Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma

.PDF
83
180
108

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI NẤM GANODERMA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG PHẠM THẢO LINH HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI NẤM GANODERMA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 PHẠM THẢO LINH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN DUỆ THANH TS. LÊ THANH HUYỀN HÀ NỘI, NĂM 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Phan Duệ Thanh (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Lê Thanh Huyền (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm phản biện 1:.................................................................. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm phản biện 2:.................................................................. (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 16 tháng 01 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết khảo sát tình hình thực tiễn tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ môn Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Duệ Thanh và TS. Lê Thanh Huyền. Nội dung luận văn có sử dụng các tài liệu tham khảo được liệt kê rõ ràng và đầy đủ theo danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan các kết quả này chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thảo Linh `ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và toàn thể quý thầy, cô giáo khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ môn Công nghệ Sinh học – Vi sinh, Khoa Sinh, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã truyền đạt và giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và rèn luyện, cũng như đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện thí nghiệm trên phòng thí nghiệm của Khoa. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai Cô giáo là TS. Phan Duệ Thanh và TS. Lê Thanh Huyền đã hết l ng giúp đỡ, dạy ảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực địa. Cảm ơn các bạn tại hai trường đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian dài làm nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và ạn è, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ động viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thảo Linh `iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu nấm Ganoderma ......................................................... 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nấm Ganoderma trên thế giới ............................. 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nấm Ganoderma ở Việt Nam ............................... 6 1.2. Đặc điểm sinh học nấm Ganoderma ........................................................ 10 1.2.1. Khái quát chung chi nấm Ganoderma .................................................. 10 1.2.2. Đặc điểm sinh học chi tiết của chi nấm Ganoderma ............................ 15 1.2.3. Giá trị, ý nghĩa, vai trò của chi nấm Ganoderma................................. 18 1.3. Một vài đặc điểm của khu vực nghiên cứu .............................................. 20 1.3.1. Vườn quốc gia Tam Đảo ....................................................................... 20 1.3.2. Vườn quốc gia Xuân Sơn ...................................................................... 23 1.3.3. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh ........................................................... 26 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 30 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 30 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 30 2.2.1. Địa điểm thu mẫu .................................................................................. 30 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 30 2.3. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 30 `iv 2.4. Môi trường nghiên cứu ............................................................................ 31 2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32 2.5.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản ...................................................... 32 2.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................. 34 2.5.3. Phương pháp phân tích ......................................................................... 35 2.5.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học ............................................ 37 2.5.5. Phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ........................................ 38 2.5.6. Phương pháp thu dịch nổi ..................................................................... 39 2.5.7. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 39 CHƢƠNG 3.................................................................................................... 40 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 40 3.1. Phân loại các mẫu nghiên cứu.................................................................. 40 3.2. Kết quả phân lập và thuần khiết các chủng nấm thuộc chi nấm Ganoderma tại khu vực nghiên cứu ................................................................ 48 3.2.1. Kết quả phân lập lần thứ nhất .............................................................. 48 3.2.2. Kết quả phân lập lần thứ hai ................................................................ 50 3.2.3. Kết quả phân lập lần thứ ba.................................................................. 51 3.2.4. Cấy chuyển và lưu giữ chủng nấm trong ống thạch nghiêng ............... 53 3.2.5. Thu dịch nuôi cấy nấm .......................................................................... 54 3.3.Đánh giá khả năng kháng khuẩn của chủng nấm nghiên cứu................... 56 3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thuộc chi nấm Ganoderma tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................ 64 3.4.1. Các giải pháp bảo tồn nguyên vị .......................................................... 64 3.4.2. Các giải pháp bảo tồn chuyển vị............................................................ 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC `v TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên học viên : Phạm Thảo Linh Lớp : CH3AMT Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Phan Duệ Thanh Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Lê Thanh Huyền Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm Ganoderma. Tóm tắt: Luận văn trình ày các kết quả nghiên cứu gồm thu 39 mẫu tại khu vực nghiên cứu, phân loại, phân lập hệ sợi trong môi trường thạch, thuần trong môi trường dịch lỏng và xác định khả năng kháng khuẩn của 6 mẫu (Ganoderma aff. brownii, Ganoderma sp.1, Ganoderma aff. philippi, Ganoderma aff. lucidum, Ganoderma sinense, Ganoderma aff. neo-japnicum Imaz) thuộc chi nấm Ganoderma đối với vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus subtilis, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa. Từ khóa: Đa dạng sinh học, kháng khuẩn, nấm lớn, Ganoderma, VQG Tam Đảo, VQG Xuân Sơn, Trạm ĐDSH Mê Linh. Summary: The thesis presents results of sampling 39 samples from the research area, species classification, hyphae mycelium isolation in agar environment, pure fungi in liquid environment and determining antibacterial possibilities of samples that belong to the Ganoderma fungi line (Ganoderma aff. brownii, Ganoderma sp.1, Ganoderma aff. philippi, Ganoderma aff. lucidum, Ganoderma sinense, Ganoderma aff. neo-japnicum Imaz) with Escherichia coli, Bacillus subtilis, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa bacteria. Key words: Biodiversity, antibacterial, large fungi, Ganoderma, Tam Dao National Park, Xuan Son National Park, MeLinh Station for Biodiversity. `vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích VQG Vườn quốc gia KVNC Khu vực nghiên cứu VSV Vi sinh vật KHM Ký hiệu mẫu ĐDSH Đa dạng sinh học ADN Acid deoxyribonucleotide MT Môi trường PDA Potato Dextrose Agar MPA Malt Pepton Agar sp.1 Species 1 aff. affinis E.coli Escherichia coli `vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại chi nấm Ganoderma ....................................................... 10 Bảng 1.2: Các yếu tố sinh thái ........................................................................ 13 Bảng 1.3: Đặc điểm của một số loại nấm Linh chi ở Đài Loan...................... 17 Bảng 3.1: Đường kính của hệ sợi nấm sau 5 ngày nuôi cấy lần thứ nhất....... 49 Bảng 3.2: Đường kính của hệ sợi nấm sau 5 ngày nuôi cấy lần thứ hai ......... 51 Bảng 3.3: Đường kính của hệ sợi nấm sau 5 ngày cấy lần thứ ba .................. 52 Bảng 3.4: Khối lượng sinh khối tươi thu được từ dịch nuôi lắc hệ sợi sau 7 ngày ................................................................................................................. 55 Bảng 3.5: Khối lượng sinh khối thu được từ dịch nuôi lắc hệ sợi sau 7 ngày đã được sấy khô ở 40oC ....................................................................................... 57 Bảng 3.6: Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nấm đối với vi khuẩn kiểm định Escherichia coli....................................................................................... 59 Bảng 3.7: Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nấm đối với vi khuẩn kiểm định Vibrio parahaemolyticus ......................................................................... 60 Bảng 3.8: Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nấm đối với vi khuẩn kiểm định Bacillus subtilis ....................................................................................... 61 Bảng 3.9: Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nấm đối với vi khuẩn kiểm định Staphylococcus aureus ............................................................................ 61 Bảng 3.10: Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết nấm đối với vi khuẩn kiểm định Pseudomonas aeruginosa ....................................................................... 62 `viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Chu trình phát triển của nấm Linh chi ............................................ 13 Hình 1.2: Nấm Cổ Linh chi ............................................................................. 14 Hình 1.3: Hình ảnh quả thể nấm Linh chi ....................................................... 15 Hình 1.4: Cấu tạo nấm Linh chi ...................................................................... 16 Hình 1.5: Bản đồ vườn quốc gia Tam Đảo ..................................................... 20 Hình 1.6. Bản đồ Vườn quốc gia Xuân Sơn ................................................... 23 Hình 1.7: Bản đồ Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh........................................ 26 Hình 3.1: Mẫu nấm TL 44............................................................................... 40 Hình 3.2: Hệ sợi mẫu nấm TL 44 quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40x .................................................................................................. 41 Hình 3.3: Mẫu nấm TL 53............................................................................... 42 Hình 3.4: Hệ sợi mẫu nấm TL 53 quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40x .................................................................................................. 43 Hình 3.5: Mẫu nấm TĐ.H ............................................................................... 43 Hình 3.6: Mẫu nấm TL.TĐ 02 ........................................................................ 45 Hình 3.7: Mẫu nấm TL.TĐ 18.01 ................................................................... 46 Hình 3.8: Hệ sợi mẫu nấm TL.TĐ 18.01 quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40x ....................................................................................... 47 Hình 3.9: Mẫu nấm TL 48............................................................................... 47 Hình 3.10: Hệ sợi mẫu nấm TL 48 quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40x ............................................................................................. 48 Hình 3.11: Kết quả phân lập lần thứ nhất từ các mẫu bào tử ......................... 49 Hình 3.12: Hình ảnh kính hiển vi của hệ sợi phát triển từ mẫu cấy Ganoderma aff. philippi lần thứ nhất .................................................................................. 50 `ix Hình 3.13: Mẫu Ganoderma aff. brownii và Ganoderma aff. philippi phân lập lần thứ hai ........................................................................................................ 51 Hình 3.14: Mẫu Ganoderma aff. brownii và Ganoderma aff. philippi phân lập lần thứ ba phát triển mạnh ............................................................................... 52 Hình 3.15: Hệ sợi nấm Ganoderma sau 3 ngày nuôi cấy ............................... 53 Hình 3.16: Hệ sợi nấm Ganoderma sau 5 ngày nuôi cấy ............................... 53 Hình 3.17: Nuôi lắc dịch nấm Ganoderma ..................................................... 54 Hình 3.18: Dịch nuôi lắc sau 7 ngày suất hiện sinh khối................................ 55 Hình 3.19: Dịch nuôi lắc sau 7 ngày suất hiện sinh khối hệ sợi ..................... 56 Hình 3.20: Sinh khối hệ sợi và giấy lọc sau khi sấy ....................................... 57 Hình 3.21: Giấy lọc vô trùng được nhỏ dịch nuôi cấy.................................... 57 Hình 3.22: Khả năng kháng khuẩn của các chủng nấm đối với vi khuẩn kiểm định .................................................................................................................. 58 `x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nấm là nhóm các sinh vật được ước tính lớn thứ hai sau nhóm côn trùng. Nấm có mặt ở mọi nơi - trong đất, không khí, trong nước hồ, sông, biển, trên thực vật và động vật, thực phẩm và quần áo, và cả trên cơ thể con người. Hiện nay khu hệ nấm lớn ở Việt Nam đã ghi nhận được 1821 loài [21]. Trong đó có nhiều loại được sử dụng làm dược liệu điều trị bệnh hiểm nghèo. Cùng với vi khuẩn, nấm chịu trách nhiệm phá vỡ các cấu trúc của các chất hữu cơ và giải phóng car on, oxy, nitơ, phốt pho vào môi trường. Nấm làm biến đổi môi trường sống của con người và không thể thiếu được với nhiều vai trò trong hệ sinh thái. Nấm tham gia quá trỉnh hình thành đất, khép kín vòng tuần hoàn vật chất (phân hủy gỗ, thân, lá cây, xác côn trùng,…), tăng cường sự phát triển của cây. Nấm có thể gây ngộ độc, ký sinh trên cơ thể con người, động vật và thực vật nhưng cũng cung cấp thực phẩm, chữa lành các vết thương và nhiều bệnh hiểm nghèo. Dựa trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, việc đẩy mạnh nghiên cứu nấm có ý nghĩa to lớn và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nấm có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người, đây là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ví dụ như Termitomyces albuminosus, Macrocybe gegantea và là nguồn thức ăn quý được nhân dân ưa chuộng, chứa nhiều protein, các chất khoáng và vitamin (A, B, C, D, E...). Nhiều loài nấm được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, là nguồn nguyên liệu để điều chế các hoạt chất điều trị ệnh như: Laricifomes officinalis là nguyên liệu để chiết aragicin dùng trong chữa ệnh lao hoặc dùng làm thuốc nhuận tràng hay chất thay thế cho quinine. Các chế phẩm từ nấm linh chi (Ganoderma) được 2 dùng để hỗ trợ điều trị nhiều ệnh như ệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS... Trong quả thể của Ganoderma lucidum có các hoạt chất khác nhau có hoạt tính kháng virus. Chúng có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của virus HIV. Các hoạt chất từ Ganoderma applanatum có hiệu lực chống khối u cao và được sử dụng trong điều trị ung thư gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày. Các dẫn xuất adenosine có trong Ganoderma capense và G. amboinense có tác dụng giảm đau, giãn cơ, ức chế kết dính tiền tiểu cầu. Nhiều hoạt chất từ Linh chi có khả năng giúp đào thải phóng xạ, hạn chế và loại trừ những tổn thương do phóng xạ ở mô và tế ào. Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, những kiểu sinh thái khác nhau… Những điều kiện đó đã góp phần tạo nên sự đa dạng của khu hệ nấm ở Việt Nam. Tác giả Hawksworth ước tính số loài nấm trên lãnh thổ Việt Nam có thể gấp 6 lần số loài thực vật bậc cao (1991-2001) và đạt khoảng 70.000 loài. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới ghi nhận được khoảng 1/5 số loài nấm có thể có trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia tại miền Bắc là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập cho các nhà khoa học và sinh viên trong nước cũng như quốc tế. Rừng nơi đây c n có nhiều loài cây thuốc, vi sinh vật quý hiếm, là nguồn dược liệu hữu ích cho nhân dân quanh vùng, trong đó có nấm linh chi Ganoderma. Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của nấm linh chi [4], nhưng số lượng vẫn còn khá ít. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm Ganoderma”. 3 Đề tài đóng góp vào cơ sở dữ liệu và có ý nghĩa giúp cho việc bảo tồn và lưu giữ đa đạng nguồn gen có khả năng kháng khuẩn phục vụ cho các nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tính kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm Ganoderma phục vụ cho công tác bảo tồn loài nấm có giá trị để bổ sung vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên ảo vệ. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Phân loại các mẫu nấm nghiên cứu - Mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài; - Soi hệ sợi dưới kính hiển vi; - Phân loại loài dựa trên các đặc điểm mô tả. 3.2. Phân lập và nuôi cấy chi nấm Ganoderma - Thu nhận mẫu nấm từ khu vực VQG Xuân Sơn, VQG Tam Đảo, trạm ĐDSH Mê Linh; - Phân loại sơ ộ và tách cấy hệ sợi nấm trên môi trường PDA. 3.3. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm Ganoderma - Xác định tính kháng khuẩn của dịch nuôi cấy hệ sợi, dịch chiết thể quả nấm Ganoderma đối với một số vi khuẩn gây bệnh (Escherichia coli, Bacillus subtilis, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa); - Xác định tính kháng khuẩn của sinh khối nấm Ganoderma đối với một số vi khuẩn gây bệnh (Escherichia coli, Bacillus subtilis, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa). 3.4. Đề xuất phương pháp bảo tồn đối với một số loài thuộc chi nấm Ganoderma nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu nấm Ganoderma 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nấm Ganoderma trên thế giới Từ xa xưa, nấm đã mang lại nhiều giá trị to lớn trong cuộc sống con người. Theo Đào Ẩn Tích, tác giả bộ sách về lược sử Trung Quốc, người Trung Quốc đã iết ăn nấm từ cách đây 6000-7000 năm. Nghề nấu rượu có sử dụng nấm men và nấm sợi đã xuất hiện ở Trung Quốc từ cách đây 7000-8000 năm. Việc sử dụng nấm lớn làm dược liệu (Thần khúc) đã có ở Trung Quốc từ cách đây 2550 năm. Các nấm dùng làm thuốc như Phục linh, Chư linh, Linh chi, Tử linh, Lôi hoàn, Mã bột, Thiền hoa, Trùng thảo, Mộc nhĩ…đã được ghi trong sách “Chính loại bản thảo” khoảng năm 100-200 sau Công nguyên [2]. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu đã kết hợp phân loại truyền thống với phân loại dựa trên những tiêu chuẩn hiện đại như: các phản ứng hóa học, sự phân tính, hệ sợi nấm, kiểu gây mục, đặc điểm nuôi cấy, mà đặc biệt là cấu trúc phân tử ADN đã mang lại những kết quả chính xác hơn. Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được xem như là một loại dược liệu quý giá với nhiều tác dụng tốt như chữa suy nhược thần kinh, các bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp, làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch, tác dụng tốt với bệnh nhân bị ung thư. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm Linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần) [26]. 5 Năm 2011, Ofodile Lauretta Nwanneka cùng cộng sự ở Nigeria đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ sợi nấm Ganoderma đối với vi khuẩn gây bệnh ở người. Khi đó hệ sợi của các mẫu nấm Linh chi được tìm thấy ở Nigeria đã được thử nghiệm trên một số vi khuẩn gây bệnh ở người bằng việc sử dụng kỹ thuật kép và Weller. Các mẫu nấm thể hiện hoạt tính kháng lại tất cả các vi sinh vật kiểm định gồm Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa. Vi khuẩn Escherichia coli cho thấy độ mẫn cảm cao nhất đối với sợi nấm với đường kính vòng vô khuẩn đạt 10,6mm vào ngày đầu tiên thí nghiệm và tăng lên 15,2mm vào ngày thứ tư bằng cách sử dụng phương pháp kép, trong khi Pseudomonas aeruginosa cho thấy độ kháng ít nhất chỉ 5,7mm vào ngày thứ tư. Trong phương pháp Weller, sự kháng khuẩn của nấm linh chi ức chế hoàn toàn được ghi nhận từ tất cả đĩa. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Ganoderma lucidum có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh gây ra bởi các sinh vật này cũng như các iện pháp phòng ngừa chống lại chúng [30]. Năm 2016, một nghiên cứu so sánh hoạt tính kháng khuẩn của nấm phân hủy gỗ và các loại kháng sinh được tạp chí của Hiệp hội Dược phẩm Bangladesh đăng tải cho thấy dịch chiết xuất của 3 loại nấm Ganoderma lucidum, Auricularia auricula, Pleurotus florida có hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Auricularia auricula Pleurotus florida thể hiện một số hoạt tính kháng khuẩn trong khi Ganoderma lucidum cho thấy không có khả năng kháng khuẩn [23]. Các nhà khoa học Debendra Nath Roy, A. K. Azad, Farzana Sultana, A.S.M. Anisuzzaman đã nghiên cứu thành công hoạt tính kháng khuẩn trong ống nghiệm của hai loại nấm ăn được là Linh chi (Ganoderma lucidum) và hàu (Pleurotus ostreatus) chiết xuất trong dung môi ethyl acetate năm 2016. Tác dụng chống vi khuẩn của cả hai loại nấm được theo dõi với liều lượng 400 μg/đĩa ằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch đối với năm 6 loài vi khuẩn gram dương, năm loài vi khuẩn gram âm và ba loại nấm. Nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ Pleurotus ostreatus có tác dụng vừa phải và Ganoderma lucidum chỉ có tác dụng kháng khuẩn nhẹ so với Kanamycin (30 g/đĩa). Tuy nhiên, cả hai loại nấm này đều không có hoạt tính kháng nấm đối với nấm kiểm định so với thuốc Nystatin với liều lượng 30 g/đĩa [27]. Gần đây tại Thái Lan, một nhóm các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn, điều kiện nuôi cấy tối ưu nấm Linh chi G. australe. Chiết xuất của G. australe ức chế Micrococcus luteus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus và Salmonella typhimurium, tuy nhiên các chất chiết xuất không kháng lại Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa. Đây là áo cáo đầu tiên về các hoạt động kháng khuẩn được tìm ra ở G. australe [29]. Nấm Linh chi được nuôi trồng nhân tạo với quy mô lớn tại Hàn Quốc. Ngoài phương pháp nuôi trồng trên thân gỗ, trên các bịch phụ phẩm nông lâm nghiệp đã nghiền nhỏ, còn có thể nuôi cấy chìm để thu nhận sinh khối trong các nồi lên men. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nấm Ganoderma ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân đã iết dùng nấm làm dược phẩm và thực phẩm thiết yếu trong đời sống. Nhiều công trình nghiên cứu về các loài nấm được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam. Giai đoạn 1890 – 1928, qua các công trình nghiên cứu nấm, Việt Nam có khoảng 200 loài, trong đó 28 loài phân ố ở Trung bộ và 37 loài ở Bình Trị Thiên với 6 loài phân bố ở đèo Hải Vân. Ở miền Bắc Việt Nam, việc nghiên cứu nấm được bắt đầu từ năm 1954 tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả Lê Văn Liễu đã ghi nhận với 118 loài qua bài báo “Một số nấm ăn được và nấm độc 7 ở rừng” [5]. Năm 1978, Trịnh Tam Kiệt công bố “Những dẫn liệu về hệ nấm sống trên gỗ vùng Nghệ An” và đã mô tả 90 loài nấm sống trên gỗ. Năm 1995, trong áo cáo “Những nghiên cứu về họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam”, tác giả Trịnh Tam Kiệt và Lê Xuân Thám đã nêu danh lục 43 loài nấm Linh chi, trong đó có 10 loài mới ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam và biên soạn chuyên san “Nấm Linh chi Ganodermataceae Donk – nguồn dược liệu quý ở Việt Nam”. Đặc biệt, Trịnh Tam Kiệt đã xuất bản Danh mục nấm tại Việt Nam, công bố gần 900 loài nấm lớn của Việt Nam có kèm theo mô tả và tài liệu dẫn cũng như ảnh màu minh họa, cung cấp những dữ liệu khá chi tiết về các loài nấm đã ghi nhận được [20]. Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium… Theo y học cổ truyền, nấm Linh chi có vị nhạt, tính ẩm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ… Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế ào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm. Các loại nấm Linh chi và công dụng của nó: Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái. Xích chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ. Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường. Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm tăng trí nhớ. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần. Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp. 8 Cũng theo Ngô Anh, khoa sinh trường đại học Huế là người đầu tiên nước ta nuôi trồng thành công nấm Hoàng chi trên giá thể mạt cưa có ổ sung hàm lượng dưỡng chất, năm 2016 đã công ố tài nguyên nấm dược liệu và kết quả nuôi trồng lục bảo linh chi trên giá thể tổng hợp ở Thừa Thiên Huế. 117 loài nấm dược liệu thuộc 16 họ nấm lớn đã được phát hiện. Về công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp nuôi trồng thông dụng là nuôi trồng trên khúc gỗ và nuôi trồng trên giá thể tổng hợp (mùn cưa hoặc các nguyên liệu cenllulose và các phụ gia dinh dưỡng). Hiệu suất trồng Lục bảo Linh chi trên giá thể tổng hợp đạt 2,6 - 8,4%. Mùn cưa của các loài cây gỗ: cao su, keo lai, keo tai tượng và tràm hoa vàng có thể sử dụng để trồng nấm Linh chi cho năng suất cao và ổn định, hiệu suất đạt 3,8 – 8,4% [12]. Tạp chí khoa học của Đại học Huế năm 2008 đã công ố nghiên cứu đặc điểm sinh học và năng suất của một số chủng giống nấm Linh chi nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này nhằm so sánh một số đặc điểm sinh học và năng suất của 4 chủng giống nấm linh chi (G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X) nuôi trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các chủng giống nấm Linh chi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở Huế. Tuy nhiên, các giống có thời gian từ khi cấy đến khi thu hoạch là khác nhau trong khoảng 76,6 đến 86,6 ngày. G. lucidum L có chiều cao cuống thấp nhưng có đường kính cuống lớn nhất. Đường kính và độ dày tán của chủng nấm G. lucidum L cao hơn so với chủng nấm G. lucidum K, G. lucidum DL và G. lucidum X. Chủng giống G. lucidum L có năng suất cao, thích ứng với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế nên cần phải mở rộng mô hình phát triển chủng nấm này [7].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan