đã có tác động trực tiếp, không nhỏ đến đời sống của nền văn học đương thời, do đó văn học trong thời kỳ này (từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) đã có những bước chuyển biến vượt bậc. Đặc biệt là văn học từ 1930 - 1945, chỉ trong vòng mười lăm năm, văn học Việt Nam đã phát triển với một tốc độ nhanh chóng, có sự cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại và xuất hiện nhiều trào lưu văn học khác nhau: Văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán, văn học cách mạng. Mỗi một trào lưu văn học đều mang một đặc điểm riêng, có sự phát triển riêng song cùng song song tồn tại và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học Việt Nam. Trào lưu văn học lãng mạn với nhân tố chính là “phong trào Thơ mới” đã có tác động đến sự phát triển của văn học lãng mạn nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất hiện đã mở ra một cuộc cách tân sâu sắc và toàn diện cho thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XX: “Phong trào Thơ mới là một cuộc cách tân thi ca chưa từng có trong văn học dân tộc. Nó chẳng những đem lại những tác phẩm hay, những nhà thơ độc đáo mà đặc biệt là đem lại một phạm trù thơ hiện đại, một thi pháp mới, một kiểu trữ tình mới, phân biệt và thay thế cho thơ trữ tình cổ điển truyền thống” [41, tr11]. Đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền văn học dân tộc, do đó Thơ mới nổi bật với những nét đặc trưng không giống với thi ca của bất cứ giai đoạn nào. Ra đời trong một hoàn cảnh xã hội tương đối đặc biệt với nhiều biến động về chính trị, kinh tế, văn học nên các nhà Thơ mới với một tâm hồn dễ rung động và nhạy cảm trước những biến đổi của cuộc sống đã muốn thoát ra khỏi cuộc sống thực tại, họ không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán, đơn điệu, chính vì vậy họ đã chối từ thực tại xã hội, thực tại tầm thường để mơ ước - 13 - đến một thế giới khác tươi đẹp hơn và họ đã quay trở về quá khứ để tìm thấy trong quá khứ một thế giới huyền ảo, mộng mơ; một thế giới của chốn bồng lai, tiên cảnh mà ta bắt gặp trong thơ Thế Lữ: “Bồng lai muôn thủa vườn xuân thắm Sán lạn, u huyền, trong khói hương”. (Mưa hoa) hay đó là giấc mơ của chúa sơn lâm khi nhớ về đại ngàn, nhớ về những ngày tháng oai hùng đã qua: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Tay say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gợi, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?...”. Là hình ảnh Chế Lan Viên thả hồn trong âm u với những tháp chàm, với sự nuối tiếc về dân Chàm vong quốc; là Nguyễn Nhược Pháp khi tìm về với truyền thuyết Phong Châu: Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và ông đồ Vũ Đình Liên với nỗi lòng canh cánh hoài cổ, về những tiếng loa xưa: Lòng ta là những hàng thành quách cũ Tự nghìn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa”. (Lòng ta là những hàng thành quách cũ) cũng như: “Những người muôn năm cũ Hồn ở đây bây giờ”. Song chúng ta nhận thấy các nhà Thơ mới tìm về quá khứ không phải với một thái độ tiêu cực trốn tránh cuộc đời mà là tìm lại những nét đẹp xưa, đó là sự trân trọng đối với những tinh hoa của cội nguồn dân tộc. - 14 - Thơ mới ra đời đồng nghĩa với sự khẳng định cái tôi cá nhân đã chiến thắng “cái phi ngã” trong văn học theo kiểu Á Đông xưa. Thực ra không phải chỉ đến văn học giai đoạn 1930 cái tôi mới xuất hiện mà trước đó ta đã bắt gặp một cái tôi với khát vọng hạnh phúc lứa đôi trong thơ Hồ Xuân Hương; một cái tôi đầy bản lĩnh cá tính trong thơ Nguyễn Công Trứ, trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải hoặc trong thơ Tản Đà… nhưng các tác giả chưa thể bộc lộ cái tôi như một khuynh hướng, một trào lưu văn học thực sự. Và chỉ từ sau 1930, cái tôi cá nhân mới thực sự được đề cao, chính vì vậy đã xuất hiện hàng loạt “cái tôi” trong đội ngũ tác giả Thơ mới: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. [44, tr29]. Tuy nhiên Thơ mới không chỉ đề cao “cái tôi cá nhân”, sự “tự do cá nhân” mà trong mạch ngầm cảm xúc của nó còn “len lỏi một mạch tình cảm đáng quý: tâm sự yêu nước thầm kín, thiết tha” [23, tr13] và đặc biệt hơn, chúng ta còn tìm thấy ở đó sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp của phong tục, tập quán Việt Nam, những nét đẹp của văn hóa làng quê đã tồn tại hàng ngàn đời nay với những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Anh Thơ - nữ thi sĩ đã để lại dấu ấn đặc biệt trong phong trào Thơ mới. 2.3.2. Đôi nét về các nhà thơ nữ trong phong trào Thơ mới. Trong phong trào Thơ mới, những cây bút nữ chiếm vị trí không nhỏ và đã có những đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền thơ ca dân tộc. Nhìn lại văn học Việt Nam thời trung đại đã có những cây bút nữ nổi tiếng như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, song số lượng thật là hiếm hoi. Người ta cắt nghĩa hiện tượng này là do chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ không được học hành thi cử; bốn chữ vàng "công, - 15 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan