Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu quy trình phân tích hàm lượng các dạng thủy ngân trong một s...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu quy trình phân tích hàm lượng các dạng thủy ngân trong một số loài hải sản bằng phương pháp khối phổ plasma cao tần cảm ứng ghép nối sắc ký lc icp ms​

.PDF
81
108
120

Mô tả:

Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Công Hiếu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HÀM LƢỢNG CÁC DẠNG THỦY NGÂN TRONG MỘT SỐ LOÀI HẢI SẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP KHỐI PHỔ PLASMA CAO TẦN CẢM ỨNG GHÉP NỐI SẮC KÝ LC-ICP-MS LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2019 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- PHẠM CÔNG HIẾU NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HÀM LƢỢNG CÁC DẠNG THỦY NGÂN TRONG MỘT SỐ LOÀI HẢI SẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP KHỐI PHỔ PLASMA CAO TẦN CẢM ỨNG GHÉP NỐI SẮC KÝ LC-ICP-MS Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 8440112.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN RI PGS.TS. LÊ THỊ HỒNG HẢO Hà Nội, 2019 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Ri và PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo đã giao đề tài, nhiệt tính hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trính thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong khoa Hóa học nói chung và Bộ môn Hóa Phân tìch nói riêng đã dạy dỗ, chỉ bảo và động viên tôi trong thời gian học tập tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Đinh Viết Chiến và các cán bộ của Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã hỗ trợ nhiệt tính trong quá trính thực hiện nghiên cứu tại đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đính, các bạn học viên và sinh viên bộ môn Hóa phân tìch đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên Phạm Công Hiếu i Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................................3 1.1. Tổng quát chung về thủy ngân, nguồn gốc và dạng tồn tại của thủy ngân trong tự nhiên .............3 1.2. Methyl thủy ngân và ethyl thủy ngân .............................................................................................5 1.3. Các phương pháp xác định thủy ngân hữu cơ ..............................................................................11 1.3.1 Sắc ký khí (GC) ......................................................................................................................11 1.3.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hơi lạnh (CV-AAS) ...........................................14 1.3.3 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)..................................................................16 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................23 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................23 2.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................23 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................................23 2.2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................23 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................24 2.3. Thực nghiệm ................................................................................................................................24 2.3.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất ....................................................................................................24 2.3.2. Chuẩn bị các dung dịch hóa chất, chất chuẩn ......................................................................26 2.3.3. Tối ưu hóa điều kiện phân tích Thủy ngân trên ICP-MS ......................................................26 2.3.4. Xử lí mẫu bằng chiết siêu âm ................................................................................................27 2.4. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp ..................................................................................27 2.5. Phân tìch mẫu, xử lì số liệu, đánh giá kết quả phân tìch ..............................................................29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................................31 3.1. Điều kiện phân tìch trên ICP-MS .................................................................................................31 3.1.1. Lựa chọn số khối, chế độ phân tích các nguyên tố................................................................31 3.1.2. Tối ưu tự động các thông số cho thiết bị ICP-MS .................................................................31 3.2.1. Khảo sát dung môi hữu cơ trong pha động ...........................................................................34 3.2.2. Khảo sát nồng độ dung môi hữu cơ trong pha động .............................................................36 3.2.3. Khảo sát tốc độ dòng pha động.............................................................................................37 ii Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ 3.2.4. Khảo sát nồng độ 2-Mercaptoethanol trong thành phần pha động ......................................39 3.3. Điều kiện xử lý mẫu .....................................................................................................................42 3.3.1. Khảo sát nhiệt độ chiết ..........................................................................................................42 3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết ..............................................................................................43 3.3.3. Ảnh hưởng của 2-Mercaptoethanol ......................................................................................44 3.4 Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp ...................................................................................45 3.4.1 Độ đặc hiệu………………………………………………………………………………….46 3.4.2 Đường chuẩn ..........................................................................................................................47 3.4.3 Giới hạn phát hiện phương pháp (MDL), giới hạn định lượng phương pháp (MQL) ...........50 3.4.4 Độ lặp lại ...............................................................................................................................51 3.4.5 Độ tái lặp ...............................................................................................................................53 3.4.6 Độ chính xác ..........................................................................................................................54 3.5. Phân tìch mẫu thực tế ...................................................................................................................57 KẾT LUẬN...............................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................61 PHỤ LỤC .................................................................................................................................68 iii Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HPLC-ICP-MS Sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối khối phổ plama cao tần cảm ứng MeHg Methyl thủy ngân EtHg Ethyl thủy ngân 2-ME 2-Mercaptoethanol MeOH Methanol EtOH Ethanol ISP Isopropanol LOD Giới hạn phát hiện LOQ Giới hạn định lượng %RSD % độ lệch chuẩn tương đối CRM Mẫu chuẩn chứng nhận IQC Mẫu kiểm soát nội bộ iv Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3. 1: Số khối của thủy ngân .................................................................................. 31 Bảng 3. 2: Các thông số tối ưu tự động của thiết bị ICP-MS ....................................... 32 Bảng 3. 3: Các thông số tiêu chuẩn cần đáp ứng của hệ ICP-MS Nexion 350X .......... 33 Bảng 3. 4: Các điều kiện tối ưu phân tìch dạng Thủy ngân .......................................... 41 Bảng 3. 5: Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đã tối ưu ............................................... 45 Bảng 3. 6: Mối tương quan giữa nồng độ và cường độ tìn hiệu Cps của MeHg ....... 48 Bảng 3. 7: Phương trính đường chuẩn ........................................................................... 49 Bảng 3. 8: Giới hạn phát hiện của 3 dạng thủy ngân ..................................................... 50 Bảng 3. 9: Kết quả phân tìch lặp lại với nền mẫu cá ..................................................... 51 Bảng 3. 10: Đánh giá độ tái lặp phương pháp ................................................................ 53 Bảng 3. 11: Hiệu suất thu hồi của quy trính................................................................... 55 Bảng 3. 12: Kết quả phân tìch mẫu chuẩn CRM DORM-4 ....................................... 56 Bảng 3. 13: Kết quả phân tìch mẫu hải sản .................................................................... 58 v Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ DANH MỤC HÌNH Trang Hính 1. 1: Quá trính chuyển hóa của Thủy ngân trong tự nhiên...................................... 4 Hính 1. 2: Cấu tạo phân tử của methyl thủy ngân và ethyl thủy ngân ............................. 6 Hính 1. 3: Quá trính hính thành thủy ngân hữu cơ .......................................................... 6 Hính 1. 4: Sơ đồ khối hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................................ 16 Hình 1. 5: Sơ đồ cấu tạo hệ thống ICP-MS.................................................................... 18 Hình 1. 6: Sơ đồ khối hệ thống HPLC-ICP-MS ............................................................ 20 Hính 2. 1: Hệ thống ICP-MS Nexion 350X (Perkin Elmer)…………………………..25 Hình 3. 1: Kết quả khảo sát của Hg, MeHg…………………………………………...34 Hính 3. 2: Sắc ký đồ hỗn hợp Hg 5ppb, MeHg 10ppb sử dụng MeOH 2% .................. 35 Hính 3. 3: Sắc ký đồ hỗn hợp Hg 5ppb, MeHg 10ppb sử dụng ISP 2%. ....................... 35 Hính 3. 4:Sắc ký đồ của hỗn hợp Hg, MeHg 5ppb sử dụng pha động với Isp 1% ........ 36 Hính 3. 5: Sắc ký đồ của hỗn hợp Hg, MeHg 5ppb sử dụng pha động với Ispl 2% ...... 36 Hính 3. 6: Sắc ký đồ của hỗn hợp Hg, MeHg 5ppb sử dụng pha động với Isp 4%. ...... 37 Hính 3. 7: Sắc ký đồ phân tìch hỗn hợp 3 chất với tốc độ dòng 0,7ml/phút.................. 37 Hình 3. 8:Sắc ký đồ phân tìch hỗn hợp 3 chất với tốc độ dòng 0,8ml/phút................... 38 Hình 3. 9: Sắc ký đồ phân tìch hỗn hợp 3 chất với tốc độ dòng 0,9ml/phút.................. 38 Hình 3. 10: Sắc ký đồ phân tìch hỗn hợp 3 chất với tốc độ dòng 1,0 ml/phút............... 38 Hính 3. 11: Khảo sát nồng độ 2-Mercaptoethanol trong pha động, nồng độ 0,05% ..... 39 Hính 3. 12: Khảo sát nồng độ 2-Mercaptoethanol trong pha động, nồng độ 0,1% ....... 40 Hính 3. 13: Khảo sát nồng độ 2-Mercaptoethanol trong pha động, nồng độ 0,2% ....... 40 Hình 3. 14: Sắc ký đồ phân tìch tại điều kiện tối ưu ...................................................... 41 Hính 3. 15: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ thu hồi của Methyl thủy ngân ................... 43 Hính 3. 16: Ảnh hưởng của thời gian chiết .................................................................... 43 Hính 3. 17: Ảnh hưởng của nồng độ 2-Mercaptoethanol trong quá trính chiết ............. 44 Hính 3. 18: Sắc ký đồ phân tìch lần lượt các mẫu Blank, thêm chuẩn của Hg2+,MeHg, EtHg, hỗn hợp 3 chất...................................................................................................... 47 Hính 3. 19: Đường chuẩn định lượng MeHg ................................................................. 48 Hính 3. 20: Đường chuẩn định lượng Hg2+ .................................................................... 49 Hính 3. 21: Đường chuẩn định lượng EtHg ................................................................... 49 Hính 3. 22: Kết quả phân tìch độ lặp lại ........................................................................ 52 Hính 3. 23: Kết quả phân tìch độ tái lặp ........................................................................ 54 Hình 3. 24: Sắc ký đồ phân tìch độ thu hồi .................................................................... 55 Hình 3. 25: Sắc ký đồ phân tìch mẫu chuẩn CRM DORM-4 ........................................ 57 Hình 3. 26: Sắc ký đồ phân tìch mẫu cá ngừ và mẫu chuẩn chứng nhận DORM-4 ...... 58 Hình 3. 27: Kết quả phân tìch hàm lượng methyl thủy ngân so sánh với ...................... 59 vi Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ ĐẶT VẤN ĐỀ Nhưng năm gần đây, sự bùng nổ công nghiệp hóa đã mang lại nhiềuthay đổi tìch cực cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là các mối đe dọa về thảm họa, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng. Trong đó,ô nhiễm kim loại nặng như thủy ngân là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Hàng năm, một lượng lớnthủy ngân phát thải ra môi trường một cách không kiểm soát thông qua các hiện tượng tự nhiên, do hoạt động công nghiệp, hay những thảm họa môi trường như vụ cháy nhà máy bóng đèn phìch nước Rạng Đông xảy ra vào cuối năm nay đã gây ô nhiễm đất, nước, ảnh hưởngtrực tiếp tới nguồn thực phẩm.Thủy ngân vô cơ tìch tụ và được chuyển hóa thành các dạng thủy ngân hữu cơ có độc tình cao hơn, quá trình này được gọi là quá trính sinh hóa. Một vì dụ điển hínhvề ô nhiễm thủy ngân hữu cơ trong các loài thủy hải sản là thảm họa nghiêm trọng Minamata diễn ra những năm 19561959 tại Nhật Bản đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng, hậu quả nặng nề cho tới ngày nay (hàng chục ngàn người bị bại liệt, thần kinh,v.v).Ngay sau đó, công ước Minamata được nhiều quốc giatrong đó có Việt Nam ký kết nhằm đưa ra biện phápkiểm soát,giảm sự phát thải thủy ngân vào môi trường và thực phẩm. Ví vậy, việc xác định hàm lượng các dạng thủy ngân trong môi trường, thực phẩm, đặc biệt trong các loài hải sản ở nước ta là hết sức cần thiết.[49] Một số phương pháp phân tìch nhằm xác định lượng vết các dạng thủy ngân đã được phát triển và ứng dụng như sắc ký khì, sắc ký lỏng ghép nối quang phổ hấp thụ nguyên tử.Tuy nhiên,phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối khối phổ plasma cao tần cảm ứng (HPLC-ICP-MS đã được ứng dụng rộng rãi và trở thành một công cụ mạnh để xác định các dạng kim loại trong các mẫu môi trường hay thực phẩm do khả năng phân tách đồng thời, giới hạn phát hiện thấp, độ ổn định và chình xác cao, quá trính xử lý mẫu đơn giản, hạn chế được ảnh hưởng bởi nền mẫu phức tạp. Do đó, đề tài “Nghiên cứu quy trính phân tìch hàm lượng các dạng thủy ngân trong một số loài hải 1 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ sản bằng phương pháp khối phổ Plasma cao tần cảm ứng ghép nối sắc ký LC-ICP-MS” được thực hiện nhằm góp phần nhỏ bé trong việc kiểm soát, cảnh báo ô nhiễm thủy ngân trong tương lai. 2 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quát chung về thủy ngân, nguồn gốc và dạng tồn tại của thủy ngân trong tự nhiên Thủy ngân trong tự nhiên, được sinh ra bởi các quá trính tự nhiên như sự phong hóa của vỏ trái đất, các hoạt động núi lửa và hoạt động của các tầng địa chất... [34, 39, 45,49]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các nguồn tự nhiên phát ra thải ra môi trường tới 2,700 đến 6,000 tấn mỗi năm [6]. Bên cạnh đó, sự ô nhiễm thủy ngân được tạo ra trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người như sản xuất acetaldehyd,... có thể kể đến một số hoạt động phát thải thủy ngân gián tiếp như khai thác, đốt nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá. Mặc dù thủy ngân chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các loại nhiên liệu này, nhưng khi tiêu thụ một lượng lớn than nhiên liệu đã đưa một phần đáng kể thủy ngân vào môi trường. Theo thống kê, lượng thủy ngân do con người tạo ra được ước tình khoảng 2,000-3,000 tấn mỗi năm và đang có xu hướng tăng lên hàng năm[6]. Tuy nhiên, các dạng tồn tại đặc biệt của thủy ngân chưa thể ước tình chình xác, bởi trong tự nhiên các dạng nàytồn tạivới hàm lượng khác nhau, phân bố không đồng đều theo vùng hoặc theo loài. Nguồn gốc phát thải thủy ngân từ các ngành công nghiệp: - Việc sử dụng than làm nhiên liệu thải ra lượng thủy ngân lớn nhất; - Công nghệ sản xuất clo, thép, phốt phát và vàng; - Công nghệ luyện kim; - Công nghệ sản xuất, sửa chữa thiết bị điện tử; - Ứng dụng y tế, bao gồm sản xuất và bảo quản vắc-xin. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ô nhiễm thủy ngân từ các ngành công nghiệp ìt được chú ý. Với hiện trạng khai thác công nghiệp hiện nay, đặc biệt là khai thác vàng tràn lan, thiếu quy hoạch đồng bộ thí nguy cơ ô nhiễm thủy ngân trong môi trường và 3 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ thực phẩm là rất cao. Ngoài ra, trong các nhà máy sản xuất xi măng, nhiệt điện, sắt thép, phân bón,... than vẫn được sử dụng làm nhiên liệu chủ yếu. Qua đó có thể thấy nguy cơ phát thải thủy ngân từ mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch là không nhỏ. Thủy ngân tồn tại trong môi trường dưới các dạng khác nhau, chuyển hóa thông qua quá trính sinh hóa tự nhiên, tìch lũy chủ yếu trong thủy hải sản, nguồn thức ăn của con người. Sự chuyển hóa thủy ngân trong tự nhiên được thể hiện trong hính 1.1: Hình 1. 1: Quá trình chuyển hóa của Thủy ngân trong tự nhiên Hơi thủy ngân được sinh ra từ mẫu khoáng vật, đất, nước mặt hoặc khì thải núi lửa, cùng các hoạt động của con người. - Khì quyển: Thủy ngân khi được giải phóng vào khì quyển, thường tồn tại ở dạng hơi trong một thời gian rất dài, có thể lên đến một năm, ví vậy nó có khả năng khuyếch tán lan rộng thông qua các hoạt động của khì quyển như gió, hiện tượng đối lưu. 4 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ - Sự lắng đọng thủy ngân xuống mặt đất và nước mặt: hơi thủy ngân trong khì quyển trải qua quá trính oxy hóa, quang hóa để tạo thành thủy ngân vô cơ kết hợp với hơi nước và trở lại mặt đất nhờ mưa. - Trong nước Hg2+ chuyển hóa thành sunfua thủy ngân không hòa tan. - Biến đổi hóa học và sinh học thành các dạng dễ bay hơi và hòa tan, bao gồm năm quá trính trao đổi chất chình: methyl hóa thủy ngân, demethyl hóa thủy ngân, khử Hg2+ thành Hg đơn nguyên tử và oxy hóa ngược, tác dụng của vi sinh vật đối với việc chuyển Hg2+thành các hợp chất hữu cơ khác nhau. - Thủy ngân phát tán trở lại bầu khì quyển hoặc tìch lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Tại Việt Nam, hơi thủy ngân phát thải vào môi trường chủ yếu thông qua quá trính đốt cháy nhiên liệu. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây cũng như khảo sát ban đầu, than nhiên liệu chứa một lượng thủy ngân với hàm lượng khoảng 0,1-0,2 mg/kg tùy thuộc vào loại than. Khi tiêu thụ loại nhiên liệu này, thủy ngân trong than sẽ phát ra khì quyển dưới dạng methyl thủy ngân) và một phần của tro bay, xỉ [6]. Ngoài ra, methyl thủy ngân được hính thành bởi các vi sinh vật trong môi trường nên tồn tại và tìch lũy sinh họcthông qua chuỗi thức ăn. 1.2. Methyl thủy ngân và ethyl thủy ngân *Nguồn gốc và chuyển hóa của các dạng thủy ngân hữu cơ Thủy ngân hữu cơ trong tự nhiên tồn tại 2 dạng chình hình 1.2) là methyl thủy ngân và ethyl thủy ngân, bao gồm một hoặc nhiều nhóm nhóm methyl CH3- với một nguyên tử thủy ngân. Thủy ngân hữu cơ có công thức hóa học CH3)nHg+, do là một ion tìch điện dương, nó có thể kết hợp với các anion Cl-, OH-, NO3-. 5 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ Hình 1. 2: Cấu tạo phân tử của methyl thủy ngân và ethyl thủy ngân Thủy ngân làdễ liên kết với các anion có chứa lưu huỳnh, điển hính là nhóm-SH được tím thấy trong các axit amin như cysteine và methionine. Ví vậy, protein có chứa cysteine sẽ tạo liên kết cộng hóa trị bền vững với methyl thủy ngân. Quá trính chuyển hóa từ thủy ngân vô cơ thành thủy ngân hữu cơ là một quá trính tổng hợp đòi hỏi ìt nhất hai bước: Oxy hóa Hg thành Hg2+ và đưaHg2+ thành methyl thủy ngân, quá trính sau được gọi là methyl hóa (hình 1.3) [4]. Hình 1. 3: Quá trình hình thành thủy ngân hữu cơ Methyl thủy ngâncó độc tình cao và dễ dàng tiếp cận các mô sinh học do đó đây là dạng độc hại nhất đối với con người. Thông qua hoạt động của vi sinh vật kỵ khì 6 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ trong môi trường nước như sông, hồ, đầm lầy, trầm tìch, đất và đại dương với điều kiện thìch hợp methyl thủy ngân sẽ được hính thành từ thủy ngân vô cơ,đâylà dạng tồn tại ổn định nhất của thủy ngân, quá trính demethyl hóa không xảy ra hoặc xảy ra rất ìt [34]. Quá trình demethyl hóa được tím thấy bởi các nhà nghiên cứu trong trầm tìch và được giải thìch bởi thực tế là methyl thủy ngân có xu hướng bị hấp phụ bởi các thành phần trầm tìch và bị phân hủy nhanh hơn thủy ngân vô cơ. Sự giải hấp của methyl thủy ngân từ các mẫu trầm tìch lớn hơn 10 đến 1,000 lần so với thủy ngân vô cơ [22]. Quá trình demethylhóa xảy ra dưới ảnh hưởng của một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn khử sunfat tạo ramethyl thủy ngânđược sinh vật hấp thụ bằng cáchtìch lũy trong cơ thể thông qua chuỗi thức ăn[11]. *Tính chất hóa học, sinh học và vật lý của các dạng thủy ngân hữu cơ Thành phần chình của hợp chất thủy ngân là nguyên tố thủy ngân có trọng lượng nguyên tử là 200,59, tạo liên kết cộng hóa trị với ìt nhất một nguyên tử carbon. Ở nhiệt độ thường, thủy ngân hữu cơ ở dạng tinh thể rắn, hòa tan được trong dung môi hữu cơ. Methyl thủy ngân clorua (MeHg-Cl) có độ hòa tan thấp trongnước, với độ hòa tan là 0,100g/L ở 210C . Dimethyl thủy ngân, rất độc là sản phẩm phụ của quá trính tổng hợp hóa học của methyl thủy ngân, cũng có độ hòa tan tương đối thấp trong nước (1,20g/L ở 210C . Độ hòa tan trong nước giảm dần theo thứ tự Hg2Cl; Hg; CH3Hg-Cl; HgCl2[35]. Hợp chất của methyl thủy ngân(VD: CH3Hg-Cl,.. cónhiệt độ sôi và nóng chảy khác nhau, với áp suất hơi tương đối cao ở nhiệt độ phòng. Áp suất hơi CH3Hg-Cl là 1,23 Pa 0,0085mmHg , lớn hơn của dimethyl thủy ngân nhiều lần. *Sự tích lũy methyl thủy ngântrong chuỗi thức ăn Methyl thủy ngân là dạng hữu cơ tồn tại chình trong tự nhiên, được tìch lũy từ cá thể đầu tiên, sau đó tìch lũy từ sự lây lan của các cá thể, từ động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, đến con người. Khi chất độc xâm nhập vào động vật, thực vật, được bài tiết một 7 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ phần, phần còn lại được lưu trữ trong cơ thể sinh vật. Theo chuỗi thức ăn và quy tắc bắt mồi của vật chủ, chất độc và độc tố từ sinh vật đó có thể được chuyển từ sinh vật này sang sinh vật khác và tìch lũy với mức độ độc tố cao hơn ở cấp độ dinh dưỡng và thời gian sống. Quá trính này được gọi là tìch lũy sinh học và khuếch đại chất độc trong quần thể sinh vật. Các dạng thủy ngân khác như ethyl thủy ngân cũng có thể xâm nhập và tìch lũy trong chuỗi thức ăn; tuy nhiên, methyl thủy ngân được coi là dạng hấp thụ nhanh nhất, có khả năng khuếch đại sinh học lớn nhất và tốc độ bài tiết rất chậm khỏi cơ thể. Khi thủy ngân được hấp thụ vào cá, nó tạo thành liên kết cộng hóa trị với nhóm -SH. Vì liên kết này khá ổn định, hệ quả là "làm giàu" hoặc tìch lũymethyl thủy ngân từ cá thể này sang cá thể khác tiếp theo. Sự dịch chuyển của thủy ngân hữu cơ thông chuỗi thức ăn có thể được tóm tắt như sau: - Thủy ngân hữu cơ trong trầm tìch và sinh vật phù du. - Cá nhỏ ăn số lượng lớn sinh vật phù du theo thời gian. - Cá lớn tiêu thụ cá nhỏ hơn, tìch lũy thủy ngân trong tế bào và mô của chúng. Người ăn thịt cávà động vật, qua đó lượng methyl thủy ngân cùng với ethyl thủy ngân tìch lũy ngày càng tăng.Cá thể lớn hơn sẽ có mức thủy ngân cao hơn trong cơ thể chúng. Theo cơ chế này, thủy ngân hữu cơ được tìch lũy nhanh chóng bởi hầu hết các sinh vật dưới nước và tìch lũy nhiều nhất trong các mô của cá, con người là cá thể cuối cùng trong chuỗi thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, mức độ tìch lũy cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như loài, tuổi thọ, hoạt động của vi sinh vật và thủy ngân trầm tìch, chất hữu cơ hòa tan hoặc các điều kiện tự nhiên khác như lũ lụt, dòng chảy theo mùa hoặc bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng lưu huỳnh và các hóa chất khác trong nước [19]. Với nhiềuyếu tố tác động, sự tìch lũy sinh học của methyl thủy ngân là không thể đoán trước và có thể thay đổi trong các môi trường khác nhau. 8 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ *Độc tính của methyl thủy ngân đối với con người Methyl thủy ngân đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bởi khả năng thẩm thấu dễ dàng qua màng sinh học con người. Methyl thủy ngân di chuyển vào các tế bào thần kinh từ lớp màng ngoài đến vỏ não, ức chế sự phát triển não bộ của thai nhi dẫn đến thay đổi hành vi và giảm khả năng nhận thức thậm chì gây ra mù, điếc,v.v đồng thời tấn công vào tế bào phân chia và tổng hợp protein của các tế bào thần kinh. Điều này dẫn đến việc thiếu năng lượng trong tế bào và rối loạn trong việc truyền phản xạ thần kinh. Đây là cơ sở để giải thìch lý do tại sao những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm methyl thủy ngân sẽ bị phá hủy không thể phục hồi hệ thần kinh trung ương, bao gồm cả bệnh tâm thần phân liệt, không thể phát triển trì tuệ và co giật. Cũng có bằng chứng cho thấy con người và động vật tiếp xúc với methyl thủy ngân có thể có tác dụng phụ đối với hệ tim mạch ở trẻ em đang phát triển và trưởng thành, biểu hiện là huyết áp không ổn định, bệnh tim mạch và chậm phát triển. Ngoài ra, ngộ độc methyl thủy ngân cũng dẫn đến sự phân lập nhiễm sắc thể, phá vỡ nhiễm sắc thể và ngăn chặn sự phân chia tế bào. Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tác dụng phụ của thủy ngân có thể gây ung thư và các triệu chứng ngộ độc thủy ngân bắt đầu xuất hiện khi lượng thủy ngân trong máu là lớn hơn 0,5µg/mL [21]. Đối với người trưởng thành, methyl thủy ngân được hấp thụ dễ dàng vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Nó tạo liên kết bền vớicysteine, với protein và peptit axit amin. Phức hợp methyl thủy ngân-cysteine ổn định và có thểkết hợp với các axit amin vận chuyển trong cơ thể như methionine - một loại axit amin thiết yếu. Do đó, nó được vận chuyển tự do khắp cơ thể đến não, qua nhau thai nơi cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Nhờ liên kết bền với protein, methyl thủy ngân không dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể, thời gian đào thải của methyl thủy ngân trong máu là khoảng 50 ngày. Nghiên cứu trên cơ thể nạn nhân bị ngộ độc methyl thủy ngân ở Minamata Nhật Bản [12] cho thấy ảnh hưởng của methyl thủy ngân trong cơ thể con người tăng lên khi tiếp xúc với liều lượng vượt ngưỡng cho phép. Ban đầu, nạn nhân mất sự phối hợp 9 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ giữa các cơ bắp, tê liệt chân tay, run rẩy, suy giảm các giác quan, ù tai hoặc điếc, mờ mắt, hay quên, cơ thể yếu, mệt mỏi.Nhiều bệnh nhân ở Minamata bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng bị bệnh. Khám nghiệm tử thi cho thấy: Trong một số trường hợp, tiểu não gần như bị phá hủy hoàn toàn. Trên thế giới cũng ghi nhận các thảm họa tương tự, ở Iraq, trong những năm 1960 - 1970, methyl thủy ngân đã được sử dụng để bảo quản lúa mì, ngũ cốc là hạt giống làm thức ăn trực tiếp cho con người và động vật. Các triệu chứng của họ sau một thời gian dài phơi nhiễm methyl thủy ngân: dị ứng, khó giao tiếp, vận động, suy giảm thị lực, giảm thình lực, mù, thậm chì tử vong. Nghiên cứu của WHO đã chỉ ra rằng ở người trưởng thành, với lượng methyl thủy ngân hàng ngày là khoảng 0,48 µg/kg trọng lượng cơ thể sẽ không gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu nồng độ lớn hơn trong khoảng từ 3-7mg/kg trọng lượng cơ thể hoặc cao hơn, các triệu chứng trên hệ thần kinh sẽ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, nồng độ trong tóc sẽ vào khoảng 50-125 µg/g. Ngoài ra, còn có dấu hiệu cho thấy methyl thủy ngân ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Năm 1995, các nhà nghiên cứu ở Phần Lan đã tím thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ cá bị nhiễm methyl thủy ngân và nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tình. Mặc dù ăn cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định rằng nồng độ thủy ngân trung bính trong tóc của 1833 cư dân là 2mg/kg và họ ăn trung bính 30g cá mỗi ngày lạilàm tăng nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim lên 2 hoặc 3 lần[34]. Các dạng thủy ngân cũng được xác định liên quan đến tổn thương thận. Khám nghiệm tử thi bệnh nhân mạc treo ví ngộ độcmethyl thủy ngân cho thấy các biểu hiện tiêu cực lên thận và thoái hóa ống thận thâm chì làm hỏng ống thận [11]. Trong thập kỷ qua, nhiều công trính nghiên cứu tác động của methyl thủy ngân lên chức năng miễn dịch và huyết áp được thì nghiệm trên chuột. Sorosen và cộng sự 1999 đã tím thấy mối liên quan với methyl thủy ngân với tăng huyết áp ở chuột mới sinh, tương ứng với sự gia tăng nồng độ thủy ngân trong máu [23]. 10 Phạm Công Hiếu Luận văn thạc sĩ 1.3. Các phƣơng pháp xác định thủy ngân hữu cơ Các phương pháp thường được sử dụng để xác định thủy ngân hữu cơ bao gồm sắc ký và quang phổ kế. 1.3.1 Sắc ký khí (GC) Sắc ký khì được thực hiện trên cơ sở tương tác phân tán của hai pha, pha tĩnh và pha động. Có hai loại sắc ký khí: khí-lỏng và khì-rắn. Phương pháp được thực hiện với nguyên tắc mẫu được bơm vào buồng mẫu có nhiệt độ đủ cao, cho phép mẫu bay hơi mà không bị phân hủy. Khí mang mang chất phân tìch vào cột tách, ái lực tương tác khác nhau giữa các chất phân tìch và pha tĩnh dẫn đến thời gian lưu của chất phân tích cũng khác nhau. Do đó, các chất phân tìch rửa giải ra khỏi cột vàđược detector ghi nhận tìn hiệu tại các thời điểm khác nhau, hiển thị tìn hiệu khi có sự hiện diện của một chất hoặc một nhóm chức. Phương pháp sắc ký khì GC đã được sử dụng để xác định methyl thủy ngânvà các loại thủy ngân khác trong các mẫu sinh học mà chúng bao gồm việc sử dụng các detector GC thông thường, như detector bắt điện tử ECD , phương pháp phát hiện chọn lọc nguyên tố dựa trên hấp thụ nguyên tử, quang phổ huỳnh quang nguyên tử AFS . *Sắc ký khí - Detector bắt điện tử (GC-ECD) Detector bắt điện tử ECD dựa trên khả năng liên kết các electron tự do trong pha khì trừ trường hợp khì trơ của mỗi chất phân tìch. Khả năng liên kết lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của các hợp chất. Nó tương đối nhỏ đối với các hợp chất của hydrocarbon bão hòa. Ngược lại, khi các hợp chất chứa halogen, nitơ hoặc các nhóm đa liên kết liên kết đôi hoặc ba , khả năng bắt electron là cao. Do đó, độ nhạy của detector ECD rất đặc trưng cho các nhóm chất và có phạm vi tuyến tình rộng. Petr Maršálek và cộng sự đã nghiên cứu phương pháp xác định nhanhmethyl thủy ngân trong cá dựa trên phương pháp GC-ECD. Phương pháp mới sử dụng môi trường axit hydrochloric và quá trình chiết bằng toluene. Trong nghiên cứu này, methyl 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan