Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nghiên cứu bọ trĩ gây hại cây ớt ngọt và một số biện pháp phòng trừ tại...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu bọ trĩ gây hại cây ớt ngọt và một số biện pháp phòng trừ tại huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng

.PDF
135
173
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH ********************* NGUYỄN NGỌC SƠN NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ GÂY HẠI CÂY ỚT NGỌT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.10 Hướng dẫn luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp: PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 4/2009 i NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ GÂY HẠI CÂY ỚT NGỌT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG NGUYỄN NGỌC SƠN Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: TS. TRẦN TẤN VIỆT Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 2. Thư ký: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 3. Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH Trường Đại học Cần Thơ 4. Phản biện 2: TS. TRÁC KHƯƠNG LAI Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam 5. Ủy viên: PGS.TS. NGUYỄN THỊ CHẮT Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG ii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 30 tháng 8 năm 1973 tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Con ông Nguyễn Ngọc Bảo và bà Vũ Thị Tự Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Tốt nghiệp Đại học ngành Bảo vệ thực vật tại Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 3/1996 – 8/2003 làm việc tại Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. 9/2003 đến nay là giáo viên Khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: vợ Nguyễn Thị Lan Anh, giáo viên Trường THPT Chi Lăng, TP. Đà Lạt. Con Nguyễn Ngọc Lan Phương, học sinh tiểu học; Nguyễn Ngọc Minh Hoàng, học sinh tiểu học. Địa chỉ liên lạc: tổ 13b, đường Trương Văn Hoàn, P9, TP. Đà Lạt Điện thoại: 0636286173 – 0983810962 E-mail: [email protected] iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Ngọc Sơn iv CẢM TẠ Xin trân trọng cảm ơn: PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, giảng viên Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt và hướng dẫn tôi hoàn thành nghiên cứu này Phòng Sau Đại học cùng Quý Thầy Cô Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khóa học Ban Lãnh đạo, tập thể giáo viên Khoa Nông nghiệp Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này Xin được ghi ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tham dự khóa học và thực hiện đề tài. Đà Lạt, tháng 5 năm 2009 Nguyễn Ngọc Sơn v TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu bọ trĩ gây hại cây ớt ngọt và một số biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phòng thí nghiệm Khoa Nông nghiệp Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. Vùng trồng ớt ngọt xã Ka Đô, xã Lạc Xuân, xã Lạc Lâm huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thời gian thực hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009. Ghi nhận được 2 loài bọ trĩ là Frankliniella occidentalis và Thips palmi trong đó loài Frankliniella occidentalis xuất hiện và gây hại nhiều nhất. Bọ trĩ bắt đầu xuất hiện giai đoạn cây ớt 20 – 25 ngày sau trồng với mật độ thấp 0,3 – 1,3 con/cây. Mật độ bọ trĩ, tỷ lệ lá bị hại, chỉ số lá bị hại tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây và đạt cao nhất ở giai đoạn 170 – 175 ngày sau khi trồng 30,1 – 38,8 con/cây, tỷ lệ lá bị hại 24,9% - 42,2%, chỉ số lá bị hại 7,0% - 18,5 %. Mật độ bọ trĩ và mức độ gây hại giảm dần khi cây được 6 tháng tuổi cho đến kết thúc thu hoạch. Bẫy màu vàng số lượng bọ trĩ vào nhiều nhất và nhiều nhất ở giai đoạn cây ra trái rộ đạt 90,3 con/bẫy, tiếp đến bẫy màu xanh 40,5 con/bẫy, thấp nhất bẫy màu trắng 21,1 con/bẫy. Mật độ bọ trĩ trung bình 3 cây xung quanh bẫy màu vàng thấp nhất và giảm dần từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 5 sau khi đặt bẫy, tiếp đến bẫy màu xanh mật độ cao hơn, và mật độ cao nhất ở 3 cây xung quanh bẫy màu trắng. Thuốc Sectox 50 % EC và thuốc Usatabon 17.5 WP hiệu quả phòng trừ bọ trĩ đạt cao nhất (82 – 84 %) ở thời điểm 3 ngày sau phun thuốc. Thuốc Abatin 1.8 EC, Cymerin 25 EC hiệu quả phòng trừ bọ trĩ thấp hơn, hiệu quả đạt cao nhất 69,9 – 70,1% ở thời điểm 5 ngày sau phun. Hiệu quả phòng trừ bọ trĩ của 4 loại thuốc giảm mạnh ở thời điểm 14 ngày sau phun thuốc. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp trong đó có sử dụng bẫy màu vàng để phòng trừ bọ trĩ đã có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh và gây hại của bọ trĩ; giảm số lần bơm thuốc xuống còn 10 lần/vụ so với nông dân 30 lần/1 vụ. Áp dụng biện pháp vi phòng trừ tổng hợp đã mang lại lợi nhuận cao hơn so với theo kỹ thuật nông dân là 771.000 đ/500 m2 với hệ số lãi suất là 1,1. Đặc biệt tạo ra sản phẩm an toàn, vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. vii ABSTRACT Research title “Studies on thrip’s damages to Capsicum crop and some methods to control in Don Duong District, Lam Dong Provine” were carrired out in the intensive growing region of Capsicum crop of Ka Do, Lac Xuan and Lac Lam village, Don Duong District, Lam Dong province while, the laboratorial works were done in the Laboratary of Plan Protection Department of Ho Chi Minh Agriculture and Forestry University, and the Laboratary of Agriculture faculty, Da Lat Vocational College. The studies were carried out from April, 2008 to April, 2009. We have already recorded two popular thrips species on capsicum crop in Don Duong District, Lam Dong Provine. There are: Frankliniella occidentalis and Thips palmi. Frankliniella occidentalis was more popular. Thrip normally occurs at 20 to 25 days after transplating (DAT) with its population of 0,3 to 1,3 thrips/plan. Generally the number of thrip, infection rate and severity index of leaf gratually increased with the crop growth and reached the highest value at 170 to 175 DAT (30,1 to 38,8 thrips/plan, 24,9% to 42,2% and 7,0% - 18,5 % respectively). After 6 months of transplanting to harvest finish the population of thrip and severity index gradually decreased. The effects of the yellow, green and while trap on attraction to thrip revealed that the yelow trap attracted the highest number of thrip with its maximum value at the fruiting period (90,3 thrip/trap). The green trap attracted less number of thrip (40,5 thrip/trap) comparing to the yellow one but still better than the while trap (21,1 thrip/trap). Generally the population of thrip from three plans arround to the yellow trap was lowest. The population of thrip was gradually reduced from 1 day to 5 days after placing trap. The population of thrip arround the green trap was higher than the yellow trap but still lower than white trap. The effects of some insecticides on thrip were carried out by RCBD method with 5 treatments and 3 replications. Among the insecticides tested Sectox 50 % EC viii and Usatabon 17.5 WP indicated the best efficacies on controlling thrip (82 to 84%) at 3 days after spraying. Abamectin 1.8 EC and Cymerin 25 EC indicated a lower efficacies on controlling thrip with its highest value at 5 days after spraying (69,9 – 70,1%). Generally effects of all tested insecticides significantly decreased at 14 days after spraying. The experiments of integrated pest management were carried out in the large scale field (500 m2) with 2 treatments. The data from experiments indicated that the integrated pest management method including the yellow trap could prevent thrip infection and reduced total times of insecticide application per crop season from 30 times as the farmer to 10 times as the treatment. The integrated pest management method increased profit about 771.000 d/500 m2. Besides the integrated pest management methods improved the quality of agricultural products and were more friendly to the environment. ix MỤC LỤC Nội dung Trang Trang tựa i Trang chuẩn y ii Lý lịch cá nhân iii Lời cam đoan iv Cảm tạ v Tóm tắt vi Mục lục x Danh sách các chữ viết tắt xiii Danh sách các hình xiv Danh sách các bảng xv 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục đích, yêu cầu 2 1.2.1 Mục đích 2 1.2.2 Yêu cầu 2 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Thành phần bọ trĩ hại rau và cây ngắn ngày 3 2.1.1 Ngoài nước 3 2.1.2 Trong nước 4 2.2 Quy luật phát sinh phát triển của bọ trĩ 4 2.2.1 Ngoài nước 4 2.2.2 Trong nước 4 2.3 Mức độ gây hại và ký chủ của bọ trĩ 5 2.3.1 Ngoài nước 5 2.3.2 Trong nước 6 2.4 Triệu chứng gây hại 7 x 2.5 Thành phần thiên địch của bọ trĩ 7 2.5.1 Ngoài nước 7 2.5.2 Trong nước 9 2.6 Đặc điểm phân loại một số loài bọ trĩ hại rau 11 2.6.1 Bọ trĩ hoa (Western flower thirps) 11 2.6.2 Bọ trĩ dưa (Melon thrips) 13 2.6.3 Bọ trĩ hành (Onion thrips) 15 2.7 Biện pháp phòng trừ bọ trĩ 17 2.7.1 Ngoài nước 17 2.7.1.1 Biện pháp sinh học 17 2.7.1.2 Biện pháp cơ học 18 2.7.1.3 Biện pháp canh tác 18 2.7.1.4 Biện pháp hóa học 18 2.7.2 Trong nước 19 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 Nội dung 21 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.2.1 Địa điểm 21 3.2.2 Thời gian thực hiện 21 3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1 Phương tiện nghiên cứu 21 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây ớt ngọt của nông dân tại Đơn Dương 22 3.3.2.2 Xác định thành phần bọ trĩ trên ớt ngọt tại huyện Đơn Dương 23 3.3.2.3 Điều tra biến động tác hại của bọ trĩ trên ớt ngọt 23 3.3.2.4 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ trên ớt ngọt 25 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1 Hiện trạng canh tác trên ớt ngọt tại Đơn Dương, Lâm Đồng 30 4.2 Một số loài bọ trĩ gây hại trên ớt ngọt tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng 34 xi 4.2.1 Ghi nhận tổng quát sâu hại ớt ngọt tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng 34 4.2.2 Một số loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt ngọt (Capsicum annuum) 37 4.2.3 Một số đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ trên cây ớt ngọt 38 4.2.3.1 Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergander 38 4.2.3.2 Bọ trĩ dưa Thrips palmi Karny, 1925 40 4.3 Sự phát sinh, phát triển của bọ trĩ trên ớt ngọt (Capsicum annuum) 42 4.4 Hiệu quả phòng trừ bọ trĩ của một số biện pháp trên ớt ngọt 54 4.4.1 Hiệu quả dùng bẫy 54 4.4.2 Hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc hóa học 60 4.4.3 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp 63 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70 5.1 Kết luận 70 5.2 Đề nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 76 xii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT - TLH: Tỷ lệ hại - CSH: Chỉ số hại - BVTV: Bảo vệ thực vật - SMTĐ: Số mẫu thu được - TLHD: Tỷ lệ hiện diện - NST: Ngày sau trồng - TGĐT: Thời gian điều tra - TKXL: Trước khi xử lý - NSXL: Ngày sau xử lý - NS: Năng suất - NT: Nghiệm thức - MĐ: Mật độ xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình Tran g Hình 2.1 Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên ớt 10 Hình 2.2 Thiên địch bọ trĩ 10 Hình 2.3 Phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp cơ học 10 Hình 2.4 Đầu và ngực bọ trĩ hoa 12 Hình 2.5 Đầu và ngực bọ trĩ dưa 15 Hình 2.6 Đầu và ngực bọ trĩ hành 16 Hình 3.1 Bố trí các điểm điều tra bọ trĩ trên ớt ngọt 24 Hình 3.2 Bố trí các điểm cắm bẫy dính phòng trừ bọ trĩ 25 Hình 3.3 Bẫy dính phòng trừ bọ trĩ hại ớt ngọt 26 Hình 3.4 Bố trí thí nghiện phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp 29 Hình 4.1 Một số loài sâu gây hại ớt ngọt tại Đơn Dương, Lâm Đồng 35 Hình 4.2 Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên ớt ngọt 36 Hình 4.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo bọ trĩ hoa 39 Hình 4.4 Đặc điểm hình thái cấu tạo bọ trĩ dưa 41 Hình 4.5 Biến động các giai đoạn phát triển của bọ trĩ trên ớt tại xã Ka Đô 45 Hình 4.6 Giai đoạn ấu trùng và thành trùng bọ trĩ hoa 46 Hình 4.7 Một số giai đoạn sinh trưởng của cây ớt ngọt 46 Hình 4.8 Biến động các giai đoạn phát triển của bọ trĩ trên ớt tại xã Lạc Xuân 49 Hình 4.9 Biến động các giai đoạn phát triển của bọ trĩ trên ớt tại xã Lạc Lâm 52 Hình 4.13 Khả năng cuốn hút bọ trĩ của các loại bẫy màu 56 Hình 4.14 Phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp hóa học và tổng hợp 56 xiv DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp cơ học 25 Bảng 3.2 Thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp hóa học 26 Bảng 3.3 Thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp 28 Bảng 4.1 Thông tin chung về tình hình trồng ớt ngọt tại Đơn Đương 30 Bảng 4.2 Kỹ thuật canh tác ớt ngọt tại Đơn Đương 31 Bảng 4.3 Một số sâu hại ớt và biện pháp phòng trừ của nông dân 32 Bảng 4.4 Một số sâu hại chính trên ớt ngọt tại Đơn Đương 34 Bảng 4.5 Một số loài bọ trĩ hại ớt ngọt tại Đơn Đương 34 Bảng 4.6 Biến động mức độ gây hại của bọ trĩ trên ớt ngọt tại xã Ka Đô 43 Bảng 4.7 Biến động mức độ gây hại của bọ trĩ trên ớt ngọt tại xã Lạc Xuân 47 Bảng 4.8 Biến động mức độ gây hại của bọ trĩ trên ớt ngọt tại xã Lạc Lâm 50 Bảng 4.9 Khả năng cuốn hút bọ trĩ của bẫy màu ở giai đoạn cây chớm ra hoa 55 Bảng 4.10 Khả năng cuốn hút bọ trĩ của bẫy màu ở giai đoạn cây ra hoa rộ 57 Bảng 4.11 Khả năng cuốn hút bọ trĩ của bẫy màu ở giai đoạn cây ra trái rộ 58 Bảng 4.12 Mật độ bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bằng biện pháp hóa học 60 Bảng 4.13 Hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp hóa học 62 Bảng 4.14 Mật độ bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp 64 Bảng 4.15 Tỷ lệ lá bị hại ở thí nghiệm phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp 66 Bảng 4.16 Năng suất ớt ở ruộng phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp 67 Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế của việc phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp 68 xv Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ớt ngọt (Capsium annuum) là loại thực phẩm có mặt ở nước ta từ lâu, song mãi đến những năm gần đây, cùng với sự đi lên của đời sống xã hội, ớt ngọt ngày càng xuất hiện nhiều trong bữa ăn của dân ta. Cây ớt ngọt là một trong những loại cây rau quả có giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch kéo dài, thành phần dinh dưỡng phong phú. Trong ớt ngọt có chứa lượng vitamin C rất cao, cứ 50 gr ớt có chứa hơn 60 mg vitamin C, tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Lượng caroten trong ớt có thể đạt mức 3,5 mg/100gr. Ớt ngọt được xếp vào một trong những loại rau chứa nhiều chất xơ nhất, chính vì vậy có thể dùng như một loại thực phẩm để tăng cường chất xơ. Ngoài ra trong ớt ngọt còn có các chất khoáng như Ca, N, Fe, P, Kali Trồng ớt ngọt cung cấp cho thị trường là ngành sản xuất có lợi nhuận cao. Vì vậy trong những năm gần đây ớt ngọt được trồng khá phổ biến, đặc biệt tại tỉnh Lâm Đồng, tập trung chủ yếu các huyện như Đơn Dương, Đức Trọng, và rải rác ở thành phố Đà Lạt. Diện tích ớt ngọt tại Lâm Đồng năm 2007 khoảng 70 ha. Đầu năm 2008, kết quả tổng kết mô hình trồng ớt ngọt tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho thấy mỗi hécta đất đã cho nông dân thu nhập bình quân 250 triệu đồng. Tuy nhiên để đảm bảo năng suất, phẩm chất ớt ngọt nhằm mang lại lợi nhuận cao, thì việc quản lý dịch hại trên cây ớt ngọt đòi hỏi nghiêm ngặt hơn những loại cây khác. Bọ trĩ là đối tượng gây hại khá nghiêm trọng trong những năm gần đây, ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất ớt ngọt. Bọ trĩ không những gây hại cho 1 lá, bông mà chúng còn gây hại khá nghiêm trọng tới trái, làm trái sần sùi, bị vẹo không thu hoạch được. Hiện nay khá nhiều diện tích ớt ngọt tại Lâm Đồng được trồng trong nhà lưới nhằm hạn chế dịch hại tấn công. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc để phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt bọ trĩ được áp dụng thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự an toàn của sản phẩm do để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để giải quyết vần đề trên, thì việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bọ trĩ gây hại cây ớt ngọt và một số biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” là điều rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu, yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Xác định các loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt ngọt và biện pháp phòng trừ bọ trĩ hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 1.2.2 Yêu cầu Tìm hiểu hiện trạng canh tác và tập quán phòng trừ bọ trĩ trên cây ớt ngọt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng Xác định thành phần loài bọ trĩ và một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ trĩ trên cây ớt ngọt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng Điều tra biến động tác hại của bọ trĩ trên cây ớt ngọt trong 1 vụ ớt, bắt đầu tháng 4 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ của một số biện pháp trên cây ớt ngọt tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng. 1.2.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 4/2008 đến tháng 4/2009. Các nghiên cứu chỉ tập trung đối với bọ trĩ trên cây ớt ngọt Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp cơ học, hóa học, và phòng trừ tổng hợp. 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Thành phần bọ trĩ hại rau và cây ngắn ngày 2.1.1 Ngoài nước Ramachandran và ctv (2001) báo cáo rằng loài bọ trĩ Frankiniella occidentalis, Frankiniella tritici, Frankiniella bispinosa xuất hiện và gây hại trên cánh đồng ớt tại Florida, trong đó phổ biến là loài Frankiniella occidentalis. Theo Funderburk và ctv (2000), ở Florida và miền Nam nước Mỹ phổ biến có các loài bọ trĩ Frankliniella occidentalis, Frankliniella bispinosa, Frankliniella tritici, Frankliniella fusca, Thrips tabaci, Thrips palmi, Frankliniella schultzei gây hại trên một số loại cây họ cà, họ đậu, họ hành tỏi, họ bầu bí, cây tiêu, dâu tây, bông vải, thuốc lá. Vào năm 1987, Chen và Chang báo cáo rằng có 5 loài bọ trĩ phá hại phổ biến trên rau ở Đài Loan là Thrips palmi, Thrips tabaci, Thrips haweiiensis, Frankliniella intonsa, Megalurothrips usitatus (Trích dẫn CABI, 2005) Ở Đài Loan có 99 loài bọ trĩ được báo cáo, trong đó có 4 loài tấn công chủ yếu trên rau là: Thrips palmi trên họ bầu bí và họ cà, Frankliniella intonsa trên đậu, Thrips tabaci trên hoa loa kèn, Megalurothrips usitatus trên đậu. Theo Khoo và Ooi (1989), bọ trĩ Thrips palmi Karny, Thrips parvispinus, Anaphothrips corbetili là những loài bọ trĩ gây hại phổ biến trên cây rau. Theo Wang và ctv có 8 loài bọ trĩ quan trọng trên dưa chuột gồm: Thrips palmi, Thrips tabaci, Thrips haweiiensis, Frankliniella intonsa, Megalurothrips usitatus, Megalurothrips tipicus, Thrips flavus, và Haplothrips chinenesis. Ở Philippines đa số loài bọ trĩ hại rau là Thrips palmi, Megalurothrips usitatus Ở Indonesia những loài bọ trĩ chủ yếu trên rau là Thrips palmi Karny, Thrips tabaci Linn. 3 2.1.2 Trong nước Tại Đức Hòa, Long An, trên cây dưa hấu có 5 loài bọ trĩ gây hại đó là Thrips palmi Karny, Thrips tabaci Lindeman, Frankliniella occidentalis Per., Haplothrips sp., và một loài thuộc họ Chilothripidae (Phạm Thị Ngọc Ánh, 2004). Nguyễn Thị Hai (2006) báo cáo rằng có 3 loài bọ trĩ hại nho tại Ninh Thuận đó là: Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips palmi và Ayyaria sp. Trong đó, loài Scirtothrips dorsalis Hood thường xuyên xuất hiện và gây hại chính trên cây nho tại Ninh Thuận. 2.2 Qui luật phát sinh phát triển của bọ trĩ 2.2.1 Ngoài nước Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis gây hại khá phổ biến trên cây rau họ cà, và một số cây rau khác tại Florida, mật số loài bọ trĩ này ở mùa xuân cao hơn so với mùa thu. Các mức bón đạm khác nhau trên cây khoai tây không ảnh hưởng đến mật số bọ trĩ (Salguero và ctv, 1991). Funderburk và ctv (2000) báo cáo rằng ở điều kiện nhiệt độ thấp bọ trĩ phát triển kém, mùa hè và mùa thu mật số bọ trĩ cao, yêu cầu nhiệt độ thấp nhất đối với bọ trĩ là 10oC, trong điều kiện mùa đông ở miền Nam nước Mỹ vòng đời của bọ trĩ từ 30 – 40 ngày, vòng đời rút ngắn khi nhiệt độ ấm lên trong mùa xuân. 2.2.2 Trong nước Theo Phạm Thị Ngọc Ánh (2004), báo cáo rằng tại Đức Hòa, Long An, cây dưa hấu trồng trong vụ Xuân Hè (mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4) bọ trĩ xuất hiện và gây hại nhiều hơn so với cây dưa hấu trồng trong vụ Hè Thu (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7). Trong cả hai vụ mức độ biến động mật số bọ trĩ, tỷ lệ hại, chỉ số hại đều tăng dần từ đầu vụ, đạt mật số cao nhất ở giai đoạn cây dưa hấu ra hoa, tạo trái (35 - 45 ngày sau khi gieo) và sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch. Tại Bình Thuận, cây bông gieo vào tháng 12 thường bị bọ trĩ gây hại nặng hơn nhiều so với bông gieo trước đó. Bọ trĩ phát sinh mạnh từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2 (Lê Quang Quyến và ctv, 2005). 4 2.3 Mức độ gây hại và ký chủ của bọ trĩ 2.3.1 Ngoài nước Bọ trĩ là loài sâu đa thực, có phổ ký chủ rộng, phá hại trên rất nhiều loài cây trồng. Trong đó có cây rau, đặc biệt rau thuộc họ cà, họ đậu, họ bầu bí, họ hành tỏi. Chúng còn là môi giới truyền nhiều bệnh siêu vi trùng cho nhiều loại cây. Trong những năm 1980, đã có nhiều báo cáo về sự xâm nhập của bọ trĩ Thrips palmi gây thiệt hại nặng cho ớt ở khắp phương Đông và các đảo Thái Bình Dương. Tại Ấn Độ, bình quân năng suất ớt bị thất thu bởi bọ trĩ là 20%, trong khi tổng thiệt hại do côn trùng chích hút là 34% (Ahamet và ctv, 1987). Vào năm 1989, Sight và Cheema báo cáo rằng bọ trĩ có thể làm giảm từ 2550% năng suất ớt (Trích dẫn CABI, 2005). Theo Bautista và Mau (1994), bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis gây hại nặng trên cây họ cà tại Hawaii, là môi giới truyền bệnh Tospovirus. Vào năm 1998, Boissot và ctv đã báo cáo rằng bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis đã hiện diện ở Reunion Island vào năm 1987, đến năm 1991 chúng gây hại nặng trên cây họ cà và là môi giới truyền bệnh spotted wilt. Ở Hoa Kỳ bọ trĩ Thrips palmi được xác định lần đầu tiên trên rau trồng, trong đó có ớt ở bang Florida. Ở Malaysia theo Tan Chai Lin, hơn 70% cà chua, ớt, và dưa chuột bị gây hại bởi Thrips palmi. Shama và Bhalla (1963) ghi nhận rằng bọ trĩ Thrips flavus có thể làm rụng 40% hoa táo. Thrips flavus còn là môi giới truyền bệnh Tospovirus trên dưa hấu tại Ấn Độ (Singh và Krishnareddy, 1995). Thrips palmi là dịch hại quan trọng trên bông ở Philippines (Bournier, 1983). Thrips palmi là dịch hại quan trọng trên bông ở Thái Lan (Wagghookong, 1983). Ở Đài Loan, theo Shich (1998), Wen và Lee (1984), sự phá hại của bọ trĩ được quan sát trên 15 loại cây trồng khác nhau, nhưng hại nặng trên táo đường, nho Mỹ, quả lạc tiên. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan